Văn Mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

0
3221
Văn Mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Văn Mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: VĂN MẪU 5 BÀI “PHÂN TÍCH KHỔ THƠ CUỐI TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG”


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn Mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ nhà văn Nguyễn Khoa Điềm không có nhiều tác phẩm nhưng những tập thơ của

ông luôn được độc giả đón nhận và yêu thích. Trong đó không thể không nhắc đến trường

ca “Mặt đường khát vọng” vô cùng nổi tiếng mà ta thường biết đến thông qua bài thơ

“Đất Nước”. Bài thơ này được trích từ chương V của trường ca.Đây đuợc xem là chương

hay và sâu sắc nhất. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm,

nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: “Đất nước này là Đất Nước

Nhân dân”. Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia

chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.Không những thế, nó đã khơi dậy niềm tự hào dân

tộc của nhân dân ta.Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm

nhận, lý giải mới về đất nước. Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận – trữ tình của thơ ông

nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung.

Câu thơ đầu của đoạn rất đỗi nhẹ nhàng,bình dị nhưng lại vô cùng hàm súc:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”mẹ thường hay kể”

Bốn từ “ngày xửa ngaỳ xưa” sao quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện trong

những câu chuyện cổ tích bà kể,trong những lời ru tha thiết của mẹ mỗi khi đêm về. Từ

lâu nó đã như là một yếu tố không thể thiếu dể tạo nên không gian riêng của nàng

Tấm,Hoàng Tử,của Mai An Tiêm… Nay, nó đã đi vào văn chương Việt Nam tạo nên một

định nghĩa rất bất ngờ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong Nam Quốc Sơn Hà của Lý

Thường Kiệt, đất nước hiện ra thông qua hình ảnh “Vua chúa” và “sách trời”:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Nam Quốc Sơn Hà)

Hay như trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu:

“Một mối xa thư đồ sộ,há để ai chém rắn đuổi hươu;hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu

dung lũ treo dê bán chó”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Những từ như “ mối xa thư đồ sộ” hay “ hai vầng nhật nguyệt chói loà” đã trang trọng

hoá đất nước.Nó thể hiện sự kì vĩ và cao cả nhưng cũng tạo một khoảng cách thiêng liêng

của con người đối với Đất Nước. Nhưng với Nhuyễn Khoa Điềm thì lại khác. Nhà thơ đã

xoá bỏ khoảng cách đó.Đất nước đã hoá thân vào những câu chuyện cổ tích hay những

câu ca dao rất đỗi quen thuộc và hiện ra thật bình dị và gần gũi.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình

nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có

thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Và Đất Nước cứ lớn dần lên

cùng các truyền thống như trồng tre,trồng lúa,đánh đuổi giặc ngoại xâm.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Tác giả đã dành một lời ngợi ca ,một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói

đến “cha mẹ”. Sự thuỷ chung son sắt trải bao gian khó nhọc nhằn được ông đề cao.Vì

cuộc sống bấp bênh, đủ mọi khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi

ngọt ngào. Tuy nhiên “cha mẹ” vẫn dành cho nhau sự yêu thương là một điều rất đáng

quý. Ở câu thơ này,thay vì dùng chữ “yêu” tác giả lại chọn từ “thương” để đưa vào. Bởi

vì ông muốn thơ của mình giản dị và gần với văn học bình dân hơn,gần với nhân dân

hơn. Cũng như tác giả mượn hình ảnh “gừng cay muối mặn” từ câu ca dao:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

để thể hịên tình cảm vợ chồng.

Rồi đến khi “Cái kèo cái cột thành tên” thì dân tộc ta đã bước sang một sự phát triển mới.

Ngành nông nghiệp lúa nước ra đời giúp cho cuộc sống nhân dân bớt cơ cực mặc dù cũng

phải “một nắng hai sương” theo từng hạt gạo.

Câu cuối của khổ thơ này, tác giả đúc kết và khẳng định lại một lần nữa về sự ra đời cùa

Đất Nước:

“Đất Nước có từ ngày đó…”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác và sử dựng triệt để vốn văn hoá dân gian sẵn

có,sáng tạo lại khiến cho người đọc cảm thấy rất gần gũi và bất ngờ. Trong suốt quá trình

phát triển của Đất Nước, ta dều thấy bóng dáng của những con người. Đó là cơ sở vững

chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ

thơ sau.

Một không gian khác được tác giả mở ra vô cùng khéo léo khi ông tách đôi 2 âm tiết “Đất

Nước”.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo

ngược. Nếu thay đổi dưới dạng: Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm

hứng thơ sẽ tan biến. Dòng viết trên thành một câu văn xuôi rất đỗi bình thường.

Văn hoá dân gian là của nhân dân. Để khẳng định tư tưởng của mình tác giả đã vận dụng

chất liệu dân gian vào trong văn thơ của mình. ”Đất nước là của nhân dân” nên việc đưa

chất trữ tình của dân gian tạo được hiệu quả cao trong việc xây dựng hình tượng đất

nước,qua đó ta thấy được sự sáng tạo cũng như độc đáo trong thơ của Nguyễn Khoa

Điềm. Câu thơ :” Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một ví

dụ. Hẳn ta chưa quên câu ca dao rất đỗi ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt…”

Vận dụng ý từ câu ca dao trên,tác giả đã viết nên dòng thơ đậm chất dân gian nhưng

không kém phần độc đáo, tạo nên một phong cách rất riêng của nhà thơ.

Hai câu thơ tiếp theo hình tượng Đất Nước được biến hoá vô cùng sinh động:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ

phụng, nay đưa vào trong văn thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và

thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng. Một lần

nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân. Và

chính tư tưởng đó đã giúp tác giả khám phá Đất Nước trên những khía cạnh khác

nhau.Mở đầu là “Thời gian đằng đẵng”. Xuôi theo dòng lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm ghi

lại những truyền thuyết, phong tục dân gian vốn rất quen thuộc với chúng ta.

“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hàng năm ăn đâu ở đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Song song với quá trình tách – hợp, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” – “em” thành

“ta” và “Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân – Âu Cơ. Qua các câu thơ,

tác giả cho ta thấy: đất nước bắt đầu hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết,

yêu thương. Đây là quãng thời gian thấm đẫm cội nguồn,thể hiện ước muốn ngược dòng

thời gian trở về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước. Nó khoác lên “Đất Nước” một

vẻ đẹp lạ lùng, lấp lánh chất huyền thoại.Đất Nước không đơn thuần chỉ là núi song. Đó

là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau,đó là nơi dân mình được sinh ra và đoàn tụ. Từ

đó, đất nước thành không gian của mọi người, của cộng đồng.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here