Tiểu Luận Kinh Tế Đầu Tư

0
3420
Tiểu Luận Kinh Tế Đầu Tư
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tiểu Luận Kinh Tế Đầu Tư

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề cương ôn tập môn khai thác tàu


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Tiểu Luận Kinh Tế Đầu Tư

LỜI MỞ ĐẦU

 

 

Đầu tư có vai trò quan trọng, là nhân tố tế quốc dân của mỗi nước, thúc đẩy sự tăng nước.

quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh trưởng và phát triển nền kinh tế đất

 

Thực hiện đường lối đổi mới về phát triển kinh tế, trong những năm qua Chính phủ đã đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản chiếm khoảng 30 – 35% GDP. Trong năm năm 2001 – 2005, vốn đầu tư xây dựng trong toàn xã hội đạt khoảng 50 tỷ USD, trong đó riêng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư khoảng 35 tỷ USD. Hàng chục công trình trọng điểm của Nhà nước đã được đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng, cải tạo, như quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; Thủy điện Sơn La; Khu lọc dầu Dung Quất; Khu công nghiệp khí, điện, đạm Cà Mau; các công trình phục vụ SEA Games 22…

 

Những công trình nói trên cùng với hàng trăm công trình khác đã làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế đất nước đạt bình quân 7,5 %/năm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.

 

Thực tế tình hình đầu tư của nước ta trong những năm vừa qua đặc biệt là từ năm 2001 – 2006 tăng khá mạnh, song bên cạnh đó chúng ta còn thấy nhiều mặt trái trong hoạt động đầu tư trong đó nổi lên là tình trạng thất thoát, lãng phí. Trong hai năm 2002 – 2003, thanh tra chuyên ngành xây dựng đã tổ chức thanh tra 31 dự án xây dựng với tổng vốn đầu tư là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có sai phạm với số tiền thất thoát, lãng phí lên đến 2.070 tỷ đồng.Thất thoát, lãng phí trong đầu tư đã làm giảm đáng kể hiệu quả của hoạt động đầu tư. TTLP như là căn bệnh truyền nhiễm lan tràn trên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội:lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực, chất xám,tài sản,…lãng phí trong nông nghiệp, công nghiệp…và đặc biệt là trong ĐTXDCB đây là một trong vấn đề nhức nhối nhất mà các ngành, các cấp và toàn xã hội đang quan tâm nó kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng. Theo đánh giá chung tỉ lệ thất thoát trong ĐTXDCB chiếm tới hơn 30% tổng số vốn đầu tư tương đương với 20-25 ngàn tỉ mỗi năm. Vậy mà đến nay mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế.

 

Vậy những nguyên nhân nào gây ra thất thoát, lãng phí? biểu hiện của nó ra sao? thực trạng ở nước ta thời gian qua thế nào? Do giới hạn về hiểu biết và thời gian trong bài viết này chúng em xin được chỉ nêu những nội dung chung nhất về TTLP nói chung và chỉ đi sâu vào thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

 

PHẦN NỘI DUNG

 

Chương I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ

TRONG ĐẦU TƯ

 

I.                   Khái niệm về thất thoát, lãng phí

 

Theo pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 26/2/1998 thì “Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định. Thất thoát là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ sở vật chất tăng thêm năng lực cho xã hội”.

 

Qua phân tích những dự án có thất thoát đã được đưa ra ánh sáng, phân tích quy trình đầu tư nhận thấy tiền đầu tư bị thất thoát ở mọi giai đoạn đầu tư và diễn ra nổi lên theo một số dạng sau đây: Nâng giá; Khai khống khối lượng; Bớt vật tư, tráo vật tư…

 

Cả ba dạng trên, để được thanh toán dĩ nhiên phải có hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và để tránh bị phát hiện. Do vậy chúng phải hợp pháp hoá, hợp lý hoá hồ sơ, chứng từ ngay từ khâu đầu đến khâu cuối (dự toán, đấu thầu, hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán, giải ngân, kiểm toán). Chúng phải sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, tinh vi, tạm kể ở đây một số thủ đoạn thông thường sau: hối lộ quan chức, cán bộ, thậm chí bằng cả cách của “maphia”; lợi dụng những sơ hở trong các quy định quản lý; mua bán hoá đơn chứng từ, lập hoá đơn chứng từ giả; tráo đổi vật tư, thiết bị đưa vào công trình; lập các công ty “ma”; liên kết giữa các nhà thầu; làm rối các thủ tục, quy trình triển khai quản lý; thiếu minh bạch, dân chủ trong quản lý dự án; phối hợp chặt chẽ, thông đồng giữa những kẻ có liên quan.

 

Vì những thủ đoạn gian dối, tinh vi trên nên trong thực tế không dễ gì phát hiện những khoản tiền đầu tư bị thất thoát.

 

Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí.

 

Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dư án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm.

 

TTLP là hai căn bệnh kinh niên trong đầu tư nói chung và đặc biệt là trong xây dựng cơ bản . Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư

II.                Nội dung thất thoát, lãng phí trong đầu tư

 

  1. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

Có thể hiểu việc thất thoát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đúng mục đích không đúng nhiệm vụ thiết kế, chất lượng xây dựng kém phải phá đi làm lại hoặc công trình hoàn thành nhưng không sử dụng được, bỏ phí, không mang lại hiệu quả hoặc đạt hiệu quả nhưng chi phí cao hơn chi phí đầu tư cần thiết cho dự án được xác định theo các tiêu chuẩn định mức của nhà nước.

 

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.

 

Thất thoát, lãng phí trong khâu chuẩn bị đầu tư (quy hoạch, quyết định quy hoạch), thiếu lồng ghép giữa các loại quy hoạch, tình hình đầu tư không gắn với quy hoach vùng, địa phương, quyết định đầu tư sai, chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi kém…

 

Thất thoát, lãng phí trong khâu thực hiện đầu tư : như là khảo sát không đạt yêu cầu dẫn đến thiết kế sai làm chất lượng công trình không đảm bảo phải khắc phục sửa chữa, nhiều trường hợp buộc phải huỷ vì không thể khắc phục được; công tác thiết kế sơ sài, giải pháp thiết kế chưa hợp lý, chậm giải phóng mặt bằng…

 

Ngoài ra còn có trong các khâu đấu thầu, trong ký kết hợp đồng, trong thi công, quyết toán, nghiệm thu…

 

  1. Thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, chất xám

Các doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn được coi là sân sau của bộ máy công quyền trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Con cháu cán bộ lãnh đạo thường được gửi gắm vào những vị trí then chốt trong các công ty nhà nước. Điều này tạo thực tế ở DNNN thừa người không biết làm việc nhưng thiếu người có năng lực. Bên cạnh đó còn vấn đề đạo tạo cán bộ chuyên môn cũng gây ra nhiều bức xúc cho xã hội. Tình trạng đào tạo theo phong trào tràn lan nhưng đào tạo không hợp lý, chất lượng đào tạo thấp nên mặc dù hàng năm chính phủ đã tốn rất nhiều chi phí nhưng nguồn lực này không đáp ứng được nhu cầu cho xã hội

 

  1. Thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng đất, công nghệ,chi tiêu, chi phí trong công tác nghiên cứu lập dự án.

Đất do DNNN sử dụng đều là những mảnh đất “đắc địa” có giá trị rất lớn nhưng khi tính toán hiệu quả kinh doanh của DNNN người ta lại không tính toán giá trị sử dụng đất vào giá trị DNNN. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh của DNNN được tính không đúng. Nếu tính cả giá trị, giá trị sử dụng đất vào giá trị của DNNN có lẽ nhiều DNNN làm ăn không có lãi.

 

Thực tế cho thấy có nhiều dự án được cấp đất nhưng vẫn bỏ không do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như chậm giải phóng mặt bằng rồi thiếu vồn…cũng đă gây thất thoát, lãng phí hàng chục tỷ đồng của nhà nứơc trong khi đó giá thuê đất ở Việt Nam vẫn được đánh giá là rất cao trong khu vực và trên thế giới còn người dân thì không có đất canh tác sản xuất.

 

Thất thoát, lãng phí trong nghiên cứu và sử dụng công nghệ.

 

\

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

Lâu nay người ta vẫn thường kháo nhau rằng: lãng phí trong các đề tài nghiên cứư khoa học rất nhiều nhưng mà… khó nói. Bởi lẽ lãng phí ấy chẳng rõ ràng, cụ thể và cũng chẳng chết ai. Những đề tài nghiên cứu xong chỉ cần qua một vài cuộc bảo vệ, đề tài được nghiệm thu thế là hoàn tất. Còn việc có đi vào cuộc sống hay không thì không cần biết. Thực tế cho thấy nhiều công trình nghiên cứu xong không được sử dụng, chất lượng công trình không cao, không đạt hiệu quả tối ưu,nhiều dự án nghiên cứu xong thì đắp chiếu bỏ đấy không sử dụng nhưng vốn rót vào đầu tư nghiên cứu thì không phải là nhỏ. Hàng năm NSNN phải tốn rất nhiều cho hoạt động này

 

Trong việc sử dụng công nghệ cũng TTLP đáng kể. Các công nghệ được nhập về hoặc là không được sử dụng hoặc là sử dụng không hợp lý. Tình trạng này một mặt là do ta còn thiều cán bộ KHCN trình độ, kĩ năng chuyên môn thấp nên không tiếp cận được sự phát triển như vũ bão của công nghệ thế giới nên đã cản trở việc ứng dụng CN hiện đại vào sản xuất.

