Bài tập lớn Đầu tư tài chính

0
1761
Bài tập lớn Đầu tư tài chính
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài tập lớn Đầu tư tài chính

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đồ án chi tiết máy 2019


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Bài tập lớn Đầu tư tài chính

Quảng Cáo

LỜI MỞ ĐẦU

Khi bạn có trong tay một trăm triệu đồng chẵn (100000000 VNĐ) tiền nhàn rỗi bạn sẽ làm gì? Bạn không thể nào đem số tiền đó về nhà cất giữ bởi vì như vậy số tiền của bạn sẽ không bao giờ sinh lời mà còn có thể mang lại cho bạn và gia đình bạn nhiều nguy hiểm. Nếu như bạn là một người có đầu óc kinh tế bạn sẽ rất mong muốn số tiền của mình nhiều hơn số ban đầu rất nhiều lần. Như vậy, bạn có thể đem số tiền đó đi gửi ngân hàng để hưởng lãi nếu như bạn là một nhà đầu từ ngại rủi ro và mong muốn một sự đầu tư an toàn tuyệt đối. Nhưng như vậy bạn sẽ không bao giờ nhận một khoảng tiền lãi cao nhất có thể bởi vì rủi ro và lợi nhuận luôn vận động ngược chiều với nhau chỉ trừ khi bạn đầu tư vào thị trường chừng khoán, tuy là một hình thức đầu tư đầy rủi ro nhưng mang lại mức lợi nhuận rất cao.

            Để đạt được mức lợi nhuận cao nhất đòi hỏi người đầu tư cần phải nắm bắt được tình hình kinh tế vi mô, vĩ mô của thế giới cũng như trong nước. Đồng thời cũng cần có phương pháp đầu tư và sự hiểu biết căn bản về các quy luật tăng  giảm giá, lượng mua lượng bán trên thị trường chứng khoán mà có thể lợi chọn cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả nhất.

            Vì vậy, với yêu cầu của bài tập lớn cùng với nền tảng kiến thức đã được học qua môn đầu tư tài chính, nhóm chúng tôi đứng trên vai trò là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong dài hạn với mục đích sẽ lựa chọn được đúng cổ phiếu mang lại mức lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất trong tương lai.

 

 

A.    Phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp

                                      I.            Phân tích vĩ mô

1.1.          Kinh tế thế giới

Bảng 1.1. Tình hình tăng trưởng thế giới giai đoạn 2010-2012 và dự báo năm 2013

Tăng trưởng kinh tế

Các quốc gia

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Mỹ

2.8%

1.5%

1.8%

2.3% -3.0%

Châu Âu

1.7%

1.6%

1.1%

0.2%

Nhật Bản

3.9%

0.3%

2.2%

1.2%

Trung Quốc

10.4%

9%

7.5%

8.2%

Nguồn: Trung tâm công nghệ thông tin Công nghiệp và Thương mại, báo Tinkinhte.com. Báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” do IMF công bố ngày 20/11/2011. Tin baomoi.com.

      Qua bảng số liệu có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ lực của thế giới có sự biến động giảm trong giai đoạn 2010-2012.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công và bước đầu lâm vào suy thoái kinh tế. Cuối năm 2012 đầu 2013 nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu khôi phục trở lại.

Bảng 1.2. Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012 và dự báo năm 2013

Chỉ tiêu lạm phát

Quốc gia

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Trung Quốc

3.3%

5.3%

4%

2.4% (3 tháng đầu năm)

Châu Âu

1.6%

2.7%

1.5%

1.8%

Mỹ

1.6%

3.1%

2%

2.2%

Nhật

-0.7%

-0.3%

1%

2%

Nguồn: Theo data.worldbank.org

      Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia. Trong những năm vừa qua mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.

Bảng 1.3. Tình hình thất nghiệp thế giới năm 2010-2012 và dự báo năm 2013

Chỉ tiêu thất nghiệp

Quốc gia

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Trung Quốc

4.1%

4.1%

4.1%

 

Châu Âu

10.1%

10.4%

10.9%

12.2%

Mỹ

9.4%

8.5%

7.7%

7.6%

Nhật

5.2%

4.4%

4.3%

4.2%

Nguồn: Báo công an tp. Hồ Chí Minh, bài viết “Bóng ma thất nghiệp ám ảnh châu Âu”. Tạp chí cộng sản, bài viết “ILO: Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2010 cao kỷ lục”. Báo tin tức- Tin thế giới, bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm ở châu Âu”, tác giả: Thanh Hải. Đài tiếng nói Việt Nam VOV, bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giảm”, tác giả: Vũ Anh Tuấn. Báo VINA CORP, bài viết: “Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất 4 năm”, tác giả: Gafin. Bài viết “Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 4 năm”, ngày 5/4/2013, tác giả: Minh Anh. Báo Vietnam, bài viết: “Nhật bản giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp giảm”.

      Trong những năm gần đây, Trung quốc và Nhật Bản được đánh giá là những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới (dưới 5%). Châu Âu và mỹ còn ở mức cao tương đối. Nhưng nhìn chung ở các quốc gia này – là những quốc gia đứng đầu thế giới  về mọi mặt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra.

Bảng 1.4. Tình hình nợ công giai đoạn 2010-2012 và dự báo năm 2013

Chỉ tiêu nợ công

Quốc gia

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Trung Quốc

3550 tỷ USD chiếm 59% GDP

2100 tỷ USD chiếm 25% GDP

4800 tỷ USD

1348 tỷ USD chiếm 15.9% GDP

Châu Âu

80.3% GDP

90% GDP

>70% GDP

60% GDP

Mỹ

13530 tỷ USD chiếm 93% GDP

16400 tỷ USD

60.3% GDP

11677 tỷ USD chiếm 74.5% GDP

Nhật Bản

468 tỷ USD chiếm 225% GDP (197%)

> 12000 tỷ USD chiếm 200%GDP

12610 tỷ USD chiếm 219.9% GDP

12573 tỷ USD hoặc chiếm 224,7% GDP

Nguồn: Báo gafin.vn, bài viết “Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 9/2012”. Báo Vnexpress, bài viết “Mỗi người Việt Nam gánh nặng 800 USD nợ công”, tác giả: Hà Thu. Báo Nghiên cứu Nhật Bản (Center for Japanese Studies), bài viết “Tổng quan kinh tế Nhật Bản năm 2012”. Báo VnEconomy, bài viết “Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu”. Báo Vietnam, bài viết “Nợ công Âu- Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam”, tác giả: Đức Hùng.

      Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng tình hình nợ trên toàn thế giới có chiều hướng tăng. Nợ công của nhiều quốc gia đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn.

Nhận xét chung:

  • Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng khủng hoảng nợ công và bất ổn ở châu Âu vẫn cản trở sự tăng trưởng toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục vững vàng trước thách thức, suy thoái rất có khả năng xảy ra ở khu vực đồng Euro, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ có một năm rất khó khăn, dù chứng khoán châu Á vẫn là điểm sáng. Đồng Euro và USD sẽ mất giá đáng kể khi các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục tiền tệ.
  • Chính vì nguyên nhân này làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, năm 2012 chứng kiến một loạt các công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản, giải thể. Theo số liệu quý 3/2012, đã có 56/100 công ty chứng khoán báo lỗ. Thị trường chứng khoán lao dốc, giá trị giao dịch sụt giảm khiến các công ty chứng khoán lâm vào cảnh thu không đủ bù chi. Đã có 3 công ty chứng khoán tự nguyện xin rời sân chơi, rút khỏi tư cách thành viên của hai sở HNX và HSX.

1.2.          Kinh tế Việt Nam

  1. Tốc độ tăng trưởng GDP

Bảng 1.5. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 và dự báo 2013

Năm

2010

2011

2012

2013

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

6.78

5.89

5.03

5.2

Nguồn: Báo Vneconomy, bài viết “Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78%”, tác giả Anh Quân. Báo Vneconomy, bài viết “Tăng trưởng GDP năm 2011 đạt 5,89%”, tác giả Anh Quân.

      Qua bảng số liệu thống kê trên, nhìn tổng quát tốc độ tăng trưởng GDP  qua các năm có xu hướng giảm, năm 2010 là 6.78% đến năm 2012 chỉ còn là 5.03%, tuy đây là chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đưa ra nhưng đó là một sự cố gắng, một thành tích của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện rất khó khăn của năm 2012 và trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

  1. Tỷ lệ lạm phát

Năm

2010

2011

2012

2013

Tỷ lệ lạm phát (%)

11.5

18.6

6.81

8 – 10

Bảng 1.6. Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 và dự báo năm 2013

Nguồn: BSC, Công ty cổ phần chứng khoán và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, bài viết: “WB: Lạm phát năm 2010 của Việt Nam ở mức 10,5%”.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam  sẽ dao động trong khoảng 8-10% trong 2013 bởi hiện tại thì những mặt hàng trong rổ tính giá đều tăng, mức tăng đáng kể là giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm và chi phí y tế.

  1. Lãi suất cơ bản

Bảng 1.7. Tình hình lãi suất của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 và dự báo năm 2013

Năm

2010

2011

2012

2013

Lãi suất cơ bản (%)

8

9

8

Giảm 1%-2%

Nguồn: Báo Vneconomy, bài viết: “Lãi suất cơ bản tiếp tục giữ mức 8%/năm”. Báo Vietnam, bài viết: “Từ 24/12, các mức lãi suất cơ bản giảm thêm 1%”.

      Qua bảng số liệu thống kê trên, lãi suất cơ bản của nước ta trong những năm gần đây nói chung là ở mức ổn định nhưng theo tình hình hiện tại thì sẽ có xu hướng giảm trong năm nay do bị ảnh hưởng bởi mức giảm của lạm phát.

  1. Tỷ lệ thất nghiệp

Bảng 1.8. Tình hình thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 và dự báo 2013

Năm

2010

2011

2012

2013

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2.88

2.22

1.99

2%

Nguồn: Báo Economy, bài viết: “Con số thất nghiệp ngoài dự đoán”.

Báo VietFin.net, bài viết: “9 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới”.

      Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng thì Việt nam cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu thống kê trên, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước ta trong những năm gần đây dao động từ 1.9 – 2.8%, tỷ lệ này được đánh giá là thấp và đưa nước ta vào top những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới (dưới 5%).

  1. Tỷ giá hối đoái

       Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng.. Năm 2013 tiếp tục khó khăn với điểm thắt lớn nhất là thị trường bất động sản và nợ xấu tại hệ thống ngân hàng và DN.Bên cạnh đó, nếu không nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, thì sẽ tác động tiêu cực đến nỗ lực hạ mặt bằng lãi suất của chính NHNN, làm tăng nguy cơ lạm phát sớm quay lại, sẽ là rủi ro tỷ giá tiềm ẩn cho năm 2013 và những năm tiếp theo.

  1. Cán cân thương mại

      Cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2012 đã biến chuyển theo hướng tích cực: từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư trong năm 2011 (2,5 tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong các quý năm 2012 – quý I: 4,28 tỷ USD; quý II: 2,17 tỷ USD; quý III: 4,2 tỷ USD. Dự đoán sắp tới, cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững.

  1. Chính sách tài khoán

      Những năm gần đây, chính sách tài khóa cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cơ quan hoạch định chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách đã giảm suốt từ năm 2009 đến nay (2009: -6,9%; 2010: -6,2%; 2011: -4,9%: 2012: -4,8%).

  1. Chính sách tiền tệ

        Năm 2011-2012 đã cho thấy một chính sách điều hành CSTT thận trọng của Chính phủ, các công cụ đã được sử dụng một cách linh hoạt hơn, cung tiền được kiểm soát chặt chẽ. Năm 2013 dù lạm phát đã được chặn đứng, lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh, tỷ giá ổn định, vị thế tiền đồng cũng đang được cải thiện tích cực, nhưng chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong năm nay chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ còn phải tập trung để xử lý vấn đề nợ xấu và giải bài toán làm sao để nền kinh tế hấp thụ được vốn.

