Công Pháp và Tư Pháp (Phần 1)

0
6134
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


CÂu 6. Nêu định nghĩa và phân tích đặc điểm các NTCB của LQT

  1. Định nghĩa

CÁc NTCB của LQT là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể LQT. Trong LQT, các quy phạm được ghi nhận ở ĐƯQT và TQQT

  1. Đặc điểm:

-Có giá trị pháp lý cao nhất, mang tính mệnh lệnh bắt buộc chung biểu hiện ở chỗ:

+Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các NTCB của LQT

+Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào có quyền thay đổi hay hủy bỏ các NTCB của LQT

+Bất kì hành vi đơn phương nào không tuân thủ các NTCB của LQT đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng PL QT

+Đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt ( VD: Luật biển QT, luật hàng không dân dụng quốc tế …) thì bên cạnh việc tuân thủ các NTCB của LQT các bên còn phải tuân thủ các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể.

Quảng Cáo

Đây là đặc điểm quan trọng nhất.

-Mang tính chất phổ biến, được thừa nhận rộng rãi: Các NTCB của LQT được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới và được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 về các NTCB của LQT,…

-Tính hệ thống: Các NTCB của LQT có mối quan hệ mật thiết tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất biểu hiện ở chỗ việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến  nội dung và việc tuân thủ các nguyên tắc khác. Các NTCB của LQT không xuất hiện cùng một lúc với nhau mà được hình thành dần dần trong từng giai đoạn phát triển của LQT

-Tính bao trùm:Các NTCB của LQT là chuẩn mực để xá định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế đồng thời chúng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

 

Câu 7. Nêu định nghĩa và phân tích vai trò các NTCB của LQT

-Định nghĩa: CÁc NTCB của LQT là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể LQT. Trong LQT, các quy phạm được ghi nhận ở ĐƯQT và TQQT

-Vai trò:

+Là cơ sở xây dựng và duy trì trật tự pháp lý quốc tế.

+ Là cơ sở xây dựng các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán đồng thời là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi QPPL của LQT. Ví dụ: Pháp luật quốc tế thừa nhận nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên nước A do có tiềm lực kinh tế, chính trị mạnh đã dùng ảnh hưởng của mình để tạo áp lực buộc quốc gia B – là nước đang phát triển phải tiến hành ký kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề kinh tế, trong đó ghi nhận lợi ích cho quốc gia A nhiều hơn so với điều ước này không hợp pháp do vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

+Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể luật quốc tế tham gia quan hệ pháp lý quốc tế. Bất kì vi phạm nào tất yếu cũng tác động đến lợi ích của chủ thể khác trong quan hệ quốc tế.

 + Là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế,  nó thường được viện dẫn trong các cơ quan của LHQ nhất là trong nghị quyết của Đại hội đồng, quyết định của Hội đồng bảo an và phán quyết của Tòa án quốc tế. Khi áp dụng LQT trong việc giải quyết tranh chấp, các chủ thể của LQT phải triệt để tuân thủ  các NTCB của LQT trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các chủ thể LQT phải triệt để tuân thủ các NTCB của LQT, việc giải quyết phải lấy NTCB làm căn cứ pháp lý, cơ sở, khuôn mẫu trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn của mình.

+ Là căn cứ để các chủ thể đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Các chủ thể căn cứ vào các NTCB đó để xác định, thực thi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quốc tế quy định. Khi một chủ thể vi phạm NTCB trong quá trình thực thi Luật quốc tế thì pháp luật quốc tế sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. Các NTCB tạo khung pháp lý vững chắc để các chủ thể quan hệ quốc tế tuân thủ và căn cứ vào đó đẻ xử lí vi phạm nếu có.

Câu 8. Có bao nhiêu NTCB của LQT? Tại sao nói các nguyên tắc này có mối tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất?

Có 7 nguyên tắc cơ bản là:

  • Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
  • Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ dung vũ lực trong quan hệ quốc tế
  • Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
  • Nguyên tắc ko can thiệp vào nội bô của các quốc gia khác
  • Nguyên tăc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
  • Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế

Nguyên tắc xây dựng trên tinh thần kế thừa phát triển từ các nguyên tắc trước => Chúng có sự rảng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung và yêu cầu thực hiện các nguyên tắc đó. Khi giải thích và áp dụng các nguyên tắc thì phải xem xát từng nguyên tắc trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác.

