Một số suy nghĩ về biến động và điều hành lãi suất hiện nay
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỪ GÓC NHÌN VĨ MÔ
Mục Lục
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Một số suy nghĩ về biến động và điều hành lãi suất hiện nay
Một số suy nghĩ . . .
Nghiên cứu – Trao đổi
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ
BIẾN ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT HIỆN NAY
Nam Phương*, Đỗ Linh Hiệp**
TÓM TẮT
Thị trường tiền tệ trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, đã chứng kiến nhiều sự kiện biến động về lãi suất và những hoạt động có liên quan. Bên cạnh những dấu hiệu của sự biến động tích cực, liệu có tiềm ẩn những gì khiến chúng ta cần quan tâm suy nghĩ ? Trên cơ sở đó có thể giúp cho việc điều hành công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, thực sự đạt được mục tiêu cuối cùng như mong đợi. Nói cách khác, cần có giải pháp gì để hỗ trợ đồng bộ với điều hành công cụ lãi suất, nhằm tăng tính hiệu quả của nó, đối với mục tiêu kích cầu tín dụng, kích thích khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Đây là bài viết có nội dung tương đối chuyên sâu về một lĩnh vực (tiền tệ-ngân hàng). Vì vậy, để tiện việc theo dõi của đọc giả, trước hết chúng tôi muốn giới thiệu đôi nét sơ lược, về một số vấn đề có tính chất nguyên lý cơ bản trực tiếp liên quan. Trên cơ sở đó, sẽ phân tích diễn biến, nhận định và đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề.
Từ khoá: Biến động, điều hành, lãi suất
SOME THOUGHTS ABOUT PRESENT INTEREST CHANGE AND MANAGEMENT
ABSTRACT
Banking market for the irst days of May changed a lots in interest and its related activities. Besides the signs of active changes, is there any implicit that makes us think? Based on that can help to manage interest method of State Bank gain the last purpose as expected. In other words, what solutions to comprehensive assist/ support with manage interest method which raises its effectiveness for the goal of demand stimulation credit, in general, stimulate rehabilitate capacity and economic development. This essay which has promptly content about one aspect ( banking – monetary). First of all, we would like to introduce cursorily some basic principles which directly related so the readers easily monitor. Based on that, we will analyze the happenings, consider and put forward ideas for solving problems.
Key word: Change, manage, interest
- GVC. Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
- TS. Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương
51
Taïp chí Kinh teá – Kyõ thuaät
1. Tìm hiểu những nguyên lý cơ bản về công cụ lãi suất
Trên phương diện lý thuyết, lãi suất được hiểu một cách chung nhất, đó chính là một loại giá phải trả, để có được quyền sử dụng, một khoản vốn tiền tệ không thuộc sở hữu của mình, trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, khi ta gửi một khoản tiền vào ngân hàng, tức là đã nhường quyền sử dụng khoản tiền đó cho ngân hàng, trong thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Đổi lại, ta sẽ nhận được khoản tiền lãi, theo lãi suất tiền gửi của ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ của ta để cho vay, cũng có nghĩa là họ đã bán lại quyền sử dụng khoản vốn tiền tệ này cho người khác (doanh nghiệp chẳng hạn). Đương nhiên, ngân hàng sẽ bán lại với mức giá (tức lãi suất cho vay) cao hơn khi ta bán cho họ; bởi lẽ về nguyên lý, lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ tạo ra khoản thu, mà khoản thu này phải đủ để bù đắp lại chi phí mua vốn, các khoản chi phí quản lý phát sinh trong kinh doanh và đương nhiên phải bao gồm cả lợi nhuận của ngân hàng nữa chứ! Như vậy ta có thể hiểu một cách dễ dàng và đơn giản là khi ngân hàng mua vốn (nhận tiền gửi)với giá cao, thì cũng sẽ phải bán vốn ra (cho vay) với lãi suất cho vay cao. Đó cũng là vấn đề hiển nhiên và hoàn toàn phù hợp với nguyên lý chung của hạch toán kinh tế mà thôi!
