Pháp Luật

0
2690
Đề cương Pháp Luật
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn Pháp Luật

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn Pháp Luật

Câu 1: Phân tích bản chất nhà nước. Liên hệ với nhà nước CHXHCN VN.

-Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi chức năng quản lí xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc trong XH XHCN.

Quảng Cáo

*Tính giai cấp của nhà nước:

-Theo M-L, nhà nước sinh ra và tồn tại trong XH có giai cấp, là sản phẩmcủa đời sống XH có giai cấp => nhà nước luôn mang bản chất gc sâu sắc.

+Hai gc XH là chủ nô và nô lệ xuất hiện, đòi hỏi gc thống trị kinh tế cần phải xây dựng cho mình tổ chức nhà nước, sử dụng nhà nước như công cụ bạo lực để trấn áp lại sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, từ đó để củng cố duy trì địa cị kinh tế của gc nhà nước -> giai cấp thống trị về mặt kinh tế đồng thời trở thành gc thống trị về mặt chính trị.

=> Nhà nước chính là tổ chức đặc biệt của quyền chính trị.

-Gc thống trị thông qua nhà nước của mình để hợp pháp hóa ý chí của gc mình trở thành ý chí chung mang tính nhà nước.

-Gc thống trị thông qua nhà nước củng cố hệ tư tưởng gc mình trở thành hệ tư tưởng thống trị trong XH -> buộc gc lệ thuộc mình vào tư tưởng.

=> Trong 1 XH hóa gc, sự thống trị XH bao giờ cũng thông qua 3 mặt là kinh tế, chính trị, tư tưởng. Người duy trì, bảo vệ trước hết lợi ích của gc cầm quyền là nhà nước.

-> Kiểu nhà nước mang bản chất bóc lột (chủ nô, địa chủ phong kiến, tư sản) là công cụ chuyên chính của thiểu số gc cầm quyền.

-> Kiểu nhà nước XHCN là do nhân dân lao động tổ chức xây dựng lên, là công cụ duy trì bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ chuyên chính của đa số nhân dân lao động để chống lại thiểu số phần tử chống đối khác, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.

-> Bộ máy trấn áp đặc biệt của gc này, bộ máy có thể duy trì lợi ích của gc.

* Vai trò XH:

-Nhà nước không chỉ đơn thuần là bộ máy thống trị trấn áp, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức và đảm bảo lợi ích chung của XH.

+Nhà nước phải tham gia giải quyết vấn đề XH đặt ra, mang lại lợi ích chung cho XH con người. VD: ở VN có vấn đề bảo vệ MT, chống tệ nạn XH,..

+Nhà nước phải bảo đảm những giá trị XH chung của con người, nhà nước thông qua PL của mình để bảo vệ tài sản nhân dân, bảo đảm sự công bằng XH,.. (việc quy định bảo về quyền con người về mặt pháp luật không giống nhau trong các kiểu nhà nước)

+Nhà nước thực hiện chức năng quản lí mọi mặt đời sống XH để duy trì thiết lập đời sống XH, thúc đẩy XH phát triển.

=> Đối với nhà nước mang bản chất bóc lột, hai mặt gc XH mâu thuẫn nhau và không đồng nhất. Đối với nhà nước XHCN, hai mặt gc XH hòa quyện thống nhất với nhau.

=> Mức độ biểu hiện vai trò XH nhà nước là không giống nhau trong các kiểu nhà nước, phụ thuộc vào bản chất gc của kiểu nhà nước, tương quan lực lượng gc trong XH, nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giai đoạn.

* Các dấu hiệu đặc trưng:5 đặc trưng

1, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt không hòa nhập với dân cư, hầu như tách khỏi XH; quyền lực công này là quyền lực chính trị chung.

Quyền lực nhà nước thông qua bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được coi là giải quyết mọi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

2, Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.

-Phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính.

-Hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ.

-> đặc điểm chung của mọi nhà nước.

3, Nhà nước có chủ quyền quốc gia.

-Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý

-Chủ quyền: +quyền tự quyết định

+Tính tối cao: quyền lực: có quyền phán xét, xử lí các VPPL; quyền sở hữu: có toàn quyền khai thác, sử dụng lãnh thổ QG cũng như khai thác TNKS trong lãnh thổ.

4, Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên XH.

-Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.

-Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí của toàn XH buộc mọi cơ quan tổ chức phải tuân theo.

-Trong XH, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành luẩ và áp dụng pháp luật.

5, Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.

-Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của bộ máy nhà nước, góp phần duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước.

-Thuế do cơ quan quyền lực cấp cao nhất quyết định.

-Thuế được bảo đảm quyền cưỡng chế nhà nước.

