Khóa luận tốt nghiệp Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

0
2963
Khóa luận tốt nghiệp Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Khóa luận tốt nghiệp Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Luận văn Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay


Mục Lục

Tải ngay bản PDF tại đây: Khóa luận tốt nghiệp Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Quảng Cáo

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói rằng, mười năm trở lại đây là một khoảng thời gian đáng nhớ đối với Việt Nam. Chúng ta đã thực sự để lại những dấu ấn trên trường quốc tế qua một loạt các sự kiện kinh tế-xã hội có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển mọi mặt của quốc gia. Tiêu biểu phải nói đến là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC và Hội nghị APEC CEO Summit năm 2006, là ứng cử viên duy nhất đại diện cho châu Á, hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 và cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ tháng 7 và tháng 10 năm 2009. Những sự kiện lớn này là minh chứng xác đáng cho nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam hòa vào xu thế chung tất yếu của sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Hội nhập kinh tế thực sự đã mở ra cơ hội cho nước ta tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật mới và đáng kể nhất là thiết lập các mối quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài. Để thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc xem xét và tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn trong đó, hạn chế thấp nhất những rào cản gây e ngại cho các nhà đầu tư trở thành một yêu cầu bức thiết. Bên cạnh những rào cản lớn như sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp còn nhiều hạn chế, v.v., vấn đề về khác biệt văn hóa cũng được xem là một trong những thách thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam. Thực tế cho thấy, đã có không ít dự án đầu tư thất bại với nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những rào cản về văn hóa. Hệ quả của nó không chỉ dừng lại ở những tổn thất cho bên nhận đầu tư là nước ta mà còn ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, cản trở họ quay lại Việt Nam và khiến họ tìm đến những thị trường khác, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ ở các đang phát triển như hiện nay.

Nhận thấy tính cấp bách của vấn đề, người viết chọn đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp “Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn cái nhìn về những rào cản văn hóa nhằm hạn chế tác động của nó đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Mục đích nghiên cứu

1

Mục đích nghiên cứu mà đề tài hướng đến là xây dựng một cách nhìn đầy đủ hơn về những rào cản văn hóa đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị giải pháp hạn chế rào cản này, góp phần hoàn thiện hình ảnh một Việt Nam thân thiện và tiến bộ, trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khó khăn mà các nhà đầu tư nước ngoài gặp phải do sự khác biệt về văn hóa. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động đầu tư nước ngoài vì mục tiêu lợi nhuận, đang được tiến hành trên cả ba miền đất nước, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề đặt ra, người viết vận dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với kiến thức nền tảng rút ra từ những đường lối chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành trong những năm qua. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu còn được hỗ trợ bởi việc tiến hành phỏng vấn gián tiếp qua e-mail đối với một số nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên một số địa phương tiêu biểu đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả thu được từ phương pháp này là cơ sở cho những đánh giá được rút ra trong luận văn này.

Bố cục đề tài

Phù hợp với mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu trên, khóa luận ngoài Lời mở đầu gồm Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu còn có những chương sau:

Chương I: Lí luận cơ bản về rào cản văn hóa đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Chương II: Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Chương III: Một số giải pháp hạn chế rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài

2

Những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu là điều không thể tránh khỏi đối với một đề tài còn khá mới này. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô giáo và các bạn.

3

CHƢƠNG I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI

CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

I.                   Lý luận về văn hóa

 

1. Khái niệm văn hóa

Nghị trưởng Pháp Edouard Herriot đã phát biểu rằng: Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả. Lời phát biểu trên đã phản ánh tính trừu tượng của khái niệm này. Nói cách khác, việc xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hóa có thể thay đổi theo thời gian và theo các tiêu chí lựa chọn khác nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [ 5,431]. Như vậy, văn hóa là tất cả những yếu tố do con người tạo nên, văn hóa sinh ra từ con người và cho con người.

Chính vì văn hóa phản ánh mọi phương diện làm nên “phần hồn của một quốc gia” nên nó được dùng làm thước đo giá trị của một dân tộc. Nói đến văn hóa của một cộng đồng cũng tức là đề cập đến tư tưởng, tình cảm, cách tư duy, ứng xử trong phạm vi cộng đồng ấy. Các đặc trưng và biểu hiện của văn hóa vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù. Tức là, chúng ta có thể chỉ ra điểm tương đồng của hai nền văn hóa nhưng cũng đồng thời xác định được những khác biệt, những nét riêng có của mỗi dân tộc. Cho nên, bất kì một sự tiếp xúc văn hóa nào cũng nảy sinh đồng thời hai khả năng: thông hiểu và bất đồng. Sự thông hiểu xuất phát từ cái phổ quát, sự bất đồng xuất phát từ những đặc thù.

Xét trong lĩnh vực kinh tế, bất đồng văn hóa chính là cội nguồn của những rào cản lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi đặt chân đến một thị trường hoàn toàn mới mẻ.

4

2. Các yếu tố văn hóa trong hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự tác động của từng yếu tố lên từng lĩnh vực trong đời sống xã hội thể hiện ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Xét riêng trong hoạt động đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục – tập quán, giáo dục, tôn giáo, thái độ và các giá trị được đề cao là những yếu tố văn hóa có sự tác động đậm nét hơn cả.

2.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể biểu đạt tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình với người khác. Đồng thời, ngôn ngữ là một phương tiện của tư duy. Những hình thức cơ bản của tư duy như khái niệm, phán đoán hay suy lí đều tồn tại dưới hình thức biểu đạt là ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người cố kết cộng đồng, liên kết cá nhân với cá nhân, thiết lập các mối quan hệ xã hội và là phương tiện để con người truyền đi những thông điệp đến các thế hệ tương lai.

Ngôn ngữ, do đó, mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng người bản ngữ. Đặc điểm này dẫn đến một hệ quả là, muốn giao tiếp thành công, người giao tiếp phải có những hiểu biết nhất định về những dấu ấn văn hóa được thể hiện trong các phương tiện giao tiếp, bao gồm cả các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cử chỉ và các yếu tố kèm lời như tốc độ lời nói, các yếu tố xen âm v.v.).

Sự hiểu lầm có thể xảy ra trong giao tiếp giữa những người đến từ các quốc gia khác nhau do giữa họ có sự khác biệt về phương pháp tư duy; quan niệm giá trị; óc thẩm mỹ; đặc trưng tâm lý; phong tục, tập quán. Cung cách chào hỏi, cách gợi mở vấn đề v.v. có thể chỉ là những thao tác, kĩ năng đơn giản nhưng trong kinh doanh, chúng có khả năng quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án. Riêng ở lĩnh vực này, có thể khẳng định rằng, hiểu một ngôn ngữ và các dấu ấn văn hóa được bảo lưu trong nó là tiền đề tạo nên thành công bước đầu cho cuộc thương lượng, đàm phán ở giai đoạn đầu của quá trình hợp tác.

5

2.2. Nghệ thuật

Nghệ thuật là nơi hội tụ của cái đẹp từ tất cả các lĩnh vực: thơ văn, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, ẩm thực, điện ảnh v.v. và là nơi con người thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của mình. Tư tưởng thẩm mỹ chính là sự cảm nhận về Cái đẹp. Nhưng sự cảm nhận ấy hoàn toàn không giống nhau ở những nền văn hóa khác nhau; do đó, nghệ thuật có khả năng bộc lộ phong cách riêng của từng nghệ sĩ, nhưng đồng thời, thông qua những đặc trưng cá thể ấy, đặc trưng của một dân tộc được khẳng định.

Ví dụ như khi nói đến ẩm thực của đất nước được coi là xứ sở của hoa anh đào, người ta nói đến “Bản hợp xướng của cả năm giác quan”, bởi ở đó mỗi món ăn được chế biến một cách tinh tế, với những hình dáng, màu sắc phong phú mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên vốn có của nguyên liệu làm nên món ăn. Những chi tiết dù nhỏ cũng được trau chuốt cẩn thận và mang những ý nghĩa riêng của nó. Phải nói rằng, hiếm có một dân tộc nào coi trọng sự hoàn mỹ và chất lượng như Nhật Bản. Họ không chỉ làm việc với trách nhiệm mà còn bằng cả niềm đam mê. Do đó, khi cộng tác với người Nhật, nếu chúng ta thiếu một trong hai yếu tố ấy thì cũng đồng thời chúng ta đánh mất sự thừa nhận cũng như sự tin cẩn từ phía họ.

Xét về không gian kiến trúc, có thể thấy sự cần thiết khi vận dụng các kiến thức về nghệ thuật bài trí để xây dựng một môi trường làm việc phù hợp với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở cấp độ đa quốc gia. Môi trường được nói đến ở đây là không gian vật lí, nơi các đối tác đến từ các quốc gia khác nhau gặp gỡ, trao đổi và thậm chí là „không gian sống‟ của những người làm việc cả ngày trong đó. „Không gian sống‟ ấy có khả năng tạo nên sự hứng khởi, khơi gợi ý tưởng, giảm căng thẳng trong công việc nếu nó được bài trí phù hợp với óc thẩm mỹ của những thành viên làm việc bên trong nó. Chẳng hạn, người Châu Á yêu thích không gian có chiều sâu tạo cảm giác ấm áp, với nhiều đường nét uốn lượn, nhiều màu sắc; trong khi đó, người Châu Âu thích sự thanh nhã, đường nét đơn giản, rõ ràng, hướng đến sự khoáng đạt, thoải mái như chính tính cách của họ. Ý thức được điều

6

này để chủ động tạo một không gian làm việc phù hợp văn hóa sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Phong tục tập quán

  1. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đã đưa ra khái niệm về phong tục như sau: Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng) [ 9,256]. Như vậy, phong tục tập quán là những hoạt động sống được hình thành từ lâu đời và trở thành nề nếp, thói quen được cộng đồng thừa nhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục tập quán thể hiện ngay trong những thể thức giao tiếp đời thường như cách chào hỏi, cách xưng hô v.v. đến cả những thể thức gói trọn cả vòng đời con người từ khi sinh ra, trưởng thành, cưới xin, cho đến mừng thọ, lên lão v.v. hay những thể thức mang tính cộng đồng như lễ, tết, hội.

Có sự khác biệt lớn của những quy ước, những thể thức giữa các cộng đồng buộc những người tham gia giao tiếp phải đặc biệt chú trọng. Chỉ đơn giản, khi nói đến nghi thức chào hỏi, mỗi dân tộc có một quy ước riêng. Chẳng hạn, người Pháp và người Nga chấp nhận hành động bắt tay bất cứ lúc nào trong quá trình giao tiếp. Thế nhưng ở Anh và Mỹ, người ta chỉ bắt tay ở lần đầu gặp gỡ mà thôi. Hay, người Ba Lan và người Ý coi việc hôn tay phụ nữ là một cử chỉ chào hỏi rất lịch sự. Trong khi đó, ở một số nước Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, hành động bắt tay hay hôn tay đều không được sử dụng nhằm mục đích này. Thay vào đó, họ sẽ nghiêng mình cúi đầu chào nhau. Còn người Ấn Độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện trong khi người Ả Rập và một số nước Hồi giáo thì dùng lòng bàn tay phải đặt lên tim rồi đưa ra ngoài để thể hiện hành vi chào hỏi.

Quan niệm “nhập gia tùy tục” của người Việt Nam đã phản ánh „hiệu lực‟ của những phong tục tập quán trong mỗi cộng đồng người bản ngữ. Nó như những ràng buộc vô hình buộc con người, dù là người bản xứ hay người ngoại quốc, phải tôn trọng và hành xử theo đúng những giá trị được truyền từ đời này sang đời khác ấy. Chính vì thế, để có cách cư xử đúng đắn, được lòng người thì nhất thiết phải có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán của nơi ta đến.

7

2.4. Giáo dục

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm tri thức và hoàn thiện nhân cách của các thành viên trong xã hội. Thông qua giáo dục, con người được tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng cần thiết, góp phần vào quá trình định hình thái độ, quan điểm sống cũng như nhân cách sống.

Cách thức giáo dục của mỗi quốc gia quy định đặc trưng của nguồn lao động, nguồn nhân lực của chính quốc gia ấy. Chính vì vậy, có thể lấy sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dục Châu Á và Châu Âu để lí giải cho sự khác biệt giữa lực lượng lao động từ các nước phương Tây với lực lượng lao động từ các nước phương Đông. Giáo dục phương Tây thường hướng đến mục tiêu thúc đẩy ở mỗi cá nhân khả năng bàn luận, phê phán và sáng tạo, từ đó phát hiện và khuyến khích người học nâng cao năng lực vốn có của mình. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, người phương Tây luôn thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong việc xử lý các tình huống thực tế với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. Trong khi đó, do giáo dục phương Đông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên những con người được đào tạo trong hệ thống giáo dục ấy nổi bật về đức tính cần cù, chịu khó và đối với họ, những kiến thức được truyền đạt từ người thầy luôn được đề cao, trân trọng (“nhất tự vi sư, bán tự vi sư”). Điều này giải thích tại sao lao động ở các nước phương Đông luôn được đánh giá cao ở khả năng đương đầu với những khó khăn trong công việc; khả năng thích nghi khi tiếp cận với những phương pháp làm việc mới; đặc biệt, họ rất phù hợp với những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính công phu, tỉ mỉ.

Có thể thấy, giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa người lao động. Hơn nữa, trình độ học vấn mà nền giáo dục mang lại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

2.5. Tôn giáo

8

Tôn giáo là nơi con người tìm đến để cứu rỗi linh hồn và xoa dịu những bất lực và bế tắc trong cuộc sống. Tìm đến tôn giáo đồng nghĩa với việc tìm đến một đức tin. Đức tin ấy có sức mạnh đặc biệt đến mức nó có khả năng chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con người.

Schaefer Richard T, trong cuốn Xã hội học đã nhận định: Tôn giáo, dẫu đó Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho con người ta ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ những giá trị tối hậu và những cùng đích nào đó để giữ họ chung lại với nhau [8]. Phát biểu trên cho thấy, mỗi tôn giáo có những đặc trưng riêng, do đó, tín đồ của các giáo phái khác nhau có những quan điểm sống và tuân theo những nghi lễ thờ cúng không giống nhau. Cho nên, đức tin là thứ tôn chỉ tối thượng, có giá trị như động lực của những hành động, suy nghĩ của các tín đồ.

Tôn giáo ở Châu Âu như Đạo tin lành xem nhiệm vụ của giáo dân là làm rạng danh Chúa bằng cách làm việc chăm chỉ và cần kiệm. Vì thế họ không cho phép mình được lười biếng, coi thái độ làm việc như một phẩm chất đạo đức của con người. Tôn giáo Châu Á như Ấn Độ giáo chú trọng đến tinh thần “làm việc thiện” bởi sự chi phối của niềm tin về một cõi “vĩnh hằng” hay sự tồn tại của “quả báo”. Phật giáo luôn nhắc nhở chúng sinh không được “tham lam” mới có thể thoát khỏi “bể khổ cuộc đời”.

Xét về hệ thống lễ nghi, nếu đạo Shinto ở Nhật Bản giản đơn về hệ thống giáo lí cũng như nghi lễ bao nhiêu thì Hồi giáo có những quy định phức tạp bấy nhiêu. Chẳng hạn, các tín đồ Hồi giáo phải cầu kinh ngày năm lần, hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng, theo đó các tín đồ không được ăn uống khi còn ánh sáng Mặt trời. Ngoài ra còn rất nhiều điều cấm kị. Nhiều nước ở Châu Phi và Mỹ Latin coi Đạo Tâm Linh là Tôn giáo chính. Người theo đạo này luôn tin vào sự tồn tại của người chết trên dương gian và họ cho rằng, những linh hồn này sẽ rất hài lòng nếu người sống làm theo tổ tiên mình. Vì vậy sự đổi mới là khó được chấp nhận đối với những công dân theo đạo này. Có thể nói, đối với sản xuất kinh doanh,

9

sự phức tạp về hệ thống lễ nghi, quan niệm có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như kế hoạch sản xuất. Nếu không cùng chia sẻ, tôn trọng các giá trị tinh thần ấy hay không có sự linh hoạt trong điều phối kinh doanh giữa các đối tác có tôn giáo khác nhau, những trở ngại trong hợp tác là điều khó tránh khỏi.

2.6. Thái độ và giá trị

Theo quan điểm của nhà Xã hội học Macionis và J. John, giá trị là thước đo, là thang đánh giá được các thành viên của một nền văn hóa sử dụng để phân biệt tốt/ xấu, đẹp/ xấu, đáng mong muốn/ không mong muốn v.v. nhằm xây dựng cho mình hệ thống nhân sinh quan và thế giới quan phù hợp. Còn thái độ là sự phản ánh của những suy nghĩ, tình cảm biểu hiện qua sắc thái hay hành động trước một sự vật hay hiện tượng nào đó.

Từ quan niệm trên, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa giá trị và thái độ. Một khi một giá trị được hình thành, tức là hệ thống quan điểm của các thành viên trong một cộng đồng xã hội được xác lập thì cùng lúc đó, phản ứng tương ứng xuất phát từ quan điểm ấy được định hình. Nói cách khác, thái độ là hệ quả của giá trị. Chẳng hạn, có một thời gian, người Nhật Bản quan niệm việc tiêu dùng hàng ngoại là không yêu nước. Trong trường hợp này, tiêu chí để xác định giá trị của lòng yêu nước là không dùng hàng ngoại; cho nên, giá trị này đã gây ra một thái độ tương ứng ở những người ủng hộ cho quan điểm ấy là bài trừ toàn bộ hàng hóa có xuất xứ ngoại quốc trên thị trường Nhật Bản.

Từ đây, có thể suy ra rằng, việc xây dựng hệ thống giá trị theo hướng có lợi cho hoạt động hợp tác – đầu tư để tạo ra những phản ứng tích cực giữa các đối tác có ý nghĩa như hộp cộng hưởng, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.

  1. Mô hình của Geert Hofstede

Bất kì một sự so sánh nào cũng cần căn cứ vào một hệ thống các tiêu chí có giá trị xác lập ranh giói giữa các đối tượng được so sánh. Đối với một khái niệm trừu tượng như văn hóa, việc chỉ ra sự khác biệt của đối tượng này giữa các dân tộc càng đòi hỏi phải có những căn cứ xác đáng. Mô hình năm chiều văn hóa do giáo sư

10

Geert Hofstede nghiên cứu là công trình nổi tiếng đầu tiên trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh quốc tế. Đây được xem là những chiều văn hóa cơ bản, góp phần làm giảm sự cảm tính trong việc đánh giá những khác biệt giữa các nền văn hóa và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Năm chiều văn hóa ấy được xác định như sau:

Khoảng cách quyền lực: Thước đo văn hóa này đánh giá mức độ bình đẳng giữa những người có địa vị khác nhau trong xã hội. Ở những quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực cao thì sự bất bình đẳng này được chấp nhận và duy trì, biểu hiện cụ thể là dù đúng hay sai, cấp dưới phải luôn tuân lệnh cấp trên, con cái luôn vâng lời bố mẹ bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Ngược lại, trong xã hội có khoảng cách quyền lực thấp, nhân viên có thể trao đổi ý kiến một cách bình thường với lãnh đạo, con cái được phép bày tỏ quan điểm của mình với bố mẹ; ở đây, bình đẳng được xem như mục đích chung của xã hội. Ví dụ: Úc, Bắc Âu, Mỹ, Anh, v.v. là các quốc gia có khoảng cách quyền lực thấp; còn Malaysia, Slovakia, Việt Nam, v.v. là những quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực cao.

Chủ nghĩa cá nhân: Đây là tiêu chí có ý nghĩa xác định tính tập thể hay tính cá nhân mà xã hội hướng tới. Một quốc gia có điểm chủ nghĩa cá nhân cao có nghĩa là mỗi cá nhân và các quyền của họ được tôn trọng; họ có thể tham gia vào bất cứ cộng đồng nào và từ bỏ nếu cảm thấy không cần thiết và phù hợp nữa, họ cũng đồng thời không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ cộng đồng. Ngoài gia đình và người thân, mối quan hệ giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, họ sống độc lập và luôn chủ động trong cuộc sống riêng của mình. Các nước có nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân cao nhất là Anh, Mỹ, Úc. Trái lại với những nền văn hóa này là những nền văn hóa mang tính tập thể với điểm chủ nghĩa cá nhân thấp. Ở đó, con người từ khi sinh ra đã phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn. Họ luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, trung thành với ý chí của cộng đồng và luôn gánh trên vai trách nhiệm đối với cộng đồng. Đổi lại, mỗi cá nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ của tập thể khi họ gặp khó khăn. Châu Mỹ Latin là khu vực có tính tập thể mạnh nhất.

11

Tránh rủi ro: Thước đo này nói lên mức chấp nhận những thay đổi của một cộng đồng. Một quốc gia có điểm tránh rủi ro thấp sẽ sẵn sàng chấp nhận thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm. Họ thường không quan tâm nhiều đến những nguy cơ có thể xảy ra, tư tưởng đổi mới và sự tự tin vào cuộc sống khiến họ không ngại ngần tiếp nhận những điều mới lạ. Trong những xã hội như thế, các giá trị truyền thống có khuynh hướng thay đổi thường xuyên, con người không bị gò bó bởi những giá trị đã có trước đó. Còn ở những quốc gia có chỉ số này cao, các thành viên trong xã hội không sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi. Họ sống bằng truyền thống, kế thừa những tư tưởng của người xưa. Vì vậy các tư tưởng mới khó có thể xâm nhập vào xã hội này. Châu Mỹ Latin, đứng đầu là Hy Lạp, có điểm số tránh rủi ro cao nhất, tiếp theo là các nước Châu Á tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Nam tính: Chiều văn hóa này phản ánh mức độ bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Một nước có điểm nam tính cao thì vai trò của người đàn ông là rất lớn, thể hiện ở chỗ, họ có xu hướng thống trị trong cấu trúc quyền lực gia đình cũng như xã hội. Còn trong môi trường nữ tính, tức là điểm nam tính thấp, người phụ nữ được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện so với người đàn ông. Nước có điểm nam tính thấp nhất là Thụy Điển và Na Uy, các nước Châu Á có điểm số này rất khác nhau, cao nhất là Nhật Bản, đến Philippines, Hồng Kông.

