Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

0
1476
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU XUNG QUANH THÔNG BÁO MUA LẠI CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Quảng Cáo

1. Giới thiệu

Thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK). Chính vì vậy, sự phản ứng của nhà đầu tư trước các thông tin được công bố trên TTCK là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Chia tách cổ phiếu là một nghiệp vụ mang tính kỹ thuật và được sử dụng khá phổ biến bởi các công ty niêm yết. Về mặt lý thuyết, việc chia tách cổ phiếu đơn giản chỉ làm gia tăng số lượng cổ phiếu mà không làm thay đổi dòng tiền của công ty. Do đó, việc chia tách cổ phiếu không làm thay đổi giá trị của công ty. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, thông tin chia tách cổ phiếu có thể được các nhà đầu tư đón nhận như là một thông tin tích cực bởi lý do đơn giản họ nghĩ rằng họ nhận được thêm một số lượng cổ phiếu nhất định mà không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào. Về mặt thực nghiệm, kết quả của các nghiên cứu về chủ đề này vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông tin chia tách cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu (Ưu và Chang, 1997; Kuse và Yamamoto, 2004; Adida và Caroline, 2010; Li và cộng sự, 2015) trong khi đó một vài nghiên cứu khác lại tìm thấy những kết quả ngược lại (Lamoureux và Poon, 1987; Conroy và các cộng sự, 1990; Leema Kdej, 2007; Patel và cộng sự, 2016). Trên TTCK Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) nói riêng, việc chia tách cổ phiếu của các công ty niêm yết diễn ra khá phổ biến. Nhà đầu tư phản ứng như thế nào trước thông tin chia tách cổ phiếu là câu hỏi được nhiều người đặt ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho câu hỏi trên thông qua việc sử dụng dữ liệu bao gồm 179 sự kiện chia tách của 138 công ty niêm yết trên HNX trong giai đoạn năm 2015 – 2017. Phần còn lại của bài viết được cấu trúc như sau: Mục 2 lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Mục 3 mô tả số liệu được sử dụng và phương pháp nghiên cứu; Mục 4 tóm tắt các kết quả nghiên cứu; và cuối cùng, kết luận của bài viết được trình bày ở Mục 5. 

