Viêm Phổi Cộng Đồng

0
1865
Viêm Phổi Cộng Đồng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

BS.CKI.Hồ Đặng Nghĩa Khoa Hô Hấp

1. ĐỊNH NGHĨA VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

Viêm phổi cộng đồng là các trường hợp viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện

2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

2.1 Tối thiểu có 2 trong 5 triệu chứng

Sốt

Ho khan hoặc ho có đàm Đau ngực kiểu màng phổi Khó thở

Thay đổi màu đàm trong ho mạn tính

2.2 Dấu hiệu đông đặc phổi:

Gỏ đục, rung thanh tăng, giảm rì rào phế nang, ran nổ, ran ngáy, ran rít

Quảng Cáo

2.3 X quang phổi:

hiện diện thâm nhiễm, đám mờ mới

3. XÉT NGHIỆM TÌM NGUYÊN NHÂN

– Cấy máu

– Cấy đàm

– Cấy soi mẩu bệnh phẩm qua nội soi phế quản:BAL (bronchoalveolar lavage), PSB (protected specimen brushing), chọc hút xuyên thành ngực, sinh thiết phổi mở.

– Kháng nguyên Pneumococcus, kháng nguyên Legionella trong nước tiểu

4. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI NẶNG (BTS) (HIỆP HỘI LỒNG NGỰC ANH)

– Năm yếu tố: mỗi yếu tố = 1 điểm

1. Tri giác thay đổi

2. Nhịp thở > 30 l/phút

3. Huyết áp tâm thu < 90mmHg; huyết áp tâm trương < 60mmHg

4. Urê > 7mmol/L

5. Tuổi > 65 t

– Phân nhóm:

+ Nhóm 1: 0 hoặc lđiểm + Nhóm 2: 2 điểm + Nhóm 3: 3-5 điểm

– Nơi điều trị

+ Nhóm 1 điều trị ngoại trú

+ Nhóm 2 điều trị tại bệnh viện hay bệnh viện giám sát chặc chẻ bệnh nhân ngoại trú

+ Nhóm 3 điều trị tại Hồi sức cấp cứu,Viêm phổi nặng

– Bệnh đi kèm:COPD, suy tim, bệnh thận mạn, tiểu đường, bệnh gan mạn tính, bệnh mạch máu nảo, nghiện rượu, sử dụng corticoid lâu dài, ung thư, sử dụng kháng sinh p lactam 3 tháng trước, nghiện rượu, điều trị thuốc ức chế miễn dịch trước đó

5. ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

5.1.Điều trị

Theo hướng dẫn của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ khả năng đoán trước chủng vi trùng gây bệnh cần được căn cứ vào

1. Mức độ trầm trọng của bệnh

2. Nơi điều trị (nội trú;ngoại trú)

3. Tuổi trên hoặc dưới 65 tuổi

4. Sự hiện diện bệnh lý đi kèm

A. Nhóml: Bệnh nhân ngoại trú, không có bệnh đi kèm, < 65 tuổi

– Nguyên nhân

+ Streptococcus pneumoniae + Mycoplasma pneumoniae + Clamydophila pneumoniae + Haemophilus influenzae + Respiratory viruses

– Kháng sinh: Macrolide; Doxycyclin

– Thời gian điều trị

Streptococcus pneumoniae và vi trùng khác 7-10 ngày Mycoplasma pneumoniae, Clamydophila pneumoniae 10-14 ngày

B. Nhóm 2: bệnh nhân ngoại trú có bệnh đi kèm > 65 tuổi

– Vi trùng:

+ Streptococcus pneumoniae-H.influenza + Mycoplasma pneumoniae + Chlamdia pneumoniae

+ Nhiễm trùng hỗn hợp:vi trùng+tác nhân không điển hình + Vi trùng gram âm

– Kháng sinh:

