Khoa Học Quản Lý

0
9772
Khoa học quản lý
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE (Dự Phòng: CLICK HERE)


Câu 1: Vì sao phải hình thành các tổ chức? Nêu các loại hình tổ chức?

_Phải hình thành các tổ chức vì hình thành tổ chức nhằm tạo lập ra một hệ thống chính thức gồm các vai trò, nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện sao cho họ có thể cộng tác một cách tốt nhất với nhau để đạt được mục tiêu chung có hiệu quả hơn.

_Các loại hình tổ chức:

Quảng Cáo

+Theo chế độ sở hữu:

  • Tổ chức do cá nhân nắm giữ là tổ chức thuộc quyền sở hữu của một hay một nhóm nhỏ người. Đó là các doanh nghiệp tư nhân, trang trại, hộ nông dân…
  • Tổ chức công là tổ chức thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, hoặc của một số lượng rất lớn các cá nhân. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước, trường học, bệnh viện công…

+Theo mục tiêu của tổ chức:

  • Các tổ chức vì lợi nhuận : các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường và tuân thủ các quy luật thị trường.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận : được tạo ra chủ yếu vì những mục đích khác và thường được coi là các tổ chức phi thị trường. Đó là các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp công ích, các tổ chức chính trị…

+Theo sản phẩm của tổ chức:

  • Các tổ chức sản xuất và khai thác các sản phẩm thô. Đó là các hộ nông dân, các trang trại, các công ty khai khoáng và nông lâm ngư nghiệp.
  • Các tổ chức sản xuất các sản phẩm chế tạo hoặc chế biến. Đó là các nhà máy gạch, nhà máy hoá dầu, nhà máy in…
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ như cắt tóc, ngân hàng, du lịch…
  • Các tổ chức cung cấp thông tin như nghiên cứu thị trường, hệ thống truyền thông…

+ Theo tính chất của các mối quan hệ:

  • Tổ chức chính thức: là tổ chức mà trong đó mọi thành viên đều được xác định một cách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm như các cơ quan Nhà nước, các trường học, bệnh viện,…
  • Tổ chức phi chính thức: Không có những đặc điểm trên.

Câu 2: Nêu các hoạt động cơ bản của tổ chức? Các hoạt động đó dẫn đến nhu cầu về quản lý như thế nào?

_ Các hoạt động cơ bản của tổ chức:

  • Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trường.
  • Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức.
  • Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho các quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
  • Tạo ra sản phẩm và dịch vụ của tổ chức- quá trình sản xuất.
  • Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức cho các đối tượng- các khách hàng.
  • Thu được lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tạo nên tổ chức và các đối tượng tham gia vào hoạt động của tổ chức.
  • Hoàn thiện, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, các quy trình hoạt động mới.
  • Đảm bảo chất lượng các hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.

_ Các hoạt động đó dẫn đến nhu cầu quản lý:

  • Quản lý tài chính.
  • Quản lý nguồn nhân lực.
  • Quản lý sản xuất.
  • Quản lý lĩnh vực marketing.
  • Quản lý chất lượng.
  • Quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho tổ chức: thông tin, pháp lý,…

Câu 3: Phân biệt khái niệm quản lý, lãnh đạo, điều khiển và quản trị?

_Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.

_Lãnh đạo là định hướng cho hành vi của tổ chức và con người (đối với các tổ chức chỉ có chủ sở hữu mới  có quyền lãnh đạo) hoặc là quá trình tác động lên con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức( lãnh đạo là một chức năng của tổ chức).

_Điều khiển thể hiện quá trình tác động của chủ thể lên đối tượng, đảm bảo cho hành vi của đối tượng hướng vào mục tiêu của hệ thống trong điều kiện biến động của môi trường. ( Thông tin là đặc trưng quan trọng nhất của điều khiển).

_Quản trị thường được sử dụng để chỉ quản lý ở phạm vi các đơn vị kinh tế cơ sở như công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã…

_Lãnh đạo và quản lý đều bao hàm ý tác động và điều khiển nhưng khác nhau về mức độ và phương thức tiến hành:

+Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lý.

+Quản lý là quá trình chủ thể tổ chức tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng dài hạn.

+Lãnh đạo là quản lý nhưng mục tiêu rộng hơn, khái quát hơn.

+Quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn và chuẩn xác hơn.

 

Câu 4: Vì sao phải nghiên cứu quản lý tổ chức trên những phương diện khác nhau? Cho ví dụ minh hoạ?

_Phải nghiên cứu quản lý tổ chức trên những phương diện khác nhau để chúng ta có nhận thức và hiểu biết đầy đủ về quản lý tổ chức; cung cấp kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu sâu các môn học về quản lý tổ chức theo lĩnh vực hoặc theo ngành chuyên môn hoá…

_Ví dụ:

+Nghiên cứu quản lý tổ chức trên phương diện tổ chức- kỹ thuật cho thấy có nhiều điểm tương đồng trong hoạt động quản lý ở mọi tổ chức và đối với mọi nhà quản lý.