 

III.             Tác hại của thất thoát và lãng phí trong đầu tư

 

Thất thoát, lãng phí làm giảm đáng kể hiệu quả của đầu tư. Theo số liệu điều tra của Thanh tra Nhà nước 100% các công trình xây dựng cơ bản đều thất thoát 1052 tỷ đồng sai phạm kinh tế trong 995 dự án được thanh tra trên toàn quốc do thanh tra nhà nước, thanh tra của các địa phương, các Bộ ngành. Khoản thu tăng thêm cho ngân sách nhà nước (NSNN) là lấy từ phần GDP tăng thêm hằng năm. Trong khi đó để có được 1 đồng tăng thêm cho NSNN xã hội phải tốn kém một khoản tiền đầu tư nhiều gấp gần 5 lần. Sự yếu kém trong quản lý đầu tư, dàn trải thất thoát trong xây dựng cơ bản làm mỗi năm cả nước mất đi từ 1-2% tăng trưởng GDP. Vì vậy thất thoát và lãng phí mất mát trên thực tế còn lớn hơn nhiều những cái mà chúng ta đo đếm được.Thất thoát lãng phí đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước giảm uy tín cùa Việt Nam trước cộng đồng quốc tế nhất là trước các nhà đầu tư, tài trợ. Chỉ tiêu thất thoát, lãng phí của Việt Nam xếp thứ 97 trên hơn 100 nước làm các nhà đầu tư ngần ngại khi rót vốn vào nước ta.

 

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư

 

  1. Nhân tố khách quan
  1. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư

Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi hoạt động gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu nên nếu công tác khảo sát, thăm dò các điều kiện tự nhiên không chính xác sẽ dẫn đến lãng phí nghiêm trọng vì kết cấu kỹ thuật không phù hợp và chất lượng công trình kém.

Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, có kết cấu phức tạp dẫn đến chu kỳ sản xuất dài. Do đó vốn đầu tư bỏ vào để xây dựng dễ bị ứ đọng, gây lãng phí hoặc nếu thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn kéo dài thời gian xây dựng, công trình bị bỏ hoang làm gia tăng thất thoát, lãng phí.

 

Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, tuổi thọ cao nên sai lầm trong xây dựng sẽ gây tổn thất lớn cả về giá trị ( chi phí xây dựng dự án) và chất lượng dự án.

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

  1. Do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, đường sá giao thông, điện nước còn hạn chế nên dẫn đến không đảm bảo tiến độ thi công, cản trở công tác thực hiện đầu tư.
  1. Vấn đề giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng làm tiến độ thi công dự án chậm chạp gây thất thoát, lãng phí.
  1. Nhân tố chủ quan

Các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu nhiều nhưng vẫn còn nhiều sơ hở, không là một hệ thống ban hành đồng bộ và thường xuyên thay đổi; chủ quan duy ý chí trong đầu tư tạo ra kẻ hở cho người thi hành vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân.

 

Do sự vận hành chính sách cơ chế quản lý của Nhà nước gây ra, Nhà nước đã ban hành Bộ luật Xây dựng nhưng cũng chưa quy định rõ nguyên tắc đầu tư dẫn đến tình trạng phổ biến là tất cả các khâu tham gia trong một công trình đều thuộc một cơ quan theo dõi và quản lý, việc tổ chức thực hiện thường theo một chu trình khép kín từ khâu thiết kế thi công, đến giám sát đấu thầu, nghiệm thu đều do một bộ hoặc một cơ quan, một tổ chức đảm nhiệm, trọng tài là người cùng đơn vị, hiện tượng vừa “đá bóng, vừa thổi còi” thì làm sao đảm bảo tính khách quan, trung thực được? Vì vậy, vai trò của giám sát tư vấn coi như bị xoá sổ. Nghị định về quy chế đấu thầu mới trong xây dựng cơ bản cũng chưa có quy định rõ ràng, rành mạch, dẫn đến tình trạng ở nước ta, ai cũng có thể trở thành chủ đầu tư, hay trưởng ban quản lý dự án, bất kể là họ có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng cơ bản hay không?

 

Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp nhiều chồng chéo, không quy rõ trách nhiệm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán.

 

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư nguyên nhân chủ yếu là do con người. Nói về nguyên nhân chủ yếu của lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng,

nhiều nhà quản lý thường đổ lỗi là do “cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; do sự bất cập giữa thể chế nhà nước với quy luật của thị trường và xã hội; do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế…”. Điều đó cần phải được nhìn nhận lại.

 

Có đúng là tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua do nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách hay không? Chúng ta hãy quay lại thời kỳ bao cấp cách đây hơn chục năm, lúc ấy làm gì có đầy đủ các văn bản pháp luật như bây giờ. Các công trình xây dựng từ ngân sách nhà nước, nếu để xảy ra lãng phí vài khối bêtông, vài tấc gỗ, công nhân lấy vài “cặp lồng” ximăng, vài thanh sắt, đã bị lên án, bị kỷ luật rất nặng chứ đâu có chuyện thất thoát, lãng phí lớn và nghiêm trọng như hiện nay. Phải chăng nếu những người có chức, có quyền trong quản lý đầu tư xây dựng có tâm trong sáng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không tiêu cực, tham nhũng chắc chắn sẽ không xảy ra lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng như những năm vừa qua.

 

Mỗi dự án đầu tư đều được những nhà chuyên môn tư vấn nghiên cứu tính toán kỹ qua nhiều bước, được nhiều cấp thẩm định, xét duyệt, được bàn kỹ trong

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

tập thể lãnh đạo trước khi quyết định và quyết định rồi mới đến đấu thầu rồi triển khai thực hiện. Song song với các quá trình đó đều có sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng theo từng lĩnh vực quản lý. Chúng ta cũng có hệ thống định mức, dự toán XDCB, có hệ thống các tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đối đầy đủ để làm căn cứ tính toán và xem xét. Thế nhưng tình trạng lãng phí vẫn diễn ra ở nhiều dự án với mức độ được công luận đánh giá là “thật kinh khủng”. Vậy tại sao?

 

Câu trả lời tại sao thất thoát, lãng phí trước hết là do chủ quan của các đối tượng tham gia có ý đồ trục lợi,cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân; nếu không chỉ có thể là: buông lỏng quản lý; quản lý chưa khoa học; năng lực của tổ chức tư vấn, của nhà thầu xây dựng và của cán bộ quản lý dự án còn hạn chế dẫn đến tính toán đầu tư, xây dựng chưa hợp lý.

 

Những dự án nào có thất thoát, lãng phí thì chắc chắn ở đó công tác quản lý bị buông lỏng, quản lý chưa khoa học và gần chắc chắn có những sai phạm về trình tự thủ tục, sai phạm về quy chế đấu thầu; sai phạm kỹ thuật thiết kế và thi công; vi phạm về nghiệm thu; vi phạm thanh quyết toán và có tiêu cực xảy ra ở phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và cả phía nhà cung cấp. Ngược lại có vi phạm và tiêu cực thì có thất thoát, lãng phí, và buông lỏng quản lý.

 

Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về số liệu thất thoát, lãng phí còn ở mức độ rất hạn chế, chủ yếu căn cứ vào công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Trên thực tế, khó định lượng một cách chính xác số liệu về thất thoát, lãng phí. Tỉ lệ lãng phí, thất thoát 20%-30% mà dư luận xã hội hoặc một số chuyên gia đưa ra chưa đủ để khẳng định nhưng cũng đủ để thấy tính chất rất nghiêm trọng của tình hình. Một số dự án, công trình bị thất thoát lớn do tham nhũng. Tình trạng lãng phí, thất thoát do vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu diễn ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều lĩnh vực, địa phương. Đó là hiện tượng “thông đồng”, “móc ngoặc”, “chạy thầu”, “vây thầu”, “quân xanh, quân đỏ”… để được trúng thầu. Trong số các dự án đã thanh tra, các sai phạm trong quá trình đấu thầu thường là hưởng chênh lệch do bán thầu, nhượng thầu, thu phí nhà thầu sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu sai quy định, bỏ thầu quá thấp, sau đó tạo cớ điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thi công… Tình trạng này còn xảy ra trong các dự án thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước, như đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm thiết bị, ô tô không đúng quy định, không tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư làm thất thoát lớn như trong các tổng công ty dầu khí, bưu chính viễn thông, thủy sản.

 

Các cơ quan chức năng rất coi nhẹ việc cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị thiết kế thi công và tư vấn giám sát các công trình, thường thì chỉ khi nào báo chí vào cuộc, nêu cụ thể thì họ mới bắt tay tiến hành điều tra, khảo sát, thiết kế.

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

I. Nhận diện thất thoát, lãng phí ở một số lĩnh vực

 

  1. Nhận diện thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có thể hiểu là việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ thiết kế, chất lượng xây dựng kém phải phá đi làm lại hoặc công trình hoàn thành nhưng không sử dụng được, bỏ phí không mang lại hiệu quả hoặc đạt hiệu quả nhưng chi phí cao hơn chi phí đầu tư cần thiết cho dự án được xác định theo các tiêu chuẩn, định mức quy định của nhà nước.

 

Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.

