Văn mẫu Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan:Văn mẫu Cảm nghĩ về tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn mẫu Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
Văn mẫu lớp 11
Phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận”
BÀI LÀM
Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống
vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm
bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp
sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với
những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái
quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn
thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy
thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của
ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô… Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con
người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những
con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của
mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng
buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy.
Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và
nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn
cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những
thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao
nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra
đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là
cao quý nhất. Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần
yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con
người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con
người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải
được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự
hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-ta-
gô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng
chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ
đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếch-
xpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình. Sự vĩ đại của Sếch-xpia là
sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục
hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh
thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh
thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu
lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện
thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất
đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu
nhất.
Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai
đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì
của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch.
Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư
tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của
hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở
bi kịch ở giai đoạn sau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn
xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển,
nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời
thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu.
Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối
sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu
là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy,
họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng
trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình
yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim
mình.
Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm
xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của
mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn
trích tập trung thể hiện nội dung chính là : mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không
cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên
tất cả để được yêu nhau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc.
Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn
sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô
tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li-
ét nói : “chàng hãy thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-
lét nữa”. Và Rô-mê-ô : “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay,
tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng
tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt
của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, “nàng Giu-
li-ét là mặt trời”. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ
đẹp của nàng Giu-li-ét : “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng,
đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô
trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li-
ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li-
ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích : “Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? […] thì mười
phân chàng vẫn cứ vẹn mười.”
Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được.
Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu
bị người nhà Ca-piu-lét bắt. Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân
tộc. Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng
chàng Kim trong một đêm trăng :
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giu-
li-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha
thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của
cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục,
thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự
tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà
khắc vô lí. Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, “Tôi vượt được tường này là
nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái
gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…”. Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét
trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có
quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung
đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua
ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh
liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.
Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên
một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên
cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất
phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với
những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng
Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi
cảm và thấm đẫm chất thơ. Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình
yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp
nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia
muốn nói.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm
vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức
tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà
chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô
và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn
nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.