Phương diện này giúp ta trả lời các câu hỏi: Làm quản lý là làm gì? Đối tượng chủ yếu của quản lý ? Quản lý được tiến hành khi nào ? Mục đích của nó?

Chính điều này cho phép chúng ta coi quản lý tổ chức là lĩnh vực mang tính khoa học cao và có thể học tập để trở thành nhà quản lý.

+ Nghiên cứu quản lý tổ chức trên phương diện kinh tế- xã hội cho thấy đặc trưng của quản lý trong từng tổ chức.

Phương diện này giúp ta trả lời câu hỏi: Ai lãnh đạo và điều hành tổ chức? Ai là đối tượng và khách thể quản lý? Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản lý thuộc về ai?

Nó chứng tỏ quản lý tổ chức vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù . Quản lý là một nghệ thuật.

Câu 5: Nêu quan điểm toàn thể và phân tích những đòi hỏi của nó khi tiến hành hoạt động quản lý?

_Quan điểm toàn thể là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống.

_Quan điểm này đòi hỏi:

  1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần.

+ Nhà quản lý thành công phải biết kết hợp hai yếu tố vật chất và tinh thần hiệu quả.

  1. Các sự vật hiện tượng luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau.

+ Nhà quản lý khi giải quyết vấn đề phải tìm được nguyên nhân và trước khi ra quyết định phải lường trước hậu quả trong tương lai.

  1. Các sự vật không ngừng biến đổi.

+ Nhà quản lý phải tìm được logic vấn đề, hiểu được và quản lý được những sự thay đổi ở các cấp độ khác nhau.

  1. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên trong hệ thống.

+ Nhà quản lý trước tiên phải phát hiện và phát huy được thế mạnh của nội lực.

Câu 6: Khái niệm phần tử, môi trường, đầu vào và đầu ra của hệ thống? Cho ví dụ?

_Phần tử của là tế bào nhỏ nhất của hệ thống, mang tính độc lập tương đối , thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia thêm được nữa dưới những giác độ hoạt động của hệ thống.

Ví dụ: Phần tử của hệ thống lớp học là sinh viên, học sinh, giáo viên.

_Môi trường của hệ thống là tập hợp các yếu tố không phụ thuộc hệ thống nhưng lại có quan hệ tác động với hệ thống( tác động lên hệ thống và chịu sự tác động của hệ thống).

Ví dụ: Môi trường của hệ thống lớp học là chính sách học phí và các khoản đóng  góp khác, phương pháp giảng dạy, cơ chế hoạt động của ngành giáo dục…

_Đầu vào của hệ thống là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ thống.

Ví dụ: Đầu vào của hệ thống lớp học là chương trình đào tạo, các nội quy lớp học, quy chế trong thi cử, …

_Đầu ra của hệ thống là  các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường.

Ví dụ:  Đầu ra của hệ thống giáo dục là người học đã hoàn thành chương trình giáo dục sau mỗi cấp học/ trình độ đào tạo; là các chỉ số phát triển giáo dục…

Câu 7: Khái niệm hệ thống, mục tiêu, cơ cấu và cơ chế? Ý nghĩa của nó trong quản lý?

_Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định.

_Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định.

_Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo của hệ thống, phản ánh sự sắp xếp có trật tự của các phân hệ, bộ phận và phần tử cũng như các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định.

_Cơ chế của hệ thống là phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan vốn có của hệ thống, tồn tại đồng thời với cơ cấu.

Ý nghĩa:

+Hệ thống : xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh, phù hợp sẽ tập hợp được sức mạnh tổng thể để thực hiện một cách có hiệu quả các công việc mà từng cá nhân riêng lẻ không thực hiện được hoặc hiệu quả không cao.

+Mục tiêu của hệ thống:  là nền tảng để xây dựng hệ thống, giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng hệ thống và quyết định toàn bộ hoạt động của hệ thống.

+Cơ cấu tồn tại như một thành phần bất biến tương đối của hệ thống. Nhờ có cơ cấu mà hệ thống có thể được sự ổn định để đảm bảo trạng thái nội cân bằng của nó. Khi mối liên hệ giữa các phần tử hoặc số phần tử của hệ thay đổi đến một mức độ nhất định nào đó thì cơ cấu sẽ thay đổi. Để sự thay đổi cơ cấu không gây khó khăn cho việc thực hiện chức năng thì cần phải tiến hành quản lý sự thay đổi của hệ thống.

+Cơ chế: là điều kiện để cơ cấu phát huy tác dụng đưa hệ thống đến mục tiêu. Nếu sự can thiệp có ý thức của con người phù hợp với quy luật hoạt động khách quan của hệ thống thì cơ chế sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nó.

