Nguyên Lý Kế Toán

0
12132
Nguyên Lý Kế Toán Đại Học Hàng Hải
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Nguyên Lý Kế Toán 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Nguyên Lý Kế Toán 

Quảng Cáo

Câu 1: Kế toán là gì? Vai trò của kế toán?

* Định nghĩa kế toán:

– Theo luật kế toán, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động

– Xét trên khía cạnh khoa học: Kế toán được xác định là khoa học về thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính gắn liền với một tổ chức nhất định thông qua một hệ thống các phương pháp riêng biệt.

– Xét trên khía cạnh nghề nghiệp: Kế toán là công việc tính toán và ghi chép bằng con số các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định nhằm phản ánh và giám đốc tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thông qua ba thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu

* Vai trò của kế toán:

Kế toán là công cụ quản lý có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

– Đối với nhà nước: Số liệu thông tin kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để kiểm tra và chỉ đạo theo yêu cầu quản lý chung.

– Đối với doanh nghiệp: Số liệu thông tin kế toán là cơ sở để lập kế hoạch, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và là cơ sở để ra quyết định.

– Đối với các đối tượng khác: Số liệu thông tin kế toán là căn cứ để quyết định đầu tư, mua bán, thanh toán cũng như xử lý các vấn đề có liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm giữa doanh nghiệp và các bên có liên quan.

 

Câu 2: Trình bày các khái niệm, nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận?

1) Nguyên tắc giá phí: Nguyên tắc này yêu cầu khi xác định giá của đối tượng phải căn cứ vào chi phí thực tế ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra để có được đối tượng và dựa vào giá gốc để phản ánh, chứ không phải theo giá thị trường

2) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu là số tiền kiếm được khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm sản phẩm, hàng hóa được giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ hoàn thành được người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán

3) Nguyên tắc phù hợp (tương xứng): Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu được ghi nhận, tức là các chi phí có liên quan đến việc tạo doanh thu ở kỳ nào thì được coi là chi phí của kỳ đó, bất kỳ chi phí đó chi ra ở kỳ nào

4) Nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc này yêu cầu các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi chép theo đúng bản chất, nội dung của sự vật hiện tượng và phải kiểm chứng được thông qua các bằng chứng có tính khách quan như các chứng từ kế toán.

5) Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi các khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp mà kế toán sử dụng phải nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác để đảm bảo so sánh được thông tin tài chính của các kỳ kế toán với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cần phải thay đổi phương pháp sử dụng thì phải thông báo cho người sử dụng thông tin biết và phải có giải trình rõ ràng.

6) Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này yêu cầu số liệu thông tin kế toán tài chính phải được trình bày công khai và giải trình rõ ràng, thông tin đưa ra không được giấu các sự kiện quan trọng.

7) Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các khoản doanh thu chưa thực hiện hoặc doanh thu dự kiến thì chưa được ghi nhận. Trong khi đó đối với các khoản lỗ dự kiến cần phải được lập dự phòng tương ứng. Phương án được lựa chọn đảm bảo ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu thấp nhất.

8) Nguyên tắc trọng yếu: Với nguyên tắc này thì chỉ chú trọng đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mục mang tính chất trọng yếu quyết định bản chất nội dung sự vật hiện tượng mà có thể bỏ qua các vấn đề, các yếu tố thứ yếu, không quyết định bản chất nội dung sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác nó không làm ảnh hưởng đến tính trung thực của báo cáo, không làm sai lệch sự phán xét của người đọc báo cáo tài chính.

Câu 3: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống phương pháp kế toán:

* Đối tượng của kế toán: là tài sản và nguồn vốn

1) Tài sản:

  1. a) Tài sản ngắn hạn:

– Tiền và các khoản tương đương tiền.

– Đầu tư tài chính ngắn hạn

– Các khoản phải thu ngắn hạn

– Hàng tồn kho

– Tài sản ngắn hạn khác

  1. b) Tài sản dài hạn:

– Các khoản phải thu dài hạn.

– Tài sản cố định:

+ Tài sản cố định hữu hình

+ Tài sản cố định vô hình

+ Tài sản cố định thuê tài chính

– Bất động sản đầu tư

– Tài sản dở dang dài hạn

– Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

– Tài sản dài hạn khác

2) Nguồn vốn:

  1. a) Nợ phải trả:

– Nợ ngắn hạn

– Nợ dài hạn

  1. b) Vốn chủ sở hữu:

– Vốn góp

– Lợi nhuận chưa phân phối

– Nguồn vốn khác

* Nhiệm vụ:

– Thực hiện ghi chép và phản ánh một cách kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp bằng các phương pháp thích hợp.

