Tài liệu về thanh toán quốc tế

0
1443
Tài liệu về thanh toán quốc tế
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tài liệu về thanh toán quốc tế

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Đề thi tham khảo – Thanh toán quốc tế


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Tài liệu về thanh toán quốc tế

LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng

  1. Người ký phát, người phát hành được phát hành công cụ chuyển nhượng trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật.
  2. Quan hệ công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này độc lập, không phụ thuộc vào giao dịch cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

  1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
  2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
  3. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
  4. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
  5. Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ, séc.
  6. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, séc theo lệnh của người ký phát.
  7. Người chấp nhận là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ.
  8. Người thụ hưởng là người sở hữu công cụ chuyển nhượng với tư cách của một trong những người sau đây:
  9. a) Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành;
  10. b) Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này;
  11. c) Người cầm giữ công cụ chuyển nhượng có ghi trả cho người cầm giữ.
  12. Người phát hành là người lập và ký phát hành hối phiếu nhận nợ.
  13. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng bằng cách ký tên trên công cụ chuyển nhượng với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng và người bảo lãnh.
  14. Người thu hộ là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ công cụ chuyển nhượng.
  15. Phát hành là việc người ký phát hoặc người phát hành lập, ký và chuyển giao công cụ chuyển nhượng lần đầu cho người thụ hưởng.
  16. Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này.
  17. Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
  18. Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng mua lại công cụ chuyển nhượng đã được tổ chức tín dụng khác chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
  19. Chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này.
  20. Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  21. Chữ ký là chữ ký bằng tay trực tiếp trên công cụ chuyển nhượng của người có quyền và nghĩa vụ đối với công cụ chuyển nhượng hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Chữ ký của người đại diện của tổ chức trên công cụ chuyển nhượng phải kèm theo việc đóng dấu.
  22. Quan hệ công cụ chuyển nhượng là quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về công cụ chuyển nhượng.

Điều 5. Áp dụng Luật các công cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan

  1. Các bên tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng phải tuân theo Luật này và pháp luật có liên quan.
  2. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với công cụ chuyển nhượng khác.

Điều 6. Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài

  1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  2. Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan khác theo quy định của Chính phủ.
  3. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này.
  4. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này.

Điều 7. Các thời hạn liên quan đến công cụ chuyển nhượng

  1. Thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ công cụ chuyển nhượng được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
  2. Thời hạn thanh toán cụ thể của từng công cụ chuyển nhượng do người ký phát, người phát hành xác định và ghi trên công cụ chuyển nhượng phù hợp với quy định của Luật này.
  3. Thời hạn gửi thông báo truy đòi, thời hiệu khởi kiện khi công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 78 của Luật này.

Điều 8. Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng

Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ.

Điều 9. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ

  1. Công cụ chuyển nhượng được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
  2. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
  3. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên công cụ chuyển nhượng được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán, trong trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán.

Điều 10. Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng

Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.

Điều 11. Chữ ký đủ ràng buộc nghĩa vụ

  1. Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát hành.
  2. Người có liên quan chỉ có nghĩa vụ theo công cụ chuyển nhượng khi trên công cụ chuyển nhượng hoặc tờ phụ đính kèm có chữ ký của người có liên quan hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh.

Điều 12. Chữ ký giả mạo, chữ ký của người không được uỷ quyền

Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được uỷ quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.

Điều 13. Mất công cụ chuyển nhượng

  1. Khi công cụ chuyển nhượng bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất công cụ chuyển nhượng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc thông báo. Người thụ hưởng có thể thông báo về việc mất công cụ chuyển nhượng bằng điện thoại và các hình thức trực tiếp khác nếu các bên có thoả thuận.

Trường hợp người bị mất công cụ chuyển nhượng không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng.

  1. Trường hợp công cụ chuyển nhượng bị mất chưa đến hạn thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người phát hành, người ký phát phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung với công cụ chuyển nhượng bị mất để thay thế sau khi người thụ hưởng đã thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất và có văn bản cam kết sẽ trả thay cho người bị ký phát hoặc người phát hành nếu công cụ chuyển nhượng đã được thông báo bị mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để yêu cầu thanh toán.
  2. Khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người phát hành và người bị ký phát không được thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Việc kiểm tra, kiểm soát công cụ chuyển nhượng được thông báo bị mất thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo các quy định của Luật này.
  4. Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng nếu thanh toán công cụ chuyển nhượng sau khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.

Điều 14. Hư hỏng công cụ chuyển nhượng

  1. Khi công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng, người thụ hưởng được quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung để thay thế.
  2. Người ký phát, người phát hành có nghĩa vụ phát hành lại công cụ chuyển nhượng, sau khi nhận được công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng nếu công cụ chuyển nhượng này chưa đến hạn thanh toán và còn đủ thông tin hoặc có bằng chứng xác định người có công cụ bị hư hỏng là người thụ hưởng hợp pháp công cụ chuyển nhượng.

Điều 15. Các hành vi bị cấm

  1. Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng.
  2. Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa.
  3. Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.
  4. Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất.
  5. Cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán.
  6. Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền phát hành séc.

Chương II: HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Mục 1: PHÁT HÀNH HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 16. Nội dung của hối phiếu đòi nợ

  1. Hối phiếu đòi nợ có các nội dung sau đây:
  2. a) Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
  3. b) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
  4. c) Thời hạn thanh toán;
  5. d) Địa điểm thanh toán;

đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;

  1. e) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
  2. g) Địa điểm và ngày ký phát;
  3. h) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
  4. Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
  5. a) Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;
  6. b) Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát;
  7. c) Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.
  8. Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
  9. Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không có đủ chỗ để viết, hối phiếu đòi nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu đòi nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu đòi nợ.

Điều 17. Nghĩa vụ của người ký phát

  1. Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
  2. Trường hợp người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh đã thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng sau khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán thì người ký phát có nghĩa vụ thanh toán cho người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh số tiền ghi trên hối phiếu đó.

Mục II: CHẤP NHẬN HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 18. Xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận

  1. Người thụ hưởng phải xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Người ký phát đã ghi trên hối phiếu đòi nợ là hối phiếu này phải được xuất trình để yêu cầu chấp nhận;
  3. b) Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này phải xuất trình để yêu cầu chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký phát.
  4. Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận được coi là hợp lệ khi hối phiếu đòi nợ được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình đúng địa điểm thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị ký phát và chưa quá hạn thanh toán.
  5. Hối phiếu đòi nợ có thể được xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Ngày xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận trong trường hợp này được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.

Điều 19. Thời hạn chấp nhận

Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu đòi nợ trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình; trong trường hợp hối phiếu đòi nợ được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ.

Điều 20. Vi phạm nghĩa vụ xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận

Khi người thụ hưởng không xuất trình hối phiếu đòi nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này thì người ký phát, người chuyển nhượng và người bảo lãnh cho những người này không có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ, trừ người bảo lãnh cho người bị ký phát.

Điều 21. Hình thức và nội dung chấp nhận

  1. Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình.
  2. Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận.

Điều 22. Nghĩa vụ của người chấp nhận

Sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán không điều kiện hối phiếu đòi nợ theo nội dung đã chấp nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này.

Điều 23. Từ chối chấp nhận

  1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối chấp nhận, nếