Văn Mẫu Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”

0
7455
Văn Mẫu Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Văn Mẫu Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Văn Mẫu Tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn Mẫu Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”

Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”

của Thanh Hải

(Tổng hợp)

Bài Làm

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được Thanh Hải sáng tác năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước ,với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng .

Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá :

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc,

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc ,với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen , bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế .Bức tranh có không gian thoáng đãng ,sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện . Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh” , “bông hoa tím” ,

cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả . Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng .Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình :

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng .

Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong ,thật tròn,vang ngân giữa không gian,đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc ,nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng , đắm say . Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân .

Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước . Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân :

Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước

.“Lộc” theo bước chân người cầm súng ra trận,theo bàn tay người lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn trương ,rộn ràng , náo nức lan toả khắp tứ thơ :

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Điệp từ “tất cả” ,từ láy “hối hả”, “xôn xao ” tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả ,hào hùng ,mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước :

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước .

Hình ảnh so sánh đẹp : “đất nước như vì sao” toả sáng, luôn vận động và phát triển không ngừng, có ý nghĩa định hướng ,giục giã mọi người hăng say cống hiến xây dựng quê hương .

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng :

Ta làm con chim hót

Ta làm một canh hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến .

Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm ,tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra

sự đối ứng chặt chẽ . Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người .Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác :

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc .

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ ,độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ , bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “ mùa xuân” lại có khối ,có hình ,một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn . Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng , một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả .

Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết ,gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp , giản dị ,gợi cảm ,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ .

Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả .Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành

tiếng lòng chung của nhiều người .Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị :

“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”

****************************************

****************************************

****************************************

I – Mở bài:

Mùa xuân từ lâu đã là đề tài vô tận cho các thi sĩ. Nhưng hiếm có bài thơ nào viết về mùa xuân lại hay và trong hoàn cảnh đặc biệt như “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, nhà thơ của xứ Huế mộng mơ. Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và chỉ mấy tuần lễ sau khi hoàn thành bài thơ thì nhà thơ đã qua đời. Đây là một bài thơ hay tiêu biểu cho hồn thơ Thanh Hải đã thể hiện được tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời.

II – Thân bài:

  1. Mùa xuân của thiên nhiên.

Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ.

Mọc giữa dòng sông xanh

…………

Tôi đưa tay tôi hứng

  • Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân như Hàn Mạc Tử, Tố Hữu… nhưng ở đây với bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong vị rất riêng của Thanh Hải. Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường nét. Có một dòng sông xanh hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa, màu tím của xứ Huế thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo nên cảm giác mát dịu làm sao! Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa. Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử. Bức tranh ấy càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương miền trung. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.
  • Hãy đọc lại khổ thơ đầu và lắng nghe trong đó: có phải là nhạc và thơ đã hoà quyện vào từng chữ, từng dòng trong cả khổ thơ, đem đến môt giai điệu mùa xuân vui tươi, rạo rực ? Nhà thơ lặng ngắm, lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao trong sáng. Bằng sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng được một hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về âm thanh của tiếng chim. Âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác).

Sự chuyển đổi cảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt nhìn rất thơ của thi sĩ. Hình ảnh đưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể hiện được sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời.

2.Trong mùa xuân lớn ấy, đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới:

Mùa xuân người cầm súng

……

Lộc trải dài nương mạ

  • Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại ở “người cầm súng” và “người ra đồng”. Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả gian lao đang đi lên phía trước. Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu cùng với các tính từ “hối hả”, “xôn xao” làm tăng thêm sức xuân phơi phới, mãnh liệt trong mỗi con người và trong cả cộng đồng rộng lớn là dân tộc. Điều đó làm cho tác giả nhớ đến niềm tự hào lớn lao của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

……

Cứ đi lên phía trước”

  • Đất nước đang bước vào mùa xuân, từ thiên nhiên đến con người đều hối hả và xôn xao. Mang tình sông núi, nhà thơ Thanh Hải đã có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước.Đó là truyền thống anh hùng trong đánh giặc, cần cù trong dựng xây, là truyền thống nhân ái, là khát vọng hòa bình. Mỗi truyền thống ấy đều được xây đắp nên từ mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả xương máu của biết bao thế hệ con người. Trong quá trình xây dựng và giữ nước, đất nước ta còn đầy vất vả và gian lao nhưng đất nước Việt Nam vẫn ngời sáng cứ tiến lên phía trước như một vì sao sáng. Vần thơ so sánh và nhân hoá thể hiện một niềm tin sáng ngời, ngợi ca đất nước tráng lệ, trường tồn. Ba tiếng “cứ đi lên” đã thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng đất nước giàu và mạnh.
  • Đặt bài thơ vào những năm 80 khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao khó khăn, nền kinh tế còn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, đất nước.