 

Theo báo cáo của Ðoàn giám sát Quốc hội trong những năm 2001 – 2005, trong số 1.505 dự án về xây dựng được kiểm tra, có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án, công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

 

Báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về 59 công trình xây dựng có biểu hiện lãng phí, thất thoát cho thấy, có 27% các công trình do chất lượng kém, phải bổ sung kinh phí mới sử dụng được; 36% các công trình không sử dụng được do chọn địa điểm xây dựng không thích hợp, chất lượng kém (đặc biệt là các công trình của chương trình 135); 25% các công trình do quyết toán khống làm thất thoát gần 300 tỷ đồng, riêng Công trình đường Thạch Yên – Công Sự của tỉnh Kiên Giang thất thoát tới 58,6% vốn đầu tư…

 

Nhiều dự án do không làm tốt công tác điều tra, khảo sát các báo cáo tiền khả thi báo cáo, khả thi sơ sài, không chính xác, công tác thẩm định yếu kém, chiều theo ý người quyết định đầu tư, dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp: Chợ không có người họp, cảng không có tàu cập bến hoặc công suất sử dụng thấp, nhà máy không có nguyên liệu phải sản xuất cầm chừng hoặc phải di dời…Theo số liệu quan sát đầu tư 9 tháng đầu năm 2005 của hơn 5000 dự án thuộc các bộ, ngành của hơn 10 địa phương thì có tới hơn 15% dự án đang thi công thì phải điều chỉnh mức đầu tư.Nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện quá lâu như theo số liệu thống kê năm 2005 có tới hơn 960 dự án nh óm B &C bố trí quá thời hạn qui định trong đó 230 dự án nhóm B bố trí kéo dài quá 4 năm, 730 dự án nhóm C kéo dài hơn 2 năm chưa đ ược khắc phục.

 

Tình hình cụ thể ở các khâu như sau:

 

1.1 Thất thoát, lãng phí do đầu tư không có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch thấp

 

Quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội phải phân công lại lao động xã hội hợp lý trên các vùng lãnh thổ đất nước. Do vậy quy hoạch phải đi trước một bước. Trong nhiều năm qua, tuy công

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

tác quy hoạch đã được chú ý, hàng năm Chính Phủ đều bố trí vốn đầu tư cho công tác quy hoạch, song thực tế quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư nên không ít dự án lớn, quan trọng của nhà nước khi ra quyết định về chủ trương đầu tư đã thoát ly quy hoạch nên thiếu chính xác. Vì thế trong thực tế có không ít dự án khi xây dựng không có quy hoạch tổng thể được phê duyệt nên trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải rời đi rời lại gây tổn thất lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Qui hoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội.

 

Việc bố trí nhiều sân bay, bến cảng gần nhau mà chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác hiệu quả tổng hợp, kết cấu hạ tầng hiện có chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế và nguồn vốn đầu tư dẫn đến nhiều đoạn đường, cảng biển, cảng sông, cảng sân bay khai thác hiệu quả thấp.

 

Quy hoạch phát triển ngành giao thông đến năm 2010 cần đến 300.000 tỷ đồng thiếu tính khả thi, không phù hợp với nhu cầu khai thác và huy động vốn. Vì vậy 5 năm qua mới huy động khoảng 60.000 tỷ đồng ( 20%).

 

Trong công nghiệp, qui hoạch ngành chưa thống nhất qui hoạch vùng, địa phương. Một số dự án không nằm trong qui hoạch vẫn được các điạ phương phê duyệt, triển khai.

– Một số địa phương quyết định đầu tư dự án sản xuất thép có công suất thấp không theo qui hoạch, vùng Bắc Giang qui hoạch nhà máy bột giấy 200 ngàn tấn/năm, ván nhân tạo 300 ngàn tấn/năm trong khi trước đó 3 năm đã có qui hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cung cấp gỗ mỏ 255 ngàn m3/năm. Dự án nhà máy bột giấy Kon Tum công suất 130 ngàn tấn/năm (giai đoạn I), 260 ngàn tấn/năm (giai đoạn II) được phê duyệt trước khi phê duyệt vùng nguyên liệu giấy nay phải ngừng triển khai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

– Qui hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương còn tràn lan, chưa cân đối, chưa có sự phối hợp tốt với các Bộ, ngành trong việc xây dựng qui hoạch tổng thể, giữa khu công nghiệp với khu ngoài hàng rào khu công nghiệp về giao thông, nhà ở công nhân, tập trung quá gần khu đô thị … ở nhiều địa phương nhiều dự án chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

 

Trong nông nghiệp nhiều trường hợp qui hoạch đầu tư nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả chưa gắn kết hoặc không phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường, điển hình là các nhà máy đường xây dựng xong không đủ nguyên liệu bị thua lỗ hoặc phải di chuyển đi nơi khác. Nhiều dự án đầu tư nhà máy chế biến rau quả, hải sản công suất khai thác rất thấp hoạt động không có hiệu quả.

 

Qui hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng cơ sở ở các địa phương thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp giữa các ngành giao thông, bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước… làm cho hạ tầng giao thông thường xuyên bị đào bới, hư hại gây lãng phí lớn.

 

Hệ thống bệnh viện Trung ương tại các thành phố lớn quá tải, các địa phương đều đầu tư xây dựng đài phát thanh truyền hình nhưng thời lượng sử dụng và chương trình nội dung rất hạn chế.

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, qui hoạch phát triển và đầu tư chưa được chú trọng thỏa đáng, qui hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch triển khai chậm, vốn đầu tư còn thấp, còn vướng mắc với qui hoạch khác vì vậy đã hạn chế khai thác lợi thế và chương trình quốc gia về du lịch…

 

1.2 Thất thoát, lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư

 

Sai lầm trong chủ trương đầu tư, bắt nguồn từ qui hoạch sai hay không có qui hoạch, chất lượng báo cáo tiền khả thi thấp, thường “bỏ qua điều tra xã hội học, môi trường, các công trình hạ tầng hoặc điều tra không kỹ thị trường tiêu thụ và các yếu tố cho sản xuất kinh doanh”.

 

Sai lầm trong quyết định đầu tư bắt nguồn từ chủ trương đầu tư sai: đầu tư theo “phong trào”, theo ý muốn chủ quan, chạy theo thành tích, và còn do sai lầm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến sai lầm trong việc chọn địa điểm đầu tư, xác định qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp hoặc lạc hậu.

 

Các sai lầm thiếu sót trong quyết định đầu tư dẫn đến hậu quả:

 

– Công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế xã hội, thậm chí không có hiệu quả (nhà máy không có đủ nguyên liệu, chợ không có người họp, cảng không khai thác hết công suất,…)

 

– Công trình xây dựng với chi phí quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không đủ sức cạnh tranh hoạt động cầm chừng càng sản xuất càng lỗ.

 

Định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án xây dựng, đây là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả đầu tư. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60 đến 70% số thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể mất trắng toàn bộ vốn và gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội có thể lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trực tiếp đầu tư cho công trình ban đầu. Ví dụ:Chi phí ước tính cho sân bay Long Thành – Đồng Nai là 8tỷ USD.

 

Việc đầu tư theo phong trào dẫn đến hiệu ứng xi măng và các nhà máy đường mọc lên ở khắp mọi nơi tuy nhiên một số nhà máy khi xây dựng không tính toán hết các điều kiện và nguyên liệu để hoạt động. Chẳng hạn: nhà máy đường Quảng Bình đến hết năm 2002 lỗ khoảng 136 tỷ đồng chưa kể khoản vay khó trả để xây dựng nhà máy là trên 170 tỷ đồng.

 

Thất thoát, lãng phí trong khâu quyết định đầu tư thường bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu đầu tư dự án do không được chủ đầu tư cân nhắc, tính toán trước khi xây dựng nên khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chủ đầu tư mới nhận thấy công trình phát huy không hiệu quả.

 

Ví dụ: tại một số địa phương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải thiện và xây dựng mới một loạt chợ như chợ đầu mối Đền Lừ với số vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, chợ đầu mối Hải Bá (Đông Anh) đầu tư 13 tỷ đồng…

 

1.3. Thất thoát, lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

 

Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay, thậm chí một số dự án được phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp, thực chất là hợp pháp hoá các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh, điều chỉnh. Chẳng hạn tổng mức đầu tư của dự án cầu Sông Danh phải điều chỉnh 3 lần trong quá trình thực hiện (năm 1995 là 186 tỷ đồng, năm 1998 là 239 tỷ đồng và năm

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

2000 là 257 tỷ đồng); hay gần đây nhất là dự án đầu tư xây dựng TTGD – LĐXH Hải Phòng qua 3 lần điều chỉnh dự án đã bổ sung, điều chỉnh cả về quy mô và tổng mức đầu tư, tăng 49 tỷ 210 triệu đồng, đưa tổng mức đầu tư từ 72tỷ 482triệu đồng lên 121tỷ 692 triệu đồng (tăng 67,8%). 3 lần điều chỉnh dự án đều là do công tác khảo sát lập dự án không đến nơi đến chốn.

 

Chất lượng công tác thẩm định thiết kế, dự toán có nhiều sai sót, dẫn đến ở một vài dự án có giá trị trúng thầu cao hơn có giá trị thực tế do tính toán sai khối lượng.