Câu 2: Chức năng nhà nước là gì? Phân tích mqh biện chứng giữa chức năng nhà nước và bản chất nhà nước. Liên hệ với nhà nước CHXHCN VN.

*Chức năng của nhà nước:

-K/n: là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

-Chức năng của nhà nước phụ thuộc vào bản chất của nhà nước. VD: chức năng của nhà nước XHCN khác với chức năng của nhà nước bóc lột ở nội dung và phương pháp thực hiện.

– Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước thực hiện.

-Có thể phân loại chức năng nhà nước thành các chức năng đối nội và đối ngoại:

Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ 1 nước.

/ Tổ chức và quản lí nền KT.

/ Tổ chức và quản lí nền VH’, GD, KH-CN.

/ Giữ vững an ninh, chính trị, trấn áp sự phản kháng của gc đối kháng.

/ Bảo vệ trật tự pháp luật và quyền lợi của giai cấp cầm quyền.

Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quân hệ với các nước và các dân tộc khác. VD: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.

=> Hai nhóm chức năng này có mqh mật thiết với nhau, nếu thực hiện tốt chức năng đối nội sẽ có thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng đối ngoại và ngc lại.

*Phân tích mqh biện chứng giữa chức năng nhà nước và bản chất nhà nước

-Bản chất quyết định chức năng nhà nước (ND và phương pháp thực hiện chức năng). Dù chức năng thay đổi nhưng vẫn phải tùy thuộc vào bản chất.

VD: chức năng của nhà nước XHCN khác với chức năng của nhà nước bóc lột ở ND và phương pháp thực hiện, vì nhà nước XHCN dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sx và nhà nước XHCN thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

-Bản chất quyết định phương pháp thực hiện chức năng.

Câu 3: Pháp luật là gì? Phân tích các thuộc tính của pháp luật.

– Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp: tổ chức, thuyết phục, cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ XH phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

* Các thuộc tính của pháp luật:

  1. Tính quy phạm phổ biến:

– Thể hiện trong khuôn mẫu, đính chính hành vi của tất cả mọi người trong cùng một hoàn cảnh pháp luật, không phụ thuộc vào giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, dân tộc.

– Pháp luật được áp dụng trên toàn quốc trong 1 phạm vi không gian rộng lớn, thời gian được áp dụng liên tục hoặc nhiều lần cho đến khi được thay thế hoặc hủy bỏ.

– Phạm vi điều chỉnh của pháp luật: hầu hết các quan hệ XH, làm cho các quan hệ vận động và phát triển nhà nước.

– Pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận, trong đó nhà nước là chủ thể mang chủ quyền quốc gia. Do vậy pháp luật có tính quy phạm phổ biến trên lãnh thổ quốc gia.

  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức pháp luật:

– Nội dung của các quy tắc của pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trong các điều khoản của văn bản, văn bản pháp luật.

– Pháp luật được thể hiện dưới một hình thức xác định nhằm đảm bảo sự rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.

– Xét về mặt từ ngữ: Rõ ràng chính xác, từ ngữ phổ thông dễ hiểu; Dùng từ ngữ một nghĩa, bảo đảm sự thống trong cách hiểu, cách sử dụng.

– Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và có tính thức bậc về hiệu lực pháp lí, phải đảm bảo sự thống nhất tạo ra hệ thống pháp luật.

  1. Tính bảo đảm thực hiện bởi nhà nước (tính cưỡng chế):

– Pháp luật do nhà nước ban hành thể hiện quyền lực Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Nhà nước có nhiều biện pháp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện như gd, tổ chức, cưỡng chế. Cưỡng chế là thuộc tính không tách rời của pháp luật.

– Phải áp dụng các quy tắc cưỡng chế 1 cách phù hợp để pháp luật được tôn trọng thực hiện. => Pháp luật không thể tách rời với nhà nước nếu muốn thực hiện có hiệu quả. Đây là đặc điểm khác biệt của pháp luật với các quy phạm khác.

– Làm tốt công tác tuyên truyền, phố biến, GD để nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi người phát huy tính tự giác.

– Phải cung cấp môi trường, tạo ra điều kiện thuận lợi thông qua các cơ chế và chính sách cụ thể để pháp luật đi vào đời sống.

=> Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu và hợp lí để bảo đảm quyền lực, pháp luật có tác động cao hơn so với các biện pháp để duy trì trật tự XH và tồn tại XH.

  1. Tính bắt buộc chung:

-Pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận được đảm bảo tính cưỡng chế nhà nước vì vậy mang tính bắt buộc.

– Pháp luật mang tính bắt buộc chung mọi người trong 1 lãnh thổ nhà nước, không phụ thuộc vào tôn giáo, giới tính, dân tộc.

