Văn mẫu Bình luận “Tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan:Văn mẫu Vẻ đẹp người chiến sĩ trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính và những ngôi sao xa xôi
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn mẫu Bình luận “Tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố
ÔN THI VÀO 10
Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều
chõng” của Ngô Tất Tố
BÀI LÀM
- VIỆC LÀNG
Những năm 1900 – 1945 là thời kỳ nở rộ của thể loại phóng sự. Có
thể nói, nhiều tờ báo và tạp chí đã không ngần ngại vung tìên ra để có
được những phóng sự hấp dẫn. Phóng sự đã gây được sự chú ý của công
chúng. Các nhà làm báo như Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Nguyễn
Đình Lập, và Ngô Tất Tố là những cây bút nổi tiếng trong làng văn, làng
báo và trong lòng độc giả. Nói chung, phóng sự thời kỳ này là những
phác thảo nghệ thuật về những vấn đề, những hoàn cảnh bức xúc của đời
sống hiện thực.
Thiên phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố đăng trên Hà Nội tân văn từ tháng 3 năm 1940, xuất bản năm 1941. Gồm 17 chương, mỗi chương dựng lại một câu chuyện thương tâm về lệ làng – mối tai họa đối với người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Cách khai thác các tuyến nhân vật, các sự kiện và cách tố cáo, phê phán trong “Việc làng” hoàn toàn mới. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng”, tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê, nơi mà người nông dân phải nai lưng ra làm việc, kiếm tiền không phải để nuôi sống gia đình, mà là để cung phụng cho bọn quan làng “cái ăn”.
Thông qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã phê phán những tệ lậu của bọn
phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn, chúng đã đặt ra và duy trì
những hủ tục ấy, dựa vào đó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi,
nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ…..và chúng cố
che đậy dưới nước sơn hào nhoáng được gọi với cái tên” thuần phong mỹ tục”.
Chắc chắn làng quê Việt Nam thơ mộng, hiền hòa với ráng chiều ửng
đỏ, gió đồng nội nhẹ mát mang theo hương lúa non ngào ngạt cùng
những cô thôn nữ má đỏ, môi hồng dịu dàng, và sẽ vẫn còn đẹp mãi nếu
như không bị ách thống trị của ách thực dân phong kiến, không bị chi
phối bởi những hủ tục thối nát, lạc hậu và người nông dân là kẻ hứng
chịu hậu quả.
“Những tục lệ quái gở, mọi rợ tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc, chúng tôi muốn hất cái gánh nặng ấy đi nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu….Một người chăm
chỉ, cần kiệm lao lực như tôi chỉ vì một tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ gánh tệ tục còn đè ép chưa tha”. Đó là lời của một người nông dân khổ cực trăn trối trước khi chết, chết vì gánh nặng “lệ làng” đè trên đôi vai.
Các hủ tục ấy đã bóp nghẹt cuộc sống của người nông dân. Hàng năm, bất cứ lễ hội gì diễn ra trong làng từ tết nhất, lễ tế thần Thành hoàng, lễ thượng điền, lệ hạ điền… thì bọn kỳ mục trong làng lại lơij dụng mọi cơ hội để mà bày mâm cỗ xôi gà để chè chén no say với nhau. Ngoài ra,
chúng còn tự tạo nên các lễ như lễ mua nhiêu, lễ mua ấm, lễ xin vào làng, lễ khao….để có cớ bắt nông dân đóng góp, phục dịch để chúng
được ăn uống phè phỡn với nhau. Vì thế, làng nào có bọn kỳ mục càng xấu thì lại càng sinh ra nhiều thủ tục tệ hại, người dân lại sống lầm than, đói khổ. Trong “Việc làng”, tác giả đã minh họa thêm cho cảnh sống đau thương của người dân bị đè nén bởi hủ tục của làng bằng cái chết của cụ Thượng làng Lão Việt với hình ảnh đầy châm biếm: “Hết câu đó, cụ bỗng trợn ngược hai mắt, đờm trong cổ kéo lên khò khè, cả nhà nhớn nhác xúm lại. Trong lúc người nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết thì ở ngoài vườn, người ta cũng hò reo để vật con trâu”.
Bức tranh xám màu về nông thôn cứ hiện dần qua từng trang phóng sự, từng câu chuyện gắn với số phận của những người nông dân. Dân làng có hai hạng: chính cư và ngụ cư. Dân chính cư là những người từ nơi khác đến sống và kiếm ăn tại làng mới, và ở làng mới này họ bị khinh bỉ, bạc đãi, luật lệ của làng rất hà khắc đối với họ. Cuộc sống của họ ở làng mới rất long đong, cực khổ. Trong “Một đám vào ngôi”, nhà văn Ngô Tất Tố đã nói lên cảnh khổ cực của lớp người ấy: “Theo lệ nhà quê, những người ngụ cư ba đời mới được “thành tổ”. Nghĩa là được ngang hàng với mọi người khác…vì thế, anh tôi và tôi cũng như ông thân chúng tôi đều không có ngôi ở đình. Chắc ông cũng biết ở làng mà không có ngôi thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quý kỳ phúc, người ta thì phần ăn phần ngồi, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè, đình đám, người ta rước cờ, rước quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng.
Như thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa, lỡ có cha già mẹ héo, làng giáp có chôn cho đâu!”. Đối với người nông dân, chết mà không được làng chôn cất là một điều đau đớn. Bọn kỳ mục, cường hào trong làng đã nắm bắt tâm lý ấy để ép người dân phải đóng góp cho chúng thật nhiều mới cho vào làng. Để xin vào làng, người dân phải góp tiền cho các cụ chánh hội, chưởng lễ, lý trưởng…rồi phải làm mâm cỗ để các vị chức sắc trong làng ăn uống, cùng với các món giải trí như thuốc phiện, tổ tôm, chủ nhà đều phải cung ứng. Do vậy mà cuộc sống của họ thêm túng thiếu, cơ cực.