Định hướng dài hạn: Đây là thước đo được giáo sư Hofstede bổ sung thêm vào công trình của mình sau khi nghiên cứu công trình của Michael Harris Bond với nội dung tương tự được tiến hành sau đó. Thước đo này là thành quả của quá trình nghiên cứu về khác biệt văn hóa trên lập trường văn các nước Châu Á, thay vì dưới góc nhìn của văn hóa Châu Âu như công trình của Giáo sư. Ông nhận thấy đây là điểm giúp phân biệt sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, cần được bổ sung để khắc phục những thiếu sót vốn tồn tại trong mô hình trước đó.

Trong xã hội có điểm định hướng dài hạn cao, con người có xu hướng quý trọng sự bền bỉ, đánh giá cao sự tiết kiệm và luôn cố gắng sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội; đặc biệt, họ rất coi trọng danh dự. Nói cách khác, xã hội định hướng dài hạn luôn lo lắng về tương lai của mình về sau, trông

12

đợi vào thành quả tương lai từ sự kiên nhẫn, tiết kiệm của ngày hôm nay. Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Á đạt điểm rất cao ở thước đo này. Ngược lại, xã hội định hướng dài hạn thấp thường thích hưởng thụ hơn là dành dụm. Họ nghĩ đến kết quả tức thời thay vì trông đợi vào sự dài lâu. Quan hệ xã hội vì thế mà mang tính sòng phẳng, ngang hàng, không phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp. Mỹ và các nước Châu Âu là những nền văn hóa có điểm Định hướng dài hạn thấp nhất.

Năm chiều văn hóa đưa ra trong mô hình của giáo sư Hofstede đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cho các nhà kinh doanh những khác biệt căn bản về văn hóa khi tiến hành xâm nhập vào một thị trường mới. Những hiểu biết này giúp họ đưa ra quyết định phù hợp để tránh những cản trở trong quá trình kinh doanh. Ví dụ: ở một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao, thái độ trên dưới rõ ràng là điều hết sức quan trọng, hay trong nền văn hóa đề cao nam tính, việc đề bạt nữ giới lên quản lý là một điều không nên. Tương tự đối với quốc gia có tính rủi ro cao, cần cân nhắc kĩ lưỡng và có những lý do thuyết phục nếu muốn đưa những quy định hay cách thức kinh doanh mới mẻ. Tuy còn một số hạn chế, mô hình này vẫn được xem là bước khởi đầu cho các nhà kinh doanh quốc tế trong việc tìm hiểu văn hóa của thị trường mới mà họ quyết định đầu tư.

II. Tổng quan về đầu tƣ nƣớc ngoài

 1. Khái niệm

 

1.1. Đầu tƣ

Hiện nay, đầu tư đã trở thành một thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống kinh tế của mọi quốc gia. PTS Vũ Chí Lộc đã định nghĩa khái niệm đầu tư như sau: Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội [4,5]. Như vậy, thông qua việc cung cấp các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đã góp phần mang đến những lợi ích thiết thực cho bản thân và xã hội.

13

Tương tự với quan điểm này Giáo trình Đầu tư nước ngoài Trường Đại học Ngoại Thương có định nghĩa về đầu tư như sau: Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội [11]. Như vậy, không chỉ dừng lại ở mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khái niệm này đã phát biểu một cách toàn diện hơn mục đích của hoạt động đầu tư đó là thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Nếu phân loại theo nguồn vốn thì đầu tư bao gồm hai bộ phận chính, đó là đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng hai bộ phận này trong tổng giá trị đầu tư tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

1.2. Đầu tƣ nƣớc ngoài

Nếu nói thương mại quốc tế là một tất yếu khách quan của sự phát triển thì đầu tư nước ngoài là một yếu tố chính trong dòng chảy ấy. Sự khác biệt giữa các quốc gia về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn; mức độ phù hợp và tiềm năng thị trường; các lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như chính trị, xã hội là những điều kiện cần thiết, thúc đẩy việc tạo dựng cho đầu tư nước ngoài một vị trí trọng yếu trong định hướng phát triển của mỗi một nền kinh tế.

Vậy đầu tư nước ngoài là gì?

Giáo trình Đầu tư nước ngoài – Trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ rõ: Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội [11].

Nói cách khác, đầu tư nước ngoài chính là quá trình trong đó nhà đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận trên đất nước khác bằng chính tài sản vốn có của mình. Từ đây, có thể suy ra rằng, về mặt bản chất, đầu tư nước ngoài là một hình thức xuất khẩu tư bản. Hình thức này, trong tương quan với hình thức xuất khẩu hàng hóa, đang không ngừng phát triển, chiếm ưu thế và ngày càng hỗ trợ mạnh mẽ hình thức xuất khẩu hàng hóa.

14

Thực tế cho thấy, việc tiến hành đầu tư sang một quốc gia khác diễn ra trong sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên – bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Trong bối cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế như hiện nay, có thể ví sự hợp tác này như „những đợt sóng ngầm‟ bởi bên trong nó luôn tiềm ẩn một sự cạnh tranh gay gắt. Thách thức này đòi hỏi hai bên phải biết cách dung hòa lợi ích để vừa đảm bảo lợi nhuận cho chủ đầu tư, vừa góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân nước nhận đầu tư.

2.                 Đặc điểm đầu tƣ nƣớc ngoài

 

  1. Vốn đầu tƣ

Vốn đầu tư bao gồm tiền, đất đai, máy móc, nhà xưởng, bằng phát minh sáng chế v.v. có thể được dùng để huy động và sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự di chuyển nguồn vốn (hoặc vận hành trong nước, hoặc ra khỏi biên giới quốc gia) làm nên điểm khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Vận động này đồng thời mang đến cho nước nhận đầu tư cơ hội tiếp thu công nghệ, trình độ quản lý cũng như cải thiện cơ sở vật chất của mình.

2.2. Tính sinh lợi

Đầu tư nước ngoài mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư. Đây chính là nguyên nhân sâu xa và là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hoạt động đầu tư giữa các quốc gia.

2.3. Tính mạo hiểm

Cũng như các hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư nước ngoài chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến cho kết quả đầu tư có thể khác so với dự tính ban đầu, lợi nhuận thu được có thể ít hơn chỉ tiêu đặt ra hoặc thậm chí là thua lỗ. Thậm chí, đầu tư nước ngoài còn chịu nhiều áp lực hơn so với đầu tư trong nước. Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư khi kinh doanh ngoài biên giới quốc gia phải đối mặt với những bất lợi không chỉ do khoảng cách địa lý, khác biệt về pháp luật v.v. mang lại mà thường trực hơn cả là do những bất đồng về văn hóa như ngôn ngữ, cách thức làm việc, thị hiếu tiêu dùng v.v. gây ra. Dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất

15

bại, do đó, trở thành một trong những “phẩm chất” của những nhà đầu tư ra nước ngoài.

3. Phân loại đầu tƣ nƣớc ngoài

Dựa trên tiêu chí phương thức sử dụng vốn, đầu tư nước ngoài được phân thành hai loại là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.

3.1. Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FII)

Theo điều 3 Luật đầu tư Việt Nam thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006, hoạt động Đầu tư gián tiếp được định nghĩa như sau: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo cách hiểu này, hoạt động đầu tư gián tiếp do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện được tiến hành thông qua các hình thức sau:

  • Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính.
  • Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính.

Về cơ bản, có thể thấy, quan điểm trên rất gần với định nghĩa sau của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một Công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài.

Từ đây, có thể khái quát về hai đặc trưng chính của FII như sau:

  • Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán.

16

  • Nhà đầu tư không kèm cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài, FII là hoạt động tài chính thuần túy trên thị trường tài chính.

Những đặc trưng trên tạo nên các ưu điểm cho hình thức đầu tư gián tiếp như sau: tăng khả năng tự chủ về vốn kinh doanh cho bên tiếp nhận đầu tư và giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư khi kinh doanh gặp sự cố (vì vốn đầu tư được phân tán trong số đông những người tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu). Tuy nhiên, nhược điểm lớn của hình thức này là việc khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa của bên chủ đầu tư làm giảm khả năng thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng vốn theo hình thức này thường thấp do phía nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ đã bỏ vốn đầu tư.

3.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)

FDI phân biệt với FII ở quyền kiểm soát đối với đối tượng mà nhà đầu tư bỏ vốn. Theo IMF, FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp . Giáo trình Đầu tư nước ngoài – Trường đại học Ngoại Thương cũng thống nhất cách với hiểu này khi cho rằng: FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn số vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Như vậy, với số vốn nhất định được bỏ ra, nhà đầu tư được quyền tự mình điều hành việc sản xuất kinh doanh và chấp nhận mọi rủi ro xảy ra trong quá trình điều hành ấy; nói cách khác, trong trường hợp này, quyền sở hữu vốn thống nhất với quyền sử dụng vốn. Từ đây, có thể khái quát một số đặc điểm của FDI như sau:

Mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư tiến hành đưa vốn sang một thị trường khác với mong muốn tận dụng được những lợi thế của nơi tiếp nhận vốn để nâng cao hiệu quả và tỉ suất lợi nhuận của khoản đầu tư. Nước tiếp nhận vốn FDI này cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh

17

để dung hòa lợi ích của cả hai bên, hướng FDI vào việc phát triển kinh tế, xã hội của nước mình.

Để dành được quyền kiểm soát, chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp luật từng nước. Theo luật Mỹ, tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không dưới 20%. Tỷ lệ vốn góp của chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ cũng như sự phân chia lợi nhuận của mỗi bên.

Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nên họ sẽ lựa chọn phương án có lợi nhất cho việc đầu tư, tạo cơ hội cho nước nhận đầu tư tiếp thu công nghệ, máy móc thiết bị, bí quyết kĩ thuật, trình độ quản lý v.v. do vậy mức độ khả thi của dự án là khá cao. Việc nắm quyền kiểm soát và tự chịu trách nhiệm lỗ lãi khiến dự án ít bị ràng buộc về chính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

4. Vai trò của đầu tƣ nƣớc ngoài đối với nền kinh tế quốc gia

Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra trên cơ sở hợp tác giữa hai bên vì mục tiêu cùng có lợi, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả nước nhận đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Trên thực tế, hoạt động này không chỉ tác động đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính trị, xã hội của các bên.

4.1. Từ góc độ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ

Có thể nói rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế cho quốc gia tiếp nhận.

Đầu tiên phải nói đến là việc giải quyết vấn đề thiếu vốn đặc biệt ở các nước chậm phát triển. Với mức tích lũy nội bộ thấp, tình trạng thiếu vốn thường xuyên ở các nước này gây hạn chế quy mô đầu tư, giảm năng lực đổi mới kĩ thuật, mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu v.v. Do đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp cần thiết giúp các quốc gia này giải quyết những khó khăn trên.

18

Đầu tư nước ngoài mang đến cho nước nhận đầu tư cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của phía chủ đầu tư. ở các nước kém phát triển, phần lớn công nghệ mới, hiện đại có được là kết quả của các kênh viện trợ, trao đổi công nghệ và đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ngay cả một quốc gia giàu mạnh như Mỹ, việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản và các nước tiên tiến khác nhằm mục đích chuyển giao công nghệ cũng rất được chú trọng.

Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần mức đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào tổng giá trị nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo của quốc gia như công nghiệp điện, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế tạo v.v. Đây là những ngành có quy mô lớn, đòi hỏi vốn và trình độ kĩ thuật cao, vì thế, nguồn lực huy động được từ nước ngoài là vô cùng cần thiết.

Hơn nữa, sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa còn được coi là nguồn động lực thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương cải tiến mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Bên cạnh những tác động đến kinh tế, đầu tư nước ngoài cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực về mặt xã hội.

Như một điều tất yếu, khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế, các ngành sản xuất mà nó hướng tới sẽ có sự mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kéo theo đó là sự gia tăng nhu cầu nhân lực, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Hơn nữa, nhờ sự tiếp xúc với trình độ kỹ thuật tiên tiến mà chủ đầu tư mang lại, lao động nước nhận đầu tư sẽ có cơ hội được đào tạo và nâng cao tay nghề, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng lao động.

Thực tế cho thấy, người lao động làm việc cho các công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường nhận được mức lương cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn, các chế độ đãi ngộ cũng như phúc lợi xã hội cũng được quan tâm hơn so với các doanh nghiệp địa phương. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người lao động

19

nhìn chung được nâng cao. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu lớn mà các quốc gia hướng tới khi tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Không những thế, sự thừa hưởng các giá trị từ nền công nghệ tiên tiến và cách thức quản lý hiệu quả của các chủ đầu tư nước ngoài giúp cải thiện phần nào các vấn đề về môi trường ở nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể là, ở những nước chậm phát triển, tình trạng khai thác bất hợp lý và việc sử dụng kĩ thuật lạc hậu đã gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường. Chính sự tiếp thu công nghệ mới và việc vận dụng có hiệu quả cách thức quản lý đã tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững ở các quốc gia này.

Đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ ngoại giao, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.

Nhận thức được những lợi ích kinh tế, xã hội mà các dự án đầu tư mang lại, các quốc gia không ngừng tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Đến lượt mình, các dự án đầu tư cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước; thúc đẩy hội nhập, tự do hóa toàn cầu. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều khối nước, các tổ chức thế giới ra đời vì lợi ích chung và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Có thể coi đó là minh chứng của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.

4.2. Từ góc độ nƣớc chủ đầu tƣ

Kinh doanh ở nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thế nhưng trên thực tế, trên thế giới, hình thức kinh doanh này đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh. Nguyên nhân chính là ở chỗ các nhà đầu tư tìm thấy ở những các thị trường nước ngoài tiềm năng lớn để kinh doanh, đó là những yếu tố về độ lớn thị trường, giá cả lao động, sự phong phú về tài nguyên, các chính sách ưu đãi của Nhà nước v.v. Những thuận lợi này khiến họ bất chấp khó khăn và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.

Phần lớn những nước đi đầu tư là những nước công nghiệp phát triển. Thông qua việc đầu tư, họ có thể giải quyết được tình trạng dư thừa tương đối của tư bản

20

trong nước, kéo dài vòng đời sản phẩm, từ đó tận dụng triệt để hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Họ có thể tìm thấy những thị trường ổn định để cung cấp nguyên vật liệu với giá cả có lợi; chẳng hạn, các nước chậm phát triển – nơi công nghệ còn lạc hậu, tích lũy thấp gây cản trở việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vốn có có thể trở thành thị trường tiềm năng của các nhà đầu tư.

Đầu tư nước ngoài giúp chủ đầu tư tăng cường sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường. Việc các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy sản xuất ở nước ngoài trong hoạt động đầu tư có thể giúp họ vừa mở rộng được thị trường tiêu thụ, vừa tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước. Đối với những dự án cho vay vốn ở quy mô lớn với lãi suất ưu đãi, các chủ đầu tư có thể có những lợi ích nhất định về chính trị cũng như khả năng chi phối các nước nhận đầu tư.

III. Lý luận về rào cản văn hóa

1. Khái niệm rào cản và rào cản văn hóa

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: với tư cách là những động từ, rào có nghĩa là ngăn hẳn lối đi, thường là để bảo vệ một khu vực, không cho ra vào tự do [7,792]; còn cản ngăn giữ lại, không cho tiếp tục vận động hoặc hoạt động theo một hướng nào đó [7,105]. Hai thành tố trên kết hợp với nhau tạo ra từ ghép rào cản. Tuy từ ghép này không có mặt trong từ điển nhưng có thể hiểu nghĩa của đơn vị từ vựng này từ nghĩa hợp thành của hai thành tố trên, hoặc có thể thấy sự tương đương về mặt ý nghĩa của nó với từ cản trở, nghĩa là gây trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng [7,105], có thể dùng như một động từ hoặc một danh từ.

Với tư cách là một thuật ngữ dùng trong hoạt động đầu tư nước ngoài, rào cản được dùng để chỉ những trở ngại làm cho một hoạt động kinh doanh nào đó không được tiến hành một cách suôn sẻ, thuận lợi. Trở ngại này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nếu đặt hoạt động kinh doanh trong điều kiện giao lưu kinh tế sôi động như hiện nay, những trở ngại do sự khác biệt về văn hóa luôn đặt các nhà đầu tư trước những thách thức lớn. Vậy rào cản văn hóa là gì?

21

Trước hết, cần khẳng định rằng, rào cản văn hóa là những khó khăn, cản trở gây ra bởi sự khác biệt về văn hóa, nhất là khi có sự tiếp xúc, va chạm giữa những nền văn hóa khác nhau. Những khó khăn này nảy sinh từ sự bất đồng về cách tư duy, phong tục, tập quán, tín ngưỡng – tôn giáo, quan điểm thẩm mĩ, v.v. dẫn đến việc hiểu lầm hay không hiểu, làm đôi bên thấy bối rối, khó chịu, thậm chí còn thấy bị xúc phạm. Đây rõ ràng là những điều nằm ngoài ý muốn của các bên, có tác động tiêu cực đến việc xây dựng các mối quan hệ, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy vậy, sự phong phú và phức tạp của phạm trù văn hóa giữa các quốc gia khiến cho những bất đồng này trở nên ngày càng phổ biến. Do đó, việc tìm hiểu văn hóa nước sở tại là điều nhà đầu tư không thể coi nhẹ khi thâm nhập vào một thị trường mới.

2. Rào cản văn hóa đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp phải những rào cản văn hóa do khác biệt về các yếu tố chủ yếu là ngôn ngữ, cách tư duy, thị hiếu thị trường, văn hóa kinh doanh, văn hóa người lao động. Các rào cản này ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài trên hai khía cạnh:

Về công tác quản lý: Bao gồm tất cả quá trình quản lý như cách thức tổ chức phân công trách nhiệm và giải quyết công việc, quá trình lên kế hoạch và chiến lược phát triển, quản lý nhân sự ở các khâu: tuyển dụng, chế độ lương thưởng và phúc lợi xã hội…

Về hoạt động kinh doanh: Bao gồm tất cả quá trình từ lựa chọn thị trường, lựa chọn hình thức đầu tư, đàm phán kí kết hợp đồng, đưa dự án vào hoạt động, các chiến lược marketing…

2.1. Rào cản do khác biệt về ngôn ngữ

Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa những con người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Là một phương tiện giao tiếp trọng yếu, ngôn ngữ luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên bởi các đối tác sử dụng các thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau. Thực tế đã ghi nhận không ít bất đồng xảy ra trong quá trình trao đổi, tiếp xúc khi

22

với cùng một lời nói hay cử chỉ nhưng ở các nước khác nhau người ta có những cách lý giải khác nhau.

Hiện nay trên thế giới có đến hàng nghìn ngôn ngữ chính thức được sử dụng. Không chỉ ở các quốc gia khác nhau mà ngay cả trong cùng một quốc gia cũng tồn tại nhiều thứ tiếng khác nhau. Bất đồng ngôn ngữ này khiến cho việc truyền tải thông tin giữa các chủ thể bị cản trở đáng kể. Các quốc gia nói tiếng Anh có lợi thế lớn bởi gần 2 tỉ người trên Thế giới hiểu ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, ngay cả người Anh và người Mỹ cũng không tránh khỏi những bất đồng dù cùng sử dụng một ngôn ngữ chung. Bên cạnh sự khác biệt về hệ thống từ ngữ do tiếng nói quy định, cách thức giao tiếp cũng là một vấn đề trong các cuộc giao tiếp xuyên văn hóa. Người Latin coi việc cắt ngang lời đối phương là một cách thể hiện sự thích thú của mình đối với những gì người kia đang nói, nhưng điều này lại bị coi là bất lịch sự đối với một số dân tộc. Tương tự, kiểu giao tiếp im lặng của người phương Đông thường khiến người phương Tây khó chịu, vì họ coi khoảnh khắc im lặng là một thất bại trong giao tiếp. Với ngữ điệu lên xuống, người Latin cảm thấy mình đang tỏ ra tâm huyết với vấn đề. Trong khi đó, xã hội phương Đông lại có xu hướng giữ nguyên âm điệu để kìm chế cảm xúc và thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

Chẳng hạn, cử chỉ giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện hay hành động trao, nhận danh thiếp được các cộng đồng ngôn ngữ quy ước theo những cách khác nhau. Nếu người Phần Lan và người Pháp coi việc nhìn thẳng vào mắt đối tác là biểu hiện của sự chân thật thì người Nhật và người Hàn Quốc lại cho đó là một cử chỉ suồng sã, bất lịch sự. Ở Châu Phi cũng như các nước Mỹ Latin, người có địa vị thấp hơn nhìn thẳng vào mắt của người có địa vị cao hơn sẽ bị cho là bất kính. Còn trong trường hợp trao và nhận danh thiếp, người Mỹ cho rằng, người tặng danh thiếp quan trọng hơn tấm danh thiếp, nên khi nhận, họ sẽ chỉ nhìn lướt qua danh thiếp được tặng hoặc thậm chí không nhìn trước khi cất đi hay bỏ vào túi. Tuy nhiên hành động này sẽ khiến người Nhật cho là thiếu tôn trọng bởi họ xem danh thiếp cũng giống như là sự hiện diện của bản thân, trao và nhận danh thiếp phải bằng hai tay, nhận rồi

23

thì phải đọc qua chứ không được cất ngay và hành động gấp lại hay làm nhàu tấm danh thiếp sẽ không khác gì một sự sỉ nhục.

