Đề và đáp án đề thi đại học môn Địa lý khối C năm 2010
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: Đề thi Đại học môn tiếng Anh (Đề số 2)
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề và đáp án đề thi đại học môn Địa lý khối C năm 2010
Đề và đáp án đề thi đại học môn Địa lý khối C năm 2010
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
I |
1 Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ |
1,00 |
|
(2,0 đ) |
đa dạng sinh học ở nước ta |
||
a) Những biểu hiện suy giảm |
|||
Suy giảm về số lượng loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. |
0,25 |
||
b) Biện pháp bảo vệ |
|||
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn |
0,25 |
||
thiên nhiên. |
|||
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật |
0,25 |
||
quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. |
|||
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi |
0,25 |
||
sinh vật của đất nước. |
2 Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây khó khăn |
1,00 |
|
như thế nào cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ? |
||
a) Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh |
||
– Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những |
0,25 |
|
năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng). |
||
– Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm |
0,25 |
|
trung bình hơn 1 triệu người. |
||
b) Khó khăn |
||
– Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để |
0,25 |
|
tái sản xuất mở rộng… |
||
– Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng |
0,25 |
|
cuộc sống… |
II |
1 Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải |
1,50 |
|
(3,0 đ) |
phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ? |
||
a) Cơ cấu công nghiệp theo ngành |
|||
– Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) |
0,25 |
||
trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. |
|||
– Tương đối đa dạng (3 nhóm ngành gồm 29 ngành công nghiệp). |
0,25 |
1
– Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm (năng lượng, |
0,25 |
|
chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may…). |
||
– Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; |
0,25 |
|
giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, |
||
khí đốt, nước. |
||
b) Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm |
||
– Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế – xã hội). |
0,25 |
|
– Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao |
0,25 |
|
về kinh tế, xã hội, môi trường. |
||
2 Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng |
1,50 |
|
sông Cửu Long. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng |
||
hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là gì ? Tại sao ? |
||
a) Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế |
||
– Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất (đặc biệt là dải đất phù sa ngọt |
0,25 |
|
dọc sông Tiền, sông Hậu) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. |
||
– Khí hậu mang tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch |
0,25 |
|
chằng chịt tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông… |
||
– Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng (rừng ngập mặn, |
0,25 |
|
rừng tràm) và cá, chim. |
||
– Các thế mạnh khác: nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, đá vôi, |
0,25 |
|
dầu khí)… |
- Nêu vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và giải thích
– Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là thuỷ lợi, đặc biệt là nước ngọt |
0,25 |
||||||||
vào mùa khô. |
|||||||||
– Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn |
0,25 |
||||||||
do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. |
|||||||||
III |
1 |
Vẽ biểu đồ |
2,00 |
||||||
(3,0 đ) |
|||||||||
* Yêu cầu |
|||||||||
– Chọn dạng biểu đồ miền và vẽ chính xác. |
|||||||||
– Đảm bảo khoảng cách năm. |
|||||||||
– Có tên biểu đồ và chú giải. |
|||||||||
a) Xử lí số liệu |
0,50 |
||||||||
Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa (%) |
|||||||||
Năm |
2000 |
2003 |
2005 |
2007 |
|||||
Loại hàng |
|||||||||
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
|||||
– Hàng xuất khẩu |
24,9 |
20,9 |
25,9 |
25,2 |
|||||
– Hàng nhập khẩu |
42,4 |
39,9 |
38,8 |
38,6 |
|||||
– Hàng nội địa |
32,7 |
39,2 |
35,3 |
36,2 |
|||||
2
b) Vẽ biểu đồ |
1,50 |
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN
PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA
2 Nhận xét và giải thích |
1,00 |
||
a) Nhận xét |
|||
– Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, |
0,25 |
||
nhưng không lớn. |
|||
– Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và |
0,25 |
||
hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng). |
|||
b) Giải thích |
|||
– Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu |
0,25 |
||
nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng. |
|||
– Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu |
0,25 |
||
tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nên tỉ trọng giảm. |
|||
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) |
|||
IV.a |
Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) |
||
(2,0 đ) |
Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp |
2,00 |
|
ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây |
|||
công nghiệp lớn nhất trong cả nước ? |
|||
a) Những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp |
|||
– Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng |
0,25 |
||
chuyên canh quy mô lớn. |
|||
– Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn. |
0,25 |
||
– Kinh tế trang trại có bước phát triển mới. |
0,25 |
||
– Kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản |
0,25 |
||
theo hướng sản xuất hàng hoá. |
|||
b) Giải thích Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp |
|||
lớn nhất trong cả nước |
3
– Thuận lợi về tự nhiên: |
|||
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ (nhất là đất badan) |
0,25 |
||
thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn. |
|||
+ Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước phong phú thuận lợi để phát triển |
0,25 |
||
các cây công nghiệp. |
|||
– Thuận lợi về kinh tế – xã hội: |
|||
+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, |
0,25 |
||
năng động trong cơ chế thị trường… |
|||
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật khá hoàn thiện, chính sách khuyến khích |
0,25 |
||
phát triển cây công nghiệp, thị trường, vốn đầu tư… |
|||
IV.b |
Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) |
||
(2,0 đ) |
So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng |
2,00 |
|
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng |
|||
lại có sự khác nhau về chuyên môn hoá ? |
- So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
- Giống nhau:
+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. |
0,25 |
+ Gia súc, gia cầm và thuỷ sản. |
0,25 |
– Khác nhau: |
|
+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa. |
0,25 |
+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản |
0,25 |
(tôm, cá tra, cá ba sa…). |
|
b) Giải thích sự khác nhau về chuyên môn hoá giữa hai vùng |
|
– Đồng bằng sông Hồng: |
|
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện |
0,25 |
phát triển cây vụ đông. |
|
+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị |
0,25 |
(Hà Nội, Hải Phòng…). |
|
– Đồng bằng sông Cửu Long: |
|
+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt |
0,25 |
(nuôi vịt chạy đồng). |
|
+ Có nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn. |
0,25 |
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm
——— Hết ———
4