GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

0
4829
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI ĐỂ TIẾP XÚC VỚI KHÁCH HÀNG


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Câu 1: Tại sao có hoạt động giao nhận và phạm vi hoạt động giao nhận?

  • Khái niệm về giao nhận:
  • Theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA) thì dịch vụ giao nhận được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ phân phối hàng hóa thậm chí cả các dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đều coi là giao nhận hàng hóa.
  • Theo luật thương mại VN, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là người gửi hàng, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ khác có liên quan để giao nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (các khách hàng). Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng các nhu cầu do người ủy thác giao với hiệu quả cao nhất.

Sự hình thành và phát triển của người giao nhận do một số những nhân tố sau:

  • Khoảng cách giữa người mua và người bán xa;
  • Tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu;
  • Tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Phạm vi các hoạt động giao nhận:

  • Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng.

Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ:

  • Chọn tuyến, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập nên lịch gửi/nhận hàng và cung cấp cho người ủy thác;
  • Lưu cước với người chuyên chở đã được lựa chọn;
  • Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như: Giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận v.v..
  • Nghiên cứu những điều khoản trong thư tín dụng và chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết;
  • Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gửi hàng) chú ý tới đặc điểm của phương tiện vận chuyển, tính chất của hàng hóa;
  • Thu xếp việc lưu kho (nếu cần thiết);
  • Cân đo và kẻ mác mã hàng hóa;
  • Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm, nếu được yêu cầu có thể mua bảo hiểm cho người gửi hàng;
  • Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục hải quan, làm các thủ tục có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở;
  • Thanh toán phí và các loại chi phí khác;
  • Chuẩn bị vận đơn và nhận vận đơn đã ký từ người chuyên chở;
  • Thu xếp việc chuyển tải trên chặng đường vận chuyển (nếu cần thiết)
  • Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người chuyên chở và đại lý của họ tại nhận hàng;
  • Giúp người gửi hàng tiến hàng khiếu nại đối với các bên có liên quan.
  • Hành động thay mặt người nhập khẩu

Theo sự chỉ dẫn của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ đảm nhận:

  • Giám sát việc vận chuyển hàng hóa;
  • Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển;
  • Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thanh toán cước phí vận chuyển;
  • Thu xếp việc khai báo với Hải quan trả thuế và các loại cước phí;
  • Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần);
  • Giao hàng sau khi đã làm thủ tục Hải quan cho người nhận;
  • Tư vấn và nếu cần thiết giúp người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có;
  • Giúp người nhận hàng lưu kho và phân phối hàng hóa.
  • Các dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
  • Vận chuyển hàng hóa công trình, các hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
  • Dịch vụ vận chuyển các hàng hóa đặc biệt như súc vật sống, các loại thực phẩm, quần áo,…
  • Giúp người bán quảng cáo, triển lãm hàng hóa ở nước ngoài.
  • Các dịch vụ khác

Thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dung, tình hình cạnh tranh, tình hình biến động về chính trị, văn hóa, các chính sách của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu…

Câu 2: Khái niệm và phân loại bao bì hàng hóa trong vận tải. Trình bày ý nghĩa và nội dung của tiêu chuẩn bao bì.

Khái niệm: Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dung để bao gói và chứa đựng bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm.

Phân loại:

