Tổ Chức Một Đơn Vị Thực Hành Thông Khí Không Xâm Lấn (Tkkxl)
– Có thể thực hiện tại khoa SSTC hoặc phòng bệnh nặng ở các khoa lâm sàng.
1. Phương tiện trang bị:
– Máy thở: thể tích hay áp lực;
– Nguồn oxy;
– Mặt nạ: mũi-miệng, hoặc miệng;
– Máy đo Oxy qua da;
– Máy theo dõi ECG (nếu có);
– Máy đo khí máu động mạch;
– Dụng cụ đặt nội khí quản: ống nội khí quản, đèn đặt nội khí quản (thông khí xâm lấn);
– Thuốc an thần, giãn cơ, dịch truyền…
2. Tiến hành thực hiện thông khí không xâm lấn:
– Chuẩn bị 30-60 phút để bắt đầu thực hiện thông khí không xâm lấn.
– Giai đoạn 1: Chuẩn bị phương tiện
+ Máy thở, mặt nạ, máy đo Oxy qua da;
+ Vận hành thử hoạt động máy thở;
+ Tìm mặt nạ thích hợp với kích cỡ mũi miệng BN. + BS và điều dưỡng đầy đủ.
– Giai đoạn 2:
+ Giải thích cho BN, thân nhân BN hiểu mục đích TKKXL, các khó khăn ban đầu, để tham gia hợp tác;
+ Áp mặt nạ vào mặt BN, kiểm tra thông khí khoảng 2-3 phút trước khi thắt dây.
– Giai đoạn 3:
+ Thông khí không xâm lấn ban ngày;
+ Thử lần đầu tối đa 1-2 giờ, xen kẽ thở oxy qua xông mũi, luôn có người theo dõi sát và hướng dẫn.
– Giai đoạn 4:
+ Thử thông khí ban đêm, luôn có điều dưỡng theo dõi.
– Hướng dẫn cho thân nhân BN, nếu có dự kiến cho BN thông khí không xâm lấn tại nhà.
3. Phương tiện nhân sự:
– Nhân sự đủ (BS, điều dưỡng, VLTL, …) có kinh nghiệm thực hành TKKXL;
– Bố trí thời gian theo dõi BN hợp lý.
4. Bilan cần thực hiện trước khi thông khí không xâm lấn:
– Đo khí máu động mạch.
– X-quang lồng ngực.
– CTM, Ion đồ/máu, đường máu, SGOT, SGPT, Urê, creatinin máu, điện tim..
Tham khảo:
- Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo, Nhà xuất bản Y học, 2009, tr: 388-399.
- The Washington Manual of Medical Therapeutics, 2010.
Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch:
- Thông Khí Cơ Học
- Thông Khí Không Xâm Lấn Giai Đoạn Suy Hô Hấp Cấp
- Thông Khí Không Xâm Lấn Áp Lực Dương Trong Suy Hô Hấp Mạn
- Thổi Ngạt
- Thở Áp Lực Dương Liên Tục Qua Mũi (Ncpap)