Các nguyên tắc cơ bản của LQT có mối liên hệ trong một chỉnh thể thống nhất: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT không tồn tại một các độc lập riêng lẻ với nhau, không phân chia theo 1 trật tự, giá trị pháp lý nào, không nguyên tắc nào cao hơn nguyên tắc nào, vi phạm 1 nguyên tắc dẫn đến vi phạm những nguyên tắc khác. Ví dụ việc vi phạm nguyên tắc số 2 (Nguyên tắc không sử dung vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) sẽ dẫn đến vi phạm hàng loạt các nguyên tắc khác, nguyên tắc Nguyên tắc không sử dung vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế  là nguyên tắc trung tâm.
=> 7 nguyên tắc cơ bản này xương sống, nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc tế, không thể tách rời nội dung từng nguyên tắc mà phải xem xét trong một tổng thể thống nhất, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Các nguyên tắc cơ bản của LQT không có sự phân chia theo đẳng cấp theo nghĩa cao thấp, phục tùng nhau nhưng vị trí trung tâm của các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực (use force) và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế vì nguyên tắc này đóng vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế – nhiệm vụ cơ bản của LHQ và luật pháp quốc tế. => Trong quan hệ quốc tế nếu một chủ thể của LQT có hành vi đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trái pháp luật quốc tế sẽ bị coi là vi phạm tất cả các nguyên tắc còn lại của hệ thống các nguyên tắc cơ bản.

Câu 9. Lãnh thổ quốc gia là gì? Trình bày cấu thành của lãnh thổ quốc gia

  1. Khái niệm

-Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối cuả một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

Lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất cần thiết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của quốc gia-chủ thể của LQT. Lãnh thổ quốc gia xác lập một không gian quyền lực của quốc gia đối với cộng  đồng dân cư ổn định.

2.Yếu tố cấu thành

– Vùng đất

+ bao gồm toàn bộ đất liền và các hải đảo của quốc gia bao gồm cả đảo gần bờ và đảo xa bờ

+ Vùng đất là quan trọng nhất, là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền

+Vùng đất là nơi xuất phát của chủ quyền quốc gia đối với vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất

 + Trường hợp quốc gia quần đảo thì vùng đất quốc gia là tập hợp các đảo thuộc chủ quyền quốc gia quần đảo

+ Tại vùng đất, quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối.

-Vùng nước

+Là toàn bộ phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia

+ Tại vùng nước nội địa và vùng nước nội thủy, quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối

+ Tại vùng nước biên giới và lãnh hải quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn đầy đủ.

-Vùng trời

+Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia, được xác định bằng đường biên giới bao quanh và đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia. Các nước dựa trên trình độ KH KT của mình để xác định lấy độ cao vùng trời của mình.

+Tại vùng trời, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt

-Vùng lòng đất

+Là toàn bộ phần nằm phía dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia

+LQT chưa quy định độ sâu của lòng đất, các nước mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tâm trái đất

+Vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia

-Lãnh thổ di động đc coi là lãnh thổ đặc biệt của quốc gia: máy bay, tàu biển, đường ống ngầm, cáp ngầm có mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt của quốc gia đang nằm hoặc hoạt động trên vùng trời quốc tế.

Câu 10. Phân tích nội dung chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Nội dung quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ: Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là thuộc tính không thể tách rời và vốn có của quốc gia, biểu hiện trên 2 phương diện:

  • Phương diện quyền lực:

+Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vức của đời sống một quốc gia. Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia. Tất cả các dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về quyền lực này

+Đi đôi với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác: Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ; biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm; không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó; không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước thứ ba.

  • Phương diện vật chất:

+Môi trường tự nhiên của quốc gia-đất đai, nước, ko gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất… là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc vè quốc gia trong phạm vi được  giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích cảu cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó

  • Ngoại lệ của quyền lực tối cao:

-Viên chức ngoại giao, lãnh sự được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ

-VBPL quốc gia và các ĐƯQT mà quốc gia là thành viên quuy định ko loại bỏ hiệu lực của PL nước ngoài trong những TH cụ thể thì quốc gia cũng phải áp dụng PL nước ngoài trong các TH đó.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here