Tặng quà cũng là một thông điệp đặc biệt của ngôn ngữ. Tuy nhiên không phải món quà nào, thời điểm tặng nào cũng nhận được sự hoan nghênh. Ví dụ: ở Anh, người ta hiếm khi tặng quần áo vì họ cho rằng quần áo là một điều gì đó rất riêng tư; người Trung Quốc và Đài Loan lại ít tặng nhau đồng hồ báo thức vì đồng hồ phát ra âm giống như từ “chấm dứt” với ý nghĩa “kết thúc tất cả” hay “đi đến chỗ chết”. Còn ở Ý, Thái Lan hay Brazil, người ta không bao giờ tặng khăn mùi xoa vì theo họ, đó là vật lau nước mắt, việc tặng khăn là một điềm báo báo hiệu một thảm kịch nào đó sắp xảy ra với người nhận. Các nước Châu Âu thường tặng quà chỉ sau một vài lần hợp tác với nhau và chỉ khi mối quan hệ đã được phát triển. Trong khi đó, Nhật Bản lại chú trọng đến việc tặng quà ngay lần gặp đầu tiên. Ở những nước có nạn tham nhũng lớn như Malaysia và Paraguay, những món quà có thể bị hiểu nhầm là hối lộ.

Ảnh hưởng của rào cản ngôn ngữ đối với công tác quản lý: Rào cản do khác biệt ngôn ngữ làm giảm hiệu quả công tác quản lý. Cụ thể như sau:

Ngôn ngữ là chiếc cầu nối để tiếp cận các nền văn hóa khác nhau. Một khi có sự bất đồng về ngôn ngữ thì khoảng cách do khác biệt văn hóa trở nên khó rút ngắn hơn. Điều này cản trở các nhà quản lý trong việc tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp ngoại quốc của mình.

Khi có sự bất đồng về ngôn ngữ, khả năng trao đổi thông tin giữa các bên trở nên hạn chế. Nhân viên không hiểu hết hoặc có thể hiểu nhầm mệnh lệnh của ông chủ, ngược lại, ông chủ không thể nắm bắt được vấn đề của nhân viên. Tình trạng này gây ra sự phối hợp thiếu ăn ý trong nội bộ doanh nghiệp, trầm trọng hơn có thể gây trì trệ hoạt động của doanh nghiệp đó.

Ảnh hưởng của rào cản ngôn ngữ đến hoạt động kinh doanh

24

Kinh doanh ở một môi trường khác biệt về ngôn ngữ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Sự khác biệt này có thể là rào cản đối với hầu hết các hoạt động kinh doanh, từ giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, đến tiến hành hoạt động marketing cho sản phẩm.

Quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi hay không không chỉ phụ thuộc vào khả năng thuyết phục, thương lượng của người đàm phán mà còn tùy thuộc vào mức độ am hiểu ngôn ngữ đối phương. Trong đàm phán, dùng từ ngữ chính xác là điều rất quan trọng. Bất đồng ngôn ngữ dễ dẫn đến tình trạng dùng sai từ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả đàm phán. Việc hiểu sai hoặc không hiểu ngôn ngữ không lời của đối tác cũng dẫn đến những kết quả không mong đợi.

Trong trường hợp bản hợp đồng được diễn giải bằng một ngôn ngữ chung cho hai bên thì cũng không thể chắc chắn đôi bên sẽ cùng chung một cách hiểu. Khác biệt ngôn ngữ có thể dẫn đến những cách lý giải khác nhau, là nguyên nhân của những tranh chấp sau này.

Bất đồng ngôn ngữ gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược marketing ngay từ khâu điều tra thị trường. Nhà quản lý không chỉ khó khăn trong việc soạn thảo một bảng câu hỏi và dịch sang các thứ tiếng sao cho chuẩn xác, mà còn mất nhiều công sức để luận ý các câu trả lời. Tương tự, khâu quảng cáo giới thiệu về sản phẩm cũng gặp nhiều trở ngại vì những bất đồng ngôn ngữ. Cùng một cụm từ, nhưng mỗi nền văn hóa khác nhau lại có những cách hiểu khác nhau.

2.2. Rào cản do khác biệt về tƣ duy

Về mặt lí thuyết, tư duy mang tính phổ quát cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay đã bắt đầu xuất hiện xu hướng nhìn nhận tư duy ở sự khác biệt được thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau. Sự khác biệt này thường tạo ra những bất đồng trong cách suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề đặc trưng cho từng dân tộc ở hai nền văn hóa Đông, Tây.

Tư duy phương Tây tuân thủ các nguyên tắc logic. Ví dụ: nếu ta có 2 nhóm A và B, thì chắc chắn, một vật sẽ không thể vừa thuộc nhóm A, vừa thuộc nhóm B vì như vậy là phản logic, không có ích lợi cho tư duy khoa học. Có thể nói, tư duy

25

phương Tây là tư duy kiểu “trắng đen phân biệt rõ rệt, không có vùng đất xám” (Theo cuốn “The Geography of Thought” của giáo sư Richard Nisbet) [17]. Kiểu tư duy này khá cứng nhắc và dễ dẫn đến những hành động cực đoan bởi nó không tìm cách dung hòa sự bất đồng, không tìm con đường trung dung giữa hai phía để đi. Điều này giải thích tại sao người phương Tây có xu hướng đi thẳng vào vấn đề khi đàm phán, sẵn sàng trả lời “không”, rất coi trọng giá trị của hợp đồng và không ngại kiện ra tòa nếu đối tác vi phạm. Trong khi đó, truyền thống tư duy của phương Đông lại cho rằng bản chất của thực tại là luôn thay đổi và mọi vật không tồn tại bất biến mà luôn trong quá trình chuyển hóa thành một trạng thái khác tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Do đó, người phương Đông có xu hướng tìm cách dung hòa xung đột, trong cách nói năng thường ít bộc lộ rõ ràng ý kiến. Với họ, bản hợp đồng không phải là duy nhất và hiển nhiên có thể thay đổi khi cần và sự can thiệp của pháp luật chỉ được tính đến khi mọi nỗ lực thương lượng không phát huy tác dụng.

Cách tư duy về thời gian cũng rất khác biệt giữa các nền văn hóa. Một số nước như Mỹ, Thụy Điển, Hà Lan, thời gian được nhận thức là trôi qua theo một đường thẳng, một tiếp nối của những sự kiện riêng rẽ. Còn ở một số nền văn hóa khác thì thời gian giống như một vòng quay, quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ chặt chẽ. Điều này tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc lên kế hoạch hay chiến lược đầu tư của từng nền văn hóa.

Ảnh hưởng của rào cản tư duy đến công tác quản lý

Bất đồng về cách tư duy dẫn đến những khác biệt về cách nói cũng như hành động, cản trở quá trình giao tiếp từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân. Tư duy kiểu phương Tây quy định cách suy nghĩ đơn giản, rõ ràng, thẳng thắn, vì thế, cách nói của họ cũng mang nét đặc trưng này. Người Châu Á lại có lối tư duy mềm dẻo hơn nên họ tin rằng luôn có cách ổn thỏa để giải quyết vấn đề, trong giao tiếp họ giữ gìn hòa khí và đề cao sự ý tứ. Vì thế, lối nói của người phương Tây khiến họ thấy thiếu tế nhị, đôi khi quá thẳng thắn thành ra thô lỗ.

26

Cách tư duy khác nhau về thời gian tạo nên sự khác biệt trong việc lên kế hoạch dài hạn. Người Mỹ tư duy thời gian như một chuỗi các sự kiện liên tục, dài hạn đối với họ chỉ là mấy tháng, nhiều nhất là 2 năm. Trong khi đó, các quốc gia coi thời gian là một vòng luân hồi giữa quá khứ, hiện tại, tương lai thì lập kế hoạch cho 10,20, thậm chí hàng trăm năm.

Ảnh hưởng của rào cản tư duy đến hoạt động kinh doanh

Quá trình đàm phán, thương lượng diễn ra giữa đối tác người phương Tây và phương Đông chịu ảnh hưởng đáng kể do khác biệt tư duy. Người phương Tây sẽ gây khó chịu cho đối tác Châu Á nếu họ giữ thái độ tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để tiếp cận vấn đề, sẵn sàng nói “không” khi cảm thấy chưa thỏa mãn và không ngần ngại kiện ra tòa nếu bị xâm phạm quyền lợi. Người Châu Á thường bỏ qua vấn đề thời gian chỉ để tìm hiểu đối tác của mình. Nếu không đồng ý, họ thường diễn đạt vòng vo, rườm rà thay vì nói thẳng là “không”. Nếu có tranh chấp xảy ra, họ tìm cách để hòa giải, tòa án chỉ được lưu ý đến khi nỗ lực thương lượng không phát huy hiệu quả.

2.3. Rào cản do khác biệt về thị hiếu tiêu dùng

Một sản phẩm muốn được thị trường tiếp nhận thì nhất thiết phải thỏa mãn sở thích, phong cách hay mong muốn của người tiêu dùng ở thị trường đó. Nắm được các tiêu chí này cũng là một thách thức lớn đối với nhà sản xuất bởi thị hiếu tiêu dùng luôn biến đổi dưới sự chi phối của các nền văn hóa khác nhau. Nhà đầu tư không còn cách nào khác phải đa dạng hóa sản phẩm của mình sao cho phù hợp với mỗi thị trường đầu tư. Ví dụ như sản phẩm ô tô Nhật Bản. Theo đặc điểm văn hóa mỗi nước, các chức năng ban đầu của sản phẩm phải có những thay đổi cần thiết về màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, bao bì.

  • Về màu sắc, màu đen là màu sang trọng ở nhiều nước Tây Âu, Bắc Mỹ nhưng lại là màu tang tóc ở Nhật Bản; màu xanh lá cây lại bị coi là màu ốm yếu ở Malaysia.

27

  • Về kích cỡ, hãng Toyota năm 1991 đã phải tăng kích cỡ ô tô Camry của mình thêm 3 inch khi thâm nhập vào thị trường Mỹ để cạnh tranh với hãng Ford và General Motors hiện có ở đất nước này.
  • Về kiểu dáng, nhiều hãng ô tô Nhật Bản, Bắc Mỹ và Tây Âu đã phải chuyển đổi hệ thống tay lái từ bên phải sang bên trái khi thâm nhập vào Việt Nam và nhiều nước thuộc hệ thống chủ nghĩa xã hội (cũ).

Sự thay đổi trên là một nỗ lực của hãng Toyota trong chiến lược toàn cầu hóa sản phẩm của mình. Nhà sản xuất phải bỏ ra không ít công sức, tiền của để tìm hiểu thị trường, thiết kế lại mẫu mã, thậm chí đầu tư thêm dây chuyền sản xuất để có được sự điều chỉnh đúng đắn đó.

Ảnh hưởng của rào cản do khác biệt thị hiếu tiêu dùng đối với hoạt động kinh

doanh

Rào cản này ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những khác biệt về thị hiếu của người tiêu dùng ở các nền văn hóa khác nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc nghiên cứu thị trường, xác định điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp. Bởi công việc này đòi hỏi chi phí lớn về cả công sức, thời gian và tiền của.

2.4. Rào cản do khác biệt về văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của mình.

Những khác biệt về văn hóa kinh doanh được xem là một trong những rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư đến từ các nền văn hóa khác nhau. Hoạt động kinh doanh quốc tế buộc các thành viên tham gia phải làm việc trong những môi trường mới với vô số những khác biệt về cách thức kinh doanh, thái độ đối với việc phát triển quan hệ kinh doanh, quan niệm về giá trị nghề nghiệp, thái độ đối với sự đúng giờ giấc hay cách đàm phán, kể cả phong tục tặng quà, cách thức ăn mặc, ý

28

nghĩa về màu sắc và con số, quan niệm về tước hiệu, v.v. Tất cả những yếu tố này góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh đặc thù mà bản thân nhà quản lý cũng như nhân viên của họ vừa là những chủ thể quyết định cũng vừa là chủ thể bị chi phối.

Ảnh hưởng của rào cản do khác biệt văn hóa kinh doanh đến công tác quản lý

Khác biệt văn hóa kinh doanh gây khó khăn trong việc xây dựng một mô hình quản lý doanh nghiệp. Một nhà đầu tư đến từ Mỹ sẽ gặp rất nhiều cản trở khi làm việc ở một công ty Nhật. Bởi mô hình văn hóa kinh doanh của họ rất khác nhau. Người Mỹ có cách quản lý phân quyền rõ ràng, các cấp bậc cao thể hiện chức năng điều hành cấp bậc thấp hơn, nhân viên tuân lệnh ông chủ và mối quan hệ giữa họ chỉ dừng lại ở mức độ công việc. Người Nhật lại có cách quản lý công ty theo kiểu “gia đình”. Người lãnh đạo được xem như là người cha, nắm giữ quyền lực theo hướng ôn hòa, không có tính đe dọa. Các thành viên gắn bó thân thiết với nhau, sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình tạo ra động cơ làm việc, năng suất lao động cao và giải quyết các mâu thuẫn.

Khác biệt văn hóa kinh doanh còn gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc quản lý nhân sự. Đầu tiên là khâu tuyển dụng. Mô hình văn hóa theo hướng gia đình đặc biệt coi trọng mối quan hệ. Những cá nhân có quan hệ họ hàng hoặc gắn bó thân thiết với thành viên nào đó trong công ty sẽ được ưu tiên. Vấn đề năng lực không phải là quan trọng nhất như ở mô hình văn hóa kinh doanh phân bậc rõ ràng. Tiếp đến là việc khen thưởng, tăng lương cho nhân viên. Ở các nền văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, việc áp dụng phương pháp trả lương theo hiệu quả công việc có thể phát huy hiệu quả. Thế nhưng, phương pháp này lại không mang đến kết quả tương tự, thậm chí còn thất bại thảm hại ở các nền văn hóa giàu tính cộng đồng hơn.

2.5. Rào cản do khác biệt văn hóa ngƣời lao động

Văn hóa người lao động là tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức làm việc, chất lượng công việc, mối quan hệ giữa người lao động với nhau và người lao động với người quản lý nói chung. Tổng thể ấy bao gồm trình độ, kỹ năng của

29

người lao động, hay là thói quen, quan niệm của họ đối với công việc cũng như thái độ đối với cấp trên và những người xung quanh.

Mỗi nền văn hóa khác nhau tất yếu có những nét khác nhau về văn hóa người lao động và sự hòa hợp giữa những khác biệt này là điều rất cần thiết để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp giữa những đồng nghiệp với nhau. Điều này sẽ quyết định sự thống nhất trong hoạt động của một tập thể bao gồm những cá nhân đến từ các nền văn hóa khác nhau với cùng mục đích là làm việc vì một sự thịnh vượng chung.

Ảnh hưởng của rào cản đối với công tác quản lý

Chênh lệch trình độ lao động là một cản trở đối với nhà đầu tư trong việc tuyển dụng nhân sự. Để tìm được một cá nhân đáp ứng được nhu cầu công việc, nhà quản lý phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho công tác tuyển dụng này. Ở các quốc gia nghèo, giáo dục chưa được đầu tư thích đáng, vấn đề về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng của lao động là một thách thức đối với các nhà đầu tư.

30

CHƢƠNG II

NHỮNG RÀO CẢN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỐI VỚI

CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

I. Tổng quan về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

Trong vòng hơn hai mươi năm trở lại đây, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có những chuyển biến không ngừng. Trong khi FDI đã trải qua những mốc thăng trầm lịch sử thì FII vẫn còn khá mới mẻ đối với nước ta. Tuy nhiên, cả hai hoạt động đầu tư này đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, hứa hẹn những bước tiến mới trong những năm tới khi mà vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được khẳng định.

1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

1.1. Tình hình vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ năm 1988 đến nay

(Theo số liệu của Tổng Cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong 3 năm 1988-1990: Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam mới được ban hành không lâu nên hiệu quả thu hút FDI chưa có gì đáng kể, con số dự án FDI vẫn còn rất khiêm tốn (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD).

Thời kỳ 1991-1996: Đây được coi là thời kỳ bùng nổ FDI tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký 28.3 tỷ USD. Con số này chứng tỏ môi trường đầu tư kinh doanh tại nước ta đã bắt đầu lôi cuốn nhà đầu tư bởi những điểm hấp dẫn như nhân lực dồi dào, giá rẻ, thị trường mới… Nguồn vốn FDI mang lại đã ảnh hưởng lan rộng đến các thành phần kinh tế, đóng góp đáng kể cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội đất nước.

Thời kỳ 1997-1999: Có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD. Như vậy FDI cũng trên đà tăng trưởng tuy các dự án này chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, vốn đăng ký năm sau ít hơn năm trước và cũng có nhiều dự án được cấp phép phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc và Hồng Kông).

Thời kỳ 2000-2005: Nguồn vốn FDI thu được trong giai đoạn này là 20,8 tỷ USD, vượt 73% kế hoạch đưa ra tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001

31

của Chính phủ. Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp 2 lần năm 1990, GDP giai đoạn này đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%; dịch vụ tăng 7%).

Thời kỳ 2006-2007: Dòng vốn FDI tiếp tục gia tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao…) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch dịch vụ cao cấp…). Sự gia tăng này cũng góp phần làm tăng GDP các năm. Năm 2006, GDP đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%; dịch vụ tăng 8,29%). Năm 2007, GDP đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%; dịch vụ tăng 8,6%).

Năm 2008: Nếu đến năm 2007, tổng vốn FDI đạt 21,3 tỷ USD đã được coi là đạt kỷ lục cho đến thời điểm đó thì năm 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất của dòng FDI. Tính đến 19/12, tổng vốn đăng ký đã đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007 và gấp 2 lần con số của hai năm 2006, 2007 cộng lại. Những siêu dự án, những kỷ lục về quy mô vốn liên tục được phá, điển hình là dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại Ninh Thuận với tổng vốn đăng kí đạt tới 20,3 tỷ USD. Theo quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì chỉ tiêu này chứng tỏ “sự nhìn nhận lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn”.

Năm 2009 đến nay: Đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Thế giới và khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế do các điểm yếu cố hữu của nền kinh tế Việt Nam, vốn đăng ký FDI năm 2009 chỉ đạt 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Tuy vậy, dòng vốn này có dấu hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm

  1. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân 4 tháng đầu năm lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ 2009.

1.2. Hình thức đầu tƣ

32

Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 6.685 dự án, tổng vốn đăng ký 21,2 tỷ USD. Tiếp theo là hình thức liên doanh với 1.619 dự án, tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD, số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Tỷ trọng FDI theo hình thức đầu tư được thống kê như sau:

FDI theo hình thức đầu tư 1988-2007 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ Vốn điều lệ   ĐT thực
  hiện
         
100% vốn nước ngoài 77.65% 61.65% 59.84%   38.74%
           
Liên doanh 18.89% 28.89% 25.89%   38.12%
           
Hợp đồng hợp tác KD 2.60% 5.38% 11.50%   19.36%
           
Hợp đồng BOT,BT,BTO 0.09% 2.01% 1.27%   2.49%
           
Công ty cổ phần 0.76% 1.95% 1.26%   1.24%
           
Công ty Mẹ – Con 0.01% 0.12% 0.23%   0.05%
           
Tổng số 100.00% 100.00% 100.00%   100.00%
           
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư  

1.3. Lĩnh vực đầu tƣ

Đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất trên tổng các lĩnh vực đầu tư với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm tỉ lệ về số dự án, tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện lần lượt là 67,1%; 60,44%; 68,57%. Sang năm 2008, vốn FDI vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực này. Các dự án như thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện tử và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may… đang giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. Thông qua các dự án này, FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, đặc biệt

33

là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD cho dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech…)

Không chỉ dừng lại ở đó, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.982 tỷ USD năm 2008 và giá trị xuất khẩu đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, được xem là một kỷ lục của FDI. Sang năm 2009, lĩnh vực đầu tư có phần đổi mới. Dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài, tiếp đến là lĩnh vực bất động sản và sau đó là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

1.4. Địa bàn đầu tƣ

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhất trong cả nước. Với môi trường kinh doanh năng động, hệ thống giao thông khá thuận lợi, trình độ lao động nhìn chung cao, thị trường rộng lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung đã và đang được xây dựng… khiến cho FDI của Thành phố lớn mạnh không ngừng và đang thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của cả nước. Tính đến hết năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 27,63% về số dự án, 21,71% về vốn thực hiện, tiếp đến là Hà Nội với 11,64% về số dự án và 12,28% về vốn thực hiện. Bình Dương cũng là một địa phương có mức FDI cao, chiếm 18,21% về số dự án và 7,11% về vốn thực hiện, sau đó là các địa bàn khác như Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương…

FDI theo địa phương năm 1988-2007 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

        Đơnvị: tỷ USD
         
Địa phương Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Vốn thực hiện
         
TP Hồ Chí Minh 2399 17,013 7,100 6,347
         
Hà Nội 1011 12,664 5.661 3,589
         
Đồng Nai 917 11,665 4,655 4,152
         
Bình Dương 1581 8,516 3,452 2,078
         
Hải Phòng 270 2,729 1,148 1,273
         

34

Bà Rịa-Vũng Tàu 159 6,111 2,397 1,267
         
Hải Dương 278 1,830 0,703 0,439
         
Vĩnh Phúc 151 2,034 0,647 0,438
         

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu lại là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô đăng ký vốn lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

1.5. Đối tác đầu tƣ

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 20 năm kể từ năm 1988 đến 2007, đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, Châu Âu chiếm 24%, Châu Mỹ chiếm 5%. Các chủ đầu tư Châu Á vẫn giữ vị trí chủ đạo cho đến hết năm 2008. Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Malaysia đứng đầu bảng với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24% về vốn đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, Nhật Bản xếp thứ 3 với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2009 bộ mặt các nhà đầu tư có phần thay đổi so với trước. Có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ (tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD chiếm 45,6%), Cayman Islands đứng thứ 2 (tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%), thứ 3 là Samoa (vốn đăng ký là 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%), Hàn Quốc đứng thứ 4 (vốn đăng ký là 1,66 tỷ USD, chiếm 7,7%).