“Góc chiếu giữa đình” đã tố cáo hủ tục thối nát ở nông thôn, tố cáo bọn cường hào, ác bá trong làng đã lợi dụng tình trạng mê muội của nông dân để bóc lột họ. Ngô Tất Tố đã vẽ nên một cảnh thương tâm của một người chỉ vì ham muốn một chút chức vị mà phải sa sút, nghèo đói. Hai vợ chồng, vợ đi ở vú, chồng đi cày thuê, họ rất hiền lành, chăm chỉ. Khi thấy họ đã gây được một chút vốn liếng, bọn lí dịch liền tìm cách đục khoét bằng cách bán cho người chồng một cái chức gọi là “lý cựu”. Chúng đánh vào sự ham muốn địa vị trong làng của đôi vợ chồng chất phác. Vậy là để có được cái chức “lý cựu” ấy, họ đã phải bán cả trâu và ruộng để lấy trăm bạc mua chức. Hơn nữa, họ còn phải khao làng thì mới được mọi người thừa nhận, thế là vị lý cựu ấy phải bỏ thêm một số tiền lớn ra để khao làng. Và truyện có kết cục mang ý vị hài hước nhưng bi thảm, rất thấm thía, đau xót : bà Cựu ngày hôm sau lại cắp nón đi ở vú để tiếp tịc kiếm tiền trả nợ bữa khao làng!.
Thông qua phóng sự, Ngô Tất Tố còn phê phán hiện tượng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng người nông dân, đó là bệnh chuộng hư danh, trọng ngôi thứ. Họ mong ước một cái hư danh ảo trong làng để không chịu nhục trước dân làng trong những ngày lễ mà không biết rằng bám vào đó, bọn kỳ mục trong làng đục khoét đồng tiền họ vất vả làm ra để phục vụ cho việc ăn uống, chơi bời của chúng.
“Cỗ oản tuần sóc” miêu tả cuộc sống bần cùng của ông lão Phúc, một lão nông nghèo khổ, ốm yếu nhưng vẫn phải chịu tác hại của những tục lệ hà khắc. Vợ chồng ông Phúc cày sâu cuốc bẫm làm ăn, nhưng khi bà Phúc bị ốm và chết thì món tiền tiêu vào việc cúng giỗ ma chay làm ông Phúc lâm nợ. Ở thôn quê, những lễ nghi về ma chay, cưới hỏi rất phiền phức và tốn kém. Các tục lệ ấy là gánh nặng cho người nông dân, khiến họ phải mang công mắc nợ. Ông Phúc phải làm nghề gánh mướn để bươn chải cho cuộc mưu sinh, cái nghề ấy khiến đôi vai ông thịt dập nát, sưng u lên, vai sưng, đau nhức nhưng ông vẫn gánh để kiếm tiền nuôi con. Và cuộc sống thêm khó khăn hơn khi ông Phúc lên ngôi ông trùm. Với cái ngôi vị ấy, ông phải sửa oản chuối để cúng thần. Cỗ tuần sóc thứ nhất, ông Phúc đã phải dỡ nhà ra bán để lấy tiền làm oản cúng thần. Vậy mà người ta vẫn kéo đến ăn uống vui mừng trong căn nhà trống hoác của ông Phúc, họ khen ông tháo vát, biết chăm lo việc cúng thần, khen mâm cỗ cúng thần mà ông chuẩn bị rất ngon…Đó đều là một lũ người vô lương tâm! Không biết đến cỗ tuần sóc thứ hai, ông Phúc sẽ phải làm thế nào?
Ngô Tất Tố còn lên tiếng phê phán sự ngu muội, mê tín của người nông dân qua câu chuyện “Nén hương sau khi chết”. Bà Tư Tỵ góa chồng từ rất sớm, trong nhà nghèo túng, không có một hạt thóc. Nhờ chăm chỉ làm aw, dành dụm, bà có một ít vốn, mặc dầu vậy, bà vẫn sống rất kham khổ, thiếu thốn, “suốt đời ăn cơm với muối, bữa nào hoang lắm mới dám mua một mớ rau”. Vậy mà, bọn cường hào trong làng vẫn không tha cho bà. Thằng con thừa tự thông đồng với hào lý, bàn với bà nên xin đặt hậu ở làng, nghĩa là cúng cho làng một số ruộng, và một số tiền sau khi chết, làng sẽ cúng giỗ, cúng Tết mãi mãi. Bà ưng ý ngay. Sau khi làm đơn xin thì bọn lý dịch mới bắt đầu giở ngón xoay tiền. Biết mình không kham nổi, bà đã xin thôi, nhưng chúng dọa nếu lừa dối thì khi chết làng sẽ không khiêng. Không có tiền, bà đành phải gán ruộng cho chúng. Vậy là, cả gia tài mà người đàn bà góa chồng dành dụm, chắt chiu đã bị bọn lý dịch trong làng cùng với những hủ tục đánh vào tâm lý mê tín, tư tưởng “sống nhờ làng, chết nhờ làng” của bà mà khoét mòn dần hết. Với truyện “Một tiệc ăn vạ”, nhà văn đã tố cáo gay gắt sự bóc lột của bọn quan lại, chức dịch trong làng dã khiến người nông dân lâm vào cảnh túng quẫn, đến nỗi họ phải tự tử. Việc ăn vạ trong làng là để phạt vạ một người nào đó mắc tội với làng. Làng ăn vạ có nghĩa là làng cứ việc mua lợn, mua gạo, mua rượu, ra đình ăn uống, phí tổn bao nhiêu thì người mắc tội sẽ phải chịu.