 

1.4 Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong khâu kế hoạch hoá đầu tư Trong những năm qua mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư

dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ nhiều năm gây thất thoát, lãng phí lớn. Chẳng hạn, tổng dự toán của các công trình giao thông được đưa vào kế hoạch năm 2004 gấp hơn 10 lần số vốn bố trí trong kế hoạch do đó chỉ có một số công trình được tập trung vốn để hoàn thành sớm còn lại là kéo dài.

 

Việc bố trí danh mục các dự án còn quá phân tán, hàng năm số dự án đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn. Theo số liệu Bộ tài chính công bố, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 có 19 dự án với tổng vốn là 125 tỷ đồng chưa có quyết định đầu tư mà đã được ghi vào danh mục đầu tư. Có 336 dự án với tổng vốn là trên 1000tỷ chưa phê duyệt tổng dự toán nhưng cũng được ghi vào.

 

Bố trí kế hoạch không đồng bộ,còn mang tính “xin cho”, cũng theo số liệu trên, 16 dự án nhóm C đã thực hiện quá 2 năm (quy định không được quá 2 năm), 30 dự án nhóm B quá 4 năm (quy định không được quá 4 năm) cũng được ghi vào kế hoạch đầu tư.

 

1.5 Thất thoát, lãng phí trong đấu thầu xây dựng

Đấu thầu có thể được hiểu là một cách thức mua sắm (hàng hoá, công trình, dịch vụ) mà trong đó người mua tiến hành lựa chọn người bán theo một quy trình nhất định, quy trình này được áp dụng cho tất cả các hoạt động mua bán của người mua trong một thời gian dài. Đây là một phương thức tiến bộ tuy nhiên trong thực tế ở nước ta hiện nay, đất thầu đã và đang bộc lộ nhiều tiêu cực. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng như vụ Thuỷ cung Thăng Long, một số vụ của Tổng Công ty Dầu khí…

 

Tình trạng không tuân thủ quy chế đấu thầu như dự án mở rộng cảng Cái Lân(Quảng Ninh), cơ quan chức năng đã phát hiện tổng số sai phạm lên đến 36,7 tỉ đồng. Trách nhiệm chính thuộc về Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN. Trong đó, nguyên thứ trưởng thường trực Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến (bị can trong vụ án PMU18) phải chịu trách nhiệm về 6 tỉ đồng thất thoát.

 

Tại gói thầu số 1 có tổng vốn đầu tư theo giá trúng thầu 510,1 tỉ đồng nhưng qua thanh tra đã phát hiện 26,1 tỉ đồng sai phạm ở các khâu thuộc quá trình đấu thầu. Cụ thể, chủ đầu tư đã đưa các nhà thầu không đủ tiêu chuẩn vào giai đoạn 2 nhưng không báo cáo Bộ GTVT. Kết quả là nhà thầu Penta Ocean dù không đủ tiêu chuẩn vẫn trúng thầu. Sau khi trúng thầu, nhà thầu này ký với 36 nhà thầu phụ

 

10         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

tham gia dự án trong khi hồ sơ mời thầu qui định chỉ được phép ký với một nhà thầu phụ VN.

Trong việc mời thầu hợp đồng tư vấn của dự án với tổng giá trị 98,4 tỉ đồng, chủ đầu tư đã chấm cho Công ty tư vấn Nippon Koei trúng thầu mà không cần đấu thầu.

Có sự móc ngoặc giữa hai bên A và B để tính phát sinh khối lượng, rút tiền của dự án. Tiêu biểu là vụ tiêu cực ở Vietsovpetro đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu do những cán bộ có chức vụ quyền hạn thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô và công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam thực hiện. Cụ thể như sau: đầu tháng 11/1999 biết tin liên danh PTSC/Corall trúng thầu nhưng chưa công bố chính thức, Dương Quốc Hà (phó tổng giám đốc Vietsovpetro) là phó hội đồng xét thầu đã gặp Nguyễn Quang Thường (phó tổng giám đốc tổng công ty dầu khí Việt Nam) thống nhất nâng giá bỏ thầu từ 15,5 triệu USD lên 16,9 triệu USD để rút tiền vênh hơn 1,2 triệu USD chia nhau.

 

1.6 .Thất thoát, lãng phí trong công tác chuẩn bị xây dựng

 

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa chấp hành đúng các quy định của nhà nước ở một số dự án như dự án khôi phục và phát triển hệ thống thuỷ lợi khu vực miền trung và thành phố Hồ Chí Minh, các hồ sơ đền bù thiếu và không đảm bảo so với quy định nhưng đã chi phí đền bù 39 tỷ đồng. Ban quản lý cho tiến hành xây dựng trong khi công tác đền bù cũng chưa hoàn thành nên khi dân khiếu kiện phải dừng thi công gây thiệt hại gần 400 triệu đồng.

 

Theo các chi cục thuế, đến thời điểm thanh tra 10/2004 nhiều đơn vị còn nợ tiền sử dụng đất như công ty đầu tư và xây dựng TNXP Cinco nợ hơn 60 tỷ đồng công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú nhuận nợ trên 26 tỷ đồng.

 

Lại có những dự án sau khi giải phóng mặt bằng xong lại bỏ không, không đầu tư xây dựng. Chẳng hạn dự án đầu tư cụm khách sạn 5 sao – trung tâm hội nghị quốc tế và cao cố văn phòng ở đường Lý thường kiệt tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thu hồi đất cấp cho công ty bất động sản Sông Đà để đầu tư xây dựng. Sau khi được giao đất công ty này đã san lấp mặt bằng và rào chắn bằng một hệ thông tôn bao che. Tuy nhiên tiến độ xây dựng công trình thì được triển khai một cách chậm chạp và đến nay thì dừng hẳn.

 

1.7. Thất thoát và lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện

 

Thất thoát và lãng phí ở khâu này được coi là rất nghiêm trọng.Việc bớt liệu trong quá trình xây dựng làm cho các công trình không đảm bảo chất lượng khi đưa vào sử dụng. Nhà thi đấu Gia Lâm (Trâu Quỳ, Gia Lâm) được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước với 7 gói thầu, tổng số vốn đầu tư là hơn 37,6 tỷ đồng. Đây là công trình phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao của nhân dân trong huyện và đặc biệt là SEA Games 22. Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được một thời gian ngắn, công trình đã có biểu hiện xuống cấp. Theo Thanh tra Nhà nước thành phố, trong số 17 hạng mục thanh toán (gói thầu số 2) thì hầu hết đã bị khai tăng số lượng, vật liệu thi công không đúng chủng loại, gây thất thoát lên đến 522 triệu đồng.

 

Tiến độ xây dựng công trình chậm diễn ra phổ biến nhiều dự án đã làm tăng chi phí lên nhiều tỷ đồng. Theo thanh tra nhà nước thì có tới nửa các dự án thanh

 

11         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

tra kiểm tra chậm tiến độ. Chỉ riêng dự án đường vành đai 3 ở Hà nội, việc chậm tiến độ đã làm phát sinh thêm khoảng trên 1000 tỷ đồng đầu tư. Hay là dự án xây dựng quốc lộ 5 sử dụng vốn JBIC Nhật Bản do bàn giao mặt bằng chậm nên nhà nước đã phải bồi thường cho nhà thầu hơn 570 triệu yên Nhật.

 

1.8. Thất thoát và lãng phí trong khâu nghiệm thu thanh toán

 

Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán được duyệt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng khối lượng thực tế, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư. Việc làm này đã làm tăng giá trị công trình không đúng chế độ, thoát ly thực tế, gây ra thất thoát và lãng phí vốn. Như dự án trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam thất thoát và lãng phí gần 450 triệu đồng, dự án trung tâm sách VN gần 311 triệu đồng, dự án nhà hát lớn Hà Nội khoảng 12.418 triệu đồng…

 

Công tác thanh toán vốn đầu tư còn chậm, thủ tục rờm già, các đơn vị nhận thầu phải làm thủ tục quá nhiều để được cấp vốn. Hiện tượng này đã tạo khe hở cho những tiêu cực, gây ra thất thoát lãng phí.

 

1.9. Thất thoát lãng phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn

 

thành

 

Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là cửa cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư. Nhiều dự án sau khi làm báo cáo quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán trước khi phê duyệt quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức, đơn giá không phù hợp với chế độ nhà nước quy định… Cần phải thu hồi của các nhà thầu. Nên không thực hiện quyết toán hoặc chất lượng quyết toán thấp gây thất thoát lãng phí lớn vốn của nhà nước. Thực tế công tác này ở các cấp, ngành địa phương thực hiện chưa nghiêm, làm chậm.

 

Các công trình thuộc dự án phát triển THCS của tỉnh Đồng Tháp là một trong những ví dụ điển hình. Giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán so với giá trị hợp đồng xây lắp chênh nhau hơn một tỷ đồng. Công trình xây dựng trường cấp 2, cấp 3 tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, dự toán thừa nhưng lại thiếu một số hạng mục; giám sát, tư vấn lỏng lẻo dẫn đến quyết toán sai hơn 165 triệu đồng.