Qua các phân tích tình hình vĩ mô về nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam qua các chỉ tiêu trên, ta có thể thấy rằng trong những năm qua, nền kinh tế bị khủng hoảng biện hiện là lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra ở hầu hết các nước, nợ công cao đặc biêt ở các nước Châu Âu; tình hình chung thế giới như vậy nền Việt Nam cũng không ngoài bối cảnh chung đó. Vì thế, trong nền kinh tế biến động như vậy, đứng vai trò là nhà đầu tư cần phải lựa chọn đầu tư vào các ngành ít chịu sự ảnh hưởng, bị tác động của nền kinh tế nhất.

  1. Phân tích ngành

       Theo trang Cophieu68 gồm có 20 ngành và số liệu được tổng hợp như sau:

STT

Nhóm ngành

EPS

ROA

ROE

Tỷ lệ Nợ/ Vốn CSH

LN Sau Thuế

Năm 2011

Năm 2012

cophieu68
(năm 2013)

Năm 2010

Năm 2011

cophieu68
(năm 2013)

Năm 2010

Năm 2011

cophieu68
(năm 2013)

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010

Năm 2011

Tỷ lệ

1

Bất động sản

994.71

550.91

1064

10.00%

3.00%

2.00%

25.00%

7.00%

7.00%

130.00%

156.00%

128.45%

1969746

1441464

73.18

2

Cao su

7815.54

6468.61

7482

21.00%

25.00%

18.00%

32.00%

39.00%

29.00%

53.00%

59.00%

49.60%

276459

562535

203.48

3

Chứng khoán

-710.66

328.57

819

3.00%

-4.00%

3.00%

7.00%

-8.00%

4.00%

138.00%

77.00%

140.11%

687793

-254363

-36.98

4

Công nghệ- Viễn thông

2428.74

2111.72

2046

10.00%

7.00%

6.00%

24.00%

17.00%

11.00%

122.00%

125.00%

55.71%

469434

453322

96.57

5

Dịch vụ- Du lịch

954.39

955.11

6519

9.00%

6.00%

20.00%

15.00%

13.00%

24.00%

69.00%

118.00%

160.09%

56299

66962

118.94

6

Dược phẩm/ Y tế/ Hóa chất

4780.38

5346.18

5783

11.00%

10.00%

14.00%

25.00%

23.00%

25.00%

118.00%

142.00%

112.75%

212327

412151

194.11

7

Giáo dục

1460.44

1528.82

1494

6.00%

4.00%

8.00%

10.00%

7.00%

12.00%

79.00%

76.00%

55.84%

11534

8794

76.24

8

Khoáng sản

2447.76

1509.56

5217

10.00%

8.00%

16.00%

25.00%

21.00%

21.00%

143.00%

154.00%

233.48%

220715

295916

134.07

9

Năng lượng điện/khí/gas

2514.65

3994.45

3137

11.00%

11.00%

12.00%

23.00%

23.00%

23.00%

95.00%

108.00%

187.03%

483180

644509

133.39

10

Ngân hàng/ Bảo hiểm

2173.36

1730.97

1795

1.00%

1.00%

1.00%

17.00%

18.00%

13.00%

1114.00%

1110.00%

756.94%

3962506

5641357

142.37

11

Ngành thép

1791.26

1221.45

1164

6.00%

4.00%

2.00%

18.00%

11.00%

6.00%

195.00%

164.86%

203.99%

639006

545272

85.33

12

Nhóm dầu khí

4803.51

4499.02

3575

4.00%

4.00%

9.00%

18.00%

17.00%

14.00%

293.00%

314.00%

252.56%

1126654

1731532

153.69

13

Nhựa- Bao bì

4622.44

3830.64

5700

15.00%

12.00%

15.00%

26.00%

21.00%

23.00%

75.00%

92.00%

82.75%

201431

221483

109.95

14

Sản xuất- Kinh doanh

3251.03

2188.95

3155

7.00%

4.00%

8.00%

14.00%

8.00%

13.00%

89.00%

108.00%

162.45%

354548

320938

90.52

15

Thực phẩm

4613.41

3422.54

5698

20.00%

14.00%

16.00%

33.00%

24.00%

17.00%

67.00%

64.00%

101.31%

1697134

2022374

119.16

16

Thương mại

2195.05

1756.80

1554

6.00%

5.00%

2.00%

15.00%

13.00%

7.00%

159.00%

167.00%

161.43%

210772

280714

133.18

17

Thủy sản

4613.41

3422.54

3667

7.00%

8.00%

6.00%

16.00%

21.00%

12.00%

147.00%

175.00%

151.84%

264847

396436

149.68

18

Vận tải/ Cảng/Taxi

1539.84

2613.25

2939

4.00%

3.00%

8.00%

10.00%

7.00%

12.00%

141.00%

124.08%

158.49%

283532

315002

111.1

19

Vật liệu xây dựng

1134.76

933.34

1319

4.00%

2.00%

5.00%

13.00%

6.00%

7.00%

259.00%

306.00%

81.30%

349687

194448

55.61

20

Xây dựng

1172.52

534.86

1236

4.00%

2.00%

2.00%

20.00%

10.00%

4.00%

330.00%

347.00%

224.33%

864454

830105

96.03

Bảng 2.1. Phân tích các ngành ở Việt Nam

Nguồn: Cophieu68.com, nhóm ngành và các chỉ số cơ bản. TVSI, trang chứng khoán Tân Việt, so sánh ngành. Trang chứng khoán Phương Nam (Phuong Nam securities), chỉ số tài chính cơ bản.

