Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản

0
10176
103 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh lớp 12 (có đáp án)
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Giáo trình Tiếng anh chuyên ngành Kế toán – CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản

CHƯƠNG 1

Câu 1: Thế nào là kiểm toán? Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Kiểm toán báo cáo tài chính? Kiểm toán hoạt động? Thế nào là kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính? Kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính? Kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán Nhà nước? Hiểu những nội dung cơ bản trong định nghĩa như thế nào?

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần kiểm toán (có thể định lượng) của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về sự phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về sự tuân thủ hay chấp hành về luật pháp, chính sách, chế độ và những qui định của một đơn vị cụ thể. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và trình bày ở kiến của Kiểm toán viên về tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động được kiểm toán. Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên nội bộ về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán viên Nhà nước là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên Nhà nước về báo cáo tài chính được kiểm toán. Các nội dung cơ bản trong định nghĩa: – Các chuyên gia (Kiểm toán viên) phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn theo qui định. Phải đáp ứng 06 yêu cầu cơ bản (Chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng và khả năng của Kiểm toán viên; Độc lập; Tôn trọng hay tuân thủ pháp luật; Tôn trọng chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp; Bí mật; Đạo đức nghề nghiệp). – Thu thập và đánh giá các bằng chứng là một qui trình có tính chất chuyên môn chặt chẽ phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán cụ thể. – Các thông tin cần kiểm toán là các thông tin kinh tế, phi kinh tế, tài chính, phi tài chính. – Đơn vị kiểm toán cụ thể chính là khách thể kiểm toán. – Chuẩn mực đã được thiết lập là các chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin được kiểm toán. Mỗi loại kiểm toán khác nhau sẽ có những chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin khác nhau. – Báo cáo kết quả là việc trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về kết quả kiểm toán tùy thuộc từng loại kiểm toán cụ thể.

Quảng Cáo

Câu 2: Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển kiểm toán ở nước ta và trên thế giới có gì giống và khác nhau? Tại sao?

Trên thế giới, kiểm toán là một công cụ quản lý không thể thiếu được, ở đâu có sự xuất hiện của đồng tiền, đồng thời có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng của tài sản thì ở đó có kế toán và có kiểm toán. Kiểm toán cổ điển ra đời từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở đâu có Nhà nước thì ở đó có kiểm toán Nhà nước, ở đâu có hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức hiệu quả thì ở đó có kiểm toán nội bộ. Ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có kiểm toán độc lập. Ở Việt Nam, trước năm 1986 thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung (hay còn gọi là cơ chế quan liêu bao cấp) nên không có kiểm toán. Mãi đến khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và đa phương hoá sở hữu, trước sức ép của hội nhập và sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã hình thành 02 công ty kiểm toán đầu tiên (Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO và công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC được thành lập vào ngày 13.5.1991). Mãi đến ngày 11.07.1994 kiểm toán Nhà nước Việt Nam mới được thành lập và trực thuộc Chính phủ. Đến năm 1997, kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo qui chế kiểm toán nội bộ số 832 ngày 28.10.1997 của Bộ tài chính. Ở Việt Nam kiểm toán được hình thành không theo qui luật của các nước phát triển trên thế giới, do thể chế chính trị và cơ chế quản lý kinh tế quyết định. 

Câu 3: Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong quản lý?

 + Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường: Kiểm toán ra đời bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ cho quản lý thực tiễn. Xã hội càng phát triển, thông tin kế toán ngày càng nhiều, đa dạng, đa chiều, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tượng sử dụng thông tin ngày càng được mở rộng phong phú và đa dạng, vì: Thứ nhất: Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin và sự điều chỉnh thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin. Các thông tin được cung cấp có nguy cơ ngày càng bị hợp pháp hoá và thành tích hoá có lợi cho người cung cấp thông tin. Thứ hai: Khối lượng thông tin quá nhiều. xã hội càng phát triển, thông tin càng phong phú, đa dạng với khối lương càng nhiều, khả năng chứa đựng những thông tin sai lệch trong những thông tin đúng đắn ngày càng tăng. Thứ ba: Tính phức tạp của thông tin và nghiệp vụ kinh tế ngày càng tăng, nguy cơ chứa đựng những thông tin sai lệch là không thể tránh khỏi. Thứ tư: Khả năng thông đồng trong xử lý thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin ngày càng lớn, rủi ro thông tin ngày càng cao. Để làm giảm rủi ro thông tin, có 3 cách chủ yếu: Cách 1: Người sử dụng thông tin tự kiểm tra các thông tin mà mình sử dụng. Cách này không hiệu quả, tốn kém, không phù hợp với xu thế phát triển và chuyên môn hoá của thời đại. Mặt khác, có thể có những hạn chế về năng lực của người sử dụng thông tin, đặc biệt đối với những thông tin phức tạp. Cách 2: Người cung cấp thông tin bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý hoặc người sử dụng thông tin chia sẻ rủi ro thông tin cùng nhà quản trị doanh nghiệp hay người cung cấp thông tin theo sự thoả thuận giữa hai bên. Nhưng cách này lại không thể đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi người cung cấp thông tin bị giải thể, phá sản, hậu quả khi đó luôn thuộc về người sử dụng thông tin. Cách 3: Chỉ sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính khi đã được kiểm toán độc lập xác nhận. Cách này rất hiệu lực, gắn chặt giữa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất của Kiểm toán viên với những ý kiến nhận xét, kết luận mà họ cung cấp. Từ đó, kiểm toán ra đời phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin, là một sự cần thiết tất yếu khách quan. Sự cần thiết của kiểm toán còn được thể hiện thông qua vai trò và những tác dụng mà kiểm toán mang lại cho nền kinh tế. Kiểm toán sinh ra từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho quá trình quản lý, cụ thể: Thứ nhất: Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm. Trong cơ chế thị trường, có nhiều đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị và sự phản ánh của tình hình này trong các tài liệu kế toán và báo cáo tài chính. Các đối tượng quan tâm như: Chính phủ để quản lý vĩ mô nên kinh tế và để thu thuế; các nhà đầu tư để đầu tư vốn; ngân hàng để cho vay; các cổ đông để mua cổ phiếu.v.v. Thứ hai: Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, ổn định củng cố hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động của các đơn vị được kiểm toán nói chung. Thông qua kiểm toán, khi phát hiện gian lận sai sót, ktv uốn nắn, chỉ dẫn và đề nghị doanh nghiệp sửa chữa, tư vấn giúp doanh nghiệp ổn định và kinh doanh hiệu quả. Hoạt động kiểm toán không những củng cố hoạt động tài chính, kế toán cho doanh nghiệp nói riêng mà còn làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Thứ ba: Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Ngoài chức năng xác nhận thông tin tài chính, kiêm toán còn có chức năng tư vấn cho các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán thấy được những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, uốn nắn, thấy được những vi phạm, lãng phí nhằm xử lý, ngăn chặn để thực hiện kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro. Chức năng này được phát huy tác dụng rất lớn ở các đơn vị được kiểm toán thường xuyên. Kiểm toán nội bộ cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thuận lợi trong cạnh tranh, khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Kiểm toán nhà nước phục vụ việc quản lý vĩ mô của là nước, đảm bảo duy trì kỷ cương, thực hiện nghiêm chính và thống nhất luật pháp, chính sách, chế độ, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn, tài sản và kinh phí của nhà nước. Kiểm toán độc lập bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan và sử dụng thông tin của đơn vị được kiểm toán, như: Chính phủ, cố đông, ngân hàng, nhà đầu tư… và cung cấp thông tin rất hữu ích cho chính nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán. 

Câu 4: Kiểm toán có những chức năng gì? Sự phát triển của các chức năng này qua các thời kỳ có gì giống và khác nhau không? Tại sao? Hãy liên hệ với Việt Nam?

Kiểm toán có 02 chức năng: Kiểm tra xác nhận (xác minh) và tư vấn (hay trình bày ý kiến). Chức năng kiểm tra xác nhận hay xác minh là chức năng đầu tiên, chức năng ra đời sớm nhất nhằm xác nhận thông tin đã xảy ra, thông tin hướng về quá khứ. Xã hội càng phát triển, chức năng tư vấn hướng đến tương lại được ra đời và phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 của thế kỷ XX. Ngày nay, chức năng này giữ vị trí rất quan trọng trong kiểm toán và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ đầu khi kiểm toán mới hình thành, chức năng xác minh hay xác nhận là số 1, chức năng tư vấn hay trình bày ý kiến là số 2. Nhưng ngày này lại ngược lại, chức năng tư vấn là số 1 và chức năng xác minh hay xác nhận là số 2. Việc các chức năng của kiểm toán thay đổi cũng là do yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của người sử dụng thông tin thay đổi đi từ nhìn nhận thông tin được kiểm toán hướng về quá khứ sang nhìn nhận thông tin kiểm toán hướng về tương lai. Ở Việt Nam cũng diễn ra tương tự do sự hội nhập kinh tế Quốc tế.

Câu 5: Phân biệt giữa: đối tượng và khách thể của kiểm toán? khách hàng và đơn vị được kiểm toán? Khách hàng có phải là khách thể kiểm toán không? Ngược lại khách thể kiểm toán có phải là khách hàng kiểm toán không? Tại sao?

Đối tượng kiểm toán là cái kiểm toán viên cần quan tâm, cần kiểm toán. Còn khách thể kiểm toán là nơi diễn ra hoạt động và có đối tượng mà kiểm toán viên cần kiểm toán. – Đối tượng kiểm toán là những tài liệu, nội dung mà Kiểm toán viên (chủ thể) phải thực hiện kiểm toán. Còn khách thể kiểm toán là những nơi xảy ra, diễn ra hoạt động và công việc cần kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán cũng là khách thể kiểm toán. Khách hàng kiểm toán cũng là khách thể kiểm toán, nhưng khách thể kiểm toán chưa hẳn đã là khách hàng kiểm toán. Chỉ có kiểm toán độc lập thì khách thể kiểm toán mới trở thành khách hàng kiểm toán. Hay khi ta nói khách thể của kiểm toán của kiểm toán độc lập chính là khách hàng, vì kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán và thu phí kiểm toán từ khách hàng. Nói đến khách hàng kiểm toán là nói đến khách thể của kiểm toán độc lập.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here