Cũng cần tìm hiểu sâu thêm một chút, về lãi suất mà người gửi tiền được hưởng: trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, tức là có sự mất giá của đồng tiền, lãi suất tiền gửi chỉ thực sự đem lại thu nhập cho người gửi tiền, khi mức lãi suất này lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Giả sử lãi suất tiền gửi (công bố của ngân hàng hay còn gọi là lãi suất danh nghĩa) là 7% /năm; tỷ lệ lạm phát cũng là 7%/năm, thì thực
sự người gửi tiền cũng không có lợi gì. Bởi vì khoản lãi ngân hàng trả cho họ, cũng chỉ vừa đủ để bù đắp lại cái mà họ đã bị mất đi (vì sự mất giá của đồng tiền do lạm phát), trong thời gian họ nhường quyền sử dụng khoản vốn tiền tệ của mình cho ngân hàng. Điều đó có thể diễn đạt tóm tắt qua công thức:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Với công thức trên ta thấy rõ, người có dư tiền sẽ chỉ sẵn sàng gửi tiền vào ngân hàng, khi lãi suất thực đạt được là số dương và đạt được ở giới hạn kỳ vọng của họ.
Một vấn đề khác có liên quan tới phạm trù lãi suất, cũng cần được đề cập tới trước khi bàn về thực trạng của nó hiện nay. Như ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng được tổ chức và vận hành theo mô hình hệ thống 2 cấp; trong đó cấp 1 là ngân hàng Trung ương (ở Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi hoạt động về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nói chung; không có chức năng kinh doanh tiền tệ. Còn hệ thống cấp 2 là ngân hàng trung gian (bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng chuyên doanh,… ) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Để thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo điều hành thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách này, thông qua các công cụ như chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, chính sách tín dụng,… Tùy tình hình thực tế của nền kinh tế ở mỗi thời kỳ, NHNN sẽ sử dụng những biện pháp cụ thể của từng công cụ đó, nhằm đạt được mục tiêu chung của chính sách tiền tệ đã dự kiến. Chẳng hạn, trong thời kỳ cần đẩy mạnh tăng
52
Một số suy nghĩ . . .
trưởng kinh tế, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, tức là chủ trương tăng cung ứng lượng tiền trong lưu thông. Để thực hiện được chủ trương này, NHNN sẽ chủ động hạ lãi suất tái cấp vốn, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại (NHTM), được nhận các khoản vay từ NHNN với lãi suất thấp. Do vậy, các NHTM sẽ có điều kiện để hạ lãi suất cho vay, kích thích mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Hoặc giả sử có tình huống ngược lại, khi muốn hạn chế tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng của nền kinh tế; đồng thời kiềm chế khả năng lạm phát có thể xẩy ra, NHNN có thể: hoặc chủ động nâng lãi suất tái chiết khấu, gây áp lực tăng lãi suất cho vay của các NHTM, từ đó dẫn tới hệ quả thu hẹp tín dụng trong nền kinh tế. Hoặc NHNN có thể quy định trần lãi suất huy động ở mức giới hạn thấp, buộc các NHTM không được huy động tiền gửi cao hơn giới hạn này, từ đó hạn chế khả năng mở rộng nguồn vốn, mở rộng tín dụng trong nền kinh tế. Đó cũng chính là một vài nội dung đơn giản về cơ chế điều hành công cụ lãi suất của NHNN, nhằm đạt được mục tiêu chung của chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Câu chuyện phức tạp về lãi suất thực tế hiện nay
Hãy tạm gác lại những vấn đề lý luận cơ bản nêu trên, bởi dù sao chúng cũng đã hoàn thành vai trò của mình, tạo cơ sở ban đầu giúp ta có điều kiện dễ dàng, theo dõi diễn biến của những câu chuyện thực tế đa dạng và phức tạp hiện nay, trên thị trường tiền tệ, tín dụng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế-xã hội nói chung.
Chủ đề mà ta đang muốn tìm hiểu và bàn luận ở đây cũng là một vấn đề thực tiễn, có liên quan và ảnh hưởng sâu rộng, đối với hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế-xã hội;
trong đó đương nhiên bao gồm cả chúng ta. Đó chính là câu chuyện diễn biến của lãi suất tiền gửi hiện hành qua những tín hiệu thông tin thị trường.