Nguồn vốn FDI không những đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Riêng trong năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1.615 triệu việc làm được tạo ra của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1.467 triệu người. Tuy vậy, vẫn rất cần những chính sách hợp lý từ phía Nhà nước để hạn chế những bất cập của dòng vốn này như sự mất cân đối về ngành nghề và

35

địa bàn đầu tư, bất cập trong chuyển giao công nghệ không đạt tiêu chuẩn hay tranh chấp lao động phát sinh trong khu vực có vốn FDI…

2. Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FII)

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một kênh dẫn vốn cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhân tố chính tác động mạnh mẽ đến hoạt động này là: chất lượng các loại chứng khoán, sự vận hành của các định chế tài chính trung gian (Quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính các loại), hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, việc gia tăng cổ phần hóa các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong nước…Hơn 20 năm kể từ khi xuất hiện, dòng vốn FII Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy những gì dòng vốn này mang lại còn khá khiêm tốn nhưng đã có những ảnh hưởng tích cực đến thị trường tài chính còn khá non trẻ của Việt Nam. Có thể nhìn nhận sự đổi thay của dòng vốn FII vào nước ta qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1988-1997: Dòng vốn FII bắt đầu có những bước phát triển kể từ những chính sách đổi mới để thu hút đầu tư vào Việt Nam, kết quả sau mười năm là sự thành lập của 7 Quỹ đầu tư nước ngoài. Đây được xem là làn sóng FII thứ nhất vào Việt Nam.

Giai đoạn 1998-2002: Thời kỳ này dòng vốn FII vào nước ta có sự suy giảm đáng kể, 5 quỹ đầu tư thành lập ở giai đoạn đầu rút lui,1 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô, chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund thành lập tháng 7-1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự giảm sút này, trong đó nổi trội nhất vẫn là do sự thiếu đồng bộ cũng như bất cập trong chính sách kinh tế đối ngoại nước ta, thêm vào đó là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á diễn ra năm 1997 làm cho dòng vốn đầu tư đổ vào Châu Á nói chung bị chững lại.

Giai đoạn 2003-2005: Làn sóng thứ hai khởi động với sự xuất hiện của Mekong Enterprise Fund, ngay sau đó là VinaCapital và một số công ty quản lý khác với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều

36

lĩnh vực đa dạng. Tuy vậy, hoạt động đầu tư của các quỹ này khá thầm lặng do tâm lý còn e ngại của các nhà đầu tư. Họ chỉ đưa vào thị trường những khoản đầu tư nhỏ với mục đích thăm dò là chính. Theo bài nghiên cứu tổng hợp về tình hình Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đăng trên website Bộ Ngoại Giao ngày 06-03-2010 thì sau khủng hoảng 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam tăng lên nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ hạn chế. Một số quỹ hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001 (quy mô vốn bình quân từ 5 triệu USD đến 20 triệu USD mỗi quỹ) chiếm 1,2% vốn FDI năm 2001, tăng lên 3,7% vốn FDI vào năm 2004, so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này còn quá thấp (FDI/FII trong khoảng 30-40%). Cho đến năm 2005, nguồn vốn này mới chỉ đạt khoảng 1% so với FDI.

Giai đoạn 2006-2007: Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán năm 2006, làn sóng FII vào Việt Nam giai đoạn này được hình thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bộ Tài Chính cho biết, vốn FII được công bố qua các quỹ đầu tư chính thức vào khoảng 2 tỷ USD, cao điểm là vào giữa năm 2006 khi công ty quản lý quỹ VinaCapital khai trương quỹ bất động sản Vinaland với số tiền đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 65 triệu USD, vượt qua mức dự kiến ban đầu là 15 triệu USD. Theo nhận định của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài tại Hội nghị “Funds World Vietnam 2007” diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 4-5 tỷ USD vốn FII đang chờ để vào thị trường Việt Nam, phần lớn là đổ vào các đợt IPO của những doanh nghiệp lớn như: Vietcombank, BIDV, MHB, Incombank, MobiFone…Ngoài ra, các quỹ đầu tư vào địa ốc và thị trường chứng khoán cũng ngày càng gia tăng đưa số vốn FII lên tới 6,3 tỷ USD năm 2007 (Thông tin từ Thống đốc Ngân hàng nhà nước).

Năm 2008 đến nay: Ngược lại với những thuận lợi trong năm 2007, năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể của dòng FII vào Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội đã nhận định con số giảm sút là 587 triệu USD. Tình hình cũng không mấy khả quan vào năm 2009 khi lượng vốn đầu tư gián tiếp này đã rút khoảng 500 triệu USD.

37

Có thể nói rằng, việc phát triển thị trường vốn FII vào Việt Nam sẽ mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động này là nguy cơ làm tăng mức nhạy cảm và bất ổn về kinh tế do nguồn vốn đầu tư được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy nên chủ đầu tư có thể dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn của mình về nước hay chuyển sang đầu tư ở lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, nguy cơ các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán bị mua lại, sát nhập, khống chế hay tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế cũng là một mối đe dọa thị trường Việt Nam. Như vậy, việc chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý kinh tế theo nguyên tắc thị trường của Chính phủ và các cơ quan Trung ương là hết sức cần thiết để vừa hạn chế những nguy cơ này, vừa đảm bảo thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn FII.

II. Vài nét về văn hóa Việt Nam

1. Lịch sử hình thành văn hóa Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc trong suốt quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống xâm lược ngoại bang và xây dựng một đất nước hòa bình, độc lập. Cùng với chiều dài lịch sử, nền văn hóa Việt đã chứng kiến không ít đổi thay và đang ngày càng trở nên đặc sắc, phong phú, mang đậm dấu ấn riêng của mình.

Văn hóa thời Tiền sử: Là nền văn hóa đặc trưng cho thời đại đá cũ và hậu đá cũ thô sơ, thời kì nguyên đá mới và đá mới, thời kì hậu đá mới. Khởi đầu của thời kì này là những di vật tìm thấy cách đây hàng chục vạn năm của người nguyên thủy ở núi Đọ (Thanh Hóa), tiếp đến là nền văn hóa Sơn Vi (Vĩnh Phú) với những nhóm cư dân sinh sống bằng nghề săn bắt, hái lượm. Thời kỳ nguyên đá mới và đá mới cách đây trên dưới một vạn năm của nền văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn bắt đầu đánh dấu bước tiến quan trọng của con người với việc trồng trọt. Từ nền tảng này, nền văn minh lúa nước kết hợp với chăn nuôi và các nghề thủ công phát triển ở thời kỳ hậu đá mới (cách đây 4-5 nghìn năm) đã dần đưa cuộc sống con người vào giai đoạn ổn định hơn với những xóm làng định cư dựa trên quan hệ thị tộc mẫu hệ.

38

Văn hóa thời Sơ sử: Ba trung tâm lớn trên ba miền Bắc, Trung, Nam tương ứng với các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai.

Nền văn hóa Đông Sơn khu vực sông Hồng, sông Cả, sông Mã gắn với việc tìm thấy vật liệu đồng thau đã tác động lớn lao đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Những dấu ấn sâu đậm thời kì này để lại là các sản phẩm tinh xảo đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc như chiếc trống đồng Đông Sơn, ngoài ra còn nhiều loại nhạc cụ độc đáo, những huyền thoại, thần thoại mang tính sử thi…Người dân bấy giờ còn biết thờ thần Mặt trời nhằm cầu may cho mùa màng tốt tươi để đời sống được no ấm.

Văn hóa Sa Huỳnh kéo dài từ Bình Trị Thiên đến lưu vực sông Đồng Nai lại không lấy đồng làm nguyên liệu chính như văn hóa Đông Sơn mà thay vào đó, họ lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để phục vụ hiệu quả việc sản xuất nông nghiệp. Cư dân Sa Huỳnh còn biết dệt vải, đúc đồ gốm, làm trang sức bằng các vật liệu thiên nhiên, tạo ra một nền văn hóa tiến bộ.

Văn hóa Đồng Nai đặc trưng cho cư dân vùng Nam Bộ vốn gắn với sông nước và những miệt vườn. Nền văn hóa này coi đá là nguyên liệu chính để chế tác ra những công cụ sản xuất và cả đồ trang sức. Đời sống tín ngưỡng tuy chỉ dừng lại ở cấp độ “Bái vật giáo”, nhưng người dân vẫn tin vào thế giới khác ngoài thế giới hiện thực của con người. Họ sống vô tư, phóng khoáng, thẳng thắn và ít suy tư như các vùng miền khác.

Văn hóa Bắc thuộc: Sau 10 thế kỷ mất nước (179 trước CN-938), nhân dân ta dành lại độc lập mà vẫn không bị đồng hóa dân tộc. Thành công này có được là bởi sự cố kết cộng đồng bền chặt thành một thực thể quốc gia đạt đến trình độ văn minh, biết gìn giữ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa bên ngoài. Trong suốt thời kỳ này, Nho giáo, Đạo giáo, chữ Hán, nghề làm giấy, một số kỹ thuật nông nghiệp từ Trung Quốc cũng như Phật giáo và các kỹ thuật chế biến thủy tinh, hương liệu từ Ấn Độ đã truyền vào Việt Nam, góp phần đa dạng và phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.

39

Văn hóa Thăng Long: Đất nước bắt đầu thời kỳ độc lập, phát triển, nền văn hóa dân tộc cũng bước vào thời kỳ phục hưng với những thành tựu rực rỡ. Trong giai đoạn này, các di sản văn hóa cổ truyền được kế thừa và nâng cao một cách sáng tạo, điển hình là những hoạt động văn hóa dân gian như múa rối, đua thuyền, chọi vật, hát tuồng, hát chèo… đều phát triển mạnh mẽ. Giáo dục được chú trọng hơn, đặc biệt là sự ra đời của chữ Nôm đã để lại nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.

Thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX : Thời kỳ này Nho giáo vẫn được các vương triều coi là hệ tư tưởng chính thống nhưng Phật giáo cũng có phần phục hưng và Kito giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nét đặc sắc văn hóa giai đoạn này là sự trỗi dậy của văn hóa dân gian trong văn học, nghệ thuật và sinh hoạt làng xã. Tranh dân gian được coi là một sáng tạo độc đáo và nghệ thuật kiến trúc tạo hình cũng đóng góp cho di sản văn hóa dân tộc nhiều công trình giá trị. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.

Thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân: Nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp chính thức thống trị nước ta. Ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa phương Tây đã khiến bản sắc văn hóa Việt Nam có phần phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Năm 1945, cách mạng Tháng 8 thành công: Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước vào kỷ nguyên xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng đến năm 1955, đất nước bị chia cắt hai miền Nam- Bắc, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống lại Đế quốc Mỹ, văn hóa miền Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi lối sống của văn hóa phương Tây.

Năm 1975 đến nay: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cùng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước vẫn kiên định mục tiêu “Xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng rõ nét

40

cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia đang đặt đất nước trước thách thức giữ gìn và tiếp thu có chọn lọc nền văn minh của các nước bạn [6].

2.                 Đặc trƣng văn hóa Việt Nam

 

  1. Tín ngƣỡng – Tôn giáo

Nói đến tín ngưỡng của người Việt Nam, đầu tiên phải kể đến đạo thờ cúng tổ tiên được hình thành từ rất lâu đời và càng thêm sâu sắc sau 1000 năm Bắc thuộc. Tuy vậy, việc thờ cúng tổ tiên của người Việt không mang tính huyết thống như người Hán mà thể hiện việc ghi nhớ ơn nghĩa của người xưa, đúng như tinh thần của câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay ông cha vẫn thường nhắc nhở. Nét đặc biệt của tín ngưỡng này được thể hiện ở chỗ, mỗi làng Việt đều có đình Thờ Thành Hoàng để thờ các Thiên thần (các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp như mây, mưa, đất nước…) và Nhân thần (những người anh hùng dân tộc, có công khai cơ lập ấp).

Tôn giáo ở Việt Nam khá phong phú. Ngoài ba Tôn giáo chính là Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, ở Việt Nam còn có một số giáo phái khác như Công giáo Rôma, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Hồi giáo. Đặc điểm của Tôn giáo ở Việt Nam có khác so với ở các nước khác. Những vị Thần hay Phật mà người Việt thờ cúng không ở cao xa như một “lý trí tuyệt đối” siêu nhiên sinh ra loài người, cứu vớt loài người mà “sống” bên cạnh con người, làm nhiệm vụ “hộ quốc”, “bảo dân”. Người ta thờ Thần, thờ Phật trước hết vì cuộc sống trước mắt chứ không phải để cứu vớt linh hồn lên với chúa trời hay chính là vì hiện thế chứ không phải vì lai thế.

Người Việt không cuồng tín Tôn giáo như ở các nước khác. Các lớp tôn giáo và tín ngưỡng của gia đình, dòng họ cũng như làng xã, quốc gia hòa hợp nhau. Trường hợp một người hay một gia đình thờ tổ tiên, Thành Hoàng, cả Phật, Khổng Tử là không hiếm. Đây là điểm thể hiện sự hòa nhập Tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay, là sắc thái riêng chứng tỏ sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa dân tộc dưới tác động của các nền văn hóa nước ngoài.

2.2. Ngôn ngữ

41

Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp trọng yếu của người Việt kể từ thời kì dựng nước. Có thể nói, sự phát triển của tiếng Việt đã phản ánh một cách trung thực các thời kì lịch sử Việt Nam với những biến đổi về cả ba phương diện ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tiếng Việt ngày nay vẫn không ngừng biến đổi nhằm thích ứng với sự phát triển của thời đại mới. Có thể thấy rõ điều này qua ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Những thuật ngữ về khoa học – công nghệ ngày càng được sử dụng một cách phổ biến, phản ánh sự hòa nhịp của thế hệ trẻ với những đổi thay trong thời hiện đại.

Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy. Trong mối quan hệ này, ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt, còn tư duy là cái được biểu đạt. Cho nên, trong giao tiếp với người Việt, nếu người ngoại quốc không hiểu văn hóa giao tiếp của người Việt (phản ánh tư duy của người Việt) thì chắc chắn sẽ gặp những khó khăn rất lớn để hiểu đúng và đầy đủ vấn đề nêu ra thông qua cái biểu đạt là tiếng Việt ấy. Văn hóa giao tiếp của người Việt có những đặc điểm sau:

Người Việt thích giao tiếp và coi trọng việc giao tiếp: Đặc điểm này hình thành từ chính văn hóa nông nghiệp của nước ta. Cuộc sống phụ thuộc vào tự nhiên đã gắn bó các thành viên trong cộng đồng, khiến họ luôn có ý thức quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Họ hỏi han nhau khi gặp gỡ và lúc rảnh rỗi thì đến thăm nhau với sự đón tiếp nồng hậu, ấm áp nghĩa tình. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với người lạ, nhất là người nước ngoài, người Việt thường dè dặt, giữ kẽ hơn. Điều này có thể quy cho nếp sống khép kín trong cộng đồng, quen gắn bó với làng xã và những người thân quen từ xưa đến nay của người Việt.

Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Trong các mối quan hệ xã hội, người Việt Nam thường rất coi trọng hai chữ “tình nghĩa”, sống có trước có sau. Đối với người Việt, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, cho nên, trong công việc, yếu tố tình cảm thường có khả năng chi phối mạnh mẽ. Đây là một điểm khó thích nghi đối với những đồng nghiệp người nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây vì họ vốn quen sống tách bạch tình cảm và công việc.

42

Người Việt vốn trọng danh dự. Đối với người Việt, danh dự là kim chỉ nam của mọi hành động: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Tuy nhiên, việc quá coi trọng danh dự có thể khiến người Việt trở nên “sĩ diện”, không dám thừa nhận sự thiếu sót của mình và đặc biệt, rất sợ dư luận xã hội. Vì thế, sự thẳng thắn của người phương Tây nhiều khi khiến người Việt cảm thấy không thoải mái, thậm chí còn bị coi như một sự xúc phạm nếu những góp ý thẳng thừng đe dọa thể diện của họ trước những người khác. Hơn nữa, người Việt vốn ý tứ và tế nhị trong giao tiếp, cộng thêm tâm lý ưa hòa thuận nên thường nhường nhịn, đôi khi vì thế mà thiếu tính quyết đoán.

2.3. Nghệ thuật

Người Việt Nam từ xưa đã quen với lối sống cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên và luôn xem mình như một phần không thể tách rời của tự nhiên. Cách suy nghĩ này đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật Việt Nam, từ ẩm thực đến kiến trúc hay âm nhạc.

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú, không chỉ thay đổi theo mùa mà mỗi vùng cũng có những hương vị đặc trưng riêng. Nguyên liệu chế biến là các sản phẩm từ nông nghiệp trong đó rau quả chiếm vị trí ưu tiên nhất. Hương vị món ăn Việt khá hài hòa, không quá cay nóng như món ăn Thái, cũng không cầu kỳ như món ăn Trung Hoa. Việc phối hợp các loại gia vị và bố trí bữa ăn gia đình ấm cúng theo nguyên lý âm dương không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của mỗi người. Đây cũng là nét thú vị đối với người nước ngoài khi sang Việt Nam, tìm hiểu và thưởng thức những món ăn Việt với hương vị hòa quyện trong sự ấm áp của tình người.

Các công trình kiến trúc Việt Nam từ vật liệu đến phong cách, đều thể hiện sự thống nhất về triết lý hòa hợp với thiên nhiên. Những vật liệu sẵn có của tự nhiên như mây, tre, nứa, gỗ, đá… đã làm nên những nếp nhà dân gian mộc mạc, những cung đình đẹp đẽ hay các công trình tín ngưỡng tâm linh. Kiến trúc Việt không đồ sộ, nguy nga như các công trình kiến trúc Trung Hoa, cũng không phải là kiểu kiến trúc đóng như ở các nước phương Tây mà khiêm tốn, chừng mực – lối kiến trúc mở,

43

ưa sự thông thoáng, hòa lẫn với cây xanh, mặt nước, hướng đến sự cân bằng sinh thái khoa học. Trong kiến trúc Việt Nam, phong thủy được đặc biệt coi trọng. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước, long mạch… Vì thế mà khi xây nhà ở, người Việt luôn chú ý về mặt địa lý, địa thế, thường chọn hướng nam thoáng mát, tránh hướng tây nóng, bắc lạnh. Các ngôi nhà thôn quê thường có vườn cây, ao nước hay hàng cau trước nhà. Các công trình lớn như đền, chùa, lăng tẩm…thì thường được đặt ở những nơi có đồi, núi, sông, hồ, cao trên thấp dưới, nhiều tầng sinh thái, là nơi hội tụ khí thiêng đất trời. Còn biểu trưng của làng quê Việt là những Đình làng thì bao giờ cũng được đặt ở những vị trí thoáng rộng, với cây đa, bến nước, sân đình, tiêu biểu cho lối sống cộng đồng hòa hợp thiên nhiên vốn đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam.

2.4. Phong tục tập quán

  • dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam cấu thành nên một nền văn hóa đa dạng với những phong tục tập quán đặc sắc. Những phong tục tập quán này hiện diện ngay trong chính cuộc sống hàng ngày của mỗi người, từ giao thiệp

đến lễ tết, cưới hỏi, tang lễ, cúng giỗ…

Người Việt rất coi trọng những phong tục tập quán của mình. Thái độ “kính trên nhường dưới” là một phép tắc lớn được chú trọng trong giao tiếp của người Việt. Các sự kiện lớn của đời người như cưới hỏi, ma chay luôn được tổ chức trang trọng theo những thể thức có từ ngàn xưa. Một thời điểm nữa rất quan trọng trong năm đó là Tết Nguyên Đán. Đây là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, là dịp để mọi người Việt Nam đoàn tụ gia đình, tri âm tổ tiên, thăm hỏi bạn bè khắp nơi để thắt chặt thêm tình cảm… Ngoài ra còn rất nhiều ngày lễ, hội khác làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần người Việt Nam.

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần hiểu nét phong tục này để có sự thông cảm và sắp xếp hợp lý, sao cho không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa Việt.

2.5. Giáo dục

44

Một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và thịnh vượng của một quốc gia chính là ở tiềm lực con người mà yếu tố quyết định tiềm lực ấy chính là giáo dục – giáo dục của gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Việt Nam được nhiều người biết đến với một nguồn nhân lực dồi dào, có tinh thần ham học và tư chất thông minh. Điều đáng mừng là đa phần các bậc phụ huynh đều nhận thức được sự quan trọng của việc nâng cao kiến thức cho con em mình, họ luôn nỗ lực để đem đến cho con em mình những điều kiện học tập tốt nhất. Không ít học sinh, sinh viên Việt Nam đạt được những thành tích xuất sắc ở các trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Đó là một thực tế đáng tự hào.