3.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến

Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao wowcs của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

Những câu thơ cuối cùng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. Nó như tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam Ai, Nam Bình

Nước non ngàn dặm

Nhịp phách tiền đất Huế

Cùng với ý nguyện ấy, khúc Nam Ai, Nam Bình ở khổ thơ kết nói lên niềm tin yêu tha thiết với quê hương, đất nước và cuộc đời. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ , tình cảm đó càng đáng trân trọng, càng cảm động biết bao !

III – Kết bài:

“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ có tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết. Đọc “mùa xuân nho nhỏ”, trái tim ta dường như xao xuyến, một cảm xúc thanh cao, trong sáng từ từ dâng ngập hồn

  1. Bài thơ đem đến cho chúng ta bao cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng khiến ta cảm phục và tin yêu. Còn gì đẹp hơn mùa xuân ? Có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, muốn học thành tài để hiến dâng cho đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

****************************************

****************************************

****************************************

Thanh hải là 1 cây bút có công xaay dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu Thơ ông thể hiện niêm yêu mến thiết tha của cuộc sống đất nước ước nguyện của tác giả . Và MXNN là 1 bài thơ nhu thê

Bài thơ được sáng tác vao nhữung năm cúôi đời của thanh hải thế nhưng đặc biệt tràn ngập cả bai thơ là những cảm xúc của tác giả đi từ mùa xuân thiên nhiên đên mùa xuân đất nưuợc ocn người và cuối cùng đã bộc lộ khát vọng sống của con người . Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ Đã tạo nên 1 giọng điệu thơ sâu lắng trữ tình tha thiết

Mở đâu bài thơ thanh hải đã fác hoạc cảnh mùa xuân tươi đẹp dang về trên xứ

huế

mọc giuẵ dòng sông xanh

một bông hoa tím biếc

ơi con chim chiền chiện

hót chi mà vang trời

khổ thơ là cảm nhận của thanh hải về mùa xuân thiên mùa xuân quê hương . Đâu có gì nhiều chỉ 1 bông hoa 1 dòng sông 1 tiếng chim hsot . Đơn giản thế nhưng vui và đẹp biết bao ! . Chỉ bằng vài nét fác họa chọn lọc hình ảnh màu sắc và âm thanh nhà thơ như vẽ ra cả 1 không gian cao rộng dòng sông mặt đất bầu trờ cả màu sắc thắm tuơi sông xanh thắm hoa tím biếc và âm thanh rộn rã Tiếng chim chiền chiện hót vang trờ . Truwocs đây cũng đã nhiều thi nhân mieue tả mùa xuân vơi những ítn hiệu bông hoa chim hót

chim hót véo von liễu nở đầy

Nhưng điểm đặc biệt trong thơ Tanh hải là cảnh màu xuân mang nét đẹp riêng cảu quê hương xứ huế . Dòng sông xanh đây là dòng sông hương thở mông của huế ko phải là sông hồng đỏ nặng phù sa cũng chẳng phải là Vàm cỏ đông tươi mát trên dòng sông hương giang thơ mộng ấy ” mọc ” lên l1 bông hoa tím biếc. có lẽ đó là họa lục bình . 1 lòai hoa ưa sông nuwocs ưa đồng nội bình dị thân th ương . Thi nhân xuă thường nói đến màu xuân với những loài hoa tiêu biểu kiêu saquí hiếm như hoa đào mai lan nhưng ở đây mùa xuân trong thơ thanh hại lại được báo hiêu băng 1 bông hoa lục binh tím biêc .Cái màu tím đặc trunưg của xứ huếy ngươi huế . Cách đảo ngữ đưa từ mọc lên đầu câu thơ . Mọc giữa dòng sông xanh gây ấn tuợng về sự vương lên đầy sức sống của bông hoa . 1 sức sống tràn trề tuơi trẻ Chỉ với 2 câu thơ mở đầu nhà thơ đa miêu tả đựoc cả 1 sắc xuân đằm thắm dịu dàng mà xao xuyến lòng người Thanh hải còn cảm nhận thêm 1 nét đẹp nữa của thiên nhiên xứ huế đó là tiếng xuân rộn rã reo vui qua âm thanh thánh thó của chim chiền chienẹ . 1 lòai chim sơn ca sống rất nhiều