  • Theo công dụng của bao bì:
  • Bao bì trong (bao bì tiêu thụ): Dùng để đóng gói sơ bộ và trực tiếp đối với hàng hóa. Công dụng chủ yếu của loại bao bì này là bảo vệ hàng hóa. Loại này thường tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và nó là một bộ phận không thể tách rời khỏi hàng hóa và giá trị của nó thường được tính gộp vào với giá trị của hàng hóa.
  • Bao bì bên ngoài (bao bì vận chuyển): Dùng để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Bao bì ngoài còn có tác dụng thông tin quảng cáo sản phẩm. Giá trị của loại bao bì này được tính toàn bộ hoặc chỉ một phần giá trị của nó vào hàng hóa thùy thuộc vào việc có thu hồi lại được hay không.
  • Theo số lần sử dụng:
  • Bao bì sử dụng một lần: Là loại chỉ sử dụng một lần cho mỗi sản phẩm khi tiêu thụ. Giá trị của bao bì thường được tính một lần vào hàng hóa.
  • Bao bì sử dụng nhiều lần: Loại này có thể tham gia vào nhiều vòng quay của sản phẩm. Loại bao bì này thường là bao bì ngoài. Giá trị của nó được tính một phần vào sảm phẩm.
  • Theo độ cứng của bao bì:
  • Bao bì cứng: Loại này thường không thay đổi hình dạng trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, nó có thể chịu đựng được sức nén của hàng hóa khác khi xếp chồng lên nhau. Tùy thuộc vào hàng hóa mà người ta có thể có nhiều loại vật liệu chế tạo bao bì khác nhau như gỗ, kim loại,…
  • Bao bì nửa cứng: Loại này có độ bền vừa phải, nó có thể bị biến dạng khi bị va chạm khi bốc xếp, vận chuyển. Vật liệu chế tạo loại bao bì này thường là tre, nứa, mây…
  • Bao bì mềm: Loại này dễ bị biến dạng do lực tác động từ bên ngoài. Vật liệu chế tạo loại bao bì này thường là bao đay, bao vải, bao nilon…
  • Theo mức độ chuyên môn hóa:
  • Bao bì thông dụng: Có thể chứa được rất nhiều loại hàng hóa khác nhau và có thể được sử dụng lại nhiều lần.
  • Bao bì chuyên dụng: Chỉ để chứa một và/hoặc một số loại sản phẩm nhất định như bình oxy, binh gas…
  • Theo chế tạo vật liệu:
  Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Gỗ – Sử dụng nhiều lần.

– Nhẹ, khô, ít nhựa

– Kết cấu chắc bền, kín, đinh đóng thẳng, chặt.

– Ốp kim loại ở góc hòm, thùng.

– Đeo néo phải căng.

– Dễ sản xuất.

– Dễ sử dụng.

– Phạm vi ứng dụng rộng rãi.

– Tương đối bền.

– Sử dụng nhiều lần.

– Nặng

– Dễ cháy

– Chịu ẩm kém

– Dễ bị mọt, chuột, mối làm hư hỏng.

Kim loại – Sử dụng khá phổ biến

– Thường là kim loại đen, đồng, nhôm

– Đóng gói sản phẩm dễ cháy, có độ bốc hơi, có chất độc hại ở dạng khí, hơi, lỏng.

– Không sợ ẩm thấp

– Không sợ cháy

– Nặng

– Đắt tiền

Hàng dệt -Sử  dụng phổ biến

– Chứa đựng những loại hàng rời (gạo, ngô, lạc,…)

– Dai

– Giá thành thấp

– Chống ẩm mốc

– Dễ thấm nước
Giấy coton – Làm hộp đựng các loại hàng hóa có khối lượng lớn.

– Sử dụng khá phổ biến

– Nhẹ

– Rẻ

-Dễ xếp, dỡ

– Dễ cháy

– Dễ thấm nước

– Biến dạng

Thủy tinh Chứa đựng những loại hàng hóa dưới dạng chất lỏng – Cứng

– Không bị phá hỏng bởi hóa chất

-Sử dụng nhiều lần

– Dễ vỡ
Tre, nứa, mây đan – Dùng chứa đựng hoa quả, xà phòng

– Sử dụng phổ biến

– Dễ sử dụng

– Giá thành thấp

– Vật liệu dễ kiếm

– Sử dụng thuận tiện

– Độ bền chắc không lớn
Vật liệu nhân tạo tổng hợp Làm từ chất dẻo, polime, cao su nhân tạo – Giá thành rẻ

– Dễ sử dụng

– Kết cấu bền chắc

– Ô nhiễm môi trường

– Dễ bị rách, biến dạng, biến chất từ đó ảnh hưởng xấu đến hàng hóa

Ý nghĩa và nội dung của tiêu chuẩn bao bì:

  • Ý nghĩa của tiêu chuẩn bao bì:
  • Thống nhất hóa các dạng bao bì nhằm hạn chế sự đa dạng về kích cỡ, chủng loại thành một loại hợp lý nhất. Tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực sản xuất, lưu thong.
  • Trong lĩnh vực sản xuất bao bì. Qua tiêu chuẩn, các nhà sản xuất sẽ nhất quán được về mẫu mã, kích thước và chất lượng bao bì, cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm vừa cho phép hạ giá thành, khắc phục tình trạng lộn xộn về kiểu dáng, mẫu mã kích cỡ của các loại bao bì.
  • Trong lĩnh vực lưu thông. Góp phần quan trọng vào việc lưu thong hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm đếm, giao nhận và bảo quản trong quá trình lưu thong. Tiêu chuẩn hóa là điều kiện để tiêu chuẩn hóa các thiết bị bốc xếp, vận chuyển tạo ra một năng suất lao động cao trong lĩnh vực này.
  • Nội dung của tiêu chuẩn bao bì:

Tiêu chuẩn hóa về kết cấu, kích thước, trọng lượng, sức chứa và nguyên liệu sản xuất bao bì.

  • Về kết cấu: Bao bì phải có kết cấu bền, chắc, thuận tiện cho việc chứa đựng sản phẩm, thuận tiện cho việc đóng mở làm vệ sinh và phải bảo vệ được an toàn cho hàng hóa.
  • Về kích thước: Bao bì phải có kích thước hợp lý, phù hợp với hàng hóa mà nó chứa đựng, phù hợp với kích thước của phương tiện chuyên chở, bốc xếp. Kích thước của bao bì thường phải là bội số của nhau.
  • Về trọng lượng: Trọng lượng của bao bì phải càng nhỏ càng tốt, có như vậy mới tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bốc xếp cũng như chi phí nguyên liệu tạo ra bao bì.
  • Về sức chứa: Sức chứa của bao bì phải chứa được nhiều sản phẩm nhất như vậy mới tiết kiệm được nguyên liệu tạo nên bao bì.
  • Vật liệu tạo nên bao bì: Phải phù hợp với tính chất của hàng hóa, phải bảo đảm sự hợp lý giữa giá trị của bao bì với giá trị của hàng hóa.

Tiêu chuẩn về chất lượng:

  • Về độ cứng: bao bì phải đủ cứng để chứa hàng hóa và đủ sức chịu nén khi có thể xếp hàng lên cao tới mức tối đa cho phép.
  • Về màu sắc: bao bì phải tương thích với hàng hóa, bảo đảm sự hài hòa, dễ nhìn và có tính thương mại cao.
  • Về độ bền: bao bì phải được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm được các tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật.

Tiêu chuẩn hóa về ký mã hiệu, cách đóng mở bao bì và tiêu chuẩn đóng gói

  • Ngoài bao bì phải ghi rõ ký mã hiệu để có thể nhận biết sản phẩm được nhanh chóng và có thể phân biệt được một cách dễ dàng với các sản phẩm khác. Trên bao bì người ta thống nhất nơi ghi, cách ghi và nội dung chủ yếu phải ghi.
  • Có thể ghi loại vật tư của hàng hóa trên bao bì và phải ghi đúng nơi quy định. Trên bao bì cần ghi rõ cách và nơi đóng mở hàng, phương pháp bốc xếp và bảo quản…
  • Trên bao bì còn chỉ rõ nơi tháo mở và sử dụng cần thiết để tháo mở, không được móc cáp…
  • Mỗi loại bao bì nhất định đều có quy định thống nhất tiêu chuẩn về bao gói cho một đơn vị bao bì: Số lớp bao bì, bao bì trong, bao bì ngoài, cách gói buộc và những yêu cầu đối với cách gói buộc, chèn lót, đai nén…

Tiêu chuẩn hóa về mã số vạch

  • Nhờ hệ thống mã số vạch được quy định riêng, người ta có thể biết được tất cả các thông số cần thiết về loại sản phẩm cụ thể như: tên sản phẩm, nhà sản xuất, nguyên vật liệu…
  • Nhà kinh doanh nhờ mã số vạch của hàng hóa có thể sắp xếp, dự trữ bảo quản và quản lý hàng hóa một cách thuận tiện.
  • Nhờ áp dụng thiết bị điện tử hiện đại để đọc mã hiệu, người bán hàng có thể xác định đúng, chính xác, kịp thời chủng loại hàng hóa, giá cả, số lượng một cách dễ dàng. Trong quản trị kinh doanh hiện đại nói chung và trong bán hàng nói riêng, mã số mã vạch đã được tiêu chuẩn hóa và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Câu 3: Nêu kỹ thuật xếp và dỡ hàng trong container.

  • Kỹ thuật xếp hàng trong container:
  • Trước khi xếp hàng cần kiểm tra vệ sinh an toàn đối với container, chuẩn bị chu đáo các tài liệu, giấy tờ cũng như vật liệt chèn lót đối với hàng.
  • Xếp hàng nặng xuống dưới, xếp từ trong ra ngoài, hàng phải được chèn, chằng buộc chắc chắn, chú ý dàn tải đều lên trên sàn container, giảm trọng tâm hàng càng thấp càng tốt, giữa các loại hàng khác nhau cần có lớp phân cách.
  • Khi xếp cần chú ý thong gió hợp lý, tránh bịt cửa thông gió. Với các hàng kỵ nước, kỵ ẩm cần tránh xa cửa thông gió và cần được bảo về bằng giấy chống ẩm.
  • Các vật liệu chèn lót cần tuân thủ chặt chẽ yêu cầu vệ sinh phòng dịch, đặc biệt sử dụng trong container lạnh bảo vệ hàng thực phẩm.
  • Các hàng hóa xếp gần cửa cần cách xa cửa một khoảng cách hợp lý và chẳng buộc cẩn thận tránh để hàng đổ chèn chặt cửa không mở được hoặc khi mở cửa hàng tràn ra ngoài.
  • Cần ghi chép đúng hàng hóa, phải ghi cho từng lô hàng riêng biệt tránh trường hợp xếp xong hàng mới ghi, điều này có thể quên hoặc ghi thừa…
  • Hàng được đóng trên cao bản (pallet) không cần chằng buộc nhưng phải xếp hợp lý. Khoảng cách giữa pallet với thành container là 4 inch (100mm), các cao bản phải được chằng buộc lại thành khối vững chắc.
  • Đối với hàng đông lạnh cần đặc biệt chú ý nhiệt độ của hàng trước khi xếp vào container, các điều kiện về sinh trong container. Sauk hi xếp xong cần theo dõi chặt chẽ nhiệt độ trong container.
  • Nên ngắt ống thổi khí lạnh khi xếp hàng. Không xếp hàng cao quá đường xếp hàng cho phép (được ghi trong container).
  • Đối với container hàng lỏng, cần khóa van trước khi bơm hàng. Hàng bơm không được quá đầy. Chú ý van xả an toàn để bảo đảm chúng không bị tắc. Tuyệt đối tuân thủ quy tắc phòng tránh hỏa hoạn.
  • Đối với hàng nguy hiểm cần tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn. Sau khi hoàn thành xếp hàng, ghi chú các thông tin cần thiết gắn kèm theo container theo biểu mẫu.
  • Kỹ thuật dỡ hàng trong container
  • Công việc chuẩn bị: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan đến hàng hóa đóng trong container.
  • Bảo đảm chắc chắn rằng container đã được đặt trên nền chắc chắn.
  • Chuẩn bị các công cụ cần thiết.
  • Giám định và kiểm tra chu đáo tình trạng bề ngoài của container, các dấu niêm phong, cặp chì hải quan…
  • Khi mở cửa hết sức chú ý vì hàng có thể đổ gây nguy hiểm cho người đứng bên cạnh. Sau khi mở cửa, kiểm tra hàng có bị tổn thất không.

Câu 4: Trình bày nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thuộc công ước Hague (Brussel) 1924 và công ước Humburg 1978. Nêu một số đặc điểm khác nhau giữa hai công ước này.