Tuy vậy, những vấn đề bất cập trong giáo dục Việt Nam đang trở thành tâm điểm của xã hội những năm gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam đã gặp không ít thách thức trong việc tìm kiếm những lao động có kiến thức và kĩ năng

  • đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc. Thực tế này khiến người ta không khỏi nghĩ đến phương pháp đào tạo của Giáo dục Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đang không tìm được việc làm. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân lực L&A cho biết: “Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc”, theo ý kiến của bà Lệ, chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt là các kỹ năng mềm như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc nhóm…[19]. Điều này giải thích tại sao các nhà tuyển dụng ở Việt Nam phải bỏ ra không ít thời gian và công sức để tìm lao động thích hợp và đào tạo họ mọi mặt về chuyên môn.

III. Những rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

1. Nhìn nhận chung về ảnh hƣởng của văn hóa Việt Nam đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Để có những kết luận chính xác về những ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần nhìn nhận vấn đề này từ cả hai góc độ: các nhà đầu từ nước ngoài và những người Việt có kinh nghiệm làm việc với các nhà

45

đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Qua quá trình khảo sát, người viết đề xuất một số đánh giá chung về rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như sau:

1.1. Từ góc độ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam đều nhìn nhận rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng, hứa hẹn mang lại những cơ hội đầu tư lớn. Tuy vậy, họ cũng thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhân tố gây cản trở quá trình đầu tư, trong đó những bất đồng về văn hóa là một rào cản đáng kể bên cạnh những khó khăn về cơ sở hạ tầng hay hệ thống pháp luật.

Trong số những trở ngại về văn hóa thì ngôn ngữ được xem là yếu tố gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là với những nhà đầu tư Châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Do người lao động Việt Nam chưa có trang bị tốt về tiếng Hàn cũng như tiếng Nhật, trong khi đó các nhà đầu tư đến từ các quốc gia này lại không thành thạo tiếng Anh và hầu như không biết tiếng Việt nên việc giao tiếp gặp rất nhiều khó khăn. Tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ trung gian giữa người Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng do cả hai bên đều chưa “hoàn toàn làm chủ” ngôn ngữ thứ hai này nên những bất đồng, gây nên sự hiểu lầm hay không hiểu là điều khó tránh.

Sau rào cản về ngôn ngữ là những cản trở đáng kể về khác biệt văn hóa doanh nghiệp, văn hóa người lao động, thị hiếu tiêu dùng và lối tư duy. Một số nhà đầu tư Hàn Quốc phàn nàn về thái độ làm việc thiếu nhiệt tình, thiếu nhất quán của lao động Việt, cũng có nhà đầu tư phương Tây gặp khó khăn vì lao động thiếu sự sáng tạo và khả năng làm việc độc lập, tính trọng mối quan hệ trong công việc cũng là một thách thức đối với họ.

1.2. Từ góc độ ngƣời Việt Nam có kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

Người viết đã tiến hành điều tra ý kiến của 40 cá nhân có kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài trên cả ba miền đất nước và nhận được 73% câu

46

trả lời xác nhận sự có mặt của rào cản này văn hóa trong số các rào cản thường gặp khác đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam. Tuy số lượng điều tra không nhiều, nhưng những thông tin thu thập được cũng phần nào khẳng định được tác động của những khác biệt văn hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ở Việt Nam.[Phụ lục]

Cũng từ khảo sát này, người viết thu được ý kiến đánh giá về các yếu tố rào cản văn hóa, trong đó yếu tố rào cản do khác biệt về tư duy được đề cập đến nhiều nhất, tiếp đến là rào cản do khác biệt về văn hóa doanh nghi

ệp, văn hóa người lao động, thị hiếu tiêu dùng và ngôn ngữ.

Møc ¶nh h-ëng cña mét sè rµo c¶n

v¨n hãa ViÖt Nam

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Rµo c¶n vÒ ng«n

ng÷

Rµo c¶n vÒ t- duy

Rµo c¶n vÒ thÞ hiÕu Rµo c¶n vÒ v¨n hãa Rµo c¶n vÒ v¨n hãa

tiªu dïng              doanh nghiÖp      ng-êi lao ®éng

Trong những năm gần đây, các công ty Việt Nam thường đưa ra tiêu chí tuyển dụng khắt khe, yêu cầu ứng viên phải sử dụng tiếng Anh để viết đơn xin việc, thông tin bản thân và trả lời các cuộc phỏng vấn. Vì thế, người lao động ý thức cao hơn về vai trò của việc học ngoại ngữ, trình độ ngoại ngữ nhìn chung cũng được cải thiện. Điều này lý giải tại sao trên quan điểm người Việt Nam, rào cản ngôn ngữ không phải là cản trở lớn nhất. Theo điều tra này, cách tư duy mới là trở ngại đáng kể. Cách tư duy là yếu tố khó thay đổi và khác nhau sẽ dẫn đến những hành động khác nhau.

Các đối tượng điều tra có kinh nghiệm làm việc với nhà đầu tư đến từ Châu Á (chiếm đa số – 83.8%), Châu Âu (40.5%), Châu Mỹ (37.8%) và một số Châu lục

47

khác (2.7%). Một điều ngạc nhiên là đến 72.2% trong số đối tượng điều tra cho biết họ thực sự thích làm việc với các đối tác đến từ Châu Âu, tiếp theo là Châu Mỹ chiếm 58.3% trong khi Châu Á chỉ chiếm 27.8%%. Phần lớn người được hỏi đều đưa ra lý do là những đối tác Châu Âu và Châu Mỹ thường cởi mở, lịch sự, môi trường làm việc thông thoáng, chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ tốt. Một số thích làm việc với người Châu Á vì sự cách biệt văn hóa có phần ít hơn, do đó, họ biết thông cảm hơn cho các đồng nghiệp của mình, nhất là những đồng nghiệp nữ.

2.Một số rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

 

  1. Rào cản do khác biệt về ngôn ngữ

Bất đồng ngôn ngữ lời nói

Khó khăn trong sử dụng từ ngữ: Tiếng Anh là phương tiện chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp giữa người Việt Nam và các đối tác nước ngoài hiện nay.Bên cạnh đó, tiếng Nhật, Trung, Hàn cũng đang ngày càng phổ biến. Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam đều gặp những khó khăn trong việc trao đổi thông tin với người Việt do không hiểu tiếng nói của nhau. Trong một cuộc hội đàm về chính sách giữa Bộ Thông Tin và Truyền thông với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin hai nước Việt Nam – Nhật Bản diễn ra cuối năm 2007, đông đảo đại diện các doanh nghiệp nhận định tiềm năng hợp tác Công nghệ thông tin Việt – Nhật là rất lớn nhưng các doanh nghiệp lại đang trong tình trạng khan hiếm về nhân lực biết ngoại ngữ. Tổng Giám đốc công ty FCG Việt Nam cho rằng, có tới 80% nhân lực gia công phần mềm Nhật Bản là người Trung Quốc, ngay cả khi đang hoạt động tại Việt Nam [20].

Nguyên nhân:

Nguyên nhân đầu tiên là do trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn khá thấp. Trong khi đó, các quốc gia sử dụng tiếng Anh lại có xu hướng không học thêm một ngoại ngữ nào khác.

Bên cạnh tiếng Anh, trình độ tiếng Nhật, Trung, Hàn và các thứ tiếng khác của lao động Việt Nam cũng chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Giao dịch bằng

48

tiếng Anh với nhà đầu tư Nhật Bản và Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn vì họ ít sử dụng tiếng Anh, thường đòi hỏi nhân viên phải biết sử dụng ngôn ngữ quốc gia mình.

Khác biệt về phong cách giao tiếp: Không chỉ ngôn ngữ bất đồng vản trở giao tiếp mà những khác biệt về phong cách giao tiếp cũng gây ra những hiểu lầm. Người Việt thường cho rằng người phương Tây nói nhiều trong khi đó người phương Tây lại thấy người Việt quá kín đáo, như thể đang che dấu điều gì. Nhiều trường hợp người Việt làm họ ngạc nhiên và khó hiểu với kiểu nói một đường nhưng lại nghĩ hay làm một nẻo. Người phương Tây đưa ra một số lý giải từ kinh nghiệm tiếp xúc với người Việt như sau: Khi người Việt Nam nói “Thật là một ý tưởng thú vị”, thì nên nghĩ câu này có nghĩa “Tôi không đồng tình lắm”/ “Chúng ta cần thảo luận thêm”/ “Bạn nhầm rồi”/ “Tôi không thích ý tưởng này lắm”. Hoặc khi nghe câu “Lời đề nghị này xứng đáng được xem xét kĩ hơn” thì phải hiểu là “Xin hãy đưa ra một đề nghị khác”/ “Tôi là một chuyên gia về lĩnh vực này nhưng vì lịch sự mà tôi không nói ra thôi” [16].

Nguyên nhân:

Việt Nam được xếp vào nhóm những nền văn hóa “Ngữ cảnh cao” [15], là nền văn hóa mà ở đó, con người thường chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp (bao gồm người đối diện hay hoàn cảnh diễn ra giao tiếp) hơn là những từ ngữ trực tiếp và rõ ràng để truyền đạt thông tin. Vì vậy phần lớn nội dung muốn diễn đạt thường ẩn sau lời nói và thái độ chứ không phải thuần túy ở từ ngữ như ở các nước phương Tây vốn thuộc nền văn hóa “Ngữ cảnh thấp”.

Bất đồng trong cách thể hiện tình cảm và phép lịch sự: Người Việt thường tỏ ra nghi ngại sự thật lòng của người Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc bởi họ luôn sẵn sàng lời khen ngợi cũng như câu nói “xin lỗi” và “cảm ơn”, Trong khi đó, nhiều trường hợp người phương Tây đánh giá người Việt bất lịch sự vì hiếm khi họ khen ngợi điều gì hay nói lời “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”.

Nguyên nhân:

49

Lý do đầu tiên là người phương Tây được giáo dục từ nhỏ về cách thể hiện tình cảm và thái độ lịch sự qua lời “cảm ơn” hay “xin lỗi”. Đối với họ, khen ngợi là một cách bày tỏ sự quan tâm của mình đến người được khen.

Thứ hai, người Việt Nam coi trọng sự tế nhị trong giao tiếp và ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng. Thay vì nói lời “cảm ơn” hay “xin lỗi”, họ biểu hiện bằng ngôn ngữ không lời như ánh mắt, nụ cười. Họ e dè khi khen ngợi để tránh trường hợp đối phương hiểu lầm ý tốt của mình.

Khác biệt trong chào hỏi và đưa ra lời khuyên: Văn hóa mỗi vùng miền thể hiện trong từng cử chỉ giao tiếp hàng ngày, từ lời chào đến câu khuyên nhủ. Người Việt hay chào nhau bằng những câu như “Anh đi đâu đấy”, “Chị ăn cơm chưa”. Nếu mối quan hệ thân thiết họ thường dặn dò nhau “Nhớ ăn uống cẩn thận, đi chơi về sớm”, “Đừng…” hay “Nên…”. Trong khi đó, người phương Tây thường chào hỏi bằng những câu rất chung như “chào buổi sáng” “chúc ngủ ngon” và đưa ra lời khuyên trong sự giả định “Nếu là tôi thì tôi sẽ…”, “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu…”. Cách chào của người Việt khiến người phương Tây cảm thấy như đang bị xâm phạm đời tư và những lời khuyên có thể được hiểu thành sự ép buộc, tệ hơn có thể mang nghĩa “giáo huấn” hay “lên lớp”.

Nguyên nhân:

Người Việt Nam có nếp sống tập thể, gắn bó cộng đồng, vì vậy họ thường thể hiện sự quan tâm đến nhau bằng những câu hỏi hay dặn dò thân mật. Nhiều trường hợp câu hỏi chỉ đơn giản là một lời chào, không cần câu trả lời của đối phương.

Trái lại, người phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân. Vấn đề riêng tư của họ là bất khả xâm phạm. Những câu chào của người Việt chỉ thuần túy xã giao thế nhưng người phương Tây coi đó là những câu hỏi, vì thế họ rất không thoải mái khi phải trả lời.

Bất đồng ngôn ngữ không lời

Hệ thống các phương tiện phi ngôn ngữ của người Việt rất phong phú và ý nghĩa của nó thay đổi theo ngữ cảnh người thể hiện. Nhiều người nước ngoài đến

50

Việt Nam đã không thể lý giải nổi sự đa nghĩa của hệ thống ngôn ngữ đặc biệt này. Neil Jamieson trong cuốn “Understanding Vietnam” đã kể một câu chuyện như sau: Một nhà quản lý người Mỹ đang quát mắng một lao động Việt Nam vì anh ta đã gây ra một lỗi lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Người lao động này im lặng và lắng nghe một cách kiên nhẫn. Khi người quản lý kết thúc, anh ấy đã mỉm cười thật tươi. Hành động này khiến người quản lý hết sức sửng sốt. Ông ta mong đợi một lời thừa nhận lỗi lầm hoặc một sự phản kháng, bào chữa nào đó chứ không phải là sự im lặng tuyệt đối và nụ cười này. Ông không kìm được cơn giận và quay đi với suy nghĩ rằng người lao động kia đang chế giễu ông, coi thường ông [17,90].

Nguyên nhân:

  • Việt Nam, một nụ cười có thể mang rất nhiều ý nghĩa. Nụ cười thể hiện sự đồng ý, đôi khi thay cho lời chào, câu xin lỗi hay lời cảm ơn, cũng có khi để che đậy sự

bối rối, mất tự tin và cũng có trường hợp thể hiện sự không đồng tình hoặc nhằm dấu đi sự giận dữ… Trong khi đó, với đa số các nước phương Tây thì nó chỉ là cách thể hiện niềm vui, sự hài lòng, đôi khi là sự giễu cợt. Chính sự khác biệt này đã dẫn đến hiểu lầm trong câu truyện trên. Nụ cười của người lao động là nụ cười che dấu sự bối rối, biết lỗi, và chấp nhận sửa lỗi, hoàn toàn không có ý giễu cợt hay coi thường người quản lý.

2.2. Rào cản do khác biệt về tƣ duy

Khác biệt trong cách giải quyết vấn đề: Cách suy nghĩ và hành động của mỗi người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lối tư duy. Nhiều người nước ngoài cho rằng, cách giải quyết vấn đề của người Việt nhiều khi rất phiến diện, chỉ dựa vào cảm giác hay đánh giá chủ quan cũng có thể đưa ra quyết định, dẫn đến không tránh khỏi sai lầm. Người Việt lại cho rằng cách ứng xử của người phương Tây quá cứng nhắc, nhiều khi không cân nhắc đến hoàn cảnh riêng của các đồng nghiệp Việt Nam.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân lý giải sự khác biệt trong cách suy nghĩ, hành động này chính là lối tư duy. Tư duy phương Tây là lối tư duy logic, các đánh giá đều dựa trên số liệu

51

khách quan hoặc những nghiên cứu khoa học thực tiễn, ít khi cân nhắc đến tình cảm cá nhân.

Ngược lại, tư duy truyền thống Việt Nam lại coi trọng tình cảm. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, chữ “tình” bao giờ cũng được đặt lên trên hết. Nếu như ở phương Tây, “tình” phải phục tùng “lý” hoặc ít nhất cũng không thể trái ngược với “lý”, thì đối với người Việt, đặc biệt trong mối quan hệ đối tác làm ăn với nhau, “lý” sẽ không đủ tin hay chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa nữa nếu tiêu chuẩn “tình” không được đảm bảo.

Bất đồng do lối tư duy nông nghiệp: Người Việt có tầm nhìn ngắn hạn, đôi khi chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không có những hoạch định lâu dài, thích ổn định và rất e ngại rủi ro. Điều này cũng được phản ánh qua chỉ số về tính cẩn trọng cao trong mô hình nghiên cứu của Hofstede. Đây là một trở ngại đáng kể trong việc lên những kế hoạch hoặc sách lược lâu dài cho một dự án kinh doanh.

Nguyên nhân:

Lối tư duy nông nghiệp này bắt nguồn từ truyền thống nông nghiệp từ lâu đời cùng với lối sống định canh định cư của người Việt Nam. Cuộc sống của họ phụ thuộc các mùa vụ, được sắp xếp theo trình tự thời gian. Nếu trời cho “mưa nắng thuận hòa” thì cuộc sống sẽ được no ấm. Chính bởi cuộc sống phụ thuộc vào thời tiết, mùa màng, nên người Việt có tâm lý “được đến đâu hay đến đấy”, ít khi có kế hoạch cho tương lai lâu dài. Lối sống định cư khiến người Việt quen với sự ổn định, rất e ngại thay đổi và sợ rủi ro.

2.3. Rào cản do khác biệt về thị hiếu tiêu dùng

Khó khăn do thị hiếu thị trương đa dạng: Sự phong phú về thị hiếu tiêu dùng giữa các bộ phận dân cư ở Việt Nam khiến cho các nhà đầu tư phải không ngừng cập nhật thị trường và điều chỉnh các chính sách sản phẩm sao cho phù hợp từng địa phương và từng thời kì để chinh phục thị trường đa dạng và dễ thay đổi về thị hiếu tiêu dùng này.

52

Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu sự khác biệt vùng miền của người tiêu dùng miền Bắc (tiêu điểm là Hà Nội) và người tiêu dùng miền Nam (tiêu điểm là Tp Hồ Chí Minh). Kết quả được đưa ra trong cuộc hội thảo diễn ra ngày 19-06-2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự có mặt của gần 350 đại diện các doanh nghiệp đã cho thấy rằng, văn hóa khác nhau cùng với một số yếu tố riêng về lịch sử và kinh tế đã gây ra sự khác biệt trong thái độ đối với thương hiệu, thói quen, phong cách và sự tự tin trong tiêu dùng của người dân ở hai miền, từ đó quyết định hành vi tiêu dùng của họ [23].

Nghiên cứu của Nielsen thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 2009 ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam đã chỉ ra đặc tính chi phối thị hiếu tiêu dùng chủ yếu ở hai miền đó là Tính cá nhân – cái Tôi và Tính tập thể – chúng ta. Thiên hướng „Tôi” chiếm đa số ở Tp Hồ Chí Minh, thể hiện ở việc quyết định tiêu dùng dựa trên nhu cầu và mong muốn của bản thân và ít bị tác động bởi ý kiến của người khác, không chạy theo số đông. Ngược lại, xu hướng “chúng ta” lại chiếm đa số ở Hà Nội. Người tiêu dùng ở thị trường này thường lắng nghe ý kiến của bạn bè và những người xung quanh, định kiến xã hội cũng chi phối họ trong việc đưa ra quyết định tiêu dùng. Tuy vậy, họ lại là đối tượng khá phức tạp, vừa muốn gây sự chú ý và nổi bật giữa đám đông, vừa không muốn phá vỡ những quy tắc chuẩn mực xã hội. Một nét khác biệt đáng kể nữa là quan điểm đối với nguồn chi tiêu của người dân hai miền. Người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh có thể tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được, và để đắp bù cho khoản vượt trội này, họ sẵn sàng vay mượn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Họ là những người sống cho hiện tại và ít lo cho tương lai. Trong khi đó, 57% người Hà Nội cho biết họ sẽ không đi vay ở tổ chức tài chính nào cho mục đích chi tiêu của mình, đa số họ coi việc vay mượn tiền hay bị phụ thuộc tài chính là một sự “mất mặt”. Tuy nhiên, một điều gần như là trái ngược với tư tưởng tiết kiệm này là sở thích sắm hàng hiệu, hàng cao cấp chủ yếu là các mặt hàng như điện thoại di động hay mỹ phẩm. Phần đông người Hà Nội cho rằng những sản phẩm này sẽ có tính bền cao hơn chứ không chỉ để khẳng định đẳng cấp của người dùng. Điểm này lại khác với xu hướng “tiêu dùng nhanh” của người dân Tp Hồ Chí Minh, họ sẽ mua cái họ thấy cần lúc đó và dù họ vẫn thích hàng cao cấp

53

nhưng đến 48% cho rằng những thứ đó chỉ dành cho người thích khoe khoang và gây sự chú ý. Với họ, việc mua những thứ cần mới là điều quan trọng.

Nguyên nhân:

Với điều kiện kinh tế nghèo nàn trước đây, người dân Việt Nam rất đề cao lối sống tiết kiệm và tư tưởng “ăn chắc, mặc bền”, dẫn đến yêu cầu về mẫu mã hàng hóa đơn giản, chi tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu lớn nhất là ăn, tiếp đến mới là mặc và ở, việc đi lại và các nhu cầu khác hầu như không được chú ý tới. Thị trường Việt Nam thời gian này không phải là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhưng trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, điều kiện vật chất được cải thiện khiến cho nhu cầu cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân thay đổi đáng kể. Thêm vào đó là sự tiếp xúc ngày càng rộng rãi với xã hội bên ngoài đã hình thành những nét mới trong phong cách cũng như sở thích tiêu dùng của người dân.

Người Việt lại có tâm lý cộng đồng, đa phần quyết định của họ bị chi phối bởi ý kiến của người xung quanh. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa hai thành phố lớn lại có nhiều điểm khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, địa lý…từ đó quy định những nét đặc trưng về con người mỗi địa phương.