  • Huế Tiếng chim hót thánh thóe véo von vang vọng cả đâtd trờ Cã không gian cao rộng nghe tiếng chim hót nàh thơ thoế lên lời gọi của chim thậ thiết tha say đăm

Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trờ

Hô ngữ Ơi kết hiưpự với cụm từ hót chi mà nghe sao mà dịu ngọt êm ái thân thương . 1 lần nữa qua cách thể hiện của TH ta bắt gạp các chât thơ ngọ ngào của xứ Huế qua tiếng thơ nhẹn nhang thân thương tràn đầy cảm xúc lẫn chất huế ấy đã thể hiện tình yêu tha thiêt của nàh thơ đối với quê hương ruột thịt của mình

Thế ta mùa xuân đang đên ở xứ huế rất đẹp của hoa tím sông xanh ở sức sông của bông hoa và ở niềm vui trong tiếng chim chiền chiện hót. Tâm hồn nhà thơ rộng mỡ để đón nhận nâng niu trân trọng vẻ đẹp sứuc sống và niềm vui ấy

Từng giọt long lanh rờ Tôi đưa tay tôi hứng

Nhưng dòng thơ đã thể hiện cảm xúc của hôn thơ TH . bàk ca xứa huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von thánh thót của chim chiền chiện . Âm thanh đó được kết tinh lại đọng lại thanh từng giọt long lanh lấp lánh Và nhà thơ muốn đuă tay đón nhận từn ggiọt âm thẩ ấy . Rất sáng tạo và đầy gợi cảm . TH đã dùng hiện tượng chuyển đổi cảm giác để thể hiện cảm xúc của mình . Từ cái có tính thính giác chỉ có thê4r nghe được là âm thành của tiếng chim nhà thơ tưởng tnhư thấy được và có thể hứng đựoc cả tiếng chim trong tay . Cảm nhận nó bằng xúc giác nêu xuân diệu ddax có lần say sưa trược vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân . Thàng giêng ngon như 1 cặp 1 gần để ròi hào hứng thốt lên

Hơi hồng ta muốn căn vào ngươi thì thanh hải cũng ngất ngây tưởng chứng hưng được cả tiếng xuân . giọt xuana trong tay. Hiện tưởng chueyen đổi cảm giác ấy hoàn toàn màng tính chủ quan có lẽ phi lí ko thực tết .Nhưng đã trở thành nghệ thật trong thơ ca bởi nó đã thể hiện được cái cảm xúc nồng nàn say đăm của nhà thơ . Cací đất trờ xứ huế vào xuân và nhà thơ khương tư dung cũng đã có lần thể hienẹ cảm xúc của mình trong âm thanh của tiếng chim bằng 1 câu thơ có hiện tuơng chuyển đổng cảm giác tương tự

Một tiếng chim kêu sống cả rừng

Rồi tờ đó nàh thơ tiếp túc trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người

Mùa xuân người cẩm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

  • đay chún gtả đã thây thanh hỉa đề cập đên 2 hình ảnh đó là người cầm súng và người ra đông . Vì sao vậy có pảhi cahưng học chinh alf nhưng người đã chiến đấu bào vệ tổ quốc họl à những người đổ mồ hôi cong sức để góp phần xây dunựg đất nược đocọ lập hạnh phúc cho mọi người . Như vây jchín hhọc là nhưng nguơiừ mang lại mùa xuân cho nguơiừ khác .Bên cạnh 2 hình ản hnày là lộc Nói đến Lộc là nói đến sự đama chồi của cây là . Nhưng trong văn cảnh này lộc mang hàm ý là mùa xuân là sự may mắn là hạnh phúc đến với người khác Và lộc của người cầm sùng đó là cành lá nguyện trang . Và lộc của người ra đồng là nương mạ xanh tốt . Như vaỵa lộc đã

theo họ ra chiến trường ra ruộng đồng hay là chín họ đã mang lộc về cho đất nước cho mọi người