Công ước Brussel 1924

  • Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước và lúc bắt đầu mỗi chuyến đi để thực hiện một cách chu đáo:
  • Làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển
  • Biên chế một cách hợp lý, trang bị và cung ứng đầy đủ cho con tàu
  • Làm cho hầm hàng, hầm lạnh và buồng bảo ôn, và tất cả các bộ phận của con tàu mà trong đó hàng hóa được vận chuyển, phù hợp và an toàn cho việc nhận hàng, vận chuyển và bảo quản an toàn hàng hóa.
  • Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm nhận, chất hàng, xếp, vận chuyển,giữ gìn, chăm sóc hàng hoá và dỡ hàng một cách cẩn thận, phù hợp đối với hàng hóa được vận chuyển.
  • Sau khi nhận trách nhiệm về mình đối với hàng hóa người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đị lý của người chuyên chở sẽ theo yêu cầu của người gửi hàng, phát hành cho người gửi hàng một (bộ) vận đơn đường biển.
  • Trừ khi có thông báo về tổn thất hay thiệt hại được đưa ra bằng văn bản cho người chuyên chở hoặc đại lý của anh ta tại cảng đích trước hoặc tại thời điểm hàng được chuyển giao cho người nhận theo hợp đồng vận chuyển, hoặc, nếu tổn thất hay thiệt hại là dạng không nhìn thấy, trong phạm vi 3 ngày kể từ ngày lô hàng cuối cùng được giao, sự chuyển giao này sẽ là bằng chứng ban đầu về việc giao hàng bởi người chuyên chở đối với hàng hóa như được mô tả trên vận đơn.

Nếu tổn thất hay thiệt hại là dạng không nhìn thấy, thông báo bằng văn bản phải được đưa ra trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày giao hàng.

Trong bất kì trường hợp nào thì người vận chuyển và tàu không chịu trách nhiệm về tổn thất hay thiệt hại trừ khi sự khiếu nại được đưa ra trong phạm vi 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc ngày mà đáng ra hàng được giao.

Công ước Hamburg 1978

  • Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất và thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa cũng như là sự chậm trễ trong giao hàng, nếu tổn thất, thiệt hại hay sự chậm trễ đó xảy ra trong khi hàng hóa đang nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng, người chuyên chở, đại lý hoặc người làm công cho họ đã thực hiện mọi biện pháp hợp lý để tránh xảy ra tổn thất hoặc hạn chế hậu quả của nó.
  • Trách nhiệm của người chuyên chở bao trùm suốt thời kỳ mà người chuyên chở chịu trách nhiệm trông nom hàng hóa ở cảng chất hàng, dỡ hàng và trong khi chuyên chở.
  • Người chuyên chở có thể phải chịu trách nhiệm đối với thực hiện hợp đồng của bên thứ 3 (hợp đồng phụ)
  • Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất. thiệt hại xảy ra với hàng hóa nhưng được hưởng mức giới hạn trách nhiệm là 835 SDR/kiện hoặc 2,5 SDR/Gkgs.
  • Trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa bao gồm suốt giai đoạn kể từ khi người chuyên chở nhận trách nhiệm về hàng hóa và cho tới khi giao hàng cho người nhận.

Một số điểm khác nhau giữa 2 công ước:

  • Về nghĩa vụ chứng minh lỗi:
  • Brussel 24: Chủ hàng phải chứng minh lỗi gây ra tổn thất cho hàng hóa do người chuyên chở gây nên. Nếu không chứng minh được lỗi thì người chuyên chở thoát trách nhiệm.
  • Hamburg: Người chuyên chở muốn được miễn trách thì phải chứng minh được anh không có lỗi.
  • Các trường hợp miễn trách cho người chuyên chở:
  • Brussel 24:

+ Trạng thái không đủ khả năng đi biển của con tàu, nếu trạng thái đó không phải do sự thiếu cần mẫn của người chuyên chở trước và bắt đầu mỗi chuyến đi.

+ Hậu quả do những hành vi sơ suất, lỗi lầm của thuyền trưởng, thủ thủy, hoa tiêu hay người làm công cho chủ tàu trong vận chuyển hay trong công tác quản lý.

+ Mất mát, hư hỏng hàng hóa phát sinh do hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, phá hoại, hành vi sai sót của chủ hàng, do nội tì hoặc ẩn tì của hàng hóa.