       Dựa vào bảng phân tích ngành ở trên cùng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và tác động đến các ngành tại Việt Nam nói riêng. Qua phân tích các chỉ số trên, nhóm chúng tôi quyết  định chọn 2 ngành đó là ngành dầu khí và ngành thực phẩm. Lý do chọn ngành:

  • Ngành dầu khí

       Hiện tại xăng dầu vẫn tiếp tục là nguồn nhiêu liệu có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sự bình ổn của các nền kinh tế nói chung và an ninh năng lượng nói riêng. Đối với cuộc sống hàng ngày, xăng dầu vẫn là nguồn nguyên liệu thiết yếu chưa thể thay thế. Do đó, ngành dầu khí luôn là ngành có tiềm năng phát triển ổn định.

       Lợi nhuận sau thuế năm 2010 nằm trong nhóm 4 ngành cao nhất chỉ sau ngành ngân hàng/ bảo hiểm, bất động sản và ngành thực phẩm,  năm 2011 tăng so với 2010 là 53.69% và vươn lên đứng vị trí thứ 3.  Chỉ số EPS của ngành cao nhưng năm 2012 giảm so với năm 2011 là 6.34% tương ứng với mức 4803 đ/1cp (năm 2012) và 4499 đ/1cp (năm 2011), đứng thứ 2 sau ngành cao su. Chỉ số ROA ổn định ở mức 4% trong 2 năm 2010, 2011và có xu hướng tăng trong tương lai (cophieu68 hiện nay là 9%).  Nhưng chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngành nằm trong top 10 có tỷ lệ cao (đứng vị trí số 10) ở mức trung bình 18% (năm 2010) và 17% (năm 2011). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức cao đứng thứ 3 trong 20 ngành, biến động tăng giảm không ổn định, năm cao nhất là 2011 với mức là 314%, năm thấp nhất là 2012 ở mức là 252.56% => tuy tỷ số nợ/ VCSH cao nhưng nhìn chung ngành có xu hướng phát triển, khá ổn định và có tiềm năng trong tương lai, nội tại ngành tốt.

       Hơn thế nữa, các công ty trong ngành đều có lợi nhuận tương đối cao, tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định, đặc biệt là sau khi thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nhưng so với các  cổ phiếu của các ngành khác như ngành Ngân hàng, ngành điện, ngành bất động sản…thì cổ phiếu của ngành dịch vụ xăng dầu không phải là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thích mạo hiểm trên thị trường chứng khoán. Nhưng trên khía cạnh của nhà đầu tư ngại rủi ro thì nên đầu tư vào ngành này.

  • Nhóm ngành thực phẩm

       Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất. Đây là một trong những hàng hóa thiết yếu của xã hội, có sự ổn định cao về nhu cầu. 

       Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành thực phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mức sống nâng cao, quan tâm nhiều hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhu cầu cao đối với các thức ăn ngon, chất lượng. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.

       Lợi nhuận sau thuế năm 2010 nằm trong nhóm 4 ngành cao nhất chỉ sau ngành ngân hàng/ bảo hiểm, bất động sản,  năm 2011 tăng so với 2010 là 19.16% và vươn lên đứng vị trí thứ 2.  Chỉ số EPS của ngành tương đối cao nhưng năm 2012 giảm so với năm 2011 là 25.8% tương ứng với mức 3422 đ/1cp (năm 2012) và 4613 đ/1cp (năm 2011), đứng vị trí 5 trong 20 ngành và có xu hướng tăng trong tương lai (cophieu68 hiện nay là 5698). Chỉ số ROA cao năm 2010 đứng thứ 2 sau ngành cao su nhưng giảm trong giai đoạn 2010-2011 từ 20% xuống 14% và có xu hướng tăng (cophieu68 hiện nay là 16%). Còn chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngành rất cao, đứng vị trí năm 2010 và giảm từ 33% xuống 24% (năm 2011) dẫn đến đứng sau ngành cao su. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp đứng thứ 19 trong 20 ngành, trước ngành cao sư năm 2010, có xu hướng biến động tăng giảm không ổn định, cao nhất ở năm 2012 là 162.45%  và thấp nhất năm 2010 là 89% => tuy ngành có lợi nhuận trên VCSH ngày càng giảm, và tỷ lệ nợ có sự biến động nhưng lợi nhuận sau thuế ngành tương đối cao và có xu hướng tăng, nội tại ngành khá tốt.

       Hơn thế nữa, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ngành thực phẩm bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc…Những quy định này sẽ giúp tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

       Tóm lại hai nhóm ngành được phân tích và đã được lựa chọn trên, trong tương lai có triển vọng phát triển cao. Nhưng khi đầu tư trên thị trường chứng khoán là một nhà đầu tư chuyên nghiệp ta không thể nào đầu tư được hết tất cả các cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan được.  Bởi như vậy dễ gặp rủi ro hệ thống trong viêc đầu tư. Vì thế, trong từng ngành đã lựa chọn ta cần phải đi phân tích và lựa chọn mã chứng khoán của các chủ thể công ty nhất định, mà các công ty được lựa chọn phải có những mặt vượt trội.

                                III.            Phân tích công ty

       Như đã nói ở trên,  nhóm đã quyết định lựa chọn hai công ty để đầu tư đó là: tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí và công ty cổ phần tập đoàn Ma San. Vì theo nhìn nhận thực tế, nhóm thấy hai công ty này rất có triển vọng để đầu tư. Những phân tích của từng công ty dưới đây sẽ làm rõ điều đó.

3.1.          Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí

  • Giới thiệu về tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí

Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008. Vốn điều lệ: 3.800.000.000.000 đồng (Ba ngàn tám trăm tỉ đồng).

