Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Bài Viết Liên Quan: Quản trị chi phí chiến lược (SCNI) Công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp Việt Nam
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Vận dụng lý thuyết khi tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam
Sơ lược phần đầu
Kế toán quản trị (KTQT) là một tập hợp các kỹ thuật, hỗ trợ các chức năng quản lý, với mục tiêu tăng cường giá trị tổ chức. KTQT được thúc đẩy bởi nhu cầu của quản lý chứ không phải, bởi các bên liên quan. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật, KTQT bị ảnh hưởng bơi các tổ chức khác nhau, các yếu tố hành vi, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, các lý thuyết: Lý thuyết dự phòng, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết tâm lý, thuyết phát triển bền vững thường xuyên được áp dụng trong các nghiên cứu KTQT. Áp dụng các lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu KTQT, cho phép các nhà nghiên cứu hiệu KTQT từ những quan điểm khác nhau, dê đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật khác nhau của KTQT, KTQT chi phi. KTQT là một bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin quản lý, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp (DN) trong nén kinh tế thị trường. Để tổ chức và vận hành tốt công tác KTQT thì người xây dựng mô hình phải dựa vào các lý thuyết nền tảng, để có cơ sở thiết lập phù hợp. Xây dựng bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, xác định mối liên hệ giữa các bên liên quan,… đặc biệt là khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường xung quanh, giúp cho các DN phát triển bén vững (PTBV). Trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam đang rất quan tâm trong việc xây dựng hệ thống KTQT chi phí sản xuất, trong điếu kiện tăng trưởng xanh và PTBV. Các lý thuyết được vận dụng như: Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory) Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyén thống tin rằng, có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi dáng kể. Các nhà lý thuyết đương dại cho rằng, không có duy nhất một cơ cấu tổ chức tối ưu cho tất cả các tổ chức. Hiệu suất của một tổchức phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, sự thay đổi của môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall, 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh, được gọi chung là lý thuyết dự phòng. Theo lý thuyết dự phòng, KTQT được xem là thành phần của cơ cấu tổ chức. Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu KTQT, là quá trình điểu chỉnh sự phù hợp giữa KTQT chi phí cụ thể với các biến thay đổi trong một tổ chức. Các biến như môi trường bên ngoài, công nghệ, cơ cấu tổ chức và quy mô đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu KTQT, trong hơn 25 năm. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu KTQT, thay đổi tập trung vào các biến như vãn hóa và chiến lược (Langfied- Smilth, 2006). Bên cạnh đó, công nghệ là một biến ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu KTQT. Những thay đổi vẻ công nghệ dược sử dụng bởi các tổ chức thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu của tổ chức vé KTQT, KTQT chi phí. Ví dụ, tổ chức có sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt trong sản xuất, quá trình sản xuất yêu cấu hệ thống ngân sách hỗ trợ quản lý các hoạt động thường xuyên hàng ngày (Chenhall, 2007). Ngược lại, các tổ chức áp dụng công nghệ sản xuất đơn vị phức tạp, yêu cầu sự kiểm soát và điéu khiển linh hoạt, cẩn khuyến khích các nhân viên phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau. Với việc giới thiệu các sáng kiến quản lý đại diện như Just in time (JIT) và quản lý chất lượng toàn diện, tổ chức cần có phương tiện hoạt động hiệu quả để đo lường kết quả của các sáng kiến chiến lược của các nhà quản trị. Quản lý hệ thống kiểm soát liên kết chiến lược và hoạt động giống như thẻ điểm cân bằng phù hợp với nhu cầu của quản trị. Vào những năm 1960, lý thuyết dự phòng đã được phát triển và sử dụng bởi các nhà nghiên cứu KTQT, giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết dự phòng có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT, vỉ nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết dự phòng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT của Otley, (1980). ứhg dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: Lý thuyết dự phòng nghiên cứu KTQT chi phí, trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác, một hệ thống KTQT chi phí thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm của DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều này cho thấy, không thể xây dựng một mô hỉnh KTQT chi phí khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam, mà việc tổ chức KTQT chi phí vào DN phải tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phải phù hợp-với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn. Điểu này có nghĩa là, việc xây dựng một hệ thống KTQT chi phí hiệu quả phải thích hợp với từng DN, thích hợp với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động. Toomas Haldma, (2002) đã nghiên cứu thực nghiệm vé lý thuyết dự phòng được ứng dụng vào công tác KTQT ở các DN ỏ Estonia. Đồng thời, tác giả nhận định rằng, khía cạnh vể hành vi và tổ chức cũng ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động trong các đơn vị (ví dụ: Môi trường nơi làm việc, sự hài lòng trong công việc, lập dự toán ngân sách,…). Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu thêm những khía cạnh: Mối trường bên ngoài, công nghệ và khía cạnh tổ chức. Tác giả nhận định rằng, những vấn đề trên có ảnh hưởng đến hệ thống kế toán của các DN. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Theo Jensen & Meckling (1976), xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ – principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện – agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyén, để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đểu muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình, thi có cơ sở để tin rằng, người quản lý công ty sẽ luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyển, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Lý thuyết đại diện cho rằng, xung dột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng, giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu, bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp, để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ dông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Theo Healy và Palepu, (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư, thỏa thuận thù lao và tiên thưởng của các nhà quản trị, giải phảp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. Những hợp đồng này, thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị như: Hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực,… để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ cũng như những cam kết, trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đẩu tư bên ngoài.
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]