 

Qua kết quả tổng hợp tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư trong cả nước trên đây có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá như sau:

 

  • Một trong những ý nghĩa quan trọng của công tác quyết toán vốn đầu tư là thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư để xác định được khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện hàng năm; đồng thời, xác định được năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do kết quả đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả vốn đầu tư trong cả nước.
  • Giai đoạn từ năm 1994 đến hết năm 1999: bình quân mỗi năm thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được khoảng 6.200 dự án; tương đương với số vốn đầu tư được quyết toán là 7.933 tỷ đồng; phát hiện được nhiều khoản chi không đúng qui định, mỗi năm tiết kiệm được trên 150 tỷ đồng (2% tổng số vốn đầu tư được quyết toán).
  • Số dự án hoàn thành chưa được thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư do tồn đọng luỹ kế từ trước đến nay vẫn còn khá nhiều. Tổng số dự án hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán vốn đầu tư luỹ kế đến 31/12/2001 là: 13.364 dự án; với tổng số vốn là 35 nghìn tỷ đồng

12         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

  • Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư (theo Chỉ thị 11/TTg của Thủ tướng Chính phủ) của nhiều đơn vị trong cả nước chưa nghiêm túc.

Thực tế ở nước ta hiện nay còn có rất nhiều công trình xây dựng mà thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các khâu không chỉ ở trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế mà ngay cả trong những dự án xây dựng trường học, bệnh viện, thể thao…Một ví dụ nhỏ về 1 vụ thất thoát trong xây dựng nhà thi đấu thể thao cũng đủ cho ta thấy tình trạng này d iễn ra nhức nhối đến thế nào. Thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các khâu gây thiệt hại lớn đến nguồn ngân sách của nhà nước.

 

Theo Thanh tra Nhà nước thành phố Hà Nội, Nhà thi đấu Gia Lâm – công trình phục vụ SEA Games 22 đã bị thất thoát hơn 2,2 tỷ đồng.

 

Bị “rút ruột” nghiêm trọng:

 

Nhà thi đấu Gia Lâm (Trâu Quỳ, Gia Lâm) được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước với 7 gói thầu, tổng số vốn đầu tư là hơn 37,6 tỷ đồng. Đây là công trình phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao của nhân dân trong huyện và đặc biệt là SEA Games 22. Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được một thời gian ngắn, công trình đã có biểu hiện xuống cấp.

 

Ngay sau khi SEA Games 22 kết thúc, nhiều nguồn tin đã phản ánh, một số công trình phục vụ cho kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á bị xuống cấp và có hiện tượng gian lận trong thi công. Chỉ sau một thời gian ngắn, Thanh tra Nhà nước thành phố đã làm rõ hàng loạt những sai phạm tại nhiều công trình, trong đó có công trình Nhà thi đấu Gia Lâm. Chỉ riêng ở công trình này, số tiền thất thoát đã lên đến hơn 2,232 tỷ đồng. Đáng chú ý là trong 7 gói thầu, chỉ duy nhất có gói thầu lắp đặt hệ thống PCCC là không có sai phạm.

 

Sai phạm nhiều nhất ở công trình này là ở gói thầu số 2. Đơn vị được phép thi công là Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội với giá trúng thầu là 15,57 tỷ đồng, bao gồm: Thiết kế kỹ thuật, thi công nhà thi đấu, xây dựng tường rào, hạ tầng kỹ thuật, san nền…

 

Ngay sau khi trúng thầu, Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đã giao cho Cty Xây dựng số 9 đảm nhiệm thi công và Cty lại giao cho Xí nghiệp II (thuộc Cty) trực tiếp thi công. Theo quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phải hoàn thành gói thầu trong thời gian là 305 ngày, chậm nhất đến tháng 7/2002 phải hoàn thành. Song, do sự lòng vòng chuyển giao các đơn vị thi công và có nhiều thay đổi, bổ sung trong quá trình thi công nên đến ngày 18/11/2003, gói thầu mới được nghiệm thu, bàn giao.

 

Theo Thanh tra Nhà nước thành phố, trong số 17 hạng mục thanh toán (gói thầu số 2) thì hầu hết đã bị khai tăng số lượng, vật liệu thi công không đúng chủng loại, gây thất thoát lên đến 522 triệu đồng

 

Về phía BQL dự án, hồ sơ mời thầu còn quá nhiều kẽ hở để các bên thi công lợi dụng “rút ruột” công trình. Cụ thể, một số nội dung chi tiết như khối lượng bê tông, khối lượng san nền đã không được tính toán cụ thể, thậm chí còn sót, chưa đưa vào dự toán như khối lượng xây thu hồi, khối lượng lan can, trần thép, thạch cao… và không nêu rõ quy cách, phẩm cấp vật tư thi công. Chính vì vậy đã xảy ra

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

tình trạng, bên thi công không hề làm mà vẫn được thanh toán 4.280m3 cát san nền với số tiền là 129 triệu đồng.

Đối với xi măng xây dựng, theo hợp đồng thì đơn vị thi công phải bảo đảm sử dụng xi măng Bỉm Sơn, nhưng trong thực tế, đã có một lượng lớn các loại xi măng có phẩm cấp thấp hơn, giá rẻ hơn được đưa vào sử dụng tại công trình. Thế mà toàn bộ các hạng mục trên đều được nghiệm thu, thanh toán.

 

  • gói thầu số 3, gói thầu về dàn mái không gian, đơn vị trúng thầu vẫn là TCty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, giá trúng thầu là hơn 4,2 tỉ đồng. Sau khi trúng thầu, đơn vị này cũng không trực tiếp thi công mà lại giao lại cho Cty Xây dựng số 9. Cty Xây dựng số 9 đã liên danh với Công ty cổ phần kết cấu không gian TADITS để thực hiện. Khi phát hiện TADITS không đủ năng lực thi công, Cty Xây dựng số 9 lại quay sang ký lại hợp đồng với Cty Cơ khí Đông Anh.

Có được bản hợp đồng, Cty Cơ khí Đông Anh tiếp tục chuyển cho Xí nghiệp giao thông 8 thực hiện phần chế tạo, lắp dựng mái. Mặc dù các bản hợp đồng được chuyển qua nhiều “tay” nhưng theo kết luận thanh tra thì đơn vị nào cũng có “lãi”, chỉ có Nhà nước là “lỗ” trên 415 triệu đồng ở gói thầu này.

 

Xuống cấp thảm hại:

 

Chính vì những thất thoát trong mọi khâu, đến nay công trình Nhà thi đấu thể thao Gia Lâm đã xuống cấp rõ rệt. Cụ thể là sàn sảnh tầng 2-3 của khán đài B đã bị thấm dột, nước mưa không chảy vào phễu mà lại chảy ngược vào phía trong sàn thi đấu. Hệ thống van phao bể nước tầng trên cũng gần như bị “tê liệt”, không tự động đóng khi nước đầy; các vách kính tấm lớn yếu. Nguy hiểm hơn là hệ thống điện tầng áp mái được lắp đặt phức tạp, các ổ cắm điện không bảo đảm chất lượng và đã bị hư hỏng nhiều, có nhiều nguy cơ cháy, chập…

 

Như vậy, với một công trình có vốn đầu tư trên 37 tỉ đồng đã thất thoát tới 8% tổng giá trị. Đây là một trong những công trình có tỉ lệ thất thoát cao ở Hà Nội và có những sai phạm nghiêm trọng ở nhiều khâu mà trước hết thuộc về chủ đầu tư. Điều này cũng thể hiện sự buông lỏng quản lý, yếu kém về năng lực trong thực hiện dự án, không chỉ riêng ở công trình Nhà thi đấu thể thao Gia Lâm.

 

Trong thời gian gần đây dư luận cả nước đang xôn xao vì vụ 1 vụ tham nhũng lớn nổi tiếng được phanh phui vụ PMU18- gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước, đây đang là 1 vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ có trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tài trợ vốn ODA cho nước ta. Vụ tham nhũng này không chỉ làm TTLP vốn đầu tư mà còn làm dư luận hoang mang và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nước ta trước các nhà đầu tư.

 

Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập theo quyết định ngày 23-8-1993 của Bộ Giao thông vận tải.

 

Chức năng của PMU 18 là: thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông do bộ giao; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các dự án do ban quản lý. PMU 18 luôn được ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ… để đầu tư hạ tầng giao thông.

 

Trong thời gian qua, PMU18 đã quản lý 20 dự án với số vốn lên gần 33.000 tỉ đồng.

 

14         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

PMU 18 đang là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn như QL18, QL10, QL2, cầu Đà Rằng, cầu Bãi Cháy (mức đầu tư 2.142 tỉ đồng)… PMU18 đang được tuyển chọn tư vấn cho dự án xây dựng đường cao tốc trên QL3 có vốn đầu tư 3.533,4 tỉ đồng

 

Những dự án tai tiếng của PMU 18

 

Trừ đi khoảng 13.000 tỷ đồng vốn sử dụng trong thời gian của vị tổng giám đốc tiền nhiệm và vốn do người khác quản lý, Dũng cũng quản lý các dự án với tổng vốn 20.000 tỷ đồng. Như vậy, giả định tỷ lệ hoa hồng cho mọi dự án ở mức 10%, số hoa hồng mà Dũng và PMU18 được hưởng phải là khoảng 2.000 tỷ đồng!

 

Nhiều nguồn tin xác định rằng ông tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án (PMU) 18 Bùi Tiến Dũng “cá độ” 1,8 triệu USD

 

Chưa ai rõ tiền ở đâu mà ông chơi dữ thế. Trong khi đó, có những điều đã rõ là PMU 18 từng gây ra nhiều tai tiếng trong quá trình xây dựng các công trình giao thông lớn như cầu Hoàng Long (Thanh Hóa), phà Minh Châu, dự án giao thông nông thôn…

 

Cầu Hoàng Long vốn tăng 2,7 lần nhưng sụt lún

 

Công trình cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) do PMU 18 làm chủ đầu tư đã thất thoát 4,5 tỉ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỉ đồng.