  • Phân tích tài chính công ty
    • Các chỉ số tài chính của công ty

Chỉ tiêu tài chính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Khả năng thanh toán

     

Khả năng thanh toán hiện hành

522%

699%

516%

Khả năng thanh toán nhanh

450%

565%

432%

Hiệu quả tài sản

     

Vòng quay hàng tồn kho

683%

567%

772%

Vòng quay tài sản cố định

130%

158%

201%

Vòng quay tổng tài sản

96%

110%

134%

Chỉ tiêu sinh lợi

     

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

26%

34%

23%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

25%

38%

31%

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH

29%

44%

36%

  • Dựa vào các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty cho ta thấy tình hình thanh toán chung của công ty với các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh (sau khi trừ đi hàng tồn kho). Tuy các chỉ số này tăng ở năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm qua 2 năm 2011,2012 của khả năng thanh toán hiện hành là -26.2%, khả năng thanh toán nhanh là -23.5%. Nhưng so với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế vào năm 2012 thì công ty không thể tránh khỏi ảnh hưởng, tuy nhiên ta vẫn thấy khả năng thanh toán của công ty là khá tốt.
  • Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty qua các năm đều tăng cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản.
  • Nhìn vào chỉ tiêu sinh lợi cho ta thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt và lãi ổn định. Khi so sánh các chỉ số này với ngành thì chỉ số sinh lợi của công ty cao hơn rất nhiều. Tuy vào năm 2012 chỉ tiêu này có giảm nhưng cũng không đáng kể lắm.
    • Phân tích Dupont (ROE)

Phân tích Dupont (ROE)

DPM

PVD

LNST/Doanh thu thuần

22.7%

11.1%

Doanh thu thuần/tổng tài sản

1.259

0.624

Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

1.181

2.720

       Dựa vào số liệu ở bảng cho ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty hóa chất và dầu khí tốt hơn công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí. Công ty đã sử dụng hợp lí và tiết kiệm về cơ cấu tài sản, tăng quy mô về doanh thu thuần của công ty. Chỉ số tổng tài sản trên VCSH cho thấy trạng thái sử dụng nợ của công ty ít hơn công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí..

       Phân tích SWOT công ty

  • Điểm mạnh: Hiện nay, Thương hiệu Đạm Phú Mỹ đã khẳng định được vai trò và vị trí dẫn đầu trong ngành phân bốn Việt Nam. Thị phần rộng lớn 50% thị phần phân bón trong nước.
  • Công nghệ: Đây là nhà máy phân bón lớn và hiện đại nhất của Việt Nam cũng như trong khu vực.
  • Điểm yếu: Giá bán sản phẩm phủ thuộc nhiều vào giá dầu và phân bón trên thế giới. Trình độ đội ngủ nhân viên kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, chưa tiên liệu được các sự cố có thể xảy ra trên thị trường. Chưa xây dựng được hệ thống kho bãi vững chắc tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm.
  • Cơ hội: Hằng năm, công ty thu về một lượng lớn nguồn tiền mặt( khoảng 2.5 nghìn tỷ đồng). Đây sẽ là nguồn lực lớn giúp công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư sản lượng sản xuất.

3.2.          Công ty cổ phần tập đoàn Ma San

  • Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Ma San

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) là công ty quản lý vốn đầu tư và tài sản, chủ yếu là các cổ phần của những công ty khác, hiện nay bao gồm cổ phần của Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San (Masan Food) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Tiền thân Masan Group là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) được thành lập tháng 11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Tháng 8/2009, MSC đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) và thực hiện tái cấu trúc thông qua các đợt phát hành riêng lẻ. Đến tháng 10/2009, Masan Group hoàn tất tăng vốn lên 4.763.998.200.000 đồng. 

  • Phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn Ma San
    • Các chỉ số tài chính của công ty

Chỉ tiêu tài chính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Khả năng thanh toán

     

Khả năng thanh toán hiện hành

143%

346%

178%

Khả năng thanh toán nhanh

134%

329%

167%

Hiệu quả tài sản

     

Vòng quay hàng tồn kho

1305%

885%

1050%

Vòng quay tài sản cố định

53%

38%

41%

Vòng quay tổng tài sản

29%

26%

29%

Chỉ tiêu sinh lợi

     

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

47%

35%

19%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

6%

9%

6%

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH

34%

19%

14%

       Theo như các số liệu bảng trên cho ta thấy:

  • Khả năng thanh toán của công ty ( bao gồm khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh) tăng ở năm 2011 và giảm ở năm 2012.Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng tốt.
  • Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong năm 2012 không được cao như năm 2011 và 2010, nhưng nhìn chung với bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì công ty vẫn giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Chỉ số vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định đã cho thấy công ty sử dụng tài sản rất hiệu quả.
  • Chỉ số sinh lợi của công ty qua các năm tăng có xu hướng giảm qua các năm, giảm nhẹ ở năm 2011 với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 12%, giảm mạnh vào năm 2012 với tỷ lệ giảm là 45,7%. Năm 2012 là năm kinh tế khó khăn chung cho tất cả các ngành và không ngoại trừ MASAN.Tuy khó khăn nhưng công ty vẫn hoạt động có lãi và ổn định.
    • Phân tích dupont
 

MSN

KDC

LNST/Doanh thu thuần

13%

8.30%

Doanh thu thuần/tổng tài sản

0.286

0.778

Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

2.782

1.373

Theo bảng trên cho ta thấy công ty cổ phần tập đoàn Ma san đã  điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động mình, hiệu suất sử dụng tài sản cao , nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. Và chỉ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu cho thấy tình trạng sử dụng nợ của công ty cao so với công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô. Vì ở đây công ty có kinh doanh ở mảng ngân hàng nên việc sử dụng nợ của công ty là một điều đương nhiên.

Trong 10 doanh nghiêp đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với mức lợi nhuận đáng ngưỡng mộ trong năm kinh tế khó khăn 2012 trên sàn chứng khoán. MASAN với mã chứng khoán MSN là công ty đứng thứ 4 với mức lợi nhuận là 2.018 tỷ đồng.

Hình 3.1. 10 Doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất                                                                            

                                                                                                Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 do VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect tổng hợp từ các công ty (trừ ngân hàng) niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM.

  • Phân tích SWOT công ty
  • Điểm mạnh:
  • Nguồn lực và năng lực mạnh
  • Có khác biệt về chất lượng so với đối thủ cạnh tranh
  • Chiếm thị phần lớn
  • Được sự ủng hộ của khách hàng
  • Điểm yếu:
  • Nguồn nguyên vật liệu đang thiếu hụt do nhu cầu mở rộng tăng nhanh
  • Nhân sự có biến động thương xuyên
  • Cơ hội:
  • Thị trường tiêu thụ tăng nhanh
  • Hội nhập mang lại nhiều cơ hội mở rộng quy mô và thị phần
  • Được sự ủng hộ của cơ quan chính quyền
  • Thách thức:
  • Đối thủ canh tranh ngày càng nhiều
  • Nhu cầu an toàn thực phẩm cao
  • Trách nhiệm bảo vệ môi trường, xã hội gia tăng
  • Giá cả biến động theo chiều hướng gia tăng mạnh
  • Mức chênh lệch giá cao so với các sản phẩm nhập khẩu

       Qua những phân tích cơ bản trên nhóm đã có sự lựa chọn của mình, đó là đầu tư vào hai mã chứng khoán của hai công ty trên. Mã chứng khoán DPM của tổng công ty phân bón và dầu khí và mã chứng khoán MSN  của tập đoàn Masan.

B.     Giải quyết các câu hỏi bài tập liên quan đến hai cổ phiếu đã chọn

Câu 2: Sử dụng phương pháp kỹ thuật để dự báo giá của hai cổ phiếu

1.     Mã chứng khoán DPM

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ Stochastic – DPM

Nguồn: cophieu68.com

       Dựa vào biểu đồ có thể thấy vào đầu tháng 1/2013 đường fast stochastic nằm trong khoảng 80-100 đến cuối tháng 1/2013 thì đường này có  xu hướng giảm dưới mức 80 và đến cuối tháng 2/2013 thì đường fast stochastic giảm xuống mức 20 và đường low stochastic đã cân bằng tại mức 20 dẫn đến thị trường tăng tín hiệu bán và giá giảm.

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ MACD – DPM

Nguồn: cophieu68.com

       Trong tháng 1/2013 đường MACD nằm trên đường tín hiệu (EMA) đến cuối tháng 1 cắt đường EMA và đến tháng 2/2013 nằm dưới đường tín hiệu và trên mức 0 cho thấy xu hướng tăng đã hết và lượng bán đã tăng dần lên, như vậy tương lai giá sẽ giảm.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ giá – DPM

 Nguồn: cophieu68.com

       Nhìn vào biểu đồ hình nến trên, vào đầu năm 2013, chứng khoán DPM đã tăng giá mạnh nhưng đến tháng 4/2013 thì giá cổ phiếu có sự tăng giảm khá đều nhau. Quan sát đường trung bình đơn giản, từ đầu tháng 1/2013 đến cuối tháng 2/2103, SMA(20) vượt lên đường SMA(50) và đến đầu tháng 3/2013 thì có xu hướng vượt xuống cho đến gần cuối tháng 3 và vượt lên lại vào tháng 4, đến lúc này SMA(20) vượt lên SMA(50) cho thấy cổ phiếu có xu hướng tăng trong dài hạn.

       Tóm lại, qua những phân tích kỹ thuật trên, có thể dự báo giá cổ phiếu DPM sẽ giảm trong ngắn hạn nhưng sau đó sẽ giữ mức ổn định và có xu hướng tăng trong tương lai.

2.     Mã chứng khoán MSN

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ Stochastic – MSN

Nguồn: cophieu68.com

       Dựa vào biểu đồ có thể thấy vào đầu tháng 1/2013 đường fast stochastic nằm trong khoảng 80-100 đến cuối tháng 1/2013 thì đường này có  xu hướng giảm dưới mức 50  và tăng lên lại ở mức trên 80 và đến tháng 2/2013 thì đường fast stochastic  có sự biến động tăng giảm trong vùng có mức 25 -75, đây là vùng hết sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường không có nhiều thông tin hỗ trợ cho nhà đầu tư. Vì vậy thị trường lúc này  có vẻ đang ở quá trình thăm dò, chưa có  xu hướng nào nổi bật.

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ MACD – MSN

       Nguồn: cophieu68.com

       Trong quá khứ, Đường MACD có dấu hiệu cắt đường tín hiệu, và  luôn nằm dưới đường tín hiệu cho thấy thị trường đang có tín hiệu mua và chứng khoán đang giảm giá. Đường MACD luôn nằm dưới đường zero, nó vượt lên đường tín hiệu và có thời gian chạm mức mốc zero sau đó giảm xuống, trong tương lai chúng ta có thể kì vọng giá cô phiếu sẽ giảm, tín hiệu mua xuất hiện, và lượng bán sẽ tăng.

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ giá – MSN

Nguồn: cophieu68.com

       Nhìn vào biểu đồ hình nến trên có thể thấy những tháng đầu năm 2013, chứng khoán MSN có sự tăng giảm giá khá đều nhau, nhưng gần cuối tháng 4/2013 có sự sụt giảm giá mạnh trong một số phiên giao dịch. Quan sát đường trung bình đơn giản, những tháng đầu từ 1/2013 đến gần cuối tháng 4/2103, thì đường SMA(20) đều vượt lên đường SMA(50) đây là tín hiệu mua chứng tỏ thị trường có xu hướng tăng trong dài hạn.

       Tóm lại, qua những phân tích kỹ thuật trên, có thể dự báo giá cổ phiếu MSN sẽ giảm trong ngắn hạn và  giữ mức ổn định đồng thời  có xu hướng tăng trong dài hạn.

Câu 3: Tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán

Cách tính: Tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán.

 

Trong đó: pt là giá đóng cửa hằng ngày của từng chứng khoán

Chú ý: chỉ tính tới ngày giao dịch15/3/2013. Dưới đây là kết quả ngày của tháng 3/2013. Các ngày sau tính tương tự.