2.1. Trần lãi suất huy động tiền gửi vẫn còn khả năng hạ tiếp
Nếu những ai quan tâm theo dõi thì chắc hẳn còn nhớ rằng, khoảng tháng 9/2012, các NHTM trong đó khởi đầu là ACB, đã tạo một đợt sóng đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm (loại kỳ hạn trên 1 năm) lên 13%/năm. Tiếp theo là các NHTM khác cũng đồng loại tăng theo. Có thể biện giải cho hiện tượng bất bình thường này là do, một số NHTM muốn đảm bảo cho thanh khoản trong dài hạn được dồi dào để phòng hờ rủi ro; một số NHTM khác vẫn còn trong tình trạng thiếu thanh khoản, do vậy phải đẩy lãi suất huy động lên để có hy vọng thu hút thêm được nguồn vốn huy động, bù đắp lỗ hổng thiếu hụt thanh khoản đã xuất hiện, do tồn tại các khoản nợ xấu. Hoặc tại một số NHTM khác quá xa đà vào việc cấp tín dụng, dẫn đến tình trạng tỷ trọng số tiền cho vay /vốn huy động quá cao, hơn nữa có những khoản tiền cho vay nhưng không thu hồi được nợ, xuất hiện tình trang nợ xấu gia tăng, từ đó cũng phải vào cuộc theo đà nâng lãi suất huy động tiền gửi để có thêm thanh khoản. Một số NHTM có được những dự án đầu tư lớn, có hiệu quả; tuy nhiên vốn huy động chưa đáp ứng yêu cầu cho vay và thế là họ cũng sẵn sàng chấp nhận lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động…
Để lập lại trật tự lãi suất tiền gửi trong nền kinh tế, cuối tháng 12/2012, NHNN đã chỉ đạo hạ trần lãi suất huy động tiền gửi xuống còn 8%/năm. Bước sang năm 2013, từ 26/03, NHNN quy định giảm trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn từ 8%/năm xuống 7,5%/năm. Tiếp theo, ngày 10/05 vừa qua trên cơ sở các
53
Taïp chí Kinh teá – Kyõ thuaät
yếu tố điều hành kinh tế vĩ mô, với thực trạng diễn biến lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép, cũng như tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ngày 10/05/2013, NHNN đã công bố quyết định cắt giảm 1% đối với các lãi suất chủ chốt (được coi là các lãi suất điều hành). Cụ thể: Với lãi suất tái cấp vốn giảm từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN, đối với các ngân hàng từ 9%/năm xuống 8%/năm. Còn với trần lãi suất tiền gửi, vẫn được giữ nguyên ở mức hiện hành 7,5%/năm. Cùng với việc đưa ra quyết định giảm lãi suất điều hành chủ chốt, giữ nguyên trần lãi suất tiền gửi, NHNN cũng có đưa ra quy định, về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND, của các tổ chức tín dụng, đối với các nhu cầu tín dụng thuộc các đối tượng được ưu đãi như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, …giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm.
Thông qua việc giảm các loại lãi suất điều hành như trên cho thấy, định hướng hỗ trợ lãi suất đầu vào của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM có điều kiện thực hiện giảm lãi suất đầu ra, với các khách hàng có nhu cầu tín dụng.
Đối với lãi suất huy động tiền gửi, NHNN chủ trương vẫn tiếp tục duy trì trần lãi suất ở mức 7,5%/năm, với lý giải rằng căn cứ vào các yếu tố điều hành kinh tế vĩ mô, diễn biến kiểm soát lạm phát với mức kỳ vọng trong năm 2013 là khoảng 6,5% – 7%, do vậy mức trần lãi suất huy động ngắn hạn ở mức 7,5%/ năm vẫn được duy trì và được cơ quan quản lý vĩ mô coi là hợp lý.