+ p lactam + Macrolide hoặc + Fluoroquinolone

C. Nhóm 3: bệnh nhân nội trú,bệnh nhẹ-trung bình,không bệnh đi kèm,mọi lứa tuổi

– Vi khuẩn:

+ Streptococcus pneumoniae-H.influenza + Mycoplasma pneumoniae + Chlamdia pneumoniae

+ Nhiễm trùng hỗn hợp:vi trùng+tác nhân không điển hình + Viruses

– Kháng sinh:

+ Azithromycin ;

+ Doxycyline+P lactam;

+ Fluoroquinolone

D. Nhóm 4: bệnh nhân nội trú,bệnh nặng,mọi lứa tuổi, có hay không có bệnh đi kèm

– Vi khuẩn:

+ Streptococcus pneumoniae(DRSP)

+ Legionella spp + Vi trùng gram âm + Staphylococcus aureus + Mycoplasma pneumoniae + Viruses

– Kháng sinh

(Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) + (Azithromycin hoặc Fluoroquinolone)

– Có nguy cơ nhiễm Pseudomonas:

Vi khuẩn:

+ Tất cả tác nhân kể trên + p.aeruginosa

– Kháng sinh:

+ Antipseudomonal beta-lactam (cefepime, imipenem, meropenem, piperacilin/tazobactam) + ciproíloxacin

+ Antipseudomonal beta-lactam + aminoglycoside + (azithromycin hoặc íluoroquinolone)

Amoxicilin 500mg uống X 4 lần / ngày Amoxicilin/davulanic acid 625mg uống 2-3 lần / ngày Amoxicilin/davulanic acid 1g uống X2 lần/ngày Amoxicilin/clavulanic acid 1.2g TM / 6-8giờ Ampicillin/sulbactam 375-750mg X 2 uống /12giờ Ceíotaxime 1 -2g/6-8g (tĩnh mạch / tiêm bắp)

Ceítriaxone 1 -2g/24g (tĩnh mạch / tiêm bắp)

Ceíepime 1-2g /12giờ (tĩnh mạch / tiêm bắp)

Imipenem/cilastatin 500mg/6-8giờ tĩnh mạch Meropenem 500mg/8giờ tĩnh mạch

Piperacillin/tazobactam 2.25-4.5g / 6-8giờ (tĩnh mạch / tiêm bắp)

Ciproíloxacin 500-750mg X 2 uống / 12 giờ Ciproíloxacin 200-400mg X 2 (tĩnh mạch)/12 giờ Levofoxacin 500mg/ngày(uống/tĩnh mạch)

Moxifoxacin 400mg/ngày(uống/tĩnh mạch)

Azithromycin 500mg/ngày hoặc Clarithromycin 250-500mg/ngày hoặc Doxycyclin 200mg/ngày

5.2. Đánh Giá Đáp Ứng Điều Trị

A. Đáp Ứng Điều Trị:

Điều trị phù hợp triệu chứng lâm sàng cải thiện sau 72 giờ dùng kháng sinh

B. Không Đáp Ứng

Tình trạng bệnh nhân xấu hơn hoặc không cải thiện sau 72 giờ dùng kháng sinh có thể do:

– Chọn lựa kháng sinh không phù hợp với vi trùng gây bệnh

– Tác nhân gây bệnh là vi trùng lao hay nấm

– Biến chứng của nhiễm trùng hoặc do điều trị (nhiễm trùng lan rộng;viêm đại tràng do kháng sinh)

– Bệnh nhân bị viêm phổi không do nhiễm trùng

– Các bệnh lý đi kèm không ổn định

Viêm Phổi Cộng Đồng

Xem thêm Phác đồ Bệnh viện Trưng Vương:

  1. Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Tăng Huyết Áp Cấp Cứu
  2. Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Tăng Kali Máu
  3. Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Tăng Natri Máu
  4. Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Viêm Màng Não Mủ
  5. Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Viêm Phổi Bệnh Viện

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here