Quy tắc phòng ngừa đâm và trên biển
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+
Mục Lục
- QUY TẮC CHUNG:
- Câu 1: Nêu phạm vi áp dụng của COLREG-72?
- Câu 2. Định nghĩa tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động?
- Câu 3: Trình bày trách nhiệm của tàu thuyền trong việc thực hiện COLREG-72?
- Câu 4: Định nghĩa “tàu thuyền đang đánh cá”?
- Câu 5: Định nghĩa “tàu thuyền bị mất khả năng điều động”?
- Câu 6: Định nghĩa “tầm nhìn xa bị hạn chế”, “Tàu thuyền buồm”?
- Câu 7: Định nghĩa “Tàu thuyền”, “Tàu thuyền máy”, “tàu thuyền đang chạy”?
- Câu 8: Định nghĩa “Tàu thuyền bị mớn nước khống chế”, “tàu đệm khí có cánh”?
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Quy tắc phòng ngừa đâm và trên biển
QUY TẮC CHUNG:
Câu 1: Nêu phạm vi áp dụng của COLREG-72?
Phạm vi áp dụng:
- Bản quy tắc này áp dụng đối với tàu thuyền trên biển cả và trong các vùng nước nối liền với biển cả mà tàu biển có thể qua lại.
- Không một quy định nào trong quy tắc này cản trở việc thi hành những quy tắc đặc biệt do các chính quyền địa phương quy định đối với vùng neo tàu, bến cảng, sông hồ hay các vùng nước nối liền với biển cả mà tàu biển có thể qua lại. Tuy nhiên, những quy tắc đặc biệt nói trên càng phù hợp với Quy tắc này càng tốt.
- Không một quy định nào trong quy tắc này cản trở việc thi hành những quy tắc đặc biệt do Chính phủ của bất kỳ một quốc gia nào ban hành liên quan đến việc tăng thêm trạm đèn hoặc đèn hiệu, dấu hiệu hoặc tín hiệu còi dùng cho tàu quân sự và tàu thuyền đi theo hàng dọc hoặc liên quan đến trạm đèn hoặc đèn hiệu hay dấu hiệu dùng cho tàu thuyền đang đánh cá theo đoàn, đội tàu. Trong chừng mực có thể được, vị trí của đèn, đèn hiệu, dấu hiệu hoặc tín hiệu còi tăng thêm đó không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ một đèn, dấu hiệu hay tín hiệu nào được quy định trong Quy tắc này.
- Để áp dụng các quy định trong quy tắc này, các hệ thống phân luồng có thể được tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận.
- Một khi Chính phủ có liên quan xét thấy do cấu trúc hoặc do mục đích đặc biệt của một tàu thuyền không thể tuân thủ đầy đủ một quy định nào đó trong quy tắc này về số lượng, vị trí, tầm xa hoặc cung chiếu sáng của các đèn hay dấu hiệu cũng như sự bố trí và đặc tính của các thiết bị phát âm hiệu, thì loại tàu thuyền này phải tuân thủ quy định do Chính phủ mình ban hành sát với những quy định trong Quy tắc này về số lượng, vị trí, tầm xa hoặc cung chiếu sáng của các đèn hay dấu hiệu cũng như sự bố trí và đặc tính của các thiết bị phát âm hiệu.
Câu 2. Định nghĩa tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động?
Khái niệm tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động.
“Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Quy tắc này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác. “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” nhưng không hạn chế các tàu thuyền, cụ thể như sau:
- Tàu thuyền đang đặt, trục vớt hoặc tiến hành bảo quản phao tiêu, cáp hay ống ngầm dưới nước;
- Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét luồng lạch, khảo sát hải dương, thuỷ văn hoặc các công việc ngầm dưới nước;
iii. Tàu thuyền vừa hành trình vừa tiến hành nhiệm vụ tiếp tế, chuyển tải người, lương thực, thực phẩm hoặc hàng hoá;
- Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ phục vụ cho tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh;
- Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn;
- Tàu thuyền đang tiến hành công việc lai dắt không thể điều chỉnh hướng đi của mình;
Câu 3: Trình bày trách nhiệm của tàu thuyền trong việc thực hiện COLREG-72?
Trách nhiệm của tàu thuyền.
- Không một quy định nào trong quy tắc này miễn trừ trách nhiệm của tàu hay chủ tàu, thuyền trưởng hay thuyền bộ đối với các hậu quả do không nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong Quy tắc này hoặc do việc xem nhẹ sự phòng ngừa nào đó mà thực tế thông thường của người đi biển hoặc hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi.
- Khi phân tích và vận dụng các quy định trong quy tắc này, cần phải hết sức lưu ý đến mọi nguy hiểm đối với hàng hải, đâm va, đồng thời phải lưu ý tới mọi hoàn cảnh đặc biệt bao gồm cả những hạn chế của tàu thuyền có liên quan bắt buộc phải làm trái với những quy định trong Quy tắc này để tránh một nguy cơ trước mắt.
Câu 4: Định nghĩa “tàu thuyền đang đánh cá”?
Tàu thuyền đang đánh cá:
“Tàu thuyền đang đánh cá” là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền ấy.
Câu 5: Định nghĩa “tàu thuyền bị mất khả năng điều động”?
Tàu thuyền bị mất khả năng điều động:
“Tàu thuyền mất khả năng điều động” là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của Quy tắc này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác.
Câu 6: Định nghĩa “tầm nhìn xa bị hạn chế”, “Tàu thuyền buồm”?
Tầm nhìn xa bị hạn chế
Tầm nhìn xa bị hạn chế” là trạng thái tầm nhìn xa bị giảm sút do sương mù, mưa phùn, mưa tuyết, mưa rào hay bão cát hoặc tất cả các nguyên nhân khác tương tự;
Tàu thuyền buồm
“Tàu thuyền buồm” là tàu thuyền chạy bằng buồm, kể cả tàu thuyền máy nhưng không dùng động cơ để chạy.
Câu 7: Định nghĩa “Tàu thuyền”, “Tàu thuyền máy”, “tàu thuyền đang chạy”?
“Tàu thuyền” bao gồm các loại phương tiện dùng hoặc có thể dùng làm phương tiện giao thông, vận tải trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh – WIG crafl và thuỷ phi cơ.
“Tàu thuyền máy” là tàu thuyền chạy bằng động cơ;
“Tàu thuyền đang chạy” là tàu thuyền không thả neo hoặc không buộc vào bờ, hoặc không bị mắc cạn;
Câu 8: Định nghĩa “Tàu thuyền bị mớn nước khống chế”, “tàu đệm khí có cánh”?
Tàu thuyền bị mớn nước khống chế” là tàu thuyền máy do sự tương quan giữa mớn nước của tàu với độ sâu và bề rộng có thể có được của vùng nước nên bị hạn chế một cách nghiêm ngặt khả năng đi chệch khỏi hướng đang đi của nó;
“Tàu đệm khí có cánh – WIG crafl” là tàu di chuyển bằng nhiều phương thức mà khi ở phương thức vận hành chính, tàu di chuyển sát mặt nước nhờ tác động hiệu ứng bề mặt.