 

Dự án xây mới cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa (sau được đổi là cầu Hoàng Long) được Bộ GTVT phê duyệt tháng 10-1995 với tổng mức vốn đầu tư 83,5 tỉ đồng, cầu có chiều dài 240m, đường dẫn hai đầu cầu dài 3.158m, dự kiến triển khai vào tháng 10-1996.

 

Tuy nhiên hai tháng trước khi khởi công, Bộ GTVT phê duyệt lại dự án, cầu được kéo dài thêm 140m kéo theo sự thay đổi hàng loạt hạng mục công trình làm tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 224 tỉ đồng, gấp 2,7 lần dự kiến ban đầu.

 

Thế nhưng chi phí đầu tư tăng lên 2,7 lần vẫn không đem lại chất lượng tốt cho công trình. Hàng loạt sự cố sụt, lún xảy ra trong quá trình thi công. Những sự cố này đã làm công trình liên tục phải thay đổi thiết kế làm tăng chi phí bổ sung lên tới 36 tỉ đồng, riêng số tiền để khắc phục 140m lún trượt của nền đường phía bắc cầu là 5,5 tỉ đồng.

 

Tại công trình này, đoàn thanh tra của Thanh tra Nhà nước đã phát hiện các công ty thi công tìm cách rút tiền của dự án như dùng sai chủng loại cáp đồng, thanh toán vượt khối lượng… gây thất thoát lãng phí vốn dự án lên 4,5 tỉ đồng.

 

Thanh tra Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm Bộ GTVT (giai đoạn 1995-2002), giao bộ này kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm tổng giám đốc PMU18, cục trưởng Cục Quản lý giám định chất lượng công trình giao thông, vụ trưởng Vụ Kế hoạch – đầu tư…

 

Tuy vậy, đến chiều qua (18-1), trả lời Tuổi Trẻ, một số quan chức có trách nhiệm của Bộ GTVT vẫn không nắm được, không biết Bộ GTVT đã xử lý vụ việc này như thế nào…

 

Phà Minh Châu vừa chạy đã hư

 

Tháng 12-2003, Thanh tra Nhà nước cũng có kết luận về ba sai phạm lớn của Bộ GTVT và PMU 18 liên quan đến triển khai dự án giao thông nông thôn – WB2 (tổng vốn đầu tư 145,3 triệu USD, chủ yếu vay Ngân hàng Thế giới) và bến phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây): năm tháng trước khi Bộ GTVT có quyết định cho

 

15         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

phép tiến hành chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giao thông nông thôn – WB2 và giao PMU 18 làm chủ đầu tư, PMU18 đã ký hợp đồng thuê Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng (Bộ Quốc phòng) lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này.

 

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được Bộ Kế hoạch – đầu tư thẩm định, không có nội dung nào về công trình bến phà Minh Châu nhưng trong kế hoạch xây lắp năm thứ nhất trình Bộ GTVT tháng 9-1999, PMU18 đã tự ý đưa công trình này vào (trị giá 64.000 USD).

 

Việc Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch này là không thực hiện đúng quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Ngoài ra, cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm của các cơ quan liên quan trong vụ phà Minh Châu trọng tải 15 tấn “vừa chạy đã hỏng”.

 

Quốc lộ 2 xuống cấp sau ba tháng sử dụng

 

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2 từ Đoan Hùng (Phú Thọ) tới Vị Xuyên (Hà Giang) có vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ do PMU 18 làm chủ đầu tư thông xe vào cuối tháng 3-2005 cũng để lại nhiều tai tiếng khi chỉ sau gần ba tháng sử dụng công trình đã có biểu hiện xuống cấp, sạt lở. Các đoạn quốc lộ qua Đoan Hùng, Tuyên Quang đều xuất hiện nhiều điểm rạn nứt, bong tróc lớp nhựa.

 

Ngoài ra hầu hết các cầu trên quốc lộ này cũng xuất hiện hiện tượng sụt lún taluy đường đầu cầu, trong đó cầu Luống (km 182+ 663) bị sạt lở nghiêm trọng ở đường dẫn cả hai đầu cầu. Đến nay, trách nhiệm của PMU 18 và các đơn vị thi công cải tạo quốc lộ 2 vẫn còn bỏ ngỏ…

 

  1. Nhận diện thất thoát, lãng phí ở một số lĩnh vực khác

2.1 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề nghiên cứu KHCN

 

Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2001-2005 NSNN đầu tư cho KHCN

 

chiếm gần 2% tổng chi ngân sách, chiếm hơn 0,5% GDP trong đó chi cho các viện nghiên cứu KH-CN cấp nhà nước chiếm 19.1%, các bộ, ngành hơn 30% hoạt đông KHCN cấp cho địa phương là 25%, số còn lại chi cho tăng cường cơ sở vật chầt trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu. Như vậy có thể thấy 2% tổng chi ngân sách không phải là ít vậy mà… số dự án không phát huy tác dụng, không ứng dụng thực tế còn nhiều, mới thấy được sự lãng phí quá lớn trong lĩnh vực này. Đã có hơn 40% các doanh nghiệp cũng tự thừa nhận là đã phí tiền vào các kế hoạch nâng cấp công nghệ nhưng không sử dụng đến gây ra thất thoát lớn cả về vốn, nhân lực và thời gian . Có tình trạng 80%-90% công nghệ tốt nhập khẩu từ nước ngoài nhưng chính sách phục vụ cho việc sử dụng lại chưa được nâng cấp tới mức cần thiết để tận dụng tốt những công nghệ này. Chưa kể đến bên cạnh đó còn rất nhiều công trình, dự án còn sử dụng bất hợp lý và hiệu quả ứng dụng công nghệ thấp cũng đã gây những lãng phí rất lớn cho nền kinh tế.

 

2.2 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực

 

Do các DNNN không tuyển được người có năng lực nên không có quỹ chất xám, không thu hút được đề tài. Trong lúc đó, nhóm người phải nhận do quan hệ thường có sự chi phối công việc quản lý công ty của giám đốc gây nên khó xử. Mối quan hệ giữa giám đốc và nhóm người này trở nên mù mờ, giám đốc thì

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

không thể mạnh tay trong điều hành làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty lãng phí, tham nhũng từ mối quan hệ này mà ra.

Mặt khác trong những năm qua, tình trạng lao động được đào tạo nhưng không được sủ dụng đúng mục đích diễn ra phổ biến, chiếm 6,5% số lao động được đào tạo. Tình trạng này diễn ra do lao động cử đi đào tạo không đủ trình độ tiếp thu chiếm khoảng 3%, do lao động cử đi đào tạo làm việc cho doanh nghiệp khác chiếm 1%, do chủ đầu tư thay đổi quy trình công nghệ hoặc công nghệ không phù hợp chiếm 2%…Ngoài ra tình trạng sử dụng nhiều lao động nước ngoài trong doanh nghiệp trong khi lao động trong nước cũng có đủ trình độ và năng lực đáp ứng công việc cũng gây ra thất thoát, lãng phí nguồn nhân lực ở nước ta. hiện nay số lao động nước ngoài được tuyển dụng ở nước ta thường chiếm trên 5% đặc biệt là trong các lĩnh vực đặc thù như công nghệ cao, giáo dục đào tạo…

 

2.3 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề sử dụng đất

 

Đất cho các dự án chiếm một chi phí rất lớn trong tổng vốn đầu tư của các dự án vậy mà hiện nay nhiều khu đất vẫn bị bỏ hoang,các tài sản nằm chờ không người sử dụng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

 

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Vũ Đức Khiển cho biết: báo cáo gần đây nhất của Chính phủ về tình hình khiếu nại của công dân nêu rõ: tại 51 tỉnh, thành, có 252 dự án đầu tư xây dựng cơ bản huy động trên 27 000 hécta đất, nhưng chỉ có 1/3 diện tích này được duyệt sử dụng thực sự. Trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, cao nhất chỉ có 50% diện tích đất được sử dụng, có khu chỉ lấp đầy 10% diện tích.Một ví dụ đơn giản nhưcông ty vật tư nhà nước Kiến An – Hải Phòng được định giá 850 triệu gồm 1 dãy nhà cấp 4 cũ nát và một xưởng cơ khí tan hoang lâu nay không hoạt động, tất cả các khu nhà toạ lạc trong một khuôn viên 1,6ha. Khi bán công ty này định giá công khai, kết quả thu 6,6tỷ. ở trường hợp này thực chất các nhà đầu tư chỉ nhìn vào giá trị của 1,6ha đất tại thĩ xã Kiến An – cái mà nhà nước không định giá. Trong khi đó người dân phố bán nhà ở với giá 500 nghìn đồng trên 1m2 đất mặt tiền. khu 1,6ha của công ty có khoảng 100m mặt tiền cũng chỉ thu được 8tỷ. Qua ví dụ trên thấy được giá trị to lớn của DNNN hiện nay có thể bán được và giá trị quyền sử dụng đất nhưng khi cổ phần hoá và bán doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài chúng ta lại bỏ giá trị này không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Thật là lãng phí và vô lý.

 

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

II. Những mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý của nhà nước

 

  1. Những mặt được trong hoạt động quản lý của nhà nước

 

Có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, trong chỉ đạo

 

điều hành của Chính Phủ.