 

Câu 8: Trạng thái, mục tiêu và quỹ đạo của hệ thống là gì? Mối quan hệ giữa chúng trong quản lý?

_Trạng thái của hệ thống là tập hợp các tính chất cơ bản của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định.

_Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định.

_Quỹ đạo của hệ thống là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về trạng thái cuối của hệ thống( mục tiêu) trong một khoảng thời gian nhất định.

_Mối quan hệ

+Quỹ đạo vạch ra con đường đi của hệ thống để đến được mục tiêu.

+Thực hiện kế hoạch chính là đưa tổ chức chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác dọc theo quỹ đạo định trước để đến được trạng thái mong đợi của hệ thống( mục tiêu).

Câu 9: Quan điểm nghiên cứu là gì? Có những quan điểm nào? Vận dụng chúng  trong quản lý?

_Quan điểm nghiên cứu là tổng thể các yếu tố chi phối quá trình thông tin và đánh giá hệ thống.

_Có những quan điểm sau:

+Quan điểm vĩ mô: xem xét toàn thể hệ thống cho thấy cái nhìn khái quát nhất để tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất, những tính chất quyết định nhất và những hành vi chiến lược của hệ thống, chứ không phải xem xét bộ phận bên trong hệ thống..Đây là quan điểm nghiên cứu của các tổ chức của những cơ quan quản lý Nhà nước.

Quan điểm vĩ mô nhằm trả lời câu hỏi:

  • Mục tiêu chức năng của hệ thống là gì?
  • Đầu vào và đầu ra của hệ thống?
  • Môi trường của hệ thống?

+Quan điểm vi mô: Đi sâu, xem xét tỉ mỉ từng phần tử, từng mối quan hệ giữa các phần tử; từng vấn đề cụ thể để hiểu được hành vi hệ thống. Đây là quan điểm nghiên cứu của chủ thể quản lý bên trong tổ chức của mình.

Quan điểm vi mô nhằm có được đầy đủ thông tin của hệ thống:

  • Cơ cấu của hệ thống?
  • Trạng thái của hệ thống?
  • Cơ chế của hệ thống?

+ Quan điểm hỗn hợp: kết hợp hai quan điểm trên để có được thông tin tuỳ theo mục đích nghiên cứu.

_Vận dụng các quan điểm trong quản lý :

Hiểu và nắm vững các quan điểm để vận dụng trong các trường hợp khác nhau một cách hợp lý để đạt hiệu quả nhất.

Câu 10: Phương pháp nghiên cứu hệ thống là gì? Có những phương pháp nào? Ý nghĩa của nó trong quản lý?

_Phương pháp nghiên cứu hệ thống là các quy tắc mà người nghiên cứu sử dụng để tìm ra quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

_Có những phương pháp sau:

+Phương pháp mô hình hoá: PPNCHT thông qua các mô hình khi đã biết rõ đầu ra, đầu vào và cơ cấu của hệ thống.

  • Gồm các bước sau:
  • Xây dựng mô hình của hệ thống phải nghiên cứu.
  • Phân tích nghiên cứu trên mô hình lý thuyết đó.
  • Đối chiếu kết quả từ mô hình với thực tế.
  • Điều chỉnh khi cần thiết, sau đó ứng dụng vào thực tế.
  • Ưu điểm: dễ thực hiện
  • Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào trình độ của người nghiên cứu.

+Phương pháp hộp đen: PPNCHT  khi biết đầu ra, đầu vào của hệ thống nhưng không nắm chắc được cơ cấu của hệ thống.

  • Gồm các bước sau:
  • Quan sát đầu vào và đầu ra của hệ thống.
  • Sử dụng phân tích vừa định lượng vừa định tính để tìm ra quy luật hình thành cơ cấu có thể có của hệ thống.
  • Kiểm tra quy luật hình thành cơ cấu đã thiết lập so với thực tế.
  • Chỉnh lại khi cần thiết và đưa vào sử dụng.

+Phương pháp tiếp cận hệ thống: PPNCHT khi rất khó đoán nhận cơ cấu, đầu vào và đầu ra của hệ thống.

  • Cách giải quyết là phân tích hệ thống ban đầu thành một loạt các phân hệ nhỏ có mối liên hệ với nhau.
  • Việc phân tích phải đảm bảo tính nhất thể, tính hướng đích và tính phức tạp.

_Ý nghĩa trong quản lý:

+Phương pháp MHH được sử dụng rộng rãi trong hệ thống kinh tế xã hội, vì nó cho phép hình dung cả tổ chức rõ ràng.

+Phương pháp hộp đen được sử dụng khi cơ cấu hệ thống phức tạp, khó xác định để đỡ phức tạp, tốn kém.

+Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng khi nghiên cứu các hệ thống lớn và phức tạp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here