Từ hình ảnh con người tác giả đề cập đến hình ảnh đất nước

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Đất nước tả kể từ buổi đầu dựng nước là quá trình giữ nước hết cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác . Cha ông ta sẵn sàng đổ xương máu để bảo vệ nền văn hiến cha ông. Đây là 1 quy trình đầy gian lao vất vả nhưng cũng đầy tự hào Niềm tự hảo đó đã được tác giả so sánh bằng hình ảnh rất đẹp ” như vì sao ” Nói đến vì sao là nói đến các tinh tú lấpl ánh trên bầo trời . Vì sao cứ ngàn năm mãi vình hằng đối với cuộc sống con người và đối với đất nước như vì sao có nghĩa là đất nước ta rất đẹp đất nước ta từ 4000 năm đã đặc xây dựng và phát triển “cứ đi lên phía trước “Chính vì thế mà trước vẻ đẹp đó trước niềm tự hào Con người khi cảm nhận về đó như cảm thấy hối hả . Ở 2 câu này vuằ có điệp từ ” tất cả ” Lạp lại cùng với những hình ảnh đầy hình tượng như âm thanh >Nó gợi tả đươcọ không khi và khí thế rộn ràng vui vẻ cảnh đất nước vào xuân

Mở đầu bài thơ . Nó đã giớ thiệu cảnh sắc mùa xuana thiên nhiên đẹp tươi ddang đến trên quê hương xứ huế thân thương . Nhưng khổ thơ của thanh hải là cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân đất nước . dân tộc . Và cũng từ mạch cảm xúc đó nhà thơ đã quay về với lòng mình . Suy nghĩ thật chân thành và lắng động

Ta làm con chim hót

Ta làm 1 cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Thanh Hải suy nghĩ về mình về trách nhiệm đóng góp của mình trong mùa xuân của đời . Nêu ở khổ thơ đầu mùa xuan thiên nhiên đưộc báo hiệu bằng hình ảnh 1 bông hoa đang nở rộ bằng âm thanh tháng thót của con chim chiền chiện thì giờ đây nhà thơ cũng muốn làm con chim hót 1 cành hoa để góp phần làm nên mùa xuân cho đời . Nêu trong khổ thơ truóc đó nhà thơ đã gợi ra mùa xuân của thiên nhiên đất nưộc dân tộc thì ở đaya nhà thơ đã liên hệ đến mình nghĩ về mình trong nhưng ngày cuối đời . khát khao đưộc cống hiến cho cuộc sống cho đất nước cho cách mạng. Trong cái lớn lao của đất trờ vào xuana . Tổ quốc vào xuân .Thanh Hải chỉ xin góp phần làm 1 tiếng chim trong giọng hót của muôn chim để âm thanh mùa xuân thêm rộn rã tưng bunừg màng đến niềm vui cho người . Làm 1 cành hoa trong hương sắc của muôn hoa góp them vẻ thắm tươi rực rỡ cho đời . Mà đặc biệt múôn làm 1 nốt trầm trong bản hoa tấu muôn lời muôn điều của cuộc sống . Thanh hải chỉ muốn làm 1 nốt trầm không vuốt cao ko âm ỉ một nót phụ trong vè phụ của giàn hợp xướng làm nền cho bè vút lên . Nhưng là 1 nốt trầm nghe xao xuyến lòng người cho đời thêm sinh động đáng yêu Nhà thơ dùng nhữung hình ản hđẹp của thiên nhiên như chim hót cành hòa để nói lên ược nguyện đươcọ sống có ich để cống hiến cái tinh túy cao đẹp nhất của chính mình cho cuộc đời chung . Số từ một đặt trứoc cành hoa notó trầm thể hiện sự khiêm tốn của nhà thơ ko làm đưộc 1 vường hoa thì hãy làm 1 bông hoa bé nhó ko làm 1 giàn hợp xướng thì hãy làm 1 nốt trầm xao xuyến > Chỉ xin làm 1 bông hoa 1 tiếng chim 1 nốt trầm để tô điểm làm đpẹ làm vui cho cuộc sống . Ước nguyện hóa thân ấy