  1. Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Mã CK: DPM)

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1ti

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1t

18/3/2013

45

 

8/3/2013

44

0.03864

15/3/2013

45

0

7/3/2013

43

0.02326

14/3/2013

44.9

0.00223

6/3/2013

42.8

0.00467

13/3/2013

43.6

0.02982

5/3/2013

41

0.0439

12/3/2013

45

-0.03111

4/3/2013

41.7

-0.01679

11/3/2013

45.7

-0.01532

1/3/2013

42.6

-0.02113

  1. Công ty cổ phần tập đoàn Ma San (Mã CK MSN)

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1t

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1t

18/3/2013

119

 

8/3/2013

115

0.0087

15/3/2013

123

-0.03252

7/3/2013

112

0.02679

14/3/2013

117

0.05128

6/3/2013

115

-0.02609

13/3/2013

117

0

5/3/2013

114

0.00877

12/3/2013

117

0

4/3/2013

112

-0.0087

11/3/2013

116

0.00862

1/3/2013

114

0.00877

Câu 4: Tính tỷ suất lợi tức trung bình cộng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức từng loại chứng khoán từ dữ liệu quá khứ

Cách tính:

  • Bước 1: Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(Ri) bằng trung bình của tổng tỷ suất lợi tức hằng ngày rit.
  • Bước 2: Tính phương sai si2

Trong đó: si2           : Phương sai của chuỗi dữ liệu quá khứ

                  E(Ri)       : Tỷ suất lợi tức hằng ngày

                  E(R)        : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng qua các thời kỳ

                  n              : Số thời kỳ

  • Bước 3:Tính độ lệch chuẩn si

 

CK DPM

CK MSN

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(R­i)

0.00943

0.04259

Phương sai si2

0.014021161

0.020741503

Độ lệch chuẩn si

0.118410985

0.14401907

Câu 5: Ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của hai chứng khoán.

Cách tính:

  • Bước 1: Tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng của hai chứng khoán E(Rp)

Trong đó: E(Rp)      : Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng của hai chứng khoán

                  Wi           : Tỷ trọng của chứng khoán i

                  E(Ri)       : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng của chứng khoán i

  • Bước 2: Tính phương sai của hai chứng khoán s122
  • Bước 3: Tính độ lệch chuẩn của hai chứng khoán s12

 

CK DPM

CK MSN

Tỷ trọng của CK i (Wi)

0.65

0.35

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(R­i)

0.00943

0.04259

Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng E(Rp)

0.021036

Phương sai s122

0.0002501557

Độ lệch chuẩn s12

0.015816312

Câu 6: Tình hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa hai chứng khoán

Cách tính:

  • Bước 1: Tính hiệp phương sai giữa hai chứng khoán Cov(R1,R2)

Trong đó: E(R1i)     : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 1.

                 E(R2i)       : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 2.

                 E(R1), E(R2): Tỷ suất lợi tức trung bình cộng của CK 1,2.

                 N              : Số thời kỳ

  • Bước 2: Tính hệ số tương quan giữa hai chứng khoán r12

Trong đó: r12          : Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán.

                  s1, s2        : độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của CK 1,2.

Hiệp phương sai Cov(R1,R­2)

0.0067090390

Hệ số tương quan r12

0.393412552

Câu 7: Vẽ đường phương sai bé nhất và chỉ rõ đường biên hiệu quả.

     Cách vẽ:

  • Bước 1: Lấy các dữ liệu E(R1), E(R2), s1, s2 từ các câu trên.
  • Bước 2: Chọn E(Ri) nhỏ nhất rồi cho E(Rp) chạy từ E(Ri) nhỏ đến E(Ri) lớn.
  • Bước 3: Tính tỷ trọng Wi của từng cổ phiếu, và độ lệch chuẩn sp.

    Þ   

 

  • Bước 4: Vẽ đường biên phương sai bé nhất trên công cụ vẽ của Microsoft Excel với trục Ox là các giá trị của độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư sp và trục Oy là các giá trị của tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư E(Rp).
  • Bước 5: Xác định danh mục phương sai bé nhất.

      Þ   

       Phần trên của đường biên phương sai nhỏ nhất thể hiển cho các danh mục đầu tư hiệu quả được gọi là đường biên hiệu quả.

       Danh mục phương sai bé nhất

 

CK DPM

CK MSN

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(R­i)

0.00943

0.04259

Độ lệch chuẩn si

0.118410985

0.14401907

Hiệp phương sai Cov(R1,R2)

0.006709039

Tỷ trọng Wi mỗi cổ phiếu

0.6574975

0.342575025

Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng E(Rp)

0.020789788

Độ lệch chuẩn sp

0.1073161

Câu 8: Nếu bạn có 100 triệu, bạn sẽ đầu tư như thế nào, giả định giá cổ phiếu là giá đóng cửa ngày 16/03/2013? Giả sử tồn tại tài sản phi rủi ro với tỷ suất lợi tức 9%/năm.

     Giá đóng cửa ngày tại 18/3/2013 của 2 chứng khoán đã chọn:

  • Chứng khoán công ty DPM: 45000 đ/1cp.
  • Chứng khoán công ty MSN: 119000 đ/1cp.

       Theo kết quả của các câu trên và giả thiết ta có:

 

CK DPM

CK MSN

Tỷ trọng của CK i (Wi)

0.65

0.35

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(R­i)

0.00943

0.04259

Phương sai si2

0.014021161

0.020741503

Độ lệch chuẩn si

0.118410985

0.14401907

Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng E(Rp)

0.021036

Hệ số tương quan r12

0.393412552

Phương sai sp2

0.011517388

Độ lệch chuẩn sp

0.107319092

Hệ số ngại rủi ro A

2

Vốn đầu tư

100000000

Tỷ suất lợi tức tài sản phi rủi ro Rf(%/năm)

9%

Các thông số danh mục đầu tư rủi ro

Tỷ trọng y để tối đa hóa hàm hữu dụng

 

0.587633262

Tỷ suất lợi tức trên DMĐT E(Rc)

 

0.015454204

Độ lệch chuẩn sc

 

0.063064268

Hệ số Sharp Sp

 

0.126128536

Giá trị hữu dụng U

 

0.020920826

       Tỷ trọng tối ưu của các cổ phiếu trong danh mục rủi ro

       Cách tính:

  • Bước 1: Tính tỷ trọng tài sản phi rủi ro bằng cách lấy 1- tỷ trọng tài sản rủi ro y
  • Bước 2: Tính tỷ trọng từng loại chứng khoán bằng cách lấy Wi* Tỷ trọng tài sản rủi ro y.
  • Bước 3: Tính số tiền đầu tư vào từng loại tài sản.
  • Bước 4: Tính số lượng cổ phiếu của mỗi chứng khoán dự định sẽ đầu tư.
 

