PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẢN ỨNG VỚI STRESS TRẦM TRỌNG VÀ RỐI LOẠN THÍCH ỨNG
1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THEO TCD-10 : F43
• F43.0: Các Nguyên Tắc Chỉ Đạo Chẩn Đoán:
Phải có mối liên quan về thời gian trực tiếp và rõ rệt giữa tác động của nhân tố gây stress đặc biệt và sự khởi đầu của các triệu chứng ; thông thường trong vài phút nếu không ngay tức khắc. Thêm vào đó có các triệu chứng sau:
(a) Thể hiện một bệnh cảnh hay thay đổi và pha trộn; cộng vào trạng thái “sửng sốt” ban đầu có thể thấy trầm cảm, lo âu, giận dữ, thất vọng, hoạt động quá mức và rút lui, nhưng không một loại triệu chứng nào chiếm ưu thế lâu;
(b) Tan biến nhanh (nhiều nhất trong vài giờ) trong những trường hợp có thể rút khỏi môi trường sang chấn; trong các trường hợp mà stress còn tiếp tục hoặc không thể thay đổi do bản chất của nó, các triệu chứng thường bắt đầu giảm sau 24-48 giờ và còn tiếp tục hoặc không thể thay đổi do bản chất của nó, các triệu chứng thường bắt đầu giảm sau 24-48 giờ và còn tối thiểu sau 3 ngày.
Chẩn đoán này không được dùng để bao trùm sự tăng đột ngột các triệu chứng ở những người đã biểu hiện các triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn cho bất kỳ một rối loan tâm thần khác, trừ các triệu chứng ở F.60.- (các rối loạn nhân cách). Tuy nhiên, một lịch sử có rối loạn tâm thần trước đây, không làm mất giá trị sử dụng chẩn đoán này.
Bao gồm: phản ứng cơn cấp mệt mỏi sau chiến đấu trang thái cơn sốc tâm lý
• F43.1: Các Nguyên Tắc Chỉ Đạo Chẩn Đoán:
Nói chung rối loạn này không được chẩn đoán trừ khi có bằng chứng là nó xảy ra trong vòng 6 tháng do một sự kiện sang chấn đặc biệt trầm trọng. Một chẩn đoán “có khả năng” vẫn có thể được nếu sự trì hoãn giữa sự kiện sang chấn và khởi đầu của bệnh dài hơn 6 tháng, miễn là các biểu hiện lâm sang điển hình và không nhận thấy có rối loan khác thay thê chấp nhận được (ví dụ như một rối loạn lo âu hoặc ám ảnh nghi thức hay la giai đoạn trầm cảm). Thêm vào bằng chứng có sang chấn, phải có hồi ức bắt buộc , và lặp lại hoặc tái diễn lại sư kiện trong óc, trong mơ mộng ban ngày, hay giấc mơ. Cảm xúc thờ ơ rõ rệt, tê liệt cảm xúc, và né tránh các kích thích có thể khuấy động sự hồi tưởng sang chấn là thường hay co nhưng không cần thiết cho chẩn đoán. Các rối loan thần kinh tự trị, rối loan khí sắc, và những bất thường về hành vi tất cả đều góp phần vào chẩn đoán nhưng không phải quan trọng nhất.
Di chứng muộn, mạn tính của stress tàn phá, nghĩa là những biểu hiện nhiều thập kỷ sau nhận cảm stress, phải được phân loại ở F62.0 Bao gồm: bệnh tâm căn sang chấn.
• F43.2: Các Nguyên Tắc Chỉ Đạo Chẩn Đoán:
Chẩn đoán phụ thuộc vào sự đánh giá cẩn thận các mối quan hệ giữa;
(a) Hình thái, nội dung và mức trầm trọng của các triệu chứng;
(b) Tiền sử và nhân cách; và
(c) Sự kiện, hoàn cảnh gây stress hoặc khủng hoảng đời sống.
Sự có mặt của nhân tố thứ ba này phải được xác định rõ ràng và phải có bằng chứng chắc chắn, dù rằng có thể là phỏng đoán, là rối loạn này sẽ không xảy ra nếu không có nhân tố ấy. Nếu tác nhân stress tương đối nhỏ; hoặc nếu mối quan hệ về thời gian (dưới 3 tháng) không thể chứng minh được, thì rối loạn ấy phải được phân loại ở nơi khác, theo bệnh cảnh biểu hiện.
Bao gồm: sốc văn hóa
phản ứng đau khổ
hội chứng lưu viện ở trẻ em.
Loại trừ: rối loạn lo âu do cách li ở trẻ em (F93.0)
2. CÁC XÉT NHIÊM VÀ TRẮC NGHIÊM TÂM LÝ
2.1. CÁC XÉT NGHIỆM :
– ECG
– EEG
– Công thức máu
– Chụp cắt lớp CT và/hoặc MRI
2.2. CÁC TRẮC NGHTÊM TÂM LÝ :
– MMPI
– Khác: MMSE, HAM-A, HAM-D, …
3. ĐIỀU TRỊ :
– Mục tiêu điều trị các rối loạn này là làm giảm các triệu chứng, phòng ngừa các rối loạn liên quan kèm theo, cải thiện chức năng thích ứng, … .
– Chủ yếu là điều trị ngoại trú, chú ý đến các bệnh lý hoặc các rối loạn tâm thần khác kèm theo.
– Chỉ nhập viện khi có chỉ định nhất là có ý định tự tử, rối loạn hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác, …
3.1. CÁC LOẠI THUỐC
– Thuốc chống loạn thần (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc điều hòa khí sắc (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc chống trầm cảm (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc chống lo âu (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
3.2 .TÂM LÝ TRỊ LIỆU:
– Liệu pháp nâng đỡ, thư giãn
– Liệu pháp tâm lý nhóm
– Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT)
Tài liêu tham khảo :
1. Kaplan & Saddock, Synopsis of Psychiatry, 200….
2. Practice Guideline for the Treatment of Patients With Acute Stress Disorder and Posttraumatic Stress Disorder – Psychiatric Services published in November 2004.
3. Sử dụng thuốc trong Tâm thần học, PGS.Trần Đình Xiêm, 1996
4. Tâm thần học, ĐHYD/TP.HCM, 2005.
5. New Oxford Text book of Psychiatry, second edition.
6. WHO “The International Classification of Mental and Behavioural – 10” (ICD -10)
Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Tâm Thần (Hồ Chí Minh):
- Phác Đồ Xử Trí Ngưng Tim
- Phác Đồ Điều Trị Bỏ Ăn Uống
- Phác Đồ Điều Trị Giảm Chú Ý – Tăng Động
- Phác Đồ Điều Trị Kích Động
- Phác Đồ Điều Trị Loạn Thần Cấp