2.4. Rào cản do khác biệt về văn hóa kinh doanh

Bất đồng về phong cách kinh doanh: Một trong những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh Việt Nam là sự coi trọng các mối quan hệ, đặc điểm này khá tương đồng với các nước Châu Á khác nhưng lại là một bất đồng đối với các nước phương Tây. Một cuộc điều tra về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh tiến hành trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ mã số B99-21 đã đưa ra số liệu thống kê như sau: có đến 53% doanh nghiệp chọn cách làm quen đối tác qua sự giới thiệu của bên thứ ba, 51,22% qua phòng Thương mại, sau đó là các hình thức khác như qua Hội chợ triển lãm, quảng cáo, thương vụ, internet. Nhưng thứ tự này ngược lại ở Mỹ, hình thức qua phòng Thương mại chiếm 76,19% còn qua người thứ ba chỉ chiếm 57,14% [1,122].

Nguyên nhân:

54

Người Việt có lối sống cộng đồng, rất coi trọng mối quan hệ. Tâm lý này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách cư xử hàng ngày cũng như trong công việc của người Việt Nam. Nếu không có được sự tin tưởng lẫn nhau thì họ khó đi đến việc hợp tác làm ăn. Vì vậy,sự giới thiệu của một bên thứ ba nào đó sẽ giúp họ loại bỏ những lo ngại về đối tác.

Rào cản văn hóa kinh doanh khu vực hành chính công: Nhà đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục, xin giấy phép cho dự án do hệ thống thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp, thêm vào đó là thái độ thiếu hợp tác của nhân viên.

Báo Đại Đoàn kết số ra ngày 25-12-2009 đã trích lời ông Ichikawa Kazuya, Giám đốc công ty Chubu-Rika bức xúc: “Việc khai thuế hải quan mất nhiều thời gian, nhanh nhất là 2 ngày, nếu có sự cố gì thì hàng hóa của chúng tôi phải chôn chân hơn 1 tuần. So với chính sách thủ tục hải quan của Singapore thì Việt Nam cần phải đơn giản hóa thủ tục rất nhiều, vì Singapore làm thủ tục hải quan chỉ mất 10 phút”. Chỉ đơn cử là việc xin giấy phép, mỗi lĩnh vực có quy định những loại giấy phép riêng, có lĩnh vực phải xin 4 – 5 giấy phép khác nhau từ các cơ quan khác nhau, nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi. Nhiều dự án kinh doanh bị hủy bỏ vì vướng mắc trong khâu thủ tục này.

Nguyên nhân:

Có thể nói rằng, hệ thống thủ tục hành chính của Việt Nam còn quá rườm rà so với các nước trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung, nhiều địa phương tự đặt ra những loại giấy phép không thực sự cần thiết khiến cho quy trình hành chính trở nên phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, chất lượng nhân sự khu vực hành chính còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra thủ tục, cấp phép cũng chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, khâu xử lý còn chậm.

Khác biệt về văn hóa đàm phán: Nhiều đối tác phương Tây cho rằng, trong đàm phán, người Việt Nam hay rườm rà, vòng vo, khó hiểu, ít đi thẳng vào vấn đề, chậm đưa ra quyết định và thường che dấu cảm xúc. Người Việt Nam thì nhận xét, các đối tác phương Tây đôi khi thiếu tế nhị, luôn muốn đi thẳng vào vấn đề và thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn.

55

Người Việt Nam rất cẩn trọng khi nói “có” hoặc “không”. Một số người nước ngoài có kinh nghiệm tiếp xúc với người Việt đã nhận định rằng: khi người Việt nói “vâng” thì chỉ nên hiểu là “vâng, tôi đang nghe”, đừng nhầm tưởng đó là sự đồng ý. Và họ hiếm khi nói “không” mà thay vào đó là các câu kiểu như “vấn đề này khá phức tạp” hay “việc này hơi khó”, “chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này”. Một điểm khác biệt nữa là người Âu – Mỹ thường không ngại bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài trong khi người Việt có xu hướng kiềm chế cảm xúc, che dấu sự bối rối hay không hài lòng của mình bằng các cử chỉ im lặng hay cười. Một thương nhân Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong đàm phán thương mại quốc tế đã đưa ra những đặc điểm khác biệt cơ bản trong đàm phán giữa người Việt Nam và người phương Tây như sau [17,118]:

Người Việt Nam Người phương Tây
   
Chú trọng mối quan hệ Chú trọng các quy tắc, điều luật
Hợp đồng có thể thay đổi Hợp đồng có tính luật pháp bắt buộc
Tin tưởng vào đối tác và mong đợi vào Tin tưởng vào hợp đồng hoặc lời nói
sự thay đổi thỏa thuận khi cần của đối phương
Có nhiều quan điểm trên một vấn đề Chỉ có một sự thật duy nhất
Quyết định mang tính tập thể Quyết định mang tính cá nhân
Đưa ra quyết định được đưa ra bởi tổ Quyết định được đưa ra ngay lập tức
chức hay một người khác  
Thành tích là của tập thể Thành tích là của cá nhân
Các cá nhân không thể hiện suy nghĩ Các cá nhân bày tỏ suy nghĩ và cảm
hay cảm xúc của mình xúc bằng ngôn ngữ lời hoặc không lời
Chỉ thể hiện sự căng thẳng qua thái độ Dễ dàng tỏ ra căng thẳng
một cách vô tình Những cuộc thảo luận sôi nổi hoặc
Cảm xúc được kiềm chế nóng nảy là bình thường
Xã hội ngữ cảnh cao Xã hội ngữ cảnh thấp
Tính cẩn trọng cao Tính cẩn trọng thấp
Hệ thống pháp luật thiếu ổn định, không Hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng
rõ ràng  
   

56

Nguyên nhân:

Người Việt coi trọng mối quan hệ, họ sẽ chỉ đi đến thỏa thuận khi có niềm tin vào đối tác. Trong khi đó đối tác phương Tây coi hiệu quả công việc mới là điều quan trọng. Tình cảm riêng tư không có chỗ trong công việc.

Một lý do nữa đó là sự ưa chuộng hòa khí trong lối sống của người Việt. Họ luôn tránh nói những từ mang nghĩa phủ định hay từ chối thẳng thừng vì sợ làm đối phương mất mặt, cuộc tiếp xúc có thể trở nên căng thẳng. Do vậy, họ lựa chọn lối nói vòng vo và biểu hiện nhiều qua ngôn ngữ không lời. Trái lại, người phương Tây tư duy thẳng, nghĩ sao nói vậy, ít che đậy cảm xúc. Nhiều khi họ ít quan tâm đến thái độ người đối diện và gặp khó khăn trong việc tìm hiểu ý nghĩa ngôn ngữ không lời đó.

Đặc điểm về cách quản lý của người Việt cũng có nhiều khác biệt. Đại diện được cử đi đàm phán bên phía Việt Nam thường không nắm toàn quyền quyết định, vì thế, họ phải thông báo cho người quản lý để xin ý kiến cuối cùng. Ngược lại, phía đối tác nước ngoài một khi đã cử đại diện đàm phán thì họ cũng giao cho người đó toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan.

Bất đồng trong quan niệm về giờ giấc: Người Việt Nam thường đến chậm trong các cuộc hẹn, giờ làm, và cả trong việc giao hàng. Trong khi đó, người nước ngoài thường đến đúng giờ.

Nguyên nhân:

Đầu tiên là do cách tư duy khác nhau: Người Việt coi giờ hẹn là giờ xuất phát còn người nước ngoài coi giờ hẹn là giờ đến nơi.

Bên cạnh sự khác nhau về tư duy, tác phong làm việc của có nhiều điểm khác biệt: Người Việt có tác phong nông nghiệp còn người nước ngoài có tác phong công nghiệp.

2.5. Rào cản do khác biệt về văn hóa ngƣời lao động

57

Khó khăn do trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của người lao động Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực, khả năng sáng tạo và độc lập trong công việc cũng có nhiều hạn chế. Đặc biệt, các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm của người lao động Việt Nam rất kém. Nhiều ý kiến cho rằng, người Việt làm việc một mình thì hiệu quả, hai người thì bắt đầu kém hiệu quả và ba người thì hỏng việc. Trong khi đó, nhiều công việc hiện nay yêu cầu sự hợp tác rất cao. Các cá nhân hoạt động riêng rẽ tốt nhưng hợp tác kém hiệu quả thì rất khó để hoàn thành tốt công việc.

Nguyên nhân:

Chương trình giáo dục Việt Nam hiện nay chưa thực sự chú trọng phát triển kỹ năng nghiệp vụ cho học viên. Số lượng các trường đại học được trang bị tốt về điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy còn rất ít ỏi.

Thêm vào đó, mức sống của người dân trên cả nước đã được cải thiện nhưng chưa thật đồng đều. Một bộ phận lớn người dân còn nghèo, đã hạn chế cơ hội được học tập tốt của thế hệ trẻ trong những gia đình đó.

Thái độ làm việc chưa đúng đắn: Tâm lý “nhảy việc” phổ biến trong lao động trẻ hiện nay đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả khảo sát của Báo Người Lao động triển khai từ tháng 4 năm 2008 với sự tham gia của 655 người đang đi tìm việc, trong đó có 445 ứng viên đã từng đi làm cho thấy, 35 % trong 445 ứng viên nghỉ việc chuyển đổi nơi làm chỉ sau dưới một năm, 39% nghỉ việc sau từ một đến hai năm và 26% sau ba năm.

Nguyên nhân:

Do môi trường làm việc của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu người lao động (lương, thưởng, các chế độ phúc lợi xã hội) khiến cho họ có xu hướng đi tìm một việc làm mới sau một thời gian ngắn.

Hơn nữa, khá nhiều người lao động trẻ hiện nay chưa có định hướng nghề nghiệp đúng đắn ngay từ đầu, chưa tìm thấy điểm mạnh của mình để phát huy, họ

58

muốn đi làm nhanh chóng để có thu nhập nên nhiều khi lựa chọn công việc không phù hợp.

Một nguyên nhân sâu xa nữa là vấn đề nhận thức của người lao động. Họ vẫn chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc cũng như cộng đồng mà họ đang gắn bó. Tâm lý sẵn sàng đổi việc vì thế cũng rất phổ biến.

Tình cảm chi phối công việc: Người lao động Việt Nam nhiều khi vì tình cảm mà họ che dấu sai phạm của nhau,“chín bỏ làm mười” và rất ít người có ý thức phê bình và tự phê bình. Ngay cả khi người quản lý khuyến khích phát biểu ý kiến thì cũng phần đông họ vẫn dấu những khúc mắc hay không đồng tình trong lòng, vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tình cảm nội bộ cũng như quyền lợi riêng tư. Vẫn còn nhiều trường hợp phân chia, phe cánh trong nội bộ nhân viên khiến cho sự phối hợp công việc gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn bị trì trệ.

Nguyên nhân:

Lối sống quá coi trọng tình cảm khiến cho họ e ngại nói ra những khiếm khuyết của đồng nghiệp. Và lòng tự trọng cao cũng hạn chế sự tự phê của mỗi người. Điều này giải thích vì sao người Việt ít hỏi, ngay cả khi không hiểu hoặc mơ hồ về một vấn đề nào đó.

Phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp cũng là một yếu tố chi phối hiệu quả công việc của lao động Việt Nam.

IV. Một số trƣờng hợp khó khăn và thất bại của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam do rào cản văn hóa gây ra

1. Bất đồng ngôn ngữ giữa quản lý ngƣời Hàn Quốc và công nhân Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau. Người ta có thể khắc phục rào cản này bằng việc học ngoại ngữ hoặc sử dụng người phiên dịch. Ở các nhà máy xí nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trình độ ngoại ngữ của công nhân còn rất hạn chế, các đốc công hay quản lý dây chuyền là người nước ngoài hầu như không thạo tiếng Việt và người phiên dịch thì lại không túc trực ở đó. Vì vậy, khi có vấn đề nảy sinh

59

giữa quản lý và công nhân thì rất khó để hai bên có thể trao đổi, bày tỏ ý kiến với nhau, dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Về vấn đề này, người viết đưa ra một sự việc có thật diễn ra ở nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin (Khánh Hòa). Ông Choi Gyu Ha, người Hàn Quốc, giữ chức Phó phòng Tổng vụ, đã quyết định sa thải 2 công nhân vì lý do thiếu nghiêm túc trong quá trình làm việc. Thực tế sự việc này diễn ra như sau. Trong quá trình làm việc, nhận thấy máy bị hỏng, 4 công nhân phải ngưng làm và chờ sửa chữa. Trong thời gian này, họ đã trao đổi qua lại và cười với nhau. Người quản lý Hàn Quốc coi đó là hành động không nghiêm chỉnh trong giờ làm việc, kết hợp với việc 2 công nhân trong số đó đã từng bị khiển trách năm trước vì ngủ trưa dậy muộn

  • phút (dù sau đó họ đã rút kinh nghiệm và phấn đấu được loại A về kỉ luật làm việc) và đi đến quyết định sa thải 2 người này. Xét trong nền văn hóa Việt Nam thì việc nói, cười trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường thế nhưng sẽ bị coi là không nghiêm túc đối với một nền văn hóa khá nghiêm khắc trong công việc như

Hàn Quốc. Thêm vào đó, hai bên lại không hiểu tiếng nói nhau nên lại càng khoét sâu hơn sự bất đồng. Người công nhân không thể giải thích cho quản lý Hàn Quốc hiểu sự tình và người quản lý cũng không thể thông cảm được khi họ đứng trên quan điểm văn hóa nước họ. Quyết định này của người quản lý đã dẫn đến sự khiếu nại của công nhân.

Từ ví dụ này có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến xung đột văn hóa có thể rất nhỏ nhưng hậu quả thì nhiều khi không thể lường được. Nếu người quản lý Hàn Quốc hiểu được văn hóa giao tiếp đơn giản này của người Việt thì ông sẽ không đưa ra hình thức phạt nặng như thế. Ngược lại, nếu người công nhân Việt Nam có chút hiểu biết về văn hóa làm việc cũng như ngôn ngữcủa người Hàn Quốc thì nhiều khả năng họ có thể giải thích cho người quản lý hiểu vấn đề và tránh được sự hiểu nhầm không đáng có này.

2. Thất bại của sản phẩm dầu gội Feather thuộc Tập đoàn Kao

Như một quy luật từ xưa đến nay, khi một sản phẩm mới ra mắt thị trường muốn chiếm được sự hưởng ứng của khách hàng thì phải có được những đặc tính

60

phù hợp với tâm lý thị trường đó. Đó có thể là thói quen tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng cũng như nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Thế giới đã ghi nhận không ít thất bại của nhà đầu tư do không nghiên cứu kĩ thị trường trước khi tung ra sản phẩm. Dầu gội Feather của tập đoàn Kao là một ví dụ.

Nói đến tập đoàn Kao là nói đến một tập đoàn hóa mỹ phẩm Nhật Bản có danh tiếng ở Châu Á, bao phủ đến cả các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 2007, doanh thu của Kao trên toàn cầu lên đến 1,3 tỷ Yên cho dù phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của không ít hãng mỹ phẩm lớn khác trên thế giới như P&G và Unilever. Sản phẩm của Kao ở Việt Nam gắn liền với những nhãn hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Biore, Laurier… nhưng thành công đã không mỉm cười với dầu gội Feather. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của sản phẩm này ở Việt Nam, trong đó, việc không am hiểu thị trường đóng vai trò chủ yếu nhất. Điều này lý giải tại sao sản phẩm vẫn dành được thành công ở những thị trường khác.

Năm 2004, nhãn hiệu dầu gội Feather được tung vào thị trường Việt Nam, với niềm tin gần như tuyệt đối của ban quản trị Tập đoàn về sự thành công của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng sản phẩm đã không đánh trúng tâm lý người tiêu dùng để khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam so với các dòng sản phẩm cùng loại của những “đại gia” khác như Sunsilk, Pantene hay Clear… Theo ý kiến của các chuyên gia marketing, nếu một thương hiệu muốn xâm nhập vào một thị trường thì phải tạo ra được những lý do thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận nó – bao gồm cả lý do cảm tính và lý do lý tính. Nếu cả hai lý do này không cùng mạnh thì một trong hai phải đủ sức vượt lên nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng. Feather đã không đáp ứng được cả hai lý do này. Feather được định vị là dầu gội chức năng với công dụng giúp tóc bóng mượt, trong khi đó trên thị trường đã có quá nhiều loại dầu gội cùng được định vị như thế. Vì vậy ấn tượng cảm tính mà sản phẩm mang lại hoàn toàn không có gì đặc biệt. Trong khi đó, đã có rất nhiều nhãn hiệu mang dấu ấn đậm nét trong lòng người tiêu dùng như Enchanteur được nhắc đến với mùi hương quyến rũ, Dove giúp dưỡng ẩm cho tóc hư tổn hay Sunsilk đặc tính trị gàu… Vậy lý do lý tính mà Feather mang lại có đủ

61

sức cứu vãn hình ảnh của nó ? Thông điệp mà Feather gửi đến khách hàng là: Nguyên liệu được chiết xuất từ nha đam và hoa đậu biếc. Có thể nói rằng với người tiêu dùng Việt Nam, khái niệm về hoa đậu biếc là hoàn toàn rất lạ lẫm, không mấy ai biết về loài cây này, còn Nha đam giúp tóc bóng mượt và khỏe cũng không đáng tin cậy. Từ xa xưa, người Việt đã biết về một loại cây có chức năng làm tóc khỏe và mượt đó là bồ kết. Đối thủ cạnh tranh của Feather là Sunsilk đã sử dụng hình ảnh loại cây này và hoàn toàn chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Còn Pantene thì đánh vào tâm lý dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến những người xung quanh của người Việt nên đã trưng ra bằng chứng có bao nhiêu người phụ nữ tin dùng sản phẩm của họ. Đây thực sự là những chiêu thức có tác dụng đối với tâm lý thị trường Việt Nam. Tuy vậy, vẫn chưa phải là hết phương cách để lấy lại sự quan tâm của người tiêu dùng đối với Feather. Ông Nguyễn Nam Trung – Chủ tịch công ty Stormeye nhận định rằng: “Khi lý do cảm tính và lý tính không đủ mạnh so với đối thủ, điều cuối cùng thương hiệu có thể cạnh tranh chính là giá”. Vậy nhưng đáng tiếc là Feather đã không chú ý đến phương cách này. Sản phẩm được định giá ngang ngửa so với hai thương hiệu Sunsilk và Pantene đã được thị trường chấp nhận trước đó, điều này không những khiến khách hàng khó lựa chọn và có xu hướng chọn sản phẩm quen thuộc do đặc điểm Tính cẩn trọng cao, mà còn bỏ qua tâm lý “tiền nào của nấy” của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.

Ví dụ trên đã cho thấy, khi nhà đầu tư không có những hiểu biết nhất định về thị trường hướng đến thì những khác biệt về thị hiếu tiêu dùng hay tập quán, thói quen của thị trường đó sẽ trở thành rào cản đối với nhà đầu tư. Họ sẽ gặp khó khăn và thậm chí là thất bại trong chiến lược mở rộng kinh doanh của mình.

3. Khó khăn do bất đồng văn hóa kinh doanh khu vực hành chính công

Một rào cản đáng kể trong văn hóa kinh doanh khu vực hành chính công của Việt Nam đó là sự rườm rà, chậm trễ, cứng nhắc về thủ tục và thái độ chưa đúng mực của nhân viên. Những câu chuyện liên quan đến vấn đề này có vô vàn, người viết xin đưa ra một số trường hợp gần đây nhất để phần nào hình dung được một trong những khó khăn lớn mà các nhà đầu tư vào Việt Nam đang gặp phải.

62

Đó là câu chuyện về công ty may mặc Two J Vina (Hàn Quốc), trụ sở tại Đồng Nai, được đăng trên báo TuoitreOnline số ra ngày 26-3-2009. Trong một cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai với cộng đồng doanh nghiệp diễn ra vào giữa tháng 3 năm 2009, phó Chủ tịch công ty là ông Dean Park đã phát biểu như kêu cứu rằng: “Xin cấp giấy phép kịp thời để chúng tôi không sa thải thêm công nhân”. Theo chia sẻ của ông Dean Park, công ty được cấp giấy phép thành lập năm 2006 tại xã Suối Tre, Long Khánh, Đồng Nai, chuyên may túi xách, balô để xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm gần đây đã đặt công ty trước muôn vàn thách thức, có nguy cơ phải thu hẹp sản xuất và sa thải hàng trăm nhân công. Nhà máy có sức chứa trên 600 công nhân của công ty giờ trở nên trống vắng, hai dây chuyền may không có bóng một công nhân nào. Nhưng thật may mắn là công ty đã tìm được đối tác nhập khẩu mới ở Nhật Bản, đặt mua các loại mũ nón. Tuy nhiên, theo giấy phép cũ thì Two J Vina không có chức năng làm mũ nón xuất khẩu nên tháng 9-2008, công ty đã làm đơn xin tăng vốn đầu tư mở rộng thêm chức năng này với hy vọng sẽ cải thiện đáng kể tình hình khó khăn của công ty. Nhưng thật trớ trêu, Sở KH-ĐT Đồng Nai đã không chấp nhận đơn và đề nghị chờ hướng dẫn của Bộ KH-ĐT. Cho đến tận tháng 3 năm 2009, công ty vẫn không nhận được thông tin nào từ Sở, ông Dean Park không khỏi lo âu “Do thị trường túi xách suy giảm, hàng hóa không bán được, chúng tôi đã dự định sa thải công nhân nhưng nhờ hợp đồng mới, hơn 100 công nhân sẽ được chuyển sang dây chuyền sản xuất mũ nón nên chúng tôi phải nấn ná duy trì. Tuy nhiên, đợi giấy phép lâu quá đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty, chưa kể phía đối tác dọa bỏ hợp đồng”.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ ngày 24-3 [24], bà Bồ Ngọc Thu – Giám đốc Sở KH-ĐT xác nhận lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đồng ý chủ trương cho Two J Vina được bổ sung chức năng may mũ nón xuất khẩu: “Tỉnh vừa ký quyết định và công văn đang trên đường gửi tới doanh nghiệp” nhưng đại diện Công ty cho biết vẫn chưa nhận được quyết định bổ sung giấy phép. Bà Ngọc Thu không cho rằng Sở KH-ĐT Đồng Nai làm khó doanh nghiệp và giải thích: “Theo nghị định

  • năm 2006, tất cả những nhà đầu tư được cấp giấy phép theo Luật đầu tư nước ngoài cũ đều phải đăng ký lại hoạt động. Nếu không đăng ký lại sẽ không được bổ

63

sung chức năng mới. Two J Vina đã không đăng ký lại trước cuối tháng 6-2008 – thời điểm hết hạn đăng ký – nên việc xin bổ sung chức năng luật không cho phép”. Bà Thu còn cho rằng, việc Tỉnh giải quyết cho Two J Vina được bổ sung chức năng là cách làm linh động để giúp doanh nghiệp, giúp người lao động trong lúc khó khăn chung. Tuy nhiên, trường hợp công ty Two J Vina không phải là duy nhất, trên thực tế nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đều từng vướng quy định này, một số nhà đầu tư đã mất cơ hội kinh doanh vì thời hạn đăng ký lại để mở rộng chức năng đã hết. Rõ ràng quy định này là quá cứng nhắc, bởi vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lường trước được sự thay đổi tình hình kinh doanh trong khoảng thời hạn đăng ký để kịp thời đăng ký. Ông Dean Park chia sẻ rằng, doanh nghiệp đã mải lo chuyện làm ăn nên không để ý đến thời điểm hết hạn. Mặt khác, thời điểm đó doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng thêm chức năng vì hoạt động xuất khẩu rất tốt. Đến 50% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn không đăng kí lại, và tính riêng Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có khoảng 500 doanh nghiệp trên tổng hơn 6000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cấp phép thành lập trước năm 2007 tiến hành đăng ký lại (Thống kê của Cục đầu Tư nước ngoài Thành phố năm 2008). Ông Phạm Mạnh Dũng, vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ KH-ĐT đã thừa nhận sự bất cập này và cho biết “Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế, tức là bỏ quy định này không áp dụng nữa”. Nhưng thực sự từ đây cho đến lúc có quyết định, không biết còn bao nhiêu doanh nghiệp phải bỏ lỡ cơ hội đầu tư và đứng trước bờ vực phá sản vì điều kiện kinh tế khó khăn này.

Cũng trong cuộc gặp gỡ cùng ngày giữa gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ, bà Nguyễn Mỹ Thuận – tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ phản ánh về thái độ làm việc của nhân viên Nhà nước với nhiều bức xúc như sau. Hiện hầu hết các sở ngành ở Thành phố Cần Thơ đều có những website trên cổng thông tin điện tử Thành phố để hướng dẫn các thủ tục cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi làm đúng theo hướng dẫn thủ tục trên website nhưng khi nộp lên các sở thì các nhân viên thừa hành lại từ chối vì cho rằng doanh nghiệp

64

chưa thực hiện đủ bộ hồ sơ và chứng từ. Đến khi doanh nghiệp trưng ra các nội dung phổ biến có trên website và phản hồi lại thì họ lại nói là do website chưa được cập nhật. “Hệ quả của vấn đề trên làm cho doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, chi phí và làm giảm sự hài lòng về cách đối xử của nhân viên nhà nước”. Đóng góp thêm vào vấn đề này là rất nhiều kiến nghị của các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài

  • Rất nhiều người muốn về quê hương đầu tư nhưng gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác tìm hiểu về những thủ tục, chính sách, đến công sở hỏi thì không được hướng dẫn tận tình “Thay vì các viên chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thì ngược lại, họ lại làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức hơn” – ý kiến của ông Nguyễn Đức Ấn, Giám đốc công ty Kim cương Kita tại Tp Hồ Chí Minh. Còn theo ông Hiroshi Hồ, ở nước ngoài, cơ quan hành chính là nơi cung cấp dịch vụ, chứ không phải là nơi để xin – cho. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhiều công chức cho mình là “bề trên” và có quyền “ban phát” cho những người đến liên hệ. Họ làm rất mệnh lệnh, hành chính. Chính sách của Chính phủ thì rất tốt nhưng một số người thực hiện lại lệch lạc.

Có thể thấy rằng, văn hóa kinh doanh ở bộ phận hành chính công của nước ta thực sự cần phải có những thay đổi. Tình trạng như trên đang diễn ra ngày càng phổ biến và gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước ở Việt Nam. Thủ tục rườm rà, thái độ nhân viên thiếu hợp tác đã làm trì hoãn biết bao dự án đầu tư, không những tiêu tốn thời gian, tiền của, công sức của nhà đầu tư mà còn hạn chế cơ hội tiếp nhận dự án đầu tư của đất nước.

V. Đánh giá về những rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Qua quá trình phân tích những ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của các rào cản văn hóa Việt Nam đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, người viết xin đưa ra một số ý kiến đánh giá như sau:

Có thể nói rằng, ngôn ngữ chính là phương tiện, là chiếc cầu nối để rút ngắn khoảng cách giữa các nền văn hóa khác nhau. Bằng ngôn ngữ, con người tiến hành trao đổi thông tin, truyền đạt những ý tưởng hay tình cảm của mình, từ đó mối quan

65

hệ giữa người với người trở nên gần gũi hơn. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, sự am hiểu ngôn ngữ địa phương sẽ là chất dầu bôi trơn những mắt xích của quá trình kinh doanh, khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên thuận lợi, từ khâu quản lý đến khâu tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngôn ngữ, người viết cho rằng, bất đồng ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong các rào cản về văn hóa, cản trở sự thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi không có những hiểu biết về ngôn ngữ địa phương, các nhà đầu tư sẽ gặp một trở ngại đáng trong việc tìm hiểu đặc điểm thị trường. Hiếm có một tài nào về văn hóa địa phương toàn diện hơn tài liệu viết nên từ những con người thật, những câu chuyện thật được thu thập và lưu giữ bằng chính ngôn ngữ của địa phương đó. Nhà đầu tư hiểu được ngôn ngữ của thị trường mình hướng đến nghĩa là đã bước được một bước đến thành công.

Ngôn ngữ là một yếu tố rất phức tạp nên những rào cản của nó đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng vô cùng phong phú. Trong giới hạn của khóa luận này, người viết chỉ đưa ra một số rào cản tiêu biểu thuộc rào cản ngôn ngữ, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong xu thế phát triển hiện nay, những rào cản về ngôn ngữ đang có xu hướng giảm dần thông qua việc toàn cầu hóa một số ngôn ngữ như tiếng Anh. Với chiếc cầu nối ngôn ngữ này, những người đến từ các nền văn hóa khác nhau sẽ có cơ hội hiểu biết nhau hơn, từ đó, việc tìm hiểu ngôn ngữ bản địa cũng dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài cần trau dồi vốn ngoại ngữ của mình để có nhiều cơ hội hơn khi thâm nhập một thị trường mới.

Nếu như ngôn ngữ là sự biểu hiện bên ngoài của những suy nghĩ, hành động, thì tư duy chính là động cơ bên trong dẫn đến những suy nghĩ, hành động này. Tư duy là yếu tố tương đối tĩnh, khó thay đổi, nên một khi đã có sự khác biệt giữa cách tư duy của các nền văn hóa thì con người chỉ còn cách tìm hiểu và chấp nhận sự khác biệt đó mà thôi. Vì vậy, rào cản do khác biệt tư duy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động đầu tư quốc tế về phương diện quản lý cũng như kinh doanh.

66

Môi trường văn hóa kinh doanh là nơi nhà đầu tư có nhiều va chạm văn hóa, ảnh hưởng đến cách quản lý công việc kinh doanh của họ. Làm sao để có cách quản lý phù hợp là băn khoăn lớn của các nhà lãnh đạo trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay. Hiện nay, những bất cập trong khu vực hành chính công đang được Nhà nước phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tiến hành rà soát và cắt giảm những thủ tục không cần thiết. Những kế hoạch cắt giảm này đang cho thấy những hiệu quả đáng khích lệ.

Dù là công việc kinh doanh gì và trong hoàn cảnh nào thì nguồn nhân lực cũng luôn đóng một vai trò quan trọng. Chất lượng nhân lực sẽ quyết định đáng kể sự thành bại của một tổ chức kinh doanh. Do đó, khác biệt về văn hóa người lao động cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nhà đầu tư.

Rào cản do khác biệt về thị hiếu thị trường sẽ hạn chế khả năng thích nghi của sản phẩm ở thị trường đó. Rào cản này bao gồm toàn bộ những yếu tố thuộc nhu cầu thị trường. Do đó, có một chiến lược sâu sát, kĩ lưỡng từ những nghiên cứu thị trường đáng tin cậy sẽ giúp nhà đầu tư vượt qua cản trở này.

Tổng hợp những ảnh hưởng của các rào cản đã phân tích, người viết đưa ra bảng tổng kết tác động của các rào cản văn hóa đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  Rào cản văn hóa Công tác quản lý Hoạt động kinh doanh
     
         
Khác   Ngôn ngữ lời nói Phối hợp công việc thiếu Cản trở tìm hiểu thị
biệt   (từ ngữ,cách nói,lịch ăn ý trường
ngôn   sự, tình cảm) Hạn chế xây dựng mối Chi phối các chiến lược
ngữ     quan hệ tốt đẹp với nhau sản phẩm
         
    Ngôn ngữ không lời Cản trở việc xây dựng Ít nhiÒu ¶nh h-ëng ®Õn
    (một cử chỉ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp với chiÕn l-îc s¶n phÈm
    ý nghĩa) nhau  
         

67

Khác Cách giải quyết vấn Khó khăn để đưa ra cách Quảng cáo sản phẩm
biệt tư đề (lí tính-cảm tính) quản lý mềm dẻo dựa vào tư duy cảm tính
duy      
       
  Tư duy nông nghiệp Khó khăn trong việc
    hoạch định chiến lược dài
     
    hạn  
       
Khác Thị hiếu thị trường Khó khăn trong việc
biệt thị đa dạng   nắm bắt thị trường
hiếu tiêu     Chi phí điều chỉnh sản
dùng     phẩm cao
       
Khác Bất đồng về phong Khó khăn để quản lý mềm
biệt văn cách kinh doanh dẻo  
hóa kinh (mối quan hệ-năng Quản lý nhân lực (tuyển  
doanh lực) dụng, lương thưởng)  
       
  Rào cản văn hóa Khó khăn trong quá
  khu vực hành chính   trình làm thủ tục, giấy
  công   phép
       
  Khác biệt về văn hóa Hạn chế hiệu quả đảm
  đàm phán (mối quan   phán
  hệ-hiệu quả)    
       
  Bất đồng trong quan Ảnh h-ëng tiÕn tr×nh c«ng C¶n trë c«ng viÖc kinh
  niệm giờ giấc(giờ viÖc chung doanh do giao hµng
  xuất phát-giờ đến   muén
  nơi)    
       
Khác Khó khăn do trình Khó khăn trong tuyển
biệt văn độ chuyên môn dụng  
hóa   Ảnh h-ëng ®Õn hiÖu qu¶  
người   c«ng viÖc  
       

68

lao động Thái độ làm việc Ảnh h-ëng ®Õn hiÖu qu¶
  chưa đúng đắn (tâm c«ng viÖc  
  lý nhảy việc)    
       
  Tình cảm chi phối Ảnh h-ëng ®Õn hiÖu qu¶
  công việc c«ng viÖc (thiÕu ý thøc  
    x©y dùng tËp thÓ, néi bé  
    bÊt hßa)  
       

69

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RÀO CẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

I. Triển vọng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong những năm tới

1. Đánh giá triển vọng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam năm 2010

Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế thì kinh tế Thế giới đang dần hồi phục, kéo theo đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho rằng, đầu tư quốc tế giai đoạn 2009-2011 sẽ được phục hồi với tốc độ chậm vào năm 2010 và sẽ tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể là ở mức 1200 tỷ USD năm 2009 lên 1400 tỷ USD năm 2010 và đạt mức 1800 tỷ USD năm 2011 ( theo “Triển vọng đầu tư toàn cầu 2009-2012” của WIPS). Tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào việc khôi phục sự tín nhiệm và ổn định hệ thống tài chính thông qua các giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Các chuyên gia cũng nhìn nhận 4 nhân tố được xem là nền tảng cho cuộc khôi phục này đó là: Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ chấm dứt vào năm 2010; Môi trường đầu tư toàn cầu sẽ được cải thiện dần qua các năm, biểu hiện qua sự tăng lên của mức tin tưởng vào đầu tư nước ngoài từ 22% (2009) lên 33% (2010) và 50% (2011); Hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ bị hạn chế do giá cổ phiếu giữ ở mức thấp; Xu hướng quốc tế hóa các công ty chỉ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn trung hạn về các mặt như số lượng sản xuất, số lượng việc làm, đầu tư và bán hàng ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia… Các nhân tố này được xem là chất xúc tác cho sự phục hồi hoàn toàn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2011 [27].

Trong xu hướng đi lên của Thế giới, Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư 2010, hứa hẹn nhiều bước tiến mới về mọi mặt của nền kinh tế. Một số tổ chức Quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 ở mức khá cao. Dự báo của IMF và ADB lần lượt là 6% và 6,5%. HSBC

70

cũng đưa ra dự báo khả quan với mức tăng trưởng 6,8%. Thậm chí, Goldmen Sachs còn cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng đến 8,2% năm 2010. Viện nghiên cứu kinh tế LG (LGERI) Hàn Quốc đã công bố bản báo cáo về triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với nhận xét: “Việt Nam chắc chắn là mảnh đất nhiều cơ hội với tài nguyên thiên nhiên giàu có và tiềm năng phát triển lớn”. Những dấu hiệu tốt về kinh tế Việt Nam còn thể hiện khá rõ qua tâm lý người tiêu dùng. Theo khảo sát của Tập đoàn quốc tế MasterCard tiến hành tháng 10-11 năm 2009, trên 24 nền kinh tế toàn cầu (14 nước châu Á-Thái Bình Dương, 6 nước Trung Đông, 4 nước châu Phi) thì chỉ số niềm tin tiêu dùng (ICC) của Việt Nam dẫn đầu trong 24 quốc gia với mức 90%, bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Cụ thể, ICC ở Hà Nội là 94,6% và Tp Hồ Chí Minh là 85,4%.Những đánh giá đầy lạc quan này đã chứng tỏ hình ảnh Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng là một thách thức nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam tiến lên gặt hái những thành công.

Các chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng có những nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư Việt Nam thời gian sau khủng hoảng và dự báo phát triển những năm tới. Họ tin tưởng rằng, với những kinh nghiệm giải quyết hậu quả hai cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, đất nước đang kỳ vọng vào sự điều hành của Chính phủ năm 2010 sẽ có nhiều bước phát triển đầy khởi sắc. Những dự báo này dựa trên một số cơ sở là: Sự ổn định về chính trị – xã hội và triển vọng kinh tế tăng trưởng 6,5%; Chênh lệch giữa vốn cam kết và vốn thực hiện sẽ được rút ngắn, các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh thực hiện các dự án đã cam kết, đồng thời các doanh nghiệp FDI sẽ mở rộng hoạt động với nhiều dự án mới; Việc thực hiện cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, AFTA và hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015 cùng với quan hệ song phương với một số nước đã nâng tầm chiến lược, tạo ra thế và lực mới của đất nước trong khu vực và trên Thế giới [12]. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ có những thuận lợi đang chờ đón Việt Nam mà cũng phải nhìn vào thực tế là quốc gia vẫn còn rất nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết, đòi hỏi sự phối hợp một cách chủ động và hiệu quả giữa các đoàn thể, tổ chức và cả cá nhân doanh nghiệp để không bỏ lỡ thời cơ đang đến này.

71

2. Mục tiêu và định hƣớng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian tới

Căn cứ vào những số liệu về nền kinh tế năm 2008 và 2009 cũng như tình hình trong nước và Thế giới gần đây, Hội nghị ngành diễn ra vào tháng 11 năm 2009 đã đề ra những mục tiêu và định hướng kinh tế nói chung và lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nói riên vào những năm tới như sau.

Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài năm 2010:

Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5-7% năm 2010, huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 39,6% GDP. Chủ trương đối với khu vực Đầu tư nước ngoài là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, có định hướng thu hút vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu về Đầu tư nước ngoài như sau:

Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ 22-

  • tỷ USD, tăng 10% sơ với thực hiện năm 2009 với trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Trong đó, vốn đăng ký mới dự kiến khoảng 19 tỷ USD và vốn tăng thêm dự kiến khoảng 3 tỷ USD.

Về vốn thực hiện năm 2010 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 do dòng vốn đăng ký của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế Thế giới có xu hướng phục hồi. Dự kiến vốn thực hiện sẽ đạt ở mức 10-11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, vốn của phía nước ngoài dự kiến là 8-9 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009.

Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới

Định hướng ngành:

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: Thúc đẩy

72

chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu, tạo việc lam, phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể như sau:

Ngành công nghiệp-xây dựng: Khuyến khích đầu tư về công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…Chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ trợ cũng là lĩnh vực cần quan tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.

Ngành dịch vụ: Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác như dịch vụ ngân hàng, tài chính, vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo…

Ngành Nông-lâm-ngư nghiệp: Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học tạo giống cây trồng, công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng…

Định hướng vùng:

Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Cần tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần đẩy nhanh thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Định hướng đối tác:

Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) theo hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

73

Ba đối tác chính đó là Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước EU. Một số đối tác truyền thống là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

II.               Giải pháp hạn chế rào cản văn hóa Việt Nam đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

1. Về phía Nhà nƣớc

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn dành một sự quan tâm thích đáng đến văn hóa dân tộc. Việc xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, đậm đà bản sắc trở thành mục tiêu lớn mà đất nước theo đuổi bấy lâu. Tuy vậy, trong một nền văn hóa, không chỉ có những điều tốt đẹp có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế mà song song với những điều tốt đẹp ấy là cả những yếu tố tiêu cực, có thể trở thành rào cản đối với sự đi lên của quốc gia. Nhận thức được những yếu tố này và hạn chế nó là một điều không dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được nếu có sự chỉ đạo sáng suốt từ phía Nhà nước và sự đồng lòng của toàn dân. Nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô, đưa ra các chiến lược và chính sách phát triển cho cả đất nước theo từng thời kỳ cụ thể. Vì vậy, vai trò của Nhà nước phải được nhắc đến đầu tiên trong việc hạn chế các rào cản văn hóa đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất, chú trọng công tác giới thiệu văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Qua quá trình phân tích một số rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, người viết nhận thấy rằng, những khó khăn mà nhà đầu tư gặp phải chủ yếu do họ chưa hiểu về Việt Nam, chưa có những kiến thức về văn hóa và con người Việt Nam. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là giới thiệu văn hóa Việt Nam đến các nhà đầu tư, để họ có thể ý thức được sự khác biệt và có cách để hòa hợp sự khác biệt ấy. Công tác giới thiệu này có thể tiến hành bằng cách:

Xây dựng một số trung tâm trên các vùng miền, địa phương, chuyên nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh quốc tế. Đây sẽ là nơi thu thập, cập nhật và lưu giữ những tài liệu liên quan đến văn hóa, con

74

người, pháp luật, các chủ trương chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam được dịch sang nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc… Nhà đầu tư đến đây sẽ có cơ hội được tư vấn và hỗ trợ các thông tin liên quan đến môi trường cũng như cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Các trung tâm này có thể tồn tại độc lập hoặc trực thuộc các ban ngành liên quan.

Khuyến khích ra đời các ấn phẩm giới thiệu về văn hóa Việt Nam trên mọi miền đất nước, được dịch sang các thứ tiếng thông dụng và quảng bá trên các trang website liên quan đến hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư không chỉ tìm hiểu thông tin trên các website này mà còn được đưa ý kiến đóng góp, thắc mắc về những điều chưa hiểu về văn hóa Việt Nam.

Phối hợp với các địa phương tổ chức những buổi giao lưu, học hỏi giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn, mở rộng cơ hội để họ tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Những thông tin chi tiết về các cuôc giao lưu này sẽ được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ hai, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chương trình cải cách thủ tục hành chính trên khắp các địa phương và kết quả đạt được cũng rất khả quan. Những chương trình, kế hoạch tương tự cần được đẩy mạnh hơn nữa, triệt để hơn nữa để sớm cải thiện tình hình bất cập về thủ tục hành chính như hiện nay. Nhà nước cũng cần khuyến khích các địa phương độc lập trong quá trình cải cách thủ tục này bằng cách cho phép họ tự cắt bỏ những thủ tục họ cho là không cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh từng nơi.

Công tác giám sát kết quả cuộc cải cách này cần được tiến hành minh bạch, thường xuyên, cho phép sự tham gia của giới truyền thông để hạn chế tối đa những bất cập có thể phát sinh như bệnh thành tích, hoặc việc gây khó dễ của cơ quan, cá nhân liên quan.

