Bài tập tham khảo Tài chính doanh nghiệp

0
3464
Bài tập tham khảo Tài chính doanh nghiệp
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài tập tham khảo Tài chính doanh nghiệp

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:BÀI TẬP MÔN HÓA CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Bài tập tham khảo Tài chính doanh nghiệp

Bài tập tham khảo
1

PHẦN I

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Chương 1

1. Khái niệm và các quan hệ tài chính doanh nghiệp?

2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh?

3. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp?

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp?

Chương 2

1. Chi phí và phân loại chi phí của doanh nghiệp?

2. Khái niệm, nội dung của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?

3. Vai trò của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?

4. Phân tích ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất?

5.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?

Chương 3:

1. Doanh thu của doanh nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?

2. Hãy phân tích ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất?

3. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (khái niệm, ý nghĩa và cách xác định)?

4. Phân tích phương hướng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp?

5. Phương pháp xác định các loại thuế chủ yếu của doanh nghiệp?

6. Yêu cầu và nội dung cơ bản của phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp? Các loại quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp?

Chương 4:

1. Tài sản cố định của doanh nghiệp? Đặc điểm luân chuyển của TSCĐ?

2. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ? Phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp?

3. Trình bày ý nghĩa và nội dung của kế hoạch khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp?

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp?

Chương 5:

1. Tài sản ngắn hạn và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp?

2

2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp?

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn ?

Chương 6:

  1. 1. Tổng quan về nguồn vốn của doanh nghiệp?

2. Các phương thức tổ chức nguồn vốn trong doanh nghiệp? phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp?

3. Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp? Phân tích ưu, nhược điểm khi sử dụng từng nguồn vốn? (dưới góc độ doanh nghiệp)

4. Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp? Phân tích ưu, nhược điểm khi khai thác và sử dụng các nguồn vốn đó? (dưới góc độ doanh nghiệp)

Chương 7:

  1. 1. Trình bày các khái niệm về mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp?
  2. 2. Phân tích các động lực thúc đẩy việc mua lại, sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp?
  3. 3. Những giải pháp tài chính khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?
  4. 4. Những vấn đề về tài chính khi doanh nghiệp thực hiện phá sản?

– 3 –

PHẦN II

HỆ THỐNG BÀI TẬP

Chương 2

CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Bài số 1

Một doanh nghiệp có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm “X” như sau:

I. Năm báo cáo

  1.  Sản lượng hàng hoá sản xuất cả năm: 120.000 cái
  2.  Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm báo cáo: 5.000 cái
  3.  Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 2.000 đ

II. Năm kế hoạch: Dự tính như sau:

1. Sản lượng hàng hoá sản xuất cả năm tăng 15% so với năm báo cáo

  1. 2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 5% so với năm báo cáo.
  2. 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong năm
  3. 4. Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm tính bằng 6% sản lượng sản xuất cả năm.

Yêu cầu: Tính giá thành toàn bộ sản phẩm “X” tiêu thụ năm kế hoạch?

Bài số 2

Doanh nghiệp X có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A như sau:

I. Tài liệu năm báo cáo:

1. Số sản phẩm kết dư đầu năm : 100 sản phẩm

2. Số lượng sản xuất và tiêu thụ thực tế 9 tháng đầu năm và dự kiến quý IV

Chỉ tiêu 9 tháng đầu năm DK quý IV
1. Số lượng sản xuất (SP) 4.000 1.500
2. Số lượng tiêu thụ (SP) 3.800 1.600

3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 200.000 đ (không thay đổi so với năm trước)

II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Sản lượng sản xuất cả năm tăng 10% so với năm báo cáo.

  1. 2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 10% so với năm báo cáo.
  2. 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm (năm kế hoạch như năm báo cáo) đều tính theo 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.
  3. 4. Trong năm tiêu thụ hết số sản phẩm kết dư đầu năm và 90% số sản xuất trong năm.

Yêu cầu: Tính giá thành toàn bộ sản phẩm A tiêu thụ năm báo cáo và năm kế hoạch của doanh nghiệp X?

Bài số 3

Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp X, hãy xác định:

1. Giá thành toàn bộ sản phẩm A và sản phẩm B tiêu thụ năm kế hoạch?

2. Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch?

I. Tài liệu năm báo cáo

  1. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:

– Sản phẩm A: 1.450.000 đ

– Sản phẩm B: 1.500.000 đ

2. Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối năm:

– Sản phẩm A: 120 cái

– Sản phẩm B: 100 cái

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm dự kiến như sau:

– Sản phẩm A: 3000 cái

– Sản phẩm B: 2000 cái

2. Định mức hao phí vật tư và lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm kế hoạch như sau:

 

Khoản chi phí

 

Đơn giá

Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị SP
SP A SP B
1. Nguyên vật liệu chính

Trong đó: Trọng l­ượng tinh

2. Vật liệu phụ

3. Giờ công chế tạo sản phẩm

4. BHXH, BHYT, KPCĐ (tính bằng 19% TL)

40.000đ/kg

10.000đ/kg

12.500đ/giờ

15 kg

11 kg

4kg

50 giờ

20 kg

16 kg

6 kg

40 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung năm kế hoạch như sau:

Khoản chi phí Chi phí SX chung
1.Tiền lương cbộ, nh viên quản lý

2.BHXH,BHYT, KPCĐ (19% TL)

3. Nhiên liệu, động lực

4. Vật liệu phụ, công cụ dụng cụ

5. Khấu hao TSCĐ

6. Các chi phí khác bằng tiền

Cộng:

80.000.000 đ

10.800.000 đ

40.000.000 đ

61.500.000 đ

80.000.000 đ

4. Chi phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong năm theo tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm.

5. Chi phí tiêu thụ sản phẩm dự tính bằng 5% và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 3% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm (cho cả sản phẩm A và B)

6. Phế liệu thu hồi từ nguyên liệu chính là 50%, giá 1 kg phế liệu là: 10.000 đ.

7. Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối năm mỗi loại là 100 cái.

Chương 3

Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Bài số 1

Doanh nghiệp Y có tài liệu về việc sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm năm kế hoạch như sau:

I. Sản phẩm A

– Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm: 2.000 (có 1.300 sản phẩm là tồn kho)

– Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 46.500

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 3.150đ (tăng 5% so với năm báo cáo)

– Số lượng sản phẩm dự kiến kết dư cuối năm: 1.500

– Giá bán đơn bị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 4.200 đ (tăng 5% so với năm báo cáo)

– Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.

II. Các sản phẩm khác

– Tổng doanh thu thuần cả năm: 52.620.000 đ

– Tổng giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong năm: 32.150.000đ

Yêu cầu: Hãy xác định:

  1. Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch?
  2. Tổng lợi nhuận tiêu thụ năm kế hoạch?
  3. Thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch?

Biết rằng

– Thuế GTGT được khấu trừ năm kế hoạch dự kiến: 11.250.000 đ

– Toàn bộ sản phẩm A kết dư đầu năm kế hoạch được tiêu thụ hết trong năm.

– Tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ trong năm đều thuộc diện chịu thuế GTGT, với thuế suất là 10%

Bài số 2

Một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (Đơn vị: 1.000 đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo:

  1.  Sản lượng sản phẩm A chưa tiêu thụ tính đến 31/12 dự kiến là: 6250 sản phẩm.
  2.  Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A : 50

II. Tài liệu năm kế hoạch:

Trong năm doanh nghiệp dự kiến như sau:

  1. 1. Sản xuất kinh doanh chính

Trong năm doanh nghiệp tiến hành sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B

– Sản lượng sản phẩm sản xuất cả năm

+ Sản phẩm A: 45.500 sản phẩm

+ Sản phẩm B: 6.500 sản phẩm

– Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm

+ Sản phẩm A: 3.500 sản phẩm

+ Sản phẩm B: 300 sản phẩm

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm

+ Sản phẩm A: tăng 4% so với năm báo cáo

+ Sản phẩm B: 36

– Chi phí tiêu thụ sản phẩm tính bằng 3% và chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm (đối với cả 2 loại sản phẩm A và B)

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT)

+ Sản phẩm A: 70 (không thay đổi so với năm báo cáo)

+ Sản phẩm B: 42

2. Sản xuất kinh doanh phụ:

– Doanh thu thuần về tiêu thụ các loại sản phẩm – lao vụ dự kiến cả năm: 12.075

– Tổng giá thành toàn bộ dự tính: 9.828

Yêu cầu: Hãy xác định:

  1. a- Số tiền thuế thu nhập phải nộp năm kế hoạch của doanh nghiệp?
  2. b- Tỷ suất lợi nhuận giá thành và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?
  3. c- Tính số thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch?

Biết rằng:

– Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là: 28%

– Toàn bộ sản phẩm và lao vụ tiêu thụ trong năm đều thuộc diện chịu thuế GTGT với thuế suất là: 10%.

– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm là: 3.262

– Tài sản sử dụng bình quân năm KH: 2.000.000

– Sản phẩm B là sản phẩm mới sản xuất năm kế hoạch.

Bài số 3

Doanh nghiệp Y có tài liệu sau: (Đơn vị: 1.000 đồng)

I. Năm báo cáo

Số lượng sản phẩm A kết dư ngày 31/12 là 400 sp (trong đó: số sản phẩm tồn kho và số sản phẩm xuất ra chưa được chấp nhận thanh toán có tỉ lệ 1: 4)

II. Năm kế hoạch

  1. 1. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm như sau:

Sản phẩm A

– Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm tăng 20% so với năm báo cáo.

– Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm bằng 15% số lượng sản xuất cả năm.

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 108 (hạ 10% so với năm BC)

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 76 (hạ 5% so với năm báo cáo).

– Chi phí QLDN tính bằng 2%, chi phí bán hàng tính bằng 3% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ cả năm.

Các loại sản phẩm khác

– Tổng doanh thu thuần: 650.934

– Tổng giá thành toàn bộ: 560.634

2. Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm dự kiến: 125.690

3. Nhu cầu vốn đầu tư tài sản trong năm dự tính như sau:

Tài sản cố định đầu năm: 2.200.000

Tài sản cố định cuối năm: 3.250.000

VLĐ thường xuyên: 2.349.000

Yêu cầu: Hãy xác định:

a. Tỉ suất lợi nhuận tài sản và tỉ suất lợi nhuận giá thành năm kế hoạch?

b. Thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch?

Biết rằng:

– Sản lượng sản phẩm A sản xuất năm báo cáo là: 10.000 sp

– Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với sản phẩm A là 10% và các loại sản phẩm khác là 5%

Bài số 4

Doanh nghiệp X có tài liệu sau: (Đơn vị: 1.000 đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số sản phẩm H chưa tiêu thụ đến cuối năm: 300 sản phẩm

2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm H là 85

II. Tài liệu năm kế hoạch: Trong năm dự kiến như sau:

  1. 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm H:

– Sản lượng sản xuất cả năm: 12.000 sản phẩm, số sản phẩm kết dư cuối năm bằng 10% số lượng sản xuất cả năm.

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 10% so với năm báo cáo. Chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT) là: 126

2. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 349.650; giá thành toàn bộ là: 324.500

Yêu cầu: Hãy xác định:

a. Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp năm kế hoạch?

b. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

Biết rằng:

– Tài sản bình quân năm kế hoạch: 500.000

– Giá bán sản phẩm H năm KH không thay đổi so với năm BC

– Sản phẩm H thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất là 40%.

– Tất cả các sản phẩm tiêu thụ đều thuộc diện chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ)

Bài số 5 (Đơn vị: Triệu đồng)

Công ty Bình Minh có tình hình như sau:

I. Năm N

Ngày 31/12:

– Vay ngắn hạn: 200

– Vay dài hạn : 200 (dùng cho sản xuất kinh doanh)

– Dự trữ vật tư : 200

II. Năm N+1

Dự kiến quý I như sau:

– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 600 (Trong đó: doanh thu tiêu thụ sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm 60%)

– Trị giá vật tư nhập vào trong quý (chưa có thuế GTGT) bằng 60% doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

– Chi phí trực tiếp khác: 40

– Chi phí gián tiếp : 40

– Dự trữ vật tư cuối quý: 100

– Số thuế GTGT được khấu trừ: 20

– Lãi vay ngắn hạn: 1,5%/tháng, vốn trả vào quí II, lãi vay dài hạn: 20%/năm.

Yêu cầu:

Tính tổng số thuế Công ty phải nộp quý I năm N+1?

Biết rằng: + Tất cả các sản phẩm tiêu thụ đều thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất là 10%

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%

+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 20%

Bài số 6 (Đơn vị: Triệu đồng)

Tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm N của Công ty X như sau:

  1. 1. Ngày 1/1

– Dự trữ vật tư: 200

– Vay dài hạn dùng cho SXKD: 200

– Vay ngắn hạn: 200

  1. 2. Tình hình kinh doanh trong quý

– Doanh thu bán hàng: 900

– Trị giá vật tư nhập vào trong quý (chưa có thuế GTGT): 700

– Chi phí trực tiếp khác: 30

– Chi phí gián tiếp: 20

3. Dự trữ vật tư cuối quý: 100

4. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với thuế suất là 10% cho cả mua và bán hàng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%

5. Lãi vay dài hạn 15%/ năm, lãi vay ngắn hạn 1%/tháng (vốn trả vào quý II)

Yêu cầu: Tính tổng số thuế Công ty phải nộp ngân sách quý I năm N?

Bài số 7 (Đơn vị: Triệu đồng)

Cuối năm N, doanh nghiệp B có tình hình như sau:

– Vay dài hạn (dùng cho SXKD): 200

– Vay ngắn hạn: 200

– Dự trữ vật tư: 200

Ngày 1/1/N+1 DN tiến hành kinh doanh, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong quí I như sau:

1. Doanh thu bán hàng mỗi tháng: 900

2. Trị giá vật tư mua từ thị trường trong nước (chưa có thuế GTGT) mỗi tháng: 600

3. Nhập khẩu vật tư hàng tháng, giá tính thuế nhập khẩu là 80, thuế suất thuế nhập khẩu là 10%

4. Chi phí trực tiếp mỗi tháng: 30

5. Chi phí gián tiếp mỗi tháng: 20

6. DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10% cho cả mua, bán hàng và nhập khẩu. Thuế suất thuế TNDN là 28%

7. Lãi vay dài hạn: 15%/năm, lãi vay ngắn hạn: 1%/tháng (trả hàng tháng), vốn trả vào quý II

8. Dự trữ vật tư cuối quý: 100

Yêu cầu: Tính tổng số thuế phải nộp và lợi nhuận sau thuế quý I năm N+1?

Chương 4

TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Bài số 1

Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, đầu năm N+1 doanh nghiệp X mua và đưa vào sử dụng một dàn máy vi tính gồm 5 máy. Giá mua (chưa có VAT) là 10 triệu đồng/ máy. Tổng chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử là: 5 triệu đồng. Thời gian sử dụng kỹ thuật theo thiết kế là: 6 năm. Thời gian sử dụng hữu hiệu về kinh tế dự tính là 5 năm.

Yêu cầu

1. Lập bảng xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm của dàn máy vi tính trên theo:

a, Phương pháp đường thẳng

b, Phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh (dự kiến 2 năm cuối chuyển sang khấu hao theo phương pháp đường thẳng).

c, Phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng.

2. So sánh mức trích và tỷ lệ trích khấu hao hàng năm và nhận xét về tốc độ thu hồi vốn đầu tư theo 3 phương pháp nói trên.

Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Bài số 2

Doanh nghiệp Y có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo:

1. Theo số liệu ngày 30/9 cho biết:

– Tổng nguyên giá TSCĐ là 14.900. Trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao là 2.400

– Số khấu hao luỹ kế là 7.200

– TSCĐ phải trích khấu hao được hình thành từ các nguồn sau:

+ Ngân sách cấp: 4.750

+ DN tự bổ sung: 2.500

+ Vay dài hạn: 5.250

2. Dự kiến trong quý 4:

– Tháng 11 DN vay dài hạn ngân hàng mua một thiết bị chuyên dùng và đưa vào sử dụng. Các chi phí liên quan đến thiết bị như sau:

+ Giá mua (chưa có VAT) : 470

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 7

+ Chi phí vận hành chạy thử: 3

– Số khấu hao TSCĐ trích trong quý: 280

II. Tài liệu năm kế hoạch

Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm như sau:

1. Tháng 3 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng lắp ráp bằng vốn DN tự bổ sung, có nguyên giá là 744

2. Tháng 4, DN sẽ nhận bàn giao và đưa vào sử dụng một số thiết bị sản xuất mới bằng vốn vay dài hạn ngân hàng, trị giá 1000

3. Tháng 6, DN sẽ nhận bàn giao và đưa vào sử dụng một phân xưởng sửa chữa máy móc thiết bị bằng nguồn vốn tự bổ sung, trị giá:1.200. Đồng thời sẽ thanh lý một nhà kho (được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung) có nguyên giá là 120 đã khấu hao hết ở cuối năm báo cáo.

4. Tháng 7, DN sẽ nhượng bán một xe tải đang sử dụng có nguyên giá là 120 (dự kiến khấu hao được 50%), xe tải này được mua sắm từ nguồn vốn ngân sách cấp.

5. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch: 10%

Yêu cầu:

1. Xác định số tiền khấu hao TSCĐ và phân phối số tiền khấu hao năm kế hoạch của DN trên?

2. Đánh giá mức độ đổi mới TSCĐ thông qua chỉ tiêu hao mòn TSCĐ của DN?

Bài số 3 (Đơn vị: Triệu đồng)

Một doanh nghiệp có tình hình về TSCĐ năm kế hoạch như sau:

– Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm: 10.500. Trong đó một số TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng được, có nguyên giá: 500.

– Số khấu hao luỹ kế: 1.810

– Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm như sau:

1. Trong tháng 2, DN sẽ mua một TSCĐ và đưa vào sử dụng, giá mua là 200, chi phí lắp đặt và chạy thử là 10

2. Tháng 5, nhượng bán một TSCĐ có nguyên giá: 180 (đã khấu hao 50%), giá nhượng bán là 70

3. Tháng 6 nhận lại một TSCĐ từ doanh nghiệp liên doanh “X”, giá đánh lại của Hội đồng giao nhận là 120

4. Theo hợp đồng, tháng 7 DN sẽ cho thuê một TSCĐ có nguyên giá là 250, đã khấu hao 40%, thời gian cho thuê là 10 tháng.

5. Tháng 8 đưa một TSCĐ đang sử dụng đi góp vốn liên doanh với DN “Y” có nguyên giá là 300 (đã khấu hao là 100)

6. Tháng 10 có một TSCĐ khấu hao hết, nguyên giá là 120 nhưng DN vẫn tiếp tục sử dụng.

7. Tháng 11, DN sẽ thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết trong năm báo cáo, nguyên giá là 160

8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%

9. Tổng doanh thu thuần là 4.200

Yêu cầu: Hãy xác định:

1. Mức khấu hao phải trích trong năm kế hoạch?

2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?

3. Hệ số hao mòn TSCĐ tại thời điểm 31/12 năm kế hoạch?

Bài số 4 (Đơn vị: Triệu đồng)

Một doanh nghiệp có tài liệu như sau:

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Theo số liệu tổng kết tài sản ngày 30/9 cho biết tổng nguyên giá TSCĐ: 1.750

Trong đó:

– TS CĐ phải trích khấu hao: 1.495

– TS CĐ không phải trích khấu hao: 255

2. Các TSCĐ phải trích khấu hao của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn như sau:

– Vốn chủ sở hữu: 965

– Vay dài hạn ngân hàng : 530

3. Tháng 10, doanh nghiệp dự kiến sẽ ngừng hoạt động đồng thời thanh lý một số TSCĐ có nguyên giá: 25 (các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn chủ sở hữu).

– 12 –

4. Tháng 11, doanh nghiệp sẽ dùng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản để mua sắm bổ sung một số phương tiện vận chuyển dùng cho sản xuất trị giá: 35

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Theo kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị:

– Tháng 3, DN sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mặt hàng mới bằng nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng với giá dự toán: 372

– Tháng 6, DN sẽ dùng vốn tự có đầu tư XDCB mua sắm bổ sung một số thiết bị sản xuất trị giá: 18,6 và tháng 9 đưa một số máy móc thiết bị công tác có nguyên giá: 48 đi sửa chữa lớn theo định kỳ.

– Tháng 11, doanh nghiệp sẽ nhượng bán một số TSCĐ không cần sử dụng có nguyên giá: 60, số khấu hao cơ bản đã trích: 36 (các TSCĐ này được đầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp)

2. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch là: 10%.

Yêu cầu: Tính và phân phối tiền khấu hao năm kế hoạch của DN?

Bài số 5 (Đơn vị: Triệu đồng)

Căn cứ vào tài liệu ở bài tập số 4 và các tài liệu bổ sung sau đây của doanh nghiệp X, hãy tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch của doanh nghiệp X và nêu rõ ý nghĩa kinh tế của nó?