 

Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm đáng kể sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp

Tăng cường vai trò trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quyết định, tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của công trình đầu tư.

 

Quản lý nhà nước đầu tư và xây dựng đã được quy định tại các nghị định số 52/1999/NĐ-CP; số12/2000/NĐ-CP; số07/2003/NĐ-CP; số 88/1999/NĐ-CP; số 14/2000/NĐ-CP và số 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp quy liên quan; các Bộ ngành và địa phương phải nghiêm túc thực hiện, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư.

 

Năm 2004 trong lĩnh vực đầu tư phát triển tiếp tục được phân cấp mạnh cho các Bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Chính phủ chỉ giao cho các Bộ, ngành, địa phương tổng mức vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, danh mục và mức vốn đầu tư các dự án thuộc nhóm A; ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vốn thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư theo mục tiêu hỗ trợ của Trung ương (đối với các Bộ, ngành); đối với các tỉnh, thành phố chỉ giao vốn thiết kế quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn bổ sung có mục tiêu cho đầu tư phát triển. Việc lựa chọn, bố trí danh mục và mức vốn cụ thể cho các dự án nhóm B và C (kể cả các dự án chuyển tiếp, khởi công, hoàn thành) do các Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định và tự chịu trách nhiệm.

 

Cùng với việc phân cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng và Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Trong hoạt động đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tạo khung pháp lý cùng các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư mà không trực tiếp quyết định đầu tư. Đồng thời, Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư, giảm bớt sai sót, vi phạm, thất thoát. Trong quản lý đầu tư, đã tăng cường được vai trò của Hội đồng Nhân dân, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội.

 

Việc sửa đổi, bổ sung các quy chế về quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đã tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn về đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác chỉ đạo, điều hành, lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được quan tâm. Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước theo hướng tăng cường phân công, phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương. Tính công khai, minh bạch, công bằng, hợp lý trong việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Ngân sách nhà nước mới đã được quan tâm hơn.

 

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng của Chính phủ, công tác giám sát của các cơ quan dân cử đối với đầu tư xây dựng cơ bản bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện yếu kém, tiêu cực trong quản lý và thực hiện các dự án, công trình, góp phần hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

2.Một số tồn tại trong hoạt động quản lý đầu tư gây thất thoát, lãng phí

 

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

 

Chất lượng các dự án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế, các dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ các căn cứ vững chắc, nhất là các thông tin về dự báo, nhất là dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các

 

quốc gia và doanh nghiệp…

Quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước; thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cá nhân có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức và chưa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đủ tầm… Quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chưa được thể chế hoá; phương pháp lập quy hoạch chưa thống nhất; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thiếu quy chế phê duyệt thống nhất.

 

Nhận thức về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn nhiều điểm chưa thống nhất; việc phân định nội dung cũng như phạm vi giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điểm chưa rõ.

 

Các quy hoạch ngành, tuy đã xác định rõ hơn những ngành thuộc loại quy hoạch “mềm” và quy hoạch “cứng”, nhưng ngay đối với các ngành sản phẩm chủ lực cần được lập quy hoạch cũng chưa được xác định ở cấp nhà nước.

 

Nguyên nhân của tình hình nêu trên có nhiều nhưng trước hết phải kể đến công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch thiếu, lực lượng nghiên cứu quy hoạch hạn chế; công tác dự báo và xử lý liên ngành, liên vùng yếu; công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức.

 

Quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, quy hoạch của từng tỉnh ít gắn kết với nhau. Quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác trong khi có một số quy hoạch ngành đã thể hiện trên lãnh thổ nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào quy hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, một số địa phương còn tuỳ tiện thay đổi mục tiêu của quy hoạch sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Nhiều quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã không kịp thời triển khai các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết để tiến hành đầu tư, dẫn tới có tình trạng quy hoạch “treo”.

 

Việc thẩm định, kiểm tra, giám sát quy hoạch còn yếu, có trường hợp quy hoạch có chất lượng thấp vẫn được thông qua.

 

Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản

 

19         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

lý đầu tư và xây dựng hiện tại thiếu các chế tài, những quy định cụ thể (kể cả biện pháp hành chính) nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

 

Việc nhận thức công tác Đấu thầu còn nhiều hạn chế cả về nội dung đấu thầu, quy trình, trình tự và các quy định khác. Một số cán bộ thuộc đơn vị Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế trong triển khai công tác đấu thầu.

 

Nhiều chủ dự án chưa chủ động, chỉ dựa vào ý kiến của tư vấn, không xem xét kỹ kết quả trước khi trình duyệt, dẫn đến những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện. Cấp có thẩm quyền chưa chỉ đạo sát sao, quản lý công tác đấu thầu chưa chặt chẽ.

 

Công tác giám sát và đánh giá đầu tư chưa được tất cả các Bộ, ngành và địa phương quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc theo quy định; chỉ có khoảng 30% các đơn vị Bộ, ngành, 40% các tỉnh, thành phố có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Đối với việc giám sát và đánh giá đầu tư của các chủ đầu tư còn rất hạn chế, chỉ có 30% các chủ dự án sử dụng vốn ngân sách có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Chất lượng các báo cáo về đánh giá đầu tư còn sơ sài, chưa đủ các thông tin cần thiết để tổng hợp báo cáo.

 

Công tác giám sát nói chung còn chưa thường xuyên, bị động và chủ yếu tổng hợp từ các báo cáo theo quy định, chưa có tác dụng phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm. Công tác giám sát cộng đồng chưa được chú trọng.

 

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo ở một số Bộ, ngành và địa phương cũng chưa nhận thức đầy đủ được vị trí, vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung

 

Các chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư, các ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa khẩn trương cùng các nhà thầu hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong nhiều năm nhưng không quyết toán công trình.

 

Chương III

NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CHỐNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ Ở VN

 

Nạn thất thoát, lãng phí tiêu cực trong đầu tư xây dựng đã được đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Song tình hình dường như đâu lại vào đó, lại còn có xu hướng “phát triển” hơn. Tại sao lại như vậy? Theo các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính của những hiện tượng này chủ yếu là do hành vi tiêu cực gây ra: tiêu cực trong khâu lập và duyệt quy hoạch thì có quy hoạch treo, hoặc chồng chéo; Tiêu cực trong khi lập dự án là do tổ chức, cá nhân tư vấn và chủ đầu tư móc nối với nhau; Tiêu cực trong thẩm định dự án để trình cấp quyết định đầu tư là sự “ăn dơ” giữa tư vấn, chủ đầu tư và cơ quan thẩm định. Tiêu cực trong thiết kế dự toán

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

là sự “rỉ tai” của tổ chức tư vấn và cơ quan thẩm định, cái “rỉ tai” này lại kéo sang tiêu cực về đấu thầu vì nhà thầu lại lo lót từ tổ chức tư vấn đến người duyệt thiết kế và chủ đầu tư.

 

Còn tiêu cực trong giám sát thì sao? Ở khâu này có thể gây nên thất thoát về chấtlượng công trình không đảm bảo là do sự thông đồng giữa cơ quan tư vấn giám sát, hoặc cán bộ giám sát với bên thi công (nhà thầu). Ở khâu này các tổ chức tư vấn thiết kế có kiểm tra thì cũng hạn chế được một phần.

 

Qua đó có thể nói được rằng mọi thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng là do hành vi tiêu cực gây nên của cán bộ viên chức và công chức. Vì vậy để ngăn chặn và hạn chế tình trạng hiên nay thì chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa để hạn chế những tiêu cực này. Để làm được điều này thì ta cần phải kiện toàn các chính sách, luật quản lý đầu tư,phải có chính sách phân công, phân cấp rõ ràng, công khai, minh bạch, chặt chẽ trách để tình trạng sơ hở để các nhà thầu có cơ hội luồn lách rút ruột công trình. Thất thoát, lãng phí là vấn đề nan giải hiện nay không thể giải quyết trong ngày một ngày hai chính vì vậy để chống được “quốc nạn”đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và cùng toàn thể xã hội tham gia từ chính phủ đến các cá nhân, nhà báo,các phưong tiện thông tin đại chúng….Cụ thể một số biện pháp xin được nêu sau

 

  1. Các giải pháp liên quan đến cá nhân:

Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tư có nhiều chức danh cán bộ như: khảo sát, tư vấn, thiết kế, soát, kiểm tra, giám sát, thẩm định, kiểm định, phản biện, quản lý doanh nghiệp tư vấn, người có thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công,… Mỗi chức danh phải có các nhân nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới trách nhiệm, không thể để tình trạng “rất nhiều người có quyền, song rất ít người chịu trách nhiệm cụ thể” và tình trạng “cha chung không ai khóc” tồn tại trong quản lý điều hành và triển khai dự án. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên trước hết cần làm một số việc sau:

 

  • Phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc được giao quản lý. Cần xác định rõ theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chiụ trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn. Ví dụ: Hàng loạt các dự án mà đầu tư không hiệu quả, dàn trải, thất thoát vốn lớn như mía đường, dầu khí… nhưng để truy cứu trách nhiệm người ra quyết định đầu tư rất khó khăn. Các dự án mía đường đến nay hậu quả ”sờ sờ” ra đấy, chưa biết đến bao giờ khắc phục xong. Nhưng người ra quyết định đầu tư, nay đã về hưu, ”hạ cánh an toàn”, hoặc chuyển làm công tác khác
  • Cần trả thù lao tương xứng với trách nhiệm.
  • Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu. Không bao che, dung túng, nể nang, né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
  • Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trước khi được giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân.
  • Phải xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với các công việc quản lý dự án, tư vấn, quản lý kinh doanh tư vấn và xây dựng. Phải bố trí cán bộ có

21         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù vợp với chức danh công việc được giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trường hợp mượn danh, mua danh để hành nghề.