2. Lược khảo tài liệu

Ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong những thập niên gần đây. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này đã được công bố. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc chia tách cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu, trong khi một vài nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại. Wu và Chan (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Hongkong trong giai đoạn 1986-1992 bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 3 ngày khi việc chia tách được công bố, giá của các cổ phiếu đã tăng 18,2%. Ảnh hưởng tích cực của thông tin chia tách đến giá cổ phiếu còn được Wuff (2002) tìm thấy trên TTCK Đức. Cụ thể là, giá của các cổ phiếu đã gia tăng trong suốt 4 ngày giao dịch sau khi thông tin chia tách được công bố cũng như sau khi việc chia tách có hiệu lực. Trong một nghiên cứu khác, Elfakhani và Lung (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến giá cổ phiếu ở TTCK Canada trong giai đoạn 1977-1993. Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, các tác giả đã đi đến kết luận rằng việc chia tách cổ phiếu có tác động tích cực đến giá của các cổ phiếu và được duy trì trong khoảng thời gian 11 ngày xung quanh ngày công bố thông tin chia tách. Trên TTCK Nhật, Kuse và Yamamoto (2004) đã tìm thấy lợi nhuận bất thường lũy kế trong giai đoạn 30 ngày giao dịch sau khi việc chia tách được công bố so với giai đoạn 30 ngày giao dịch trước khi việc chia tách được công bố. Kết quả này đã giúp các tác giả đi đến kết luận rằng thị trường đã phản ứng tích cực trước thông tin chia tách cổ phiếu. Ảnh hưởng tích cực của thông tin chia tách đến giá của các cổ phiếu còn được tìm thấy trong nghiên cứu của Li và cộng sự (2015). Các tác giả đã giải thích rằng giá của các cổ phiếu tăng sau khi thông tin chia tách được công bố là do thanh khoản của các cổ phiếu gia tăng. Ở một khía cạnh khác, một số nghiên cứu đã tìm thấy sự ảnh hưởng tích cực của thông tin chia tách đến thanh khoản của các cổ phiếu. Aduda và Caroline (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Nairobi (Kenya). Áp dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, các tác giả đã chỉ ra rằng việc chia tách cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến khối lượng giao dịch của các cổ phiếu. Rudnicki (2012) đã sử dụng nghiên cứu sự kiện để nghiên cứu ảnh hưởng của sự chia tách cổ phiếu đến thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Warsaw và TTCK Vienna trong giai đoạn 2000-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản của các cổ phiếu đã có sự gia tăng đáng kể sau khi thông tin chia tách cổ phiếu được công bố. Huang và cộng sự (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chia tách đến thanh khoản của các cổ phiếu ở 3 TTCK NYSE, AMEX, và NASDAQ trong giai đoạn 1960- 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các cổ phiếu có thanh khoản tăng đáng kể xung quanh ngày công bố chia tách cổ phiếu. Sau ngày công bố, thanh khoản của các cổ phiếu chia tách có sụt giảm, nhưng vẫn còn cao hơn mức trước khi chia tách. Tuy nhiên, sau ngày chốt quyền, thanh khoản giảm xuống dưới mức trước chia tách. Trái ngược với các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chia tách cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu. Leemakdej (2007) sử dụng dữ liệu bao gồm 100 hoạt động chia tách cổ phiếu để nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia tách đến thanh khoản của các cổ phiếu trên TTCK Thailand. Nghiên cứu này đã tìm thấy các bằng chứng để kết luận rằng khối lượng giao dịch sau chia tách của các cổ phiếu thấp hơn so với trước chia tách, đặc biệt là trong khoảng thời gian 18 và 20 ngày sau ngày chia tách cổ phiếu. Tương tự, các nghiên cứu được thực hiện bởi Lammoureux và Poon (1987), Conroy và các cộng sự (1990) cũng tìm thấy sự giảm sút trong khối lượng giao dịch của các cổ phiếu sau niêm yết. Gần đây nhất, Patel và cộng sự (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của chia tách cổ phiếu đến giá và tính thanh khoản của cổ phiếu trên TTCK Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin chia tách cổ phiếu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến giá và thanh khoản của các cổ phiếu. 

3. Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

3.1. Số liệu sử dụng

Nghiên cứu này sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 179 sự kiện chia tách cổ phiếu của 138 công ty niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2015- 2017. Giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu được thu thập trên website của các công ty chứng khoán: https://www.vndirect.com.vn, http://www.cophieu68.vn. Dữ liệu về khối lượng và giá từng phiên của các cổ phiếu được thu thập trong khoảng thời gian trước và sau 10 ngày so với ngày công bố thông tin chia tách. Giá cổ phiếu là giá đóng cửa từng phiên và khối lượng giao dịch là tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên. 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) để đo lường ảnh hưởng của việc công bố thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu. Ngày công bố thông tin chia tách cổ phiếu được gọi là ngày sự kiện hay ngày công bố, ký hiệu AD (announcement date). Cửa sổ sự kiện (event window) được sử dụng trong nghiên cứu này là [- 10,+10], 10 ngày trước và sau ngày thông tin chia tách cổ phiếu được công bố. Nhóm nghiên cứu chọn cửa sổ sự kiện như vậy là vì theo Thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK có quy định về trường hợp công bố thông tin liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu, theo đó “công ty đại chúng báo cáo và nộp đầy đủ các tài liệu là căn cứ pháp lý liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng dự kiến thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu cho Trung tâm lưu ký chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch), báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, đồng thời công bố thông tin chậm nhất 10 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng dự kiến”. Sự thay đổi giá (lợi nhuận) của các cổ phiếu trong nghiên cứu này được tính theo phương pháp đã được sử dụng bởi Kiymaz và Berument (2003), cụ thể như sau: rit = log (Pit) – log (Pi, t-1) = log (Pit/ Pi,t-1) trong đó: rit: Lợi nhuận của cổ phiếu i tại phiên giao dịch t. Pit: Giá đóng cửa của cổ phiếu i ở phiên giao dịch t. Pi,t-1: Giá đóng cửa của cổ phiếu i ở phiên giao dịch t-1. Sau đó, để loại trừ ảnh hưởng của những yếu tố khác đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu, lợi nhuận bất thường (lợi nhuận do thông tin niêm yết bổ sung cổ phiếu tạo ra) được xác định theo phương pháp đã được Lynch và Mendenhall (1997) sử dụng, cụ thể như sau: ARit = rit – rMt trong đó: ARit (abnormal return): Lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i tại phiên giao dịch t; rMt: Lợi nhuận thị trường ở phiên giao dịch t. Lợi nhuận thị trường được tính trên cơ sở chỉ số thị trường (HNX-Index) với công thức tính tương tự như trên. Sau đó, lợi nhuận bất thường trung bình của từng phiên (average abnormal return – AAR) và lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế (cumulative average abnormal return- CAAR) các phiên của nhóm cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu cũng được tính theo phương pháp của Lynch và Mendenhall (1997), cụ thể như sau: 53 ? QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học 1 

4. Kết quả nghiên cứu

–  Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu Lợi nhuận bất thường trung bình của các cổ phiếu (AAR)

Trên cơ sở tính toán lợi nhuận bất thường của 179 sự kiện chia tách cổ phiếu trong giai đoạn 2015- 2017 qua 21 phiên giao dịch liên tục, lợi nhuận bất thường trung bình của các cổ phiếu ở từng phiên đã được xác định. Ngoài ra, để kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu, giá trị thống kê t cũng được tính toán. Lợi nhuận bất thường trung bình của các cổ phiếu trong suốt giai đoạn nghiên cứu được trình bày chi tiết ở Bảng 1. Kết quả phân tích thống kê cho thấy giá cổ phiếu đã có sự phản ứng tích cực xung quanh ngày công bố thông tin chia tách cổ phiếu. Cụ thể là, trước ngày công bố thông tin 2 ngày (AD-2) giá của các cổ phiếu đã tăng bình quân 0,43% và phiên liền kề trước ngày công bố thông tin (AD-1), giá của các cổ phiếu tiếp tục tăng bình quân 0,68% với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10% và 1%. Điều này có nghĩa là thị trường đã phản ứng tích cực với thông tin chia tách cổ phiếu từ trước khi nó được công bố chính thức. Kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng thông tin chia tách cổ phiếu có thể đã bị rò rỉ ra bên ngoài từ trước khi nó được công bố. Ngoài ra, kết quả kiểm định thống kê còn cho thấy giá cổ phiếu tiếp tục tăng sau ngày công bố thông tin. Cụ thể là, tiếp sau ngày công bố thông tin (AD+1), giá của các cổ phiếu tăng 0,83%. Sự tăng giá này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, sự tăng giá của các cổ phiếu còn được ghi nhận ở phiên AD+7 với mức tăng bình quân là 0,59%. Lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế của các cổ phiếu (CAAR) Để quan sát xem sự thay đổi giá của các cổ phiếu được duy trì trong bao lâu, nghiên cứu này thực hiện một bước tiếp theo là xác định lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế của các cổ phiếu trong suốt giai đoạn (cửa sổ) nghiên cứu. Lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế của các cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu được trình bày

5. Kết luận

Nghiên cứu này đã bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK cận biên. Bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện với dữ liệu bao gồm 179 sự kiện chia tách của 138 công ty niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2015- 2017, nghiên cứu này đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng giá của các cổ phiếu đã có sự thay đổi 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here