của nàh thơ ko cao xa vĩ đại mà gần gũi thân thương. đẹp và đáng yêu biêt mấy Bời khát vọng sống có ich có ý nghĩa và vô cùng khiêm tốn . Điệp ngữ ta làm ta nhập như 1 lời tự nhủ cùng với nhịp thơ sôi nổi thiết tha đã thể hienẹ 1 cách gợi cảm mạng mẽ cái khát vọng cháy bỏng của nàh thơ tự nguyện gop xuân đời riêng vào xuân đời chung của đất nước quyêh ương . 1 điều đán gchú ýe là từ chỗ xưng tôi ở đầu bài thơ với bao cảm xúc Thanh Hìa đã chuyển sang xưng ta với bao nhiêu nhận thức suy ngẫm . Rõ ràn gđã có sự vươn lên trong tư duy của nhà thơ để chuyển từ cái cá nhân riêng lẻ đến cái chung rộng lớn với ba ước nguyện cống hiến cho đời . Có thể thanh hải muốn gởi vào cái ta ấy 1 lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta trong cuộc đời này

ko Những vậy khát vọng cống hiến ây rất khiêm tốn thầm lặng ko ngừng nghĩ . Khiêm tốn ở chỗ tất cả ước nguyện cảu nhà thơ đọng lại trong hìn hảnh

Một màu xuan nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Hìn hản hthơ ở đay lạp lại nhan đề Mùa Xuân Nho Nhỏ là 1 điểm sáng thẩm mỹ của bìa tohư . Mùa xuana là 1 khải niệm về thơi gian vậy mà nhà thơ đã cụ thể hóa thàn hhính khôi nho nhỏ. Thanạ xinh xắn đễ thưonưg để thể hiện tấm lòng mình . KO phải là 1 mùa xuân xanh 1 mùa xuân hông hay mùa chín nhưng ở thanh hải là mùa xuân nho nhỏ Chính với khát vọng làm 1 tiếng chim hót cành hoa xinh nốt nhạ trầm là thanh hải đã tạo được 1 màu xuân nho nhro đề hòa mình với 1 mùa xuân lớn lao của đất nước .nó dâng hạnh phúc sự sống cho đời . Nhà thơ muốn gởi gắm qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cái khát vọng thật nhro bé và vô cùng cao đẹp . Ước nguyện được làm 1 mùa xuân nghĩa là muốn song đẹp sống với sức xuana tương trẻ của mình dẫu chỉ là xuân nhỏ nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước nhưng trong cái xuân

đời riêng vào mùa xuân bào la bất tận của cuộc đời là khát vọng khiêm tốn đáng yêu của 1 người thiết tha muốn cống hiến cho tổ quốc và ý thức rất rrõ cái hữu hạn của cá nhân mỗi người truớc cái vô hạn cái rộng lớn của cuộc đời

Điều đáng quý là cái MXNN mà nhà thơ muốn cống hiến đo ko chút âm ĩ phô trương mà chỉ âm thầm lặng lẽ như 1 dòng sông tháng ngày lặng lẽ bồi đắp phù sa cho ruộng đồng màu mỡ . cây trái xanh tươi. Từ láy gợi tả gơij cảm lặng lẽ của đông từ dàng cho thấy thái độ cống hiến trân trọng mà thầm lặng khiêm tốn đáng yêu đáng quí của nhà thơ . Thái đó cống hiến thầm lặng đó gợi ta nhớ đến cùng sự hi sinh dấn hiên lặng lẽ tuổi xuân xứ huế và hạnh phúc cá nhân mình cho tổ quốc thân yêu . Cú nhưng con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước như anh than nhiên, người kĩ sư vường rau , anh cán bố nghiên cứu vê fsét bên dưới cái giá bằng thâm thùng mây tuyết ở Lặng Lẽ Sa Pa

Điểm đáng nổi bật đặc biệt ở đaya là Thanh Hải dẫu chỉ mong được đóng góp cho đời 1 Mùa xuân nho nhro 1 cách âm thầm lặng lẽ nhưng lại miệt mài ko dứt hay nói cách khác là ko ngừng nghĩ dù khi tuổi trẻ đầu xanh hay tuổi già tóc bạc