 

  1. Các giải pháp liên quan đến xây dựng quy định quản lý:

Các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu là cơ sở, là “cái gậy” của cán bộ quản lý. Nếu nghiên cứu chưa kỹ thì có nhiều sơ hở dẫn đến hay thay đổi và ban hành không đồng bộ thì dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi các nhân. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên cần làm một số việc sau:

 

  • Cần rà soát các quy định hiện tại để sủa đổi, bổ sung mới từ đó hình thành một hệ thống các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch, đầy đủ, phù hợp với thực tế hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta và ban hành cách đồng bộ.
  • Cùng với xây dựng một hệ thống quy định trên phải xây dựng quy trình và biện pháp kiểm tra hữu hiệu để đảm bảo các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu phải được tuân thủ đúng, đủ và để phát hiện ngay được những sơ hở trong các quy định.
  • Có một tổ công tác gồm các nhà chuyên môn ở nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quản lý dự án, có tâm huyết. Tổ công tác này hoạt động độc lập, chuyên trách giúp chính phủ nghiên cứu soạn thảo ra hệ thống các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu đạt được các yêu cầu trên. Việc soạn thảo, ban hành các quy định theo đúng quy trình.
  1. Các giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra và điều tra:

Có quy định mà không có sự giám sát, kiểm tra và thanh tra thì việc thực thi không nghiêm. Nhưng các sai phạm thường được che dấu bởi nhiều thủ đoạn tinh vi vì thế nếu không điều tra thì không thể phát hiện được. Cho nên có thể nói trong nguyên nhân: Công tác quản lý bị buông lỏng và có kẻ cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân là do công tác thanh tra, điều tra chưa làm mạnh, lực lượng thanh tra, điều tra còn yếu và thiếu lực. Do vậy những việc cần làm ngay là: Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng này và đẩy mạnh công tác này để ngăn chặn và phát hiện những sai phạm; đưa ra ánh sáng nhưng kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí hiện nay; thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là:

 

  • Bổ sung thêm nhiều cán bộ “có năng lực ,trình độ” vào lực lượng thanh tra, điều tra.
  • Trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra, điều tra.
  • Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lượng thanh tra, điều tra.
  • Lực lượng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng, khắc phục ”quy trình khép kín”. Một điều dễ thấy là với các dự án của bộ, ngành, địa phương, tất các khâu đều do cơ quan, DN của bộ ngành, địa phương đó làm, khép kín từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết toán… Chẳng hạn, khâu giám sát thi công thì vì ”anh em trong một nhà” nên dễ thông cảm với nhau! Nhiều dự án chỉ khi ”anh em” ăn chia không sòng
  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

phẳng, đấu đá, tranh chấp với nhau mới lộ ra ngoài, báo chí đưa, cơ quan điều tra vào vụ việc mới được phơi bày.

  • Có sự thưởng, phạt phân minh với những thành tích và khuyết điểm trong công tác.
  • Cần áp dụng “các giải pháp liên quan đến cá nhân” ở trên đối với lực lượng thanh tra, điều tra.
  • Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.
  • Đã có đơn tố giác, đã có biểu hiện, dư luận về sai phạm, thất thoát ở dự án nào thì lực lượng thanh tra, điều tra phải sớm xác định và làm rõ, phải làm cho đến nơi đến chốn để rõ trắng đen để đưa vụ việc ra ánh sáng, để có tác dụng dăn đe và quan trọng là thu hồi tài sản của đất nước bị thất thoát.
  • Nhà nước cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng, bổ sung kinh phí cho hoạt động thanh tra, điều tra…vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát.
  • Tập trung giám sát đầu tư với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh xảy ra lãng phí.
  • Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí, thất thoát.
  1. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy dân chủ

Những vụ việc thất thoát mà thanh tra, điều tra phát hiện được là dựa vào đơn thư tố giác của dân. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít, rất ít vì có ít đơn thư tố cáo, rất ít vì dân còn chưa giám nói, dân chưa giám nói vì tư tưởng “muốn yên thân”, vì “ngại va chạm”, vì sợ “đấu tranh – tránh đâu”, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Tài sản công là tài sản của dân, nghĩa là dân là “người chủ” nhưng tinh thần làm chủ của “người chủ” chưa được phát huy. Quyền làm chủ chưa được phát huy vì thiếu cơ chế thực hiện quyền làm chủ cụ thể trong xây dựng cơ bản, hoặc có mà chưa được coi trọng, hoặc vì “người chủ” thiếu thông tin. Do vậy những việc cần làm ngay là: phát huy tinh thần làm chủ của “người chủ ” trong phòng và chống thất thoát tiền đầu tư của “người chủ ”. Các biện pháp cụ thể như sau:

 

  • Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng.
  • Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh, quyết toán để “ngừơi chủ” có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn.

23         Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

 

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

 

  • Phải có chính sách, biện pháp cụ thể bảo vệ có hiệu quả những cá nhân đứng ra tố giác những hành vi cố tình làm trái các quy định quản lý, pháp luật, tố giác những cán bộ tham ô, nhận và đưa hối lộ. Đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu của họ.
  1. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của thông tin đại chúng

Dư luận xã hội, ý kiến của các chuyên gia, của những người trong cuộc, của các đại biểu Quốc hội đánh giá tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là “kinh khủng”, là “rất phổ biến đối với đầu tư xây dựng của nhà nước ” …thế nhưng số những dự án được phát hiện có lãng phí, thất thoát; được xử lý và đưa ra công luận còn rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay – vậy tại sao? Có ý kiến cho rằng đưa ra báo chí nhiều quá làm bôi đen xã hội ta, làm mất uy tín của cán bộ …Tôi cho rằng ngược lại. Tìm, kiên quyết xử lý nghiêm minh và đưa ra công luận nhiều hơn nữa những dự án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ.

 

Vừa qua, thông tin đại chúng mới phản ánh một số ít dự án thất thoát, lãng phí thôi nhưng đã có tác dụng rất lớn, hiệu quả cao ví dụ như­ vụ PMU 18… điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của thông tin đại chúng. Vì vậy để chống thất thoát, lãng phí quyết liệt hơn, báo chí không chỉ đưa tin kết quả thanh tra, điều tra mà cần phải tham gia điều tra phát hiện.

 

PHẦN KẾT LUẬN

 

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ở hầu hết các khâu,

từ lập dự án, khảo sát, thiết kế, đầu tư đến thi công, nghiệm thu, quyết toán công

trình, diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Song kết quả phát hiện,

điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng còn thấp, tỷ lệ tội phạm ẩn còn cao. Hậu

quả của tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng đã làm cho nhiều tỷ đồng tiền

vốn của Nhà nước bị thất thoát, khó có khả năng thu hồi; nguồn vốn của Nhà nước

trong đầu tư xây dựng bị phân tán; chất lượng công trình trước mắt cũng như lâu

dài đều bị ảnh hưởng. Trong số những người vi phạm pháp luật, có nhiều người là

cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao.

Tình hình  nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do tác

động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự sơ

hở và thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý, kiểm tra, giám

sát trong đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó là vai trò của cơ quan chủ quản trong việc

tuân thủ pháp luật, và trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của những người

làm công tác xây dựng. Về mặt chủ quan, công tác phối hợp phòng ngừa, đấu tranh

chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng của lực lượng công an nói riêng

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

và các cơ quan chức năng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, Ðảng, Quốc hội cũng như Chính phủ đã có nhiều nghị quyết quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Bộ Công an và các ngành chức năng cũng đã xác định đây là một trong những lĩnh vực trọng điểm cần bảo vệ.

 

Nhân dân, các nhà khoa học, nhiều cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp, quản lý kinh tế, xây dựng cơ bản… rất quan tâm vấn đề này và đã có nhiều công trình khoa học, bài viết về phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Năm 1998, Cục CSÐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh“. Năm 2003, Bộ Xây dựng và Tổng Hội xây dựng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Chống thất thoát trong đầu tư xây dựng nhìn từ nhiều phía“; Năm 2004 -2005, Tổng Hội xây dựng Việt Nam nghiên cứu đề tài khoa học: “Xác định mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng” và đang triển khai nghiên cứu tiếp đề tài “Chống khép kín trong đầu tư xây dựng”.

 

Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng ngày càng cao, phạm vi ngày càng mở rộng, cộng thêm năng lực quản lý yếu kém và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm đã dẫn đến thất thoát ở nhiều công trình, ảnh hưởng đến công tác xây dựng trên nhiều mặt. TTLP đã làm giảm đáng kể hiệu quả của đầu tư trong những năm qua, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước với mục tiêu phấn đấu là từ nay cho đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước CN hiện đại. Mục tiêu này có thực hiện đựơc không một phần phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chúng ta.

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư

  • Nhóm Sv thực hiện: Nhóm 7

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here