– Bất kì ai vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 4: Pháp luật là gì? Phân tích bản chất của pháp luật. Liên hệ vs pháp luật nhà nước VN.

– Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp: tổ chức, thuyết phục, cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ XH phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

*Phân tích bản chất của pháp luật:

  1. Tính giai cấp

-Pháp luật là con đẻ của XH có giai cấp, bảo vệ lợi ích gc thống trị, thể hiện ý chí giai cấp thống trị, do đó nó mang bản chất gc vô cùng sâu sắc.

– Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền được hợp pháp hóa thông qua con đường nhà nước trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, từ đó duy trì thiết lập trật tự XH.

– Pháp luật phản ánh nguyện vọng của con người và những quan điểm về các hành vi xử sự trong cuộc sống XH.

– Pháp luật là công cụ điều chỉnh về mặt gc, các quan hệ XH và hướng sự phát triển của các quan hệ XH theo sự phát triển phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

=> Pháp luật là công cụ sắc bén của gc cầm quyền, duy trì, bảo vệ trước hết lợi ích của gc cầm quyền.

  1. Giá trị XH

– Pháp luật không phải đơn thuần là ý chí, nguyện vọng của gc cầm quyền, pháp luật phải đi đến lợi ích của XH.

– Pháp luật phải lấy XH làm cơ sở, ohải là những biểu hiện của những lợi ích chung của XH.

-Biểu hiện:

+ Pháp luật là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên ghi nhận cách xử sự phổ biến khách quan.

+ Là công cụ, thước đo hành vi của con người trong các mqh XH, hướng chúng vận động phát triển phù hợp với quy luật khách quan.

+ Là phương tiện truyền tải thông tin về yêu cầu chung của con người đến mỗi chúng ta, góp phần nâng cao ý thức XH.

+ Pháp luật là công cụ, phương tiện để giúp nhà nước giải quyết những vấn đề XH hiện nay đề mang lại lợi ích chung cho con người.

  1. Tính dân tộc:

– Pháp luật được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc.

– Phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý à trình độ văn minh, văn hóa của dân tộc.

  1. Tính mở:

– Pháp luật không phải là hệ thống khép kín. Nó luôn luôn tiếp thu những thành tựu văn hóa, văn minh nhân loại nói chung và XH pháp lý nói riêng, tiếp thu pháp luật tiên tiến của các nước.

*Liên hệ: Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực thuộc về nhân dân. Vì thế pháp luật VN cũng thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Ghi nhận các quyền tự do dân chủ của công dân, đồng thời cũng có các biện phép bảo đẩm cho các quyền đó được thực hiện bằng GD thuyết phục, cưỡng chế nhà nước chỉ áp dụng khi GD thuyết thục không có hiệu quả, cưỡng chế trên tinh thần GD thuyết phục.

Câu 5: Chức năng của pháp luật là gì? Phân tích các chức năng của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

-K/n: Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.

*Chức năng của pháp luật:

  1. Chức năng điều chỉnh:

-Là chức năng cơ bản của pháp luật, là công cụ điều chỉnh về mặt giai cấp

=> Là phương tiện giúp nhà nước thiết lập pháp lí cho sự phát triển XH.

– Hướng các quan hệ XH phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn.

– Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ XH được thực hiện theo 2 hướng chính:

+Một mặt, pháp luật vừa làm nhiện vụ “trật tự hóa” các quan hệ XH, đưa chúng vào những phạm vi, khuôn mẫu nhất định.

+Mặt khác, tạo điều kiện cho các quan hệ XH phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp.

Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thể hiện thông qua các hình thức quy định, cho phép, ngăn cấm, bắt buộc, phải, quy định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

VD: Cấm buôn bán tàng trữ chất cấm; bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; cho phép quyền tự do ngôn luận, quyền được kết hôn…

  1. Chức năng bảo vệ:

– Bảo vệ những quan hệ XH để tránh mọi sự xâm hại, hay trái phép từ bên ngoài, tạo điều kiện cho XH phát triển công bằng, văn minh.

– Pháp luật cần quy định những hành vi trái pháp luật, dấu hiệu nhận biết để từ đó quy định những hình phạt, biện pháp cưỡng chế những hành vi vi phạm.

– Nhà nước cần làm tốt những hoạt động: tích cực, chủ động hiệu quả trong việc phát hiện và xử lí những vi phạm.

  1. Chức năng GD:

– Pháp luật tác động vào ý thức, thông qua đó tác động vào hành vi của các chủ thể, định hướng hành vi của họ phù hợp với quy định của nhà nước trong cách xử sự phù hợp với các chuẩn mực XH.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here