Dù là tuổi 20

Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân nho nhỏ chính là tấm lòn gđáng quí của thanh hải đôiv ới cuộc đời và tấm kòng ấy còn đáng quí hơn nữa khi đã ý thức được sự hữu hạn cảu đời người trong cái vô cùng của đất trời thiên nhiên nhà thơ vẫn cớ muốn cóng hiến tất cả và mãi mãi cho cuộc sóng . Điệp ngữu dù là để lạp lại như mang ý nhấn mạng đã giúp cho thanh hải thể hiện thành công khát vọng cống hiến ko thôi bất chấp tất cả thách thức của tjhơi gian tuổi già bệnh tật khảng định quyết tâm cống hiến hết mình cống hiến ko

giừoi hạn ở luằ tuổi nào . ko dừng lại ở thơi điểm nào . khi tuởi 20 tràn đầy như sống hay luắ đóc đã phải suơngư và đã qua đi tuổi xuân của đời mình . Nhà thơ cũng xin cống hiến nhưng gì thật đẹp tất cả sức lực và nhiệt tình coi đó là niềm vui là lẽ sống . khát vọng ấy đã trở thành 1tâm nguyện bất diệt . Thể hiện tình yêu thiết tha đối với quê hương đất nước cuộc đời sâu xa hơn đây là ý thức trách nhiệm đời với xã hội với con người

Tấm lòng và nguyện ước của nhà thơ chính là tư tưởng là nhân sinh quan ai ước mông được sống với sự cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ sống cũng là quan niệm sống mà Tố hữu đã từng khẳng định qua 1 khúc ca xuân

Nếu ta làm con chim chiếc là

Con chim phải hót , chiếc là phải xanh

Lẽ nào vay mà ko trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Nhưng nàh thơ cách mạng đó đã có chung 1 suy nghĩ thật đpẹ thật cao quý nhưng gì mà mình nhận của đời là vô cùng lớn lao nên sống là phải đóng góp dựng xây cuộc đời . Quan niệm này có nét giống và cũng có nét khác với quan niêm của nguyên công trứ ngày xuă Trước đay đã có nhưung suy nghĩ thật tiến bộ cho rằng khi sinh ra trên đời là để hưởng thụ bào di sản của lớp người đi truớc là ta đã mang 1 món nợ ở đời _ nợ tang bồng Và được vậy phải nhập thể hành đạo để trả nợ

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Nguyễn Công Trứ đã có 1 nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhận với xã hội và trách nhiêm của mỗi thành viên trong cộngđòng . QUan niệm như thể là đáng quí nhưung theo ông khi

Nợ tang bồng trong trắc vỗ tay reo

Thi con người có thể mãng nguyện nghỉ ngơi hương thanh nhàn . ko còn gì vướng bận với đời

Thảnh thơi thơ túc rượu bầu

Còn đối với thanh hải và quan niệm xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay thì sự cống hiến cho hạnh phúc chung ko bao giờ có thể nói hoàn thành là kết thúc . Cống hiến ây là vô cùng là mãi mãi và chỉ thức sự chấm dứt khi con người nhắm mắt xuôi tay QUan niệm káht vọng cống hiến mãi ko thôi của Thanh Hải ở đay tích cực hơn đáng quí hơn và do vậy cao đẹp hơn bởi có sự tiếp xức của thời đại và có cội nguồn sâu xa là tình yêu nống thắm đối với con người quê hương cuộc đời .

Khổ thơ đã khép lại nhưng ý tình vẫn còn lắng đọng và ngân vang trong lòng người phải chăng 1 mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời kìa ko chỉ là của thanh hải mà còn lòa ước nguyện của mỗi chung ta những ai đã đọc bài thơ những ai muốn sống đẹp và hữu ích cho đời Có biết được haòn cảnh ra đời của bài thơ ta mới thây hết giá trị và ý nghĩa cao đẹp của nó . Bài thơ được thanh hải viết vào mùa đông tiết trời lạnh giá lúc nằm trên giường bệnh cận kề cái chết Ta chợt hiểu mùa xuân đây ko pảhi từ bên ngời đên mà đã có trong lòng nguời Như xuân Diệu đã có lần cảm nhận