Chúng tôi đề xuất giảm trần lãi suất xuống 6,5%/năm
Có ý kiến cho rằng, nên giảm tiếp trần lãi suất tiền gửi xuống mức 7%/năm với lý do, để có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng mạnh hơn. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc giảm trần lãi suất tiền gửi xuống 7%/năm cũng sẽ không có hiệu ứng gì khác hơn. Thật vậy, thực tế cho thấy, ngay trước khi có quy định trần lãi suất tiền gửi giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm, một số ngân hàng lớn đã chủ động cắt giảm lãi suất xuống dưới mức trần quy định. Cụ thể như Vietcombank hạ lãi suất kỳ hạn 1 tháng xuống 6%/năm, 2 tháng 6,5%/ năm, 3 tháng 6,8%/năm và kỳ hạn 6-9 tháng chỉ còn 7%/năm. Vietinbank với lãi suất kỳ hạn 1-12 tháng là 7%/năm. Tại BIDV tình hình cũng tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3-12 tháng chỉ còn 7%/năm;…Hiện nay, tình trạng các ngân hàng huy động tiền gửi, với mức lãi suất dưới trần quy định, đã trở thành khá phổ biến trên thị trường tiền tệ.Thực ra hiện tượng này cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Nó có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, song có điều chắc chắn là các ngân hàng này đang trong tình trạng dư thừa thanh khoản, chưa tìm được dự án khả thi để đầu tư (‘đầu vào” đang lớn hơn “đầu ra”).
Tuy nhiên, cũng không nên từ thực trạng nêu trên, để có thể tùy tiện đưa ra quyết định tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn. Bởi lẽ, khi hạ trần lãi suất tiền gửi quá giới hạn hợp lý, người gửi tiền sẽ cảm thấy băn khoăn khi tiền lãi tiết kiệm ngày càng ít đi, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ “sân chơi tiền gửi” để đến với “sàn vàng”, hay dự trữ USD,…Khi đó trình trạng khó khăn về vốn, thiếu hụt thanh khoản của các NHTM sẽ có thể lại xuất hiện và sẽ trở nên
54
Một số suy nghĩ . . .
trầm trọng, khi tăng trưởng tín dụng có cơ hội quay trở lại. Chúng tôi cho rằng, cần nghiên cứu để điều chỉnh hạ trần lãi suất tiền gửi xuống 6,5%/năm. Điều này hoàn toàn phù hợp thực trạng điều hành chỉ tiêu lạm phát và yêu cầu kéo giảm lãi suất cho vay hiện nay.
2.2. Lời giải nào cho bài toán kích cầu tín dụng
Câu chuyện lãi suất bây giờ không chỉ dừng lại ở lãi suất huy động tiền gửi, mà điều cần quan tâm nhiều hơn chính lại là lãi suất cho vay, nếu như muốn tìm lời giải cho bài toán kích cầu tín dụng. Xét trên giác độ vĩ mô, tăng trưởng tín dụng không phải là mục tiêu cuối cùng, song chính nó lại là một trong những công cụ rất quan trọng và là mục tiêu trung gian, góp phần đưa nền kinh tế đạt mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.
2.2.1. Giảm lãi suất cho vay phải được coi là nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Chúng ta đã bình luận khá nhiều về lãi suất huy động tiền gửi, song hãy đừng quên rằng mục tiêu của huy động là để cho vay. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc giảm lãi suất huy động chính là tiền đề trực tiếp và rất quan trọng để hướng tới mục tiêu giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, diễn biến lãi suất thực tế cho thấy, lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao so với trần lãi suất huy động. Hiện nay lãi suất cho vay đối với các ngành được ưu đãi như nông nghiệp-nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và ứng dụng công nghệ cao mới được hưởng mức lãi suất 9-11%/năm; còn lại các lĩnh vực khác từ 12-15%/năm. Chưa kể, với các khoản dư nợ cũ còn tồn tại của một số doanh nghiệp, hiện vẫn phải tiếp tục chịu đựng với lãi suất trên 15%.
- Lãi suất cho vay cao, ngân hàng “ế vốn”
Theo số liệu báo cáo của NHNN về tình
hình hoạt động tín dụng của các NHTM, tính
đến ngày 23/4/2013, huy động vốn tăng 5,34% so
với cuối năm 2012, cao hơn gấp 1,5 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2012, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1,44%. Số liệu thống kê này, trong một mức độ nhất định, cho thấy hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng “ế vốn”. Vậy điều gì sẽ xẩy ra khi tình trạng “tồn kho” tiền của các ngân hàng cứ tiếp tục kéo dài và gia tăng? Trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng và đồng thời ảnh hưởng tới họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế-xã hội. Để có thể tháo gỡ khó khăn này, cần nhận diện những nguyên nhân của tình trạng trên. Chúng tôi cho rằng hiện tượng ế vốn như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân; song trước hết có thể lý giải là do lãi suất cho vay quá cao, so với khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp. Thật vậy, lãi suất tiền vay cấu thành trong giá thành sản phẩm. Khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất vay càng cao thì giá thành sản phẩm sẽ càng cao. Nếu doanh nghiệp muốn có lãi thì phải bán sản phẩm giá cao. Đương nhiên người tiêu dùng sẽ không chấp nhận. Kết cục là doanh nghiệp không vay và vốn của ngân hàng cũng không có đầu ra. Điều nguy hại hơn là khi doanh nghiệp không bán được hàng, tồn kho tăng lên, sản xuất sẽ không thể tiếp tục; đồng thời khi doanh nghiệp không trả được vốn vay, nợ xấu của ngân hàng cũng sẽ tiếp tục gia tăng.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao lại có tình trạng lãi suất cho vay cao như vậy?