Tài liệu bổ sung:

  1. 1. Luỹ kế khấu hao TSCĐ đến ngày 30/9 năm báo cáo: 373,75
  2. 2. Số tiền trích khấu hao TSCĐ trong quý 4 năm báo cáo: 37,25
  3. 3. Dự kiến tổng doanh thu thuần là 586,403

Bài số 6 (Đơn vị: Triệu đồng)

Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp K hãy xác định:

  1. 1. Số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch và phân phối tiền trích khấu hao theo nguồn hình thành TSCĐ?
  2. 2. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?

I. Tài liệu năm báo cáo

  1. 1. Căn cứ vào tài liệu trên bảng cân đối tài sản ngày 30/9:

Nguyên giá của TSCĐ là 15.800, trong đó: giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao là: 100

  1. 2. Tháng 10, doanh nghiệp mua một số phương tiện vận tải nguyên giá: 300
  2. 3. Tháng 12, doanh nghiệp nhượng bán một số TSCĐ nguyên giá: 400
  3. 4. Số tiền khấu hao luỹ kế đến 31/12 là: 3.600

II. Tài liệu năm kế hoạch

  1. 1. Tháng 2, doanh nghiệp sẽ dùng vốn đầu tư XDCB mua sắm một số TSCĐ dùng vào sản xuất có nguyên giá là: 120
  2. 2. Tháng 3, sẽ thanh lý một số máy móc thiết bị sản xuất (đã hết thời hạn sử dụng từ tháng 12 năm trước), nguyên giá: 180

– 13 –

  1. 3. Tháng 6 doanh nghiệp dự kiến cho thuê một số TSCĐ chưa cần dùng có nguyên giá: 200. Chi phí cho thuê dự tính là 18
  2. 4. Theo kế hoạch, tháng 7 doanh nghiệp sẽ tiến hành SCL một số TSCĐ có nguyên giá: 210
  3. 5. Tháng 8, doanh nghiệp sẽ mua sắm một số thiết bị động lực đưa vào sản xuất, giá nguyên thuỷ là: 240 bằng vốn vay dài hạn.
  4. 6. Tháng 9, sẽ dùng quỹ đầu tư phát triển để hiện đại hoá một số máy móc thiết bị làm tăng thêm giá trị TSCĐ là: 84
  5. 7. Tháng 10, sẽ nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá: 156 (số khấu hao trích theo dự kiến đến thời điểm nhượng bán là: 56)
  6. 8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm là: 12%
  7. 9. Tổng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm cả năm dự kiến: 31.508
  8. 10. Tỷ trọng nguồn vốn hình thành TSCĐ phải trích khấu hao bình quân năm kế hoạch như sau:
    1. • Vốn vay dài hạn: 20%
    2. • Vốn chủ sở hữu: 80%

Bài số 7 (Đơn vị: Triệu đồng)

Căn cứ vào tài liệu sau của một doanh nghiệp. Hãy xác định:

1. Số tiền trích khấu hao TSCĐ năm kế hoạch?

2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?

I. Tài liệu năm báo cáo:

1. Theo số liệu trên bảng tổng kết tài sản ngày 30/9:

Tổng nguyên giá TSCĐ: 2.500. Trong đó:

– TSCĐ phải trích khấu hao: 2.000

– TSCĐ không phải trích khấu hao: 500

2. Số khấu hao luỹ kế đến 30/9 là: 525

  1. 3. Theo dự kiến, tháng 10 doanh nghiệp sẽ thanh lý một số TSCĐ có nguyên giá: 50

4. Tháng 11 doanh nghiệp sẽ dùng vốn tự có về đầu tư XDCB để mua sắm một số phương tiện vận chuyển dùng cho sản xuất, trị giá: 65

5. Số tiền trích khấu hao quý IV theo dự kiến là: 50

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Theo kế hoạch XDCB và mua sắm máy móc thiết bị:

– Tháng 3, doanh nghiệp sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mặt hàng mới bằng vốn vay dài hạn ngân hàng, giá dự toán: 480

– Tháng 6, doanh nghiệp sẽ dùng vốn tự có về đầu tư XDCB mua sắm một số thiết bị sản xuất trị giá: 150

2. Trong tháng 8, doanh nghiệp sẽ đưa một số máy móc thiết bị có nguyên giá: 100 đi sửa chữa lớn theo định kỳ, dự toán chi phí sửa chữa lớn là:10

3. Tháng 11, doanh nghiệp sẽ nhượng bán một số TSCĐ không cần dùng nguyên giá là 60. Số khấu hao cơ bản đã trích: 40 (các TSCĐ này được đầu tư bằng vốn vay)

– 14 –

4. Tỉ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch: 10%

5. Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm như sau:

– Tổng doanh thu thuần cả năm: 8.000

Bài số 8

Công ty X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Năm báo cáo:

1. Căn cứ bảng cân đối kế toán ngày 30/9: Tổng nguyên giá TSCĐ: 25.100, trong đó: Giá trị TSCĐ không phải trích khấu hao là: 2.100

2. Dự kiến tình hình tăng, giảm TSCĐ trong quý IV như sau:

– Mua và đưa vào sử dụng một số phương tiện vận tải có nguyên giá là: 500

– Nhượng bán một số thiết bị động lực có nguyên giá: 250

3. Số khấu hao luỹ kế dự tính đến 31/12: 6.200

II. Năm kế hoạch: Dự kiến

1. Tháng 4, hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mới, nguyên giá 800

2. Tháng 5, nhượng bán một TSCĐ có nguyên giá: 360 (đã trích khấu hao 120)

3. Tháng 9, DN sẽ đưa một số TSCĐ đem góp vốn liên doanh với DN “X” có nguyên giá: 510, đã trích khấu hao 50%

  1. 4. Tỉ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm là 10%

5. Tổng doanh thu thuần cả năm: 27.105

Yêu cầu: Hãy xác định:

1. Tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch?

2. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ năm KH?

Bài số 9

Một Công ty cổ phần lâm sản mua một thiết bị sấy gỗ của Nhật Bản. Thiết bị này được nhập theo giá FOB tại cảng OSAKA là 150.000 USD bằng vốn vay của VietcomBank với lãi suất 5%/năm. Thiết bị có trọng lượng cả bì là 62 tấn, chi phí vận chuyển từ cảng OSAKA về tới Hải Phòng là 10 USD/tấn. Phí bảo hiểm mua của Bảo Việt là 0,1% (tính trên giá mua), chi phí bốc dỡ, vận chuyển về tới Công ty là 20 triệu đồng. Chi phí lắp đặt chạy thử và các chi phí khác là 15 triệu đồng. Thời gian kể từ khi mở L/C cho tới khi đưa thiết bị vào làm việc là 6 tháng (thời hạn vay vốn theo hợp đồng vay là 6 tháng và trả lãi 1 lần cùng vốn gốc). Thiết bị này khi nhập khẩu về phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất là 20% và thuế GTGT, thuế suất là 5%.

Yêu cầu:

1. Xác định tổng giá trị thanh toán của thiết bị?

2. Dựa theo hồ sơ thiết kế, Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị là 5 năm và dự định sẽ áp dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh. Hãy xác định số tiền phải trích khấu hao hàng năm?