Tỷ trọng

Số tiền (VNĐ)

Số lượng cổ phiếu

Tài sản phi rủi ro

0.402

40200000

 

Tài sản rủi ro

0.598

59800000

 

DPM

0.36

36000000

800

MSN

0.238

23800000

200

Câu 9: Chứng minh rằng danh mục đầu tư rủi ro 2 chứng khoán đã chọn tốt hơn danh mục thị trường (VNindex).

  • Bước 1: Tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán.

Trong đó: pt là giá đóng cửa hàng ngày của thị trường chứng khoán VNINDEX.

Chú ý: chỉ tính tới ngày giao dịch15/3/2013. Dưới đây là kết quả ngày của tháng 3/2013. Các ngày sau tính tương tự.

  • Bước 2: Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(RM) bằng trung bình của tổng tỷ suất lợi tức hằng ngày rit.
  • Bước 3: Tính phương sai sM2

Trong đó: sM2         : Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường VNINDEX.

                  E(RMi)     : Tỷ suất lợi tức hằng ngày.

                  E(RM)     : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng qua các thời kỳ

                  n              : Số thời kỳ

  • Bước 4:Tính độ lệch chuẩn sM
  • Bước 5: Tính hiệp phương sai giữa tỷ suất lợi tức chứng khoán i và tỷ suất lợi tức của thị trường VNINDEX Cov(Ri,RM)

Trong đó: E(Rii)      : Tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán i.

                 E(RMi)      : Tỷ suất lợi tức hàng tháng của chứng khoán thị trường VNINDEX.

                 E(Ri), E(RM): Tỷ suất lợi tức trung bình cộng của CK i,thị trường VNINDEX.

                 n               : Số thời kỳ

  • Bước 6: Tính hệ số beta của chứng khoán i bi

Trong đó: bi             : Rủi ro hệ thống (beta) của chứng khoán i

                  Cov(Ri, RM): Hiệp phương sai giữa tỷ suất lợi tức chứng khoán i và tỷ suất lợi tức của thị trường VNINDEX.

                  sM2          : Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường VNINDEX.

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1ti

Ngày

Giá đóng cửa

Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1t

18/3/2013

479.1

 

8/3/2013

470.7

0.01232

15/3/2013

481.4

-0.00478

7/3/2013

466.6

0.00879

14/3/2013

474.6

0.01433

6/3/2013

471.1

-0.00955

13/3/2013

473.2

0.00296

5/3/2013

462.1

0.01948

12/3/2013

475.3

-0.00442

4/3/2013

468.7

-0.01498

11/3/2013

476.5

-0.00252

1/3/2013

477.1

-0.01761

 

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(RM)

-0.00017

Phương sai sM2

0.005078986

Độ lệch chuẩn sM

0.071267008

Hiệp phương sai Cov(R1, RM)

0.006667856

Hiệp phương sai Cov(R2, RM)

0.005909282

Hệ số beta b1(rủi ro hệ thống CK 1)

1.312831978

Hệ số beta b2(rủi ro hệ thống CK 2)

1.16347672

Câu 10: Giả sử bạn là một chuyên viên chứng khoán. Nếu khách hàng của bạn đầu tư vào danh mục 2 chứng khoán của bạn thì phải trả mức phí tính theo tỷ lệ % trên số tiền đầu tư là F. Tính số phí tối đa F mà bạn có thể thu được.

     Theo đề bài ta có: E(Rp) ròng = E(Rp) – f   Trong đó: f là tỷ lệ % mức phí phải trả trên số tiền đầu tư.

       Cách tính:

  • Bước 1: Tính tỷ lệ f % mức phí phải trả trên số tiền đầu tư.

     Ta có:          

                     Þ

  • Bước 2: Tính số tiền phí tối đa F có thể thu được.

Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ước lượng E(Rp)

0.021036

Tỷ suất lợi tức tài sản phi rủi ro Rf (%/năm)

0.0075

Độ lệch chuẩn sp

0.107319092

Độ lệch chuẩn sM

0.071267008

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(RM)

-0.00017

Tỷ lệ f % mức phí phải trả trên số tiền đầu tư

2.51%

Vốn đầu tư (đ)

100000000

Số tiền phí tối đa F có thể thu được (đ)

2510000

 

KẾT LUẬN

       Tóm lại, sau những phân tích cơ bản về vĩ mô nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam; phân tích ngành; phân tích công ty nhóm chúng tôi đứng ở vai trò là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã lựa chọn được hai loại cổ phiếu là DPM và MSN. Theo những kết quả của phân tích kỹ thuật và mục tiêu đầu tư dài hạn, hai cổ phiếu này sẽ tăng giá và trong tương lai sẽ rất ổn định. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng danh mục đầu tư này sẽ còn tăng giá mạnh hơn nữa vì chúng là những mã cổ phiếu độc lập, không thống trị nhau đồng thời danh mục của hai cổ phiếu này có tỷ suất sinh lời sinh lời cao và hệ số tương quan tương đối cao.

       Như vậy, với những yêu cầu của bài tập lớn, nhóm đã phân tích, tính toán số liệu… được làm những công việc cũng gần như một nhà đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp. Nhưng do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bài làm của nhóm còn nhiều sai sót mong cô thông cảm. Kính mong nhận được sự góp ý của cô để nhóm hoàn thiện bài tập hơn.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here