Xuân của đất trời hôm nay sao mới đến Trong tôi xuân đến tự lâu rồi ( xuân ko mùa )

Chính mùa xuân vĩnh cữu trong lòng ấy đã giúp nhà thơ quên đi sự đau đớn của bệnh tật sự rình rập của cái chết đem lại cho nàh thơ niềm say xức với cuộc sống lòng tin yêu lạc quan với cuộc đời

Hai khổ thơ ko hề có 1 từ ngữ bóng bẩy trau chuốt hoa mỹ lờ thơ nhẹ nhàng chân chất bình dị tình người ko phải ngẫu nhiên mà bài thơ mùa xuân nho nhở được phổ nhạc . Đây là 1 bài thơ giàu nhạc điệu giàu hình ản hvà khi nó đươcọ phổ nhạn thì đáy lại là 1 bài hạc giàu chất thơ. CHỉnh giau điệu nhẹ nhàng và tươi trẻ . từ đó ddax tạo cho bài thơ có sức truyền cảm lạ thường làm nỗi bật hơn những ước vọng cống hiến còa đẹp của 1 người rất tâm huyết với quê hương đất nước cuộc đời

Chỉ 1 thang sau nàgy sáng tác bài thơ này Thanh ải qua đời Mùa Xuan nho nhỏ trở thành lời di chúc của chính nàh thơ . Bài thơ là lời tâm tình nhỏ nhẻ thiết tha mà vô cùng sâu lắng của 1 hồn thơ dịu dàg đăm thắm yêu đời yêu đất nước và ước nguyện sống đẹp sống có ích cống hiến cho đời tấm lòng khiêm tốn nhà thơ gợi lên trong em người là lẽ sống cao đẹp vượt lên những tình toán nhỏ nhen vuằ đời thường khơi dậy

  • em niềm káht khao muốn theo bước nàh thơ Tự nguyên góp xuân đời riêng vào xuân đời chung của dân tộc quê hương

Như hạt muối hòa trong biển mặn Cùng góp mình cho cuộc đời chung

****************************************

****************************************

****************************************

Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào Thanh Hải cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh

cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. có thể nói bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.

Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.

Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót cho mà vang trời,

Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn . Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ.

Trước khung cảnh màu xuân ấy, Thanh Hải không giấu nổi cả xúc của mình Từng giọt long lanh rơi,

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Từ “giọt long lanh” không chỉ hiểu là giọt mưa xuân trong anh sáng của sắc xuân mà còn được hiểu là giọt âm thanh, giọt sắc màu, giọt thời gian khiến tác giả say sưa ngây ngất . Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

chỉ bằng vài nét điẻm xuyến phác hoạ tác giả đã vẽ ra một không gian cao rộng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui của mùa xuân, của thiên nhiên đất trời.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:

“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trãi dài nương mạ.

Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao…”

Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.

Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất và vào gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Cùng với động từ Cứ đặt ở đầu câu, tác giả đã khẳng định một sự khẩn trương, hói h, náo nức vào xuân của đất nước với vẻ đẹp lung linh, lấp lánh đang vững bước về phía trước khiến không một thế lực thù địch nào có thể ngăn cản nổi.

Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.

Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc

bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:

“Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót dâng tiếng ca lảnh lót , một cành hoa toả hương khoe sắc để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.

Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

Một mùa xuân nho nhỏ hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho chính cuộc đời của tác giả: sống là cống hiến, cống hiến chính là mùa xuân của cuộc đời?Mà mùa xuân ấy thì là mãi mái: “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc, khi sức cùng lực kiệt vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời . và, dù Thanh Hải cũng có đi xa thì những lời ca tiếng hát mà ông để lại cho đời mãi mãi vẫn có giá trị, mãi mãi vẫn tô điểm cho đất nước đẹp xinh. Điệp ngữ dù là được tác giả nhác lại hai lần như một lời hứa, một lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiếntuyệt đối.nNhư nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :

“Nếu là con chim, chiếc lá,

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”

Tác giả Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết

“Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam Bình

Nước non ngàn dặm tình

Nước non ngàn dặm mình

Nhịp phách tiền đất Huế”

Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những

điều đúc kết cả cuộc đời của Thanh Hải. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.

Với thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’ mang một nét đặc sắc riêng Nét đặc sắc đó là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung .Bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here