Biết rằng: – Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– 15 –

– Tỷ giá ngoại tệ ổn định ở mức: 15.000 VND/USD

Bài số 10

Một doanh nghiệp nhà nước có tài liệu như sau:

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Theo số liệu kế toán, tổng nguyên giá TSCĐ ngày 30/9 là 10.500 triệu đồng, trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao là 1.785 triệu đồng.

2. Số tiền khấu hao TSCĐ trích trong tháng 9 là 79,9 triệu đồng.

3. Tình hình biến động TSCĐ dự kiến trong quý 4 như sau:

+ Tháng 10 mua và đưa vào sử dụng một số thiết bị sản xuất trị giá 250 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao của các thiết bị này là 8,4%/năm. Đồng thời mua một ô tô tải (đã qua sử dụng) với giá thoả thuận là 270 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao là 9%/năm.

+ Tháng 11 nhượng bán lại cho công ty Z một số TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá là 370 triệu đồng (khấu hao luỹ kế dự tính đến thời điểm nhượng bán là 63 triệu đồng), tỷ lệ khấu hao là 12%/năm.

II. Năm kế hoạch

1. Tháng 4 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mới với giá dự toán là 750 triệu đồng.

2. Tháng 7 sẽ đưa một số TSCĐ đang dự trữ ra sử dụng, nguyên giá là 525 triệu đồng.

3. Tháng 10 sẽ thanh lý một TSCĐ vừa hết thời hạn sử dụng, có nguyên giá 280 triệu đồng. Đồng thời, tiến hành sửa chữa lớn một số TSCĐ theo định kỳ có nguyên giá là 295 triệu đồng, chi phí sửa chữa dự tính là 40 triệu đồng.

4. Tỷ lệ khấu hao bình quân dự kiến là 10%.

Yêu cầu:

1. Xác định số tiền khấu hao TSCĐ trong quý 4 năm báo cáo?

2. Tính số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch của DN?

Bài số 11

Một doanh nghiệp có tài liệu năm N như sau:

1. Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm là 2.500 triệu đồng, trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao là 600 triệu đồng. Tổng số khấu hao luỹ kế: 950 triệu đồng.

2. Tình hình biến động tài sản trong năm:

+ Tháng 1 thanh lý một máy ủi có nguyên giá 110 triệu đồng (TSCĐ này đã có quyết định ngừng hoạt động chờ thanh lý từ năm trước).

+ Tháng 2 mua và đưa vào sử dụng 1 ô tô, nguyên giá 60 triệu đồng.

+ Tháng 4 đưa một máy cắt kim loại có nguyên giá 150 triệu đồng (đã khấu hao được 20%) để góp vốn liên doanh với đơn vị X. Giá đánh lại được Hội đồng đánh giá xác định là 145 triệu đồng.

– 16 –

+ Tháng 7 bán một máy phay có nguyên giá 70 triệu đồng (TSCĐ này đã thu hồi đủ vốn từ năm trước nhưng DN vẫn tiếp tục sử dụng).

+ Tháng 10 cho thuê một máy bào kim loại có nguyên giá 72 triệu đồng, thời gian cho thuê là 5 tháng với giá cho thuê là 8 triệu đồng.

+ Tháng 11 doanh nghiệp nhận lại vốn góp liên doanh từ đơn vị Y, trong đó có một chiếc máy đục lỗ kim loại, nguyên giá 140 triệu đồng, giá đánh lại của Hội đồng giao nhận là 84 triệu đồng.

3. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%

4. Tổng doanh thu thuần năm N là 6.200 triệu đồng

Yêu cầu: Hãy xác định:

  1. 1. Số tiền khấu hao TSCĐ năm N?
  2. 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp năm N?

Chương 5

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Bài số 1

Doanh nghiệp X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 3 quý đầu năm: 9.600

2. Số dư VLĐ tại các thời điểm:

Đầu quý 1: 4.200 Cuối quý 2: 3.820

Cuối quý1: 3.800 Cuối quý 3: 3.600

3. Dự kiến quý 4:

  1. – Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188
  2. – Nguyên giá TSCĐ cuối quý: 8.600 (số khấu hao luỹ kế là 1.300)
  3. – Số dư VLĐ cuối quý: 4.000

II. Tài liệu năm kế hoạch dự kiến

1. Tổng doanh thu thuần cả năm tăng 30% so với năm BC.

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 10 ngày so với năm báo cáo.

3. Lợi nhuận tiêu thụ cả năm: 1.189,132

4. Tình hình biến động TSCĐ:

– Tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm : 1.290 và giảm là 780 (đã khấu hao theo ước tính được 70%)

– Số khấu hao TSCĐ sẽ trích trong năm: 350

5. Tỷ lệ TSNH phân bổ cho các khâu: Dự trữ: 40%; sản xuất: 35% và tiêu thụ: 25%

Yêu cầu:

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng khâu năm kế hoạch?

2. Tính tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

Bài số 2

– 17 –

Doanh nghiệp M chuyên sản xuất sản phẩm Q có tài liệu như sau:

(Đơn vị: 1.000.000 đ)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá kết dư đầu năm: 25

2. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá sản xuất cả năm: 1.250

3. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá kết dư cuối năm: 75

4. Chi phí tiêu thụ sản phẩm tính bằng 8%, chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 4% giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong năm.

5. Tổng số lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ước thực hiện cả năm: 956

6. Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm: 2.500

7. Trong năm doanh nghiệp mua một số tài sản cố định với nguyên giá: 200 và thanh lý một số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng, nguyên giá 300

8. Tổng số tiền khấu hao TSCĐ luỹ kế đến đầu năm: 440

9. Số tiền trích khấu hao TSCĐ dự tính cả năm là: 100

10. Số ngày 1 vòng quay của VLĐ là: 72 ngày.

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ cả năm tăng 30% so với năm báo cáo.

2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm kế hoạch hạ 5% so với năm báo cáo.

3. Chi phí tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tính bằng 5% giá thành công xưởng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong năm.

4. Tổng số lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch dự kiến tăng 20% so với năm báo cáo.

5. Số ngày luân chuyển bình quân VLĐ năm kế hoạch rút ngắn 12 ngày so với năm báo cáo.

6. Trong năm sẽ nhượng bán một số TSCĐ không cần sử dụng có nguyên giá: 150, đã khấu hao: 50. Đồng thời mua thêm một số TSCĐ với nguyên giá là: 250

7. Số tiền trích khấu hao TSCĐ dự tính cả năm: 150

8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là: 28%

Biết rằng:

– Doanh nghiệp sản xuất không có tính chất thời vụ.

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm báo cáo không thay đổi so với năm trước.

Yêu cầu: Hãy xác định:

1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch?

2. Vốn lưu động tiết kiệm được năm kế hoạch?

3. Tính tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm báo cáo và năm kế hoạch?

Bài số 3

Căn cứ vào tài liệu sau của DN “Y” hãy xác định:

1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch?

– 18 –

2. Vốn lưu động tiết kiệm năm kế hoạch?

3. Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tài sản năm kế hoạch?