Nhiều ý kiến cho rằng, các ngân hàng thương mại (NHTM) lâu nay đã và đang hưởng khoản chênh lệch phần trăm giữa lãi suất huy động và cho vay gọi là tỷ lệ lãi biên (NIM) khá lớn. Theo tính toán của VnEconomy, năm 2012 NIM của 6 NHTMCP
55
Taïp chí Kinh teá – Kyõ thuaät
hàng đầu, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, đạt trung bình ở mức 4,1%, thấp hơn mức trung bình 4,3% của năm 2011, nhưng cao hơn mức 3,6% và 3,5% của các năm 2010 và 2009. Như vậy, nếu lấy lãi suất cho vay trung bình là 12,5% và trần lãi suất tiền gửi là 7,5% thì NIM hiện nay là 5%. Đây rõ ràng là một vấn đề bất hợp lý; tuy nhiên việc tìm giải pháp xử lý mang tính thuyết phục cũng không phải là đơn giản; bởi lẽ lâu nay các NHTM đã quen kinh doanh trong điều kiện NIM khá thoải mái.
- Đề xuất quy định trần lãi suất cho vay 10%/năm
Với tầm nhìn vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước cần suy nghĩ, để có giải pháp xử lý hiệu quả trong việc điều hành giảm lãi suất cho vay. Đồng thời NHNN cần coi đây là trách nhiệm, là nhiệm vụ cấp bách chứ không thể chỉ hô hào chung chung, kêu gọi các NHTM phấn đấu trong năm 2013, đưa lãi suất cho vay xuống 13%/năm (!). Chúng tôi cho rằng NHNN cần quy định trần lãi suất cho vay của các NHTM trong điều kiện hiện nay chỉ ở mức 10%/năm và sẽ tiếp tục giảm tùy tình hình thực tế. Đương nhiên với một số NHTM, việc áp dụng mức trần lãi suất cho vay này sẽ gặp những khó khăn nhất định; đặc biệt là những ngân hàng có tình trạng nợ xấu nhiều, năng lực tài chính yếu và công tác quản trị không tốt. Với những ngân hàng này, có thể quy định lộ trình cụ thể và đây cũng được xem là bước thử thách, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang được triển khai.
2.2.2. Khẩn trương triển khai biện pháp xử lý nợ xấu
Lãi suất vay cao cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng, dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm cao, hàng hóa khó
tiêu thụ, tồn kho ngày càng nhiều, nợ vay không trả được, tình trạng “nợ xấu” tại các NHTM xuất hiện ngày càng nhiều.
Cho đến thời điểm hiện nay con số nợ xấu chính xác là bao nhiêu cũng đang là một vấn đề chưa rõ ràng vì nhiều lý do. Có nhiều con số về nợ xấu trong nền kinh tế được công bố nhưng thiếu độ tin cậy. Tại Diễn đàn kinh kinh tế mùa xuân tháng 4/2013, PGS,TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hiện nay có có nhiều thứ còn xấu hơn cả nợ xấu…Việc không biết chính xác số nợ xấu, còn xấu hơn cả nợ xấu, bởi không có số liệu đáng tin cậy thì không thể xây dựng chiến lược đúng để giải quyết vấn đề.
Nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu tại các NHTM đến nay ước khoảng 500.000 tỷ đồng. Một khối lượng vốn không nhỏ đang nằm bất động đang tạo ra một lực cản rất lớn đối với dòng vốn tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế. Vì vậy cùng với việc tích cực áp dụng các biện pháp khả thi của mỗi NHTM trong việc giải quyết nợ xấu đã phát sinh, không để nợ xấu mới phát sinh thêm, Nhà nước cần sớm triển khai hoạt động có hiệu quả đối với Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC), góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết tình trạng nợ xấu, góp phần khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Đương nhiên cần xác định trách nhiệm giải tỏa nợ xấu trước hết và chủ yếu vẫn thuộc về cả hệ thống ngân hàng cũng như phía các doanh nghiệp, song vai trò điều hành vĩ mô của Nhà nước để phối hợp hành động lúc này là vô cùng quan trọng.
2.2.3. Giải cứu tình trạng doanh nghiệp phá sản
Như đã nêu trên, điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề kích cầu tín dụng không chỉ
56
Một số suy nghĩ . . .
là lãi suất cho vay của ngân hàng. Một vấn đề cũng hết sức quan trọng, đó là khả năng hấp thụ, là sức cầu tín dụng của các doanh nghiệp hiện nay ra sao. Cũng lại có hiện tượng tương tự như vấn đề nợ xấu, đó là con số doanh nghiệp phá sản, tính đến thời điểm hiện nay hiện nay là bao nhiêu? Có lẽ không ai có câu trả lời chính xác! Con số được nhiều người nhắc đến là hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản. Thế nhưng, tại phiên họp ngày 14/05/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát,tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn , tỷ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”. Có thể coi đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với vấn đề phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế. Rõ ràng thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, dù lãi suất cho vay có giảm thì khả năng tăng trưởng tín dụng với chỉ tiêu điều hành là 12% trong năm 2013 cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nhiều doanh nghiệp đã phát biểu rằng, trong thời gian gần đây, tuy lãi suất cho vay của một số ngân hàng đã giảm chút ít, song doanh nghiệp cũng không không muốn vay vì không biết vay để làm gì khi hàng tồn kho còn quá nhiều. Hoặc với một số doanh nghiệp khác, nợ xấu còn đè nặng trên vai, nên cũng rất khó tiếp cận với khoản vay mới, dù có nhu cầu.
Khôi phục tình hình hoạt động của các doanh nghiệp là vấn đề cực kỳ khó khăn và đòi hỏi phải xử lý đồng bộ nhiều giải pháp, kể cả vi mô và vĩ mô. Từng doanh nghiệp phải nỗ lực song sự hỗ trợ từ giải pháp vĩ mô cũng vô cùng quan trọng. Nhà nước cần áp dụng các giải pháp cần thiết như :
- Xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cùng với việc giảm lãi suất cho vay, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lúc này sẽ tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp có lợi nhuận, có động cơ cần thiết kích thích sản xuất. Việc xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thể sẽ là quyết định không dễ chấp nhận đứng trên giác độ cân đối ngân sách trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên, hãy vì mục tiêu lâu dài giải cứu doanh nghiệp để cứu cả nền kinh tế đang lâm nguy, chúng ta rất cần áp dụng giải pháp này.
- Áp dụng các giải pháp cần thiết liên quan tới kích cầu tiêu dùng.
Thời gian qua sức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp rất thấp, dẫn tới tình trạng giá trị hàng tồn kho trong nền kinh tế ngày càng gia tăng và hệ quả đáng lo ngại của nó, chính là con số các doanh nghiệp phá sản lên tới hàng trăm ngàn như hiện nay. Vì vậy Nhà nước cần nghiên cứu để sớm đưa ra giải pháp kích cầu tiêu dùng, tương tự như kích cầu mua nhà ở xã hội vừa được triển khai. Điều này là hoàn toàn cần thiết và có thể khả thi, bởi lẽ với điều kiện thực tế đã 3 tháng liên tục (3,4,5/2013), CPI tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều giảm và tính chung CPI tháng 5/2013 cả nước giảm 0,06%.
Kết luận
Để có thể biến chỉ tiêu định hướng tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm 2013 thành hiện thực, trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tình trạng vô cùng khó khăn như hiện nay, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó công cụ lãi suất cần được điều hành hết sức hợp lý, theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ tối đa, để các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Riêng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 dự kiến 12%, cho đến thời điểm