  • Hamburg: Không đưa ra mục miễn trách, không liệt kê, chỉ để lại trường hợp miễn trách đó là rủi ro cháy.
  • Giới hạn trách nhiệm bồi thường:
  • Brussel: 100 Bảng Anh hoặc 10000 Frang và được nâng lên 666,67 SDR/kiện hoặc 2.0 SDR/GKg.
  • Thời hạn khiếu nại
  • Brussel: một năm kể từ khi phát sinh tổn thất và có thể kéo dài hơn tùy thỏa thuận
  • Hamburg: Quy định 2 năm
  • Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm:
  • Brussel: Từ cẩu ở cảng chất hàng đến cẩu tại cảng dỡ hàng.
  • Hamburg: Từ khi hàng nằm dưới quyền định đoạt của người chuyên chở cho đến khi hàng được giao cho người nhận.
  • Giao hàng:
  • Brussel: Không quy định
  • Hamburg: Quy định cụ thể, người chuyên chở chịu trách nhiệm về việc vận chuyển giao hàng chậm và không được giao cho người nhận tại cảng dỡ theo quy định như trong hợp đồng.
  • Chuyên chở súc vật sống:
  • Brussel: Không quy định
  • Hamburg: Có quy định cụ thể, người chuyên chở phải chăm sóc súc vật sống theo đúng chỉ dẫn của người chủ hàng, và được quyền hành động trái với sự chỉ dẫn đó nếu nó bảo vệ được hàng hóa mà không phải chịu trách nhiệm.

Câu 5: Thế nào là hình thức thuê tàu chuyến? Trình tự thuê tàu chuyến?

  • Khái niệm của thuê tàu chuyến: Chủ tàu (shipowner) hoặc người chuyên chở (Carrier) cho người thuê (charterer) thuê toàn bộ hoặc một phần dung tích hoặc trọng tải con tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng chất hàng đến cảng dỡ hàng với mức cước do hai bên thỏa thuận

Mối quan hệ giữa người chuyên chở với người thuê được điều chỉnh thông qua hợp đồng thuê tàu chuyến.

Các hình thức thuê tàu chuyến

  • Thuê chuyến đơn
  • Thuê chuyến khứ hồi
  • Thuê chuyến khứ hồi liên tục
  • Thuê thầu khoán
  • Trình tự thuê tàu chuyến:

Trường hợp người bán hàng am hiểu về lĩnh vực thuê tàu:

  1. Lựa chọn một con tàu thích hợp trên tuyến phù hợp.
  2. Tính toán chi phí gửi hàng để xác định lợi nhuận của người xuất khẩu.
  3. Đàm phán để thỏa thuận các điều kiện của hợp đồng.
  4. Ký hợp đồng thuê tàu.
  5. Thực hiện hợp đồng.

Trường  hợp người bán không am hiểu sâu về nghiệp vụ thuê tàu:

  1. Thông qua người môi giới yêu cầu người môi giới tìm cho mình một con tàu phù hợp với các điều kiện về hàng hóa và tuyến vận chuyển.
  2. Người môi giới tìm tàu.
  3. Người môi giới đàm phán với người chuyên chở (chủ tàu) về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
  4. Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người xuất khẩu.
  5. Người xuất khẩu ký hợp đồng thuê tàu. Trước khi ký hợp đồng, người thuê phải rà soát kĩ lại hợp đồng, những điều khoản nào chưa rõ rang có thể đàm phán trực tiếp với chủ tàu. Gạch bỏ những điều khoản không cần thiết.
  6. Thực hiện hợp đồng. Người thuê phải liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý để biết được dự kiến thời gian tàu đến cảng nhận hàng. Chuẩn bị chu đáo hàng hóa, đóng gói và in nhãn mác đầy đủ. Liên hệ với cảng và ký hợp đồng bốc xếp hàng hóa, thanh toán tiền cước bốc xếp nếu giá cước thuê tàu chưa có chi phí bốc xếp. Tổ chức bốc xếp, tiến hành theo dõi giao nhận hàng hóa với tàu. Sau khi bốc hàng lên tàu, người thuê phải lấy được “biên lai thuyền phó” cho mỗi lô hoặc mỗi ca. Sau khi đã hoàn thiện việc chất hàng, người thuê tập hợp các biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn. Chú ý: Vận đơn phải là vận đơn sạch, đã bốc hàng lên tàu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here