I. Tài liệu năm báo cáo: Theo tài liệu dự tính ngày 31/12 cho biết:

1. Tổng nguyên giá TSCĐ: 13.800 triệu đồng (trong đó TSCĐ phải trích khấu hao là 12.650)

2. Số tiền khấu hao luỹ kế TSCĐ: 2.050 triệu đồng

3. Số sản phẩm A kết dư: 1.000 sản phẩm

II. Tài liệu năm kế hoạch dự kiến:

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A:

– Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 30.000 sản phẩm

– Số sản phẩm kết dư cuối năm tính bằng 10% sản lượng sản xuất trong năm

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 800.000 đ (không thay đổi so với năm báo cáo)

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 570.000 đ (hạ 5% so với năm BC)

– Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 10% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm

2. Doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 2.600 triệu đồng và lợi nhuận tiêu thụ là 169 triệu đồng

3. Tình hình biến động TSCĐ như sau:

– Tháng 3, nhận bàn giao và đưa vào sử dụng một nhà xưởng trị giá 480 triệu đồng.

– Tháng 5, mua và đưa vào sử dụng một số máy móc thiết bị mới, nguyên giá là 720 triệu đồng.

– Tháng 11, thanh lý một nhà kho (vừa hết hạn sử dụng) có nguyên giá là 180 triệu đồng.

– Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch: 10%

4. Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch: 5 vòng, tăng 1 vòng so với năm báo cáo.

5. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.

Bài số 4

Doanh nghiệp X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo:

  1. 1. Doanh thu thuần các loại sản phẩm trong năm là: 4.680
  2. 2. Giá thành toàn bộ các loại sản phẩm tiêu thụ trong năm: 3.450
  3. 3. Số dư VLĐ tại các thời điểm:
Đầu năm Cuối quý I Cuối quý II Cuối quý III Cuối quý IV
1.220 1.240 1.300 1.350 1.400
  1. 4. Theo số liệu kế toán ngày 31/12: Tổng nguyên giá TSCĐ là 4.342, số khấu hao luỹ kế TSCĐ: 1.002

II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến so với năm báo cáo:

  1. 1. Doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm tăng 35%
  2. 2. Lợi nhuận tiêu thụ các loại sản phẩm tăng 20%
  3. 3. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn được 20 ngày

– 19 –

  1. 4. Tình hình biến động TSCĐ trong năm:
    1. • Trong quý I sẽ thanh lý một số TSCĐ hư hỏng và hết thời gian sử dụng với nguyên giá: 240
    2. • Trong quý II sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mới trị giá: 620
    3. • Số tiền khấu hao trích trong năm theo kế hoạch là: 320

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

2. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo cáo qua các chỉ tiêu: Số vòng quay, số ngày 1 vòng quay của VLĐ và số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ chu chuyển?

Bài số 5

Doanh nghiệp X có tài liệu sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số dư VLĐ taị các thời điểm:

1/1 31/3 30/6 30/9
4000 3780 3680 3580

2. Dự kiến quý IV:

– VLĐ kết dư cuối quý: 3.360

– Số lượng sản phẩm kết dư cuối quý: 1000 sản phẩm. Trong đó có 500 sản phẩm là tồn kho)

3. Tổng lợi nhuận tiêu thụ các loại sản phẩm ước thực hiện cả năm: 2.150

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm như sau:

Sản phẩm A

– Số lượng sản xuất cả năm: 30.000 sản phẩm.

– Số lượng kết dư cuối năm bằng 10% sản lượng sản xuất cả năm.

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 0,76 (hạ 5% so với năm báo cáo)

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 0,57 (hạ 5% so với năm BC)

– Chi phí tiêu thụ sản phẩm tính bằng 6%, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 4% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.

Sản phẩm khác

– Tổng doanh thu thuần cả năm: 6.300

– Tổng lợi nhuận tiêu thụ: 168

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 12 ngày so với năm báo cáo

3. Tỷ lệ phân bổ hợp lý VLĐ ở các khâu như sau:

– Khâu dự trữ: 45%

– Khâu sản xuất: 35%

– Khâu lưu thông: 20%

Yêu cầu

– 20 –

1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu?

2. Tính lợi nhuận sau thuế năm báo cáo và năm kế hoạch?

3. Đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo?

Biết rằng:

+ Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 25% so với năm báo cáo

+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%

Bài số 6 (Đơn vị: Triệu đồng)

Căn cứ vào tài liệu dưới đây của doanh nghiệp X. Hãy xác định:

1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng khâu năm kế hoạch?

2. Hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo?

3. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số dư bình quân VLĐ ở 3 quí đầu năm như sau:

Quí I: 660 Quí II: 680 Quí III: 710

2. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm thực tế 3 quí đầu năm: 2.850

3. Dự kiến quí IV:

– VLĐ bình quân: 750

– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 1.350

– Nguyên giá TSCĐ đến 31/12: 3.700, số tiền khấu hao luỹ kế: 1.250

II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm tăng so với năm BC là: 1.920

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 12 ngày so với năm báo cáo

3. Tỉ suất lợi nhuận doanh thu thuần: 5%

4. Nguyên giá TSCĐ cuối năm: 3.900. Số tiền khấu hao luỹ kế: 1.350

5. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ phân bổ hợp lý VLĐ cho các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông là: 40%, 35% và 25%

Biết rằng: Tất cả các loại sản phẩm của DN đều thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 20% và thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ), thuế suất: 10%.

Bài số 7

Một DN có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Năm báo cáo cáo

1. Theo tài liệu kế toán, số dư về VLĐ tại các thời điểm:

1/1 31/3 30/6 30/9
1.170 1.230 1.290 1.350

2. Dự kiến 31/12:

– Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.342

– Số khấu hao luỹ kế: 1.002

– 21 –

– Số dư VLĐ: 1.140

II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm: 4.522,5 (tăng 35% so với năm báo cáo)

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 20 ngày so với năm báo cáo.

3. Tình hình biến động TSCĐ:

– Tháng 2, thanh lý một số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng có nguyên giá: 240

– Tháng 6 đưa vào sử dụng một phân xưởng SX mới trị giá: 1.620

– Số tiền khấu hao trích trong năm: 320

Yêu cầu :

1. Tính tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

2. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo?

Biết rằng:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần năm kế hoạch dự kiến là 20%.

Bài số 8

Doanh nghiệp X chuyên sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm trong năm: 3.500

2. Số dư về VLĐ ở các thời điểm trong năm:

1/1 31/3 30/6 30/9 31/12
760 650 580 800 780

3. Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm: 300 cái

4. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 2,5

5. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 3

6. Nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao đến hết ngày 31/12 là: 4.500. Số khấu hao luỹ kế là: 1.500

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu sản phẩm như sau:

– Số lượng sản xuất cả năm: 1.200 cái

– Số kết dư cuối năm: 500 cái

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 10% so với năm báo cáo.

– Giá bán đơn vị sản phẩm không thay đổi so với năm báo cáo.

– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 10% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.