75

Thứ ba, đào tạo những cán bộ, lãnh đạo có khả năng tham gia vào các hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài

Tăng cường tuyển chọn một cách lành mạnh những cá nhân có năng lực trong kinh doanh quốc tế nói riêng và kinh doanh nói chung để tham gia vào các cơ quan ban ngành liên quan.

Đẩy mạnh đào tạo các khả năng mềm cho lãnh đạo cũng như nhân viên trong các cơ quan, ban ngành liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Các kỹ năng quan trọng về ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là đàm phán, thương lượng.

Thứ tư, quan tâm hơn đến công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng mềm cho lớp trẻ để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay

Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát hiện và định hướng điểm mạnh của những học viên. Từ đó đào tạo họ để những thế mạnh đó ngày càng phát huy. Muốn thực hiện được điều này, cần có sự cải cách về nội dung cũng như phương pháp dạy học. Mô hình học tín chỉ như hiện nay là một trong những cách làm thiết thực, nhưng cần nhân rộng mô hình này hơn nữa, để sinh viên có cơ hội phát hiện và bồi dưỡng năng lực bản thân mình

Nhà nước cần đầu tư thích đáng hơn cho việc giảng dạy ngoại ngữ ở các cấp học. Điều quan trọng là giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, sau đó là tạo điều kiện để các em có thể học tập tốt bằng việc đầu tư chất lượng giáo trình, giáo viên và phương tiện học tập.

Các cấp học hiện nay cũng cần bắt đầu đưa vào nội dung giảng dạy các kỹ năng mềm, đặc biệt là cấp đại học. Sinh viên cần có những kiến thức về thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết tình huống thực tế… Đó là những kỹ năng đang thiếu hụt trầm trọng ở những người lao động Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hiện nay công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chưa thực sự gặt hái được hiệu quả. Bằng chứng là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng giá trị hợp đồng được ký kết, tình trạng soạn thảo hợp đồng còn nhiều bất cập, nhiều vụ

76

kiện tụng xảy ra và người thua cuộc đa phần là phía Việt Nam. Việc tuyên truyền pháp luật có thể thực hiện bằng cách:

Thông qua các kênh thông tin đại chúng như sách, tạp chí, báo chí, các kênh truyền hình để đưa dẫn chứng về những thiệt hại trong kinh doanh do không có kiến thức về pháp luật. Trích dẫn trực tiếp những điều luật thông dụng liên quan đến kinh doanh để người dân, đặc biệt là giới kinh doanh ý thức được tầm quan trọng của luật pháp và hiểu hơn về luật pháp.

Đưa vào chương trình giảng dạy một cách bài bản hơn cho sinh viên chuyên ngành kinh tế, có biện pháp để thúc đẩy ý thức tự tìm hiểu của sinh viên bằng cách đưa ra các tình huống bắt buộc học sinh phải tự tìm hiểu qua các tạp chí pháp luật và các địa chỉ cung cấp thông tin về pháp luật Việt Nam cũng như nước ngoài.

Khuyến khích tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật pháp cho giới trẻ, nhằm tuyên truyền cũng như bổ sung kiến thức về luật pháp cho người tham gia.

2. Về phía doanh nghiệp

Giải pháp chung cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài là phải ý thức về sự khác biệt văn hóa, tôn trọng sự khác biệt văn hóahòa hợp với sự khác biệt văn hóa đó.

Bất đồng văn hóa là một thực tế khó tránh khỏi khi có sự tiếp xúc liên văn hóa. Vì vậy, ý thức tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của đối tác nước ngoài trước khi gặp gỡ là điều vô cùng quan trọng. Cũng cần nhận thức được rằng, những thông tin tìm được không phải là tất cả nên cần phải đặt mình trong tình trạng cảnh báo về những hành động khó hiểu có thể có ở đối phương, điều này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị tâm lý trước cho đôi bên trong những tình huống không thể lường trước được. Sau khi ý thức được điều này, cần có thái độ tôn trọng thay vì cảm thấy khó chịu hay lảng tránh. Bởi nếu ở vị trí của đối tác thì những hành động của bản thân mình cũng có thể là điều kì lạ, cần chấp nhận thực tế rằng những nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách suy nghĩ và hành động không giống nhau. Tinh thần học hỏi và tôn trọng là những bước cần thiết cho sự phát triển khả năng trau

77

dồi vốn văn hóa, vậy nhưng hai yếu tố này vẫn là chưa đủ, cần có sự hòa hợp những khác biệt văn hóa để giải quyết các tình huống khó xử của đôi bên. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phân tích xem trong tình huống đó, ở góc nhìn của nền văn hóa nước bạn thì hành động ấy có nghĩa là gì thay vì vội vàng đánh giá điều đó một cách tiêu cực theo quan điểm của cá nhân mình.

2.1. Doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, chú trọng việc đào tạo cho người lao động kiến thức về văn hóa kinh doanh các nước đối tác

Tổ chức các buổi tìm hiểu về văn hóa kinh doanh các nước bạn hàng để có những điều chỉnh nhất định về cách thức kinh doanh với từng đối tượng sao cho thích hợp.Những hiểu về văn hóa con người và thị trường đối tác càng nhiều thì khả năng thành công càng nhân lên.

Đặc biệt, trước những cuộc gặp gỡ đối tác nước ngoài, phải nghiên cứu kĩ về văn hóa của họ để có sự chuẩn bị về tinh thần cũng như vật chất cho cuộc gặp gỡ. Đó là những đặc điểm đặc trưng nhất về con người, cách suy nghĩ, cách ứng xử, những điều cấm kị, sở thích, thị hiếu, những mối quan tâm… Nếu không sử dụng tốt ngôn ngữ đối tác thì phải tìm một phiên dịch thích hợp, có sự am hiểu về văn hóa đôi bên, nên trao đổi trước với người này nội dung sắp tới để họ chuẩn bị vốn từ cũng như cách ứng xử phù hợp.

Khuyến khích người lao động mở rộng kiến thức chuyên môn cũng như những hiểu biết văn hóa thông qua các chuyến công tác hay học tập ngắn ngày ở nước ngoài.

Tích cực tham gia các cuộc gặp gỡ, giao lưu văn hóa do các cơ quan, đoàn thể tổ chức. Bản thân doanh nghiệp cũng có thể đứng ra tổ chức và kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Thứ hai, nâng cao kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật ở các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

78

Tổ chức những khóa học ngắn hạn trong nội bộ doanh nghiệp để người lao động ý thức được tầm quan trọng của việc nắm vững luật pháp, từ đó, chủ động củng cố kiến thức cho bản thân mình.

Phổ biến những kiến thức pháp luật có được vào môi trường làm việc, để các cá nhân quen với phong cách làm việc theo pháp luật. Nhất là ở khâu soạn thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng, giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh.

Thứ ba, xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp

Không nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có được những quan điểm đúng đắn về văn hóa kinh doanh. Đa phần doanh nhân không ý thức được rằng, xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng bền vững cũng đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Một nền văn hóa kinh doanh đặc thù, tiên tiến sẽ củng cố niềm tin cho đối tác và góp phần làm giảm những rào cản văn hóa khi có sự hợp tác với nước ngoài. Có thể xây dựng văn hóa kinh doanh bằng cách:

Cá nhân người lãnh đạo phải xây dựng cho mình nét văn hóa riêng. Nét văn hóa này hội tụ tất cả các yếu tố thuộc năng lực, đạo đức kinh doanh, tư tưởng kinh doanh, phong cách quản lý, thái độ đối với đồng nghiệp, cách xây dựng mối quan hệ… Nét văn hóa này quyết định văn hóa chung của cả doanh nghiệp.

Mỗi thành viên trong doanh nghiệp cần đoàn kết, tích cực hợp lực để xây dựng văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình. Đầu tiên là phải trau dồi kiến thức cần thiết cho chuyên môn. Sau đó phải định hướng tư tưởng đúng đắn về công việc, xác định phong cách làm việc, cách trao đổi và xây dựng mối quan hệ với nhau. Doanh nghiệp cần chủ động đưa ra những chương trình, kế hoạch hoạt động chung trong đó ghi rõ vai trò, nhiệm vụ của các thành viên. Đặc biệt, định hướng quan điểm kinh doanh rõ ràng để cả tập thể cùng hướng tới.

2.2. Doanh nghiệp nƣớc ngoài

Thứ nhất, tìm hiểu về văn hóa Việt:

Điều đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài phải làm sau khi quyết định đầu tư sang Việt Nam là dành thời gian tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Đây là một việc rất cần

79

thiết, quyết định phần lớn công việc kinh doanh của họ ở nước ngoài. Họ có thể nghiên cứu về con người, những phong tục tập quán, văn hóa kinh doanh, văn hóa người lao động hay những sở thích và cả những điều kiêng kị qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, phim ảnh, website.

Tham khảo ý kiến của những người có hiều biết về văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, nếu có những người bạn có kinh nghiệm sống và làm việc ở đây thì lời khuyên của họ là những điều thực sự quý giá. Bởi đó là những người đã trải qua thành công hay thất bại ở đất nước này, họ hiểu hơn ai hết nền văn hóa của họ và sự khác biệt giữa nền văn hóa đó với nền văn hóa của đất nước họ đang sống.

Thứ hai, những lưu ý khi đàm phán với người Việt Nam

Cũng như phía Việt Nam, nhà đầu tư cần chuẩn bị kĩ các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong đàm phán của người Việt. Đó là cách họ đàm phán, ý nghĩa của những ngôn ngữ không lời, quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng. Những hiểu biết này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những bất đồng văn hóa có thể nảy sinh.

Dù có kiến thức về ngôn ngữ Việt, nhà đầu tư vẫn nên tìm một người phiên dịch am hiểu cả ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam để đảm bảo sự chính xác trong quá trình phiên dịch.

Thứ ba, học tiếng Việt hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam

Dành thời gian tiếp xúc với người Việt và học cách họ nói với nhau từ những từ ngữ đơn giản nhất. Đôi khi, chỉ một chào bằng tiếng Việt cũng có thể khiến cho khoảng cách khác biệt văn hóa được rút ngắn.

Kết bạn với những người Việt Nam là cơ hội nâng cao trình độ tiếng Việt cũng như những hiểu biết quý giá về văn hóa địa phương.

3. Về phía ngƣời lao động

Thứ nhất, sớm phát hiện năng lực của bản thân để có định hướng bồi dưỡng và phát huy năng lực đó ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Định hướng này giúp người lao động đưa ra quyết định đúng đắn cho công việc tương lai của mình,

80

mở rộng cơ hội thành công và hạn chế được phần nào tình trạng nhảy việc đang diễn ra phổ biến hiện nay.

Thứ hai, nâng cao trình độ ngoại ngữ và những kỹ năng mềm

Cần ý thức được vai trò của ngoại ngữ trong thời đại hiện nay để có những động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc, mang lại hiệu quả trong học tập.

Chủ động tìm hiểu về văn hóa của quốc gia sử dụng ngoại ngữ đó để hiểu sâu hơn và sử dụng chính xác hơn ngôn ngữ đang học. Cần ý thức được rằng, ngôn ngữ là sự biểu hiện của văn hóa, văn hóa chi phối ngôn ngữ, học một ngôn ngữ đòi hỏi phải học cả văn hóa quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó.

Rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân như thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết tình huống thực tế, trên tinh thần tự giác, chủ động.

Thứ ba, có thái độ đúng đắn đối với công việc

Người lao động cần ý thức được vai trò của mình trong tập thể. Nếu cả công ty là một dây chuyền thì mỗi cá nhân là một mắt xích trong dây chuyền đó. Mỗi người đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng, có những đóng góp nhất định cho tập thể. Với vai trò này, họ phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tôn trọng công việc mình đang làm cũng như đóng góp của những người xung quanh.

Người lao động cần phát huy cao tinh thần xây dựng đối với bản thân cũng như tập thể. Thẳng thắn nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tập thể vững mạnh, bền vững, từ đó bảo đảm được lợi ích cho từng cá nhân.

81

KẾT LUẬN

Rào cản văn hóa là những cản trở khó tránh khỏi khi có sự tiếp xúc giữa những nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là trong thời kì hội nhập đang ngày càng mở rộng như hiện nay. Khắc phục những cản trở này không phải là chuyện một sớm một chiều, mà là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự chủ động hợp tác giữa cả hai phía – phía Việt Nam cũng như các đối tác đến từ quốc gia khác. Một khi cả hai bên đều xây dựng ý thức về những khác biệt này và có sự tôn trọng, hòa hợp sự khác biệt thì những bất đồng văn hóa sẽ giảm đi và việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác đôi bên không còn là vấn đề quá khó khăn nữa. Cũng phải thừa nhận rằng, đồng hành với việc hạn chế những rào cản về văn hóa này, Việt Nam đang tiếp thu những nét đẹp văn hóa của các nước bên ngoài và khắc phục dần những vấn đề chưa tốt của bản thân, các nước cũng nhìn nhận được những điểm đáng trân trọng của văn hóa, con người Việt Nam – những truyền thống tích cực đáng được gìn giữ và phát huy trong thời đại toàn cầu hóa này.

82

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Về rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Dành cho người Việt Nam có kinh nghiệm làm việc với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Phiếu điều tra này được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu về những rào cản văn hóa Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong một công trình nghiên cứu của trường Đại học Ngoại Thương, ngoài ra không dùng cho bất cứ mục đích nào khác. Chúng tôi rất mong các bạn bớt chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Sự hợp tác của các bạn sẽ giúp chúng rồi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.

Họ và tên ngƣời trả lời:

Nơi công tác hiện nay tại Việt Nam:

Xin vui lòng chọn phương án mà bạn cho là thích hợp.

Câu hỏi 1. Bạn có kinh nghiệm làm việc với các đối tác nƣớc ngoài trong thời gian:

<= 1 năm                                        > 1 năm,< 2 năm                                      > 2 năm

Câu hỏi 2. Đối tác của bạn phần lớn là ngƣời thuộc Châu lục:

 

Châu Á

Châu Âu

Châu Mỹ

Khác ( vui lòng ghi

rõ)

Câu hỏi 3. Bạn thực sự muốn làm việc với đối tác nƣớc ngoài đến từ Châu lục nào sau đây:

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Khác ( vui lòng ghi rõ )

83

Câu hỏi 4.Xin vui lòng cho biết lý do khiến bạn muốn làm việc với họ:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Câu hỏi 5. Theo bạn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sang Việt Nam thƣờng gặp những khó khăn do:

Khác biệt về văn hóa

Khác biệt về pháp luật

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế

Thủ tục hành chính còn phức tạp

Thiếu nhân lực

Khác (xin vui lòng nêu rõ)

Câu hỏi 6. Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về mức độ ảnh hƣởng của các rào cản thƣờng gặp sau bằng cách đánh số thứ tự: (1 – không ảnh hƣởng; 2 – ít ảnh hƣởng; 3 – ảnh hƣởng khá nhiều; 4 – ảnh hƣởng rất nhiều)

Khác (xin vui lòng nêu rõ).

Khác biệt về văn hóa

Khác biệt về pháp luật

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế

Thủ tục hành chính còn phức tạp

Thiếu nhân lực

Câu hỏi 7. Nếu xét riêng về rào cản văn hóa, theo bạn có thể có những yếu tố nào thuộc văn hóa có thể là rào cản khi đầu tƣ sang Việt Nam

Rào cản do khác biệt về ngôn ngữ

Rào cản do khác biệt về tư duy

84

Rào cản do khác biệt về thị hiếu tiêu dùng

Rào cản do khác biệt về văn hóa kinh doanh

Rào cản do khác biệt về văn hóa người lao động

Khác (vui lòng ghi rõ)

Câu hỏi 8. Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về mức độ ảnh hƣởng của các rào cản thƣờng gặp sau bằng cách đánh số thứ tự: (1 – không ảnh hƣởng; 2 – ít ảnh hƣởng; 3 – ảnh hƣởng khá nhiều; 4 – ảnh hƣởng rất nhiều)

Khác (vui lòng ghi rõ)

Rào cản do khác biệt về ngôn ngữ

Rào cản do khác biệt về tư duy

Rào cản do khác biệt về thị hiếu tiêu dùng

Rào cản do khác biệt về văn hóa kinh doanh

Rào cản do khác biệt về văn hóa người lao động

Câu hỏi 9. Bạn có biết trƣờng hợp thất bại nào của nhà đầu tƣ khi đầu tƣ sang Việt Nam do rào cản văn hóa gây nên? Xin hãy chia sẻ với chúng tôi

Không

Có (xin vui lòng cho biết thông tin ngắn gọn về dự án đó)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu hỏi 10.Từ kinh nghiệm thực tiễn và bản thân, bạn có cách khắc phục nào để hạn chế tối đa sự ảnh hƣởng do rào cản văn hóa Việt Nam gây ra? Xin vui lòng ghi rõ

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

85

Xin chân thành cảm ơn bạn đã hợp tác với chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này

Questionnaire on Vietnamese cultural barriers that impact on foreign investors (For Foreign investors in Vietnam)

This questionnaire is part of research project monitored by the Hanoi Foreign Trade University. It is designed to investigate how aspects of Vietnamese culture impact on foreign investments in this country. I would be very grateful if you could spend some time to complete this questionnaire. Your cooperation is very much appreciated. All responses will remain confidential.

Company’s Country of origin:

Location in Vietnam:

Kind of business:

Please answer these questions and feel free to add any comments if appropriate.

Q1. How long have you been doing business in Vietnam?

<= 1 year                              > 1 year                             < 2 years                          > 2 years

Q2. Apart from Vietnam, is your company represented in any other foreign country?

Yes                                            No

If yes, please specify:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Q3. What do you believe were the main factors that attracted your company to Vietnam?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

86

87

Q4. Please comment on the degree to which the following make doing business in Vietnam difficult: (1- not at all difficult; 2- occasionally a little difficult; 3-sometimes quite difficult; 4- usually very difficult)

Local administration

Cultural differences

Availability of suitable human resources

Local infrastructure

Local legal system

Others (please give details)

Q5. For those elements above which you marked 3 (sometimes quite difficult)

or 4 (usually very difficult) please explain further:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Q6. In terms of specific cultural differences, please comment on the degree to which the following make doing business in Vietnam difficult:

(1- not at all difficult; 2- occasionally a little difficult; 3- sometimes quite difficult; 4- usually very difficult)

Language

Dealing with problems

Local consumer tastes

Business culture

Employees working culture

Others (please give details)

Q7. For those elements above which you marked 3 (sometimes quite difficult)

or 4 (usually very difficult) please explain further:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

88

Q8. Are you aware of any unsuccessful investments in Vietnam which could be directly attributed to problems of cross-cultural barriers?

No

Yes (Please share briefly some details about that project – no names necessary)

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Q9. What would you suggest are the three most important things that foreign investors should be aware of before setting up business in Vietnam?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Thank you

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

  • Nguyễn Hoàng Ánh – Luận án tiến sĩ, 2004, Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vẫn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Tr.120
  • PTS Ngô Xuân Dân, PTS Vũ Chí Lộc, 1997, Giáo trình Quan hệ kinh tế Quốc tế, NXB Hà Nội.
  • Fons Trompenaars with Charles Hampden-Tuner, 2009, Chinh phục các đợt sóng văn hóa, Công ty sách Anpha.
  • Vũ Chí Lộc, 1997, Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục.
  • Hồ Chí Minh, 1995, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
  • Trần Nhâm (chủ biên), 1995, Có một Việt Nam như thế – Such is Vietnam, NXB Chính trị Quốc gia (Việt Nam) – Công ty Truyền thông và xuất bản Ishou (Singapore).
  • Hoàng Phê (chủ biên), 1997, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
  • Schaefer Richard T, 2005, Xã hội học, NXB Thống kê.
  • Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, 1995, sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐH TH TP Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Thị Ngọc Thủy, 2007, Những tác động của môi trường văn hóa đến Thương mại Quốc tế, Trường ĐH Ngoại Thương.
  • Giáo trình Đầu tư nước ngoài, 2006, Trường Đại học Ngoại Thương.
  • Vũ Quang Tuấn, Bộ KH-ĐT, 2010, Kỳ vọng đổi mới và những vấn đề cần lưu ý, Tạp chí Tài chính.
  • Trần Quốc Vượng,2008, sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

Văn bản pháp luật

  • Luật Đầu tư nước ngoài năm 2005.
  • Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005.

Tài liệu tiếng Anh

90

  • Hall And Hall, 1996, Understanding Cultural Difference.
  • Ashwill with Thai Ngoc Diep, 2005, Vietnam Today – A Guide to a Nation at a Crossroads, A Nicholas Btraley Publishing Company.
  • The Peace Corps – Cross-Culture workbook, Culture Matters, US Government printing office, Tr. 242

Websites

[19]http://vietbao.vn/Giao-duc/37-sinh-vien-tot-nghiep-khong-tim-duoc-viec/10972914/202/

[20]http://www.amnet.com.vn/tin-tuc/gia-cong/Gia-cong-phan-mem-tai-thi-truong-Nhat-Ban-Rao-can-lon-nhat-la-nhan-luc-ngon-ngu.aspx,

[21]http://www.marketingchienluoc.com/index.php?option=com_content&task=vie w&id=1760

 

[25]http://www.tinmoi.vn/DN-kieu-bao-lsquochun-tayrsquo-vi-thu-tuc-hanh-chinh-

1177879.html

[26]http://danluan.org/node/267

[27]http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066 &cn_id=393467#m3twggaZcDNM

[29]http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=274&aID=84

7

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here