– Thực hiện thu thập, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu cần thiết để cung cấp các thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin

– Tổng hợp số liệu và lập báo cáo quy định

– Thực hiện phân tích các thông tin, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp từ đó đưa ra được các biện pháp, các quyết định đúng đắn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

* Hệ thống phương pháp kế toán:
Chứng từ; Kiểm kê; Đánh giá; Tính giá thành; Tài khoản; Ghi sổ kép; Tổng hợp, cân đối kế toán

Câu 4: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán? Các yêu cầu đối với kế toán?

* Đối tượng sử dụng thông tin kế toán:

– Các nhà quản trị doanh nghiệp

– Các ban lãnh đạo doanh nghiệp

– Các cán bộ công nhân viên; Các cổ đông; Các chủ sở hữu

– Các bên liên doanh; Các nhà tài trợ vốn; Các nhà đầu tư; Các chủ nợ

– Khách hàng; Nhà cung cấp;

– Cơ quan thuế; Cục thống kê

– Các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản

* Các yêu cầu đối với kế toán:

– Số liệu thông tin do kế toán cung cấp phải phản ánh trung thực, khách quan các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Số liệu thông tin kế toán phải phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.

– Số liệu thông tin kế toán phải phản ánh đầy đủ, toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra ở đơn vị.

– Số liệu thông tin kế toán phải rõ ràng, minh bạch.

– Số liệu thông tin kế toán phải đảm bảo sự nhất quán về nội dung và phương pháp tính toán để đảm bảo so sánh được thông tin kế toán giữa các kỳ với nhau.

– Tổ chức công tác kế toán đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.

Câu 5: Trình bày nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán? Cho ví dụ?

– Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

– Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vống và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

– Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối kỳ kế toán hoặc khi chia tách, sáp nhập, quyết toán thuế, thay đổi hình thức sở hữu.

* Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:

– Phương pháp chung:

+ Số liệu ở cột số đầu năm: căn cứ vào số liệu ở số cuối kỳ trên báo cáo của năm trước.

+ Số liệu cột số cuối kỳ: căn cứ vào số dư nợ của các tài khoản tài sản và căn cứ vào số dư có của các tài khoản nguồn vốn.

– Phần tài sản:

+ Các chỉ tiêu: hao mòn TSCĐ, dự phòng: phải thu, đầu tư chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên bảng CĐKT mang dấu âm (ghi trong ngoặc), số liệu căn cứ vào số dư có của TK 214, 229

+ Chỉ tiêu Trả trước cho người bán căn cứ vào số dư nợ của TK 331

– Phần nguồn vốn:

+ Chỉ tiêu Người mua trả tiền trước căn cứ vào số dư có TK 131

+ Chỉ tiêu Cổ phiếu quỹ mang dấu âm trên bảng CĐKT, số liệu căn cứ số dư nợ TK 419

+ Các chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá tài sản, Chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận chưa phân phối: Có số dư nợ thì trên bảng CĐKT mang dấu âm, Có số dư có thì trên bảng CĐKT mang dấu dương

– Căn cứ số liệu:

+ Bảng cân đối kế toán kỳ trước

+ Sổ kế toán tổng hợp chi tiết (sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng phân bổ … )

+ Bảng cân đối tài khoản

Tài sản Số đầu kỳ Số cuối kỳ Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ
A. Tài sản ngắn hạn 2750 3442 A. Nợ phải trả 970 1357
1. Tiền mặt 210 656 1. Vay và nợ thuê tài chính 360 360
2. Tiền gửi NH 890 1260 2. Phải trả ngắn hạn người bán 410 540
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 0 102 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 80 252
4. Phải thu của khách hàng 340 340 4. Phải trả công nhân viên 0 97
5. Nguyên vật liêu 460 281 5. Phải trả khác 120 108
6. Chi phí SXKD dở dang 170 90      
7. Thành phẩm 480 713      
8. Hàng gửi bán 200 0      
B. Tài sản dài hạn 4320 4125 B. Vốn chủ sở hữu 6100 6210
1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình 5420 5170 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5530 5530
2. Hao mòn TSCĐ hữu hình (1450) (1395) 2. Quỹ đầu tư phát triển 430 430
3. Góp vốn liên doanh 350 350 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 140 250
Tổng tài sản 7070 7567 Tổng nguồn vốn 7070 7567

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here