2. Tình hình biến động TSCĐ trong năm dự kiến như sau:

– Tháng 10 mua và đưa vào sử dụng một số TSCĐ có nguyên giá: 400

– Tháng 7 thanh lý một TSCĐ hết thời gian sử dụng, có nguyên giá: 50

3. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm: 10%

4. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 12 ngày so với năm BC

5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là: 28%

– 22 –

Yêu cầu:

1. Tính hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch?

2. Tính tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch?

Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bài số 9

Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Doanh thu thuần tiêu thụ các loại sản phẩm trong năm: 21.500

2. Số dư bình quân VLĐ các quý trong năm như sau:

Quí 1 Quí 2 Quí 3 DK Quí 4
3.800 4.000 4.600 4.800

3. Số lượng sản phẩm A dự kiến kết dư cuối năm là 3.000 sản phẩm.

II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Số lượng sản phẩm A sản xuất trong năm: 50.000 sản phẩm (dự tính cuối năm còn 10% chưa tiêu thụ hết phải chuyển sang năm sau)

2. Giá thành đơn vị sản phẩm A: 0,494 (hạ 5% so với năm báo cáo)

3. Giá bán đơn vị sản phẩm A (chưa có thuế GTGT): 0,812 (không thay đổi so với năm báo cáo)

4. Tổng chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm A ước tính bằng 8% giá thành sản xuất sản phẩm A tiêu thụ trong năm.

5. Tổng doanh thu thuần các sản phẩm khác trong năm: 1.200 và giá thành toàn bộ các sản phẩm này là: 1.050

6. Số vòng quay của VLĐ tăng được 1 vòng so với năm báo cáo.

Yêu cầu:

1. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo cáo?

2. Tính tổng số thuế DN phải nộp năm kế hoạch?

Biết rằng:

– Sản phẩm A chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất 45%

– Các loại sản phẩm khác chịu thuế GTGT với thuế suất 10%

– Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm kế hoạch: 808,8

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%

Bài số 10

Tính tỷ suất lợi tổng tài sản năm kế hoạch của doanh nghiệp X, căn cứ vào tài liệu sau: (Đơn vị: 1.000đ)

I. Năm báo cáo

1. Số lượng sản phẩm A kết dư cuối năm dự kiến: 480sp (Trong đó: sản phẩm tồn kho chiếm 50%)

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ là 72 ngày

II. Năm kế hoạch

– 23 –

1. Dự kiến tình hình TSCĐ:

– Tổng trị giá TSCĐ đầu năm: 2.400.000

– Số khấu hao luỹ kế đầu năm: 840.000

– Dự kiến TSCĐ tăng trong năm:

+ Tháng 3, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 hệ thống nhà xưởng trị giá: 600.000

+ Tháng 9, mua và đưa vào sử dụng một dây chuyền công nghệ, trị giá: 60.000

– Dự kiến TSCĐ giảm trong năm:

+ Tháng 9, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, nguyên giá: 90.000 (đã khấu hao 30%)

+ Tháng 11, nhượng bán một số ôtô tải, nguyên giá: 60.000 (đã khấu hao 40.000)

– Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân: 10%

2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dự kiến như sau:

– Sản phẩm A:

+ Sản xuất cả năm: 15.200 sp

+ Kết dư cuối năm: 760 sp

+ Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT) 270 (hạ 10% so với năm BC)

– Doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 802.680

– Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 9 ngày so với năm BC

Biết rằng:

– Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần năm kế hoạch dự kiến là 15%

– Tất cả các sản phẩm của DN đều thuộc diện chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ)

– Sản phẩm A chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 50%.

Bài số 11

Doanh nghiệp X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

Căn cứ vào tài liệu kế toán cho biết số dư VLĐ tại các thời điểm như sau:

1/1 31/3 30/6 30/9 31/12
840 850 860 870 880

2. Ngày 31/12

– Nguyên giá TSCĐ: 3.800

– Khấu hao luỹ kế: 600

– Nợ dài hạn: 1.800

– Vốn chủ sở hữu: 2.000

3. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm: 4.300

4. Số lượng sản phẩm A kết dư cuối năm: 300 sản phẩm (trong đó: tồn kho: 100 sản phẩm)

II. Tài liệu năm kế hoạch

– 24 –

1. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm như sau:

Sản phẩm A

– Số lượng sản xuất cả năm: 10.000 sản phẩm

– Số kết dư cuối năm tính bằng 10% số sản phẩm sản xuất cả năm

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT) là 0,18 (giảm 10% so với năm báo cáo)

Các loại sản phẩm khác:

– Tổng doanh thu thuần cả năm: 3.000

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 18 ngày so với năm báo cáo

3. Dự kiến mua sắm thêm máy móc thiết bị sản xuất trị giá:1.100 (dùng 40% vốn chủ sở hữu và 60% vốn vay)

4. Số tiền vay dài hạn phải trả trong năm: 300

5. Tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trích trong năm: 320

6. Nhận vốn góp liên doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh: 100

Yêu cầu:

1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch?

2. Tính số vốn lưu động thừa (thiếu) và hướng giải quyết?

Biết rằng:

– Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– Nguồn vốn lưu động thường xuyên phải đảm bảo tối thiểu 35% nhu cầu vốn lưu động của DN.

Bài số 12

Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số dư bình quân VLĐ

Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4
730 750 780 820

2. Theo bảng cân đối kế toán ngày 31/12

– Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.000

– Khấu hao luỹ kế: 300

– Nợ dài hạn: 2.000

– Vốn chủ sở hữu: 2.600

3. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm: 5.775

II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Tổng doanh thu thuần cả năm tăng 20% so với năm BC

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 6 ngày so với năm báo cáo

3. Trong năm xây dựng thêm và đưa vào sử dụng 1 nhà xưởng, trị giá: 1.200 (dùng vốn chủ sở hữu 30% và vay dài hạn 70%)

4. Số tiền vay dài hạn phải trả trong năm: 500

5. Số tiền trích khấu hao trong năm: 120

  1. 5. Lợi nhuận để lại tái đầu tư: 110

Yêu cầu:

– 25 –

1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch?

2. Xác định số vốn lưu động thừa (thiếu) năm kế hoạch và hướng giải quyết?

Biết rằng

Nguồn vốn lưu động thường xuyên phải đảm bảo tối thiểu 50% nhu cầu vốn lưu động của DN

Bài số 13

Doanh nghiệp “X” có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệuđ)

I. Năm báo cáo:

* Tình hình thực tế 3 quí đầu năm:

1. Số dư VLĐ tại các thời điểm:

1/1: 800 30/6: 820

31/3: 830 30/9: 815

2. Bảng cân đối kế toán ngày 30/9 cho biết:

– Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.000

– Số khấu hao luỹ kế: 820

– Vốn chủ sở hữu: 1.800

– Nợ dài hạn: 1.500

3. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm 3 quí đầu năm là: 3.280

* Dự kiến quí 4:

1. Tình hình biến động TSCĐ:

– Mua sắm thêm một số TSCĐ bằng vốn chủ sở hữu, nguyên giá: 360

– Thanh lý 2 xe tải đã hết hạn dùng có nguyên giá: 240

2. Tiền khấu hao TSCĐ trích trong quí: 200

3. VLĐ kết dư cuối quí: 830

4. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm: 1.640

5. Nhận vốn góp liên doanh: 350

6. Trả nợ vay dài hạn: 100

II.. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

* Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1. Sản phẩm A

– Số lượng kết dư đầu năm: 400 cái (trong đó: tồn kho: 300 cái)

– Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 9.300 cái

– Số sản phẩm kết dư cuối năm: 200 cái

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 0,38 (hạ 5% so với năm báo cáo)

2. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 2.538

* Các tình hình khác

1. Tình hình biến động TSCĐ

– Lắp đặt thêm dây chuyền công nghệ mới, nguyên giá: 420 (dự kiến dùng 50% vốn vay dài hạn ngân hàng, số còn lại trích từ quỹ đầu tư phát triển của DN)

– 26 –

– Nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá: 200 (đã khấu hao 50%)

2. Trả nợ vay dài hạn: 120

3. Tiền khấu hao TSCĐ trích trong năm: 850

4. Dự kiến sẽ rút ngắn số ngày trong 1 vòng quay VLĐ so với năm báo cáo là 6 ngày.

Yêu cầu:

1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch của doanh nghiệp X?

2. Tính số vốn lưu động thừa (thiếu) năm kế hoạch và hướng giải quyết?

Biết rằng:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên phải đảm bảo tối thiểu 40% nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Bài số 14

Doanh nghiệp K có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

I. Năm báo cáo:

1. Số dư bình quân VLD dự kiến là: 770

2. Dự kiến bảng cân đối kế toán ngày 31/12 như sau:

– Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.000 (trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có nguyên giá là: 600)

– Số khấu hao luỹ kế: 1.200

– Nợ dài hạn: 2.000

– Vốn chủ ở hữu: 2.600

– Doanh thu thuần: 5.775

II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau:

1. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm dự kiến cả năm tăng 20% so với năm báo cáo

2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 6 ngày so với năm BC

3. Tình hình biến động TSCĐ trong năm:

– Tháng 2 thanh lý một nhà kho (khấu hao hết từ tháng 12 năm báo cáo), có nguyên giá là 420

– Tháng 4 hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mới có nguyên giá là 680 (dự kiến vay ngân hàng thương mại 60% và dùng quỹ đầu tư phát triển 40%)

– Tháng 8 doanh nghiệp cho doanh nghiệp X thuê 2 máy công cụ, có tổng nguyên giá là 450

– Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm là 10%

4. Số tiền vay dài hạn phải trả trong năm: 500

5. Dự kiến DN sẽ trích 20% lợi nhuận sau thuế trong năm để lại tái đầu tư và nhận vốn góp liên doanh của DN “Z” là 600

6. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần là 25%

7. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%

– 27 –

Yêu cầu: Tính số vốn lưu động thừa (thiếu) năm kế hoạch của DN và đưa ra hướng giải quyết?

Biết rằng: nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN phải đảm bảo tối thiểu 50% nhu cầu vốn lưu động.

Bài số 15

Một DN có tài liệu như sau: (Đơn vị: Tr đồng)

I. Năm báo cáo:

1. Doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm là 4.680

2. Giá thành toàn bộ các loại sản phẩm tiêu thụ trong năm: 3.520

3. VLĐ bình quân: 1.300. Trong đó: Hàng tồn kho chiếm 60% và nợ phải thu là 15%.

II. Năm kế hoạch: Dự kiến so với năm báo cáo:

1. Doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm tăng 35%

2. Giá thành toàn bộ các loại sản phẩm tiêu thụ tăng 25%

3. Số ngày một vòng quay VLĐ giảm 20 ngày

Yêu cầu:

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch?

2. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo cáo qua các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu?

Biết rằng:

– Tổng chi phí lưu thông và chi phí quản lý doanh nghiệp (năm báo cáo và kế hoạch) được tính bằng 10% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.

– Tỷ trọng hàng tồn kho, nợ phải thu trong tổng TSNH năm kế hoạch không thay đổi so với năm báo cáo.

Bài số 16

Doanh nghiệp Tiền Phong có tài liệu năm báo cáo và kế hoạch như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số dư VLĐ tại các thời điểm như sau:

1/1 31/3 30/6 30/9
4000 3780 3680 3580

2. Dự kiến ngày 31/12:

– Số dư VLĐ: 3.360

– Số lượng sản phẩm kết dư cuối quý: 2.000 sản phẩm. Trong đó có 1.000 sản phẩm là tồn kho)

3. Số vòng quay hàng tồn kho dự kiến là 7 vòng.

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm như sau:

– 28 –

Sản phẩm A

– Số lượng tiêu thụ cả năm: 30.000 sản phẩm.

– Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có VAT): 0,76 (hạ 5% so với năm báo cáo)

– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 0,5 (không thay đổi so với năm báo cáo)

Sản phẩm khác

– Tổng doanh thu thuần cả năm: 7.060

– Giá vốn hàng bán: 5.000

2. Số vòng quay VLĐ dự kiến tăng 1,5 vòng và vòng quay hàng tồn kho tăng 1 vòng so với năm báo cáo.

Yêu cầu: Dự tính nhu cầu hàng tồn kho và tổng TSNH năm kế hoạch?

Biết rằng:

+ Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 25% so với năm báo cáo

+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Chương 7

Những vấn đề tài chính

về sáp nhập, mua lại và phá sản doanh nghiệp

Bài số 1

Công ty Thương mại Hoàng Lan bị tuyên bố phá sản và được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Toà án xác định giá trị thanh lý của Công ty (không kể tài sản được sử dụng để cầm cố, hoặc thế chấp) là 1.220 triệu đồng.

1. Các khoản nợ của Công ty như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

– Nợ lương cán bộ công nhân viên 150
– Nợ bảo hiểm xã hội 30
– Nợ các khoản trợ cấp thôi việc 120
– Các khoản nợ không có đảm bảo như sau:
+ Các khoản phải trả 600
+ Các khoản nợ dài hạn 1.000
+ Các khoản nợ khác 400
  1. 3. Chi phí thanh lý giải quyết việc phá sản: 100 triệu đồng

Yêu cầu:

Xác định việc thanh toán các khoản nợ của Công ty sau khi công ty bị phá sản theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004?

Biết rằng: Sau khi thanh toán các tài sản cầm cố và thế chấp, số tiền thu được không những đủ để trả các khoản nợ có đảm bảo mà còn dư một khoản tiền là 40 triệu đồng.

Bài số 2

Công ty Hoàng Hà bị tuyên bố phá sản và được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, có tài liệu về giá trị tài sản và các khoản nợ như sau:

1. Giá trị thanh lý tài sản của Công ty được toà án kinh tế xác định (sau khi đã thực hiện các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, hoặc thế chấp) là: 6.600 triệu đồng.

2. Các khoản nợ của Công ty như sau: (Đơn vị: triệu đồng)

– 29 –

– Nợ lương cán bộ công nhân viên 950
– Nợ bảo hiểm xã hội 150
– Nợ các khoản trợ cấp thôi việc 300
– Các khoản nợ không có đảm bảo
+ Các khoản phải trả người bán 2.500
+ Các khoản nợ dài hạn 3.800
+ Các khoản nợ khác 1.700
– Chi phí thanh lý giải quyết việc phá sản 400

Yêu cầu:

Xác định trình tự thanh toán các khoản nợ của Công ty theo Luật phá sản doanh nghiệp?

——————————————————————————————–

Nguồn tài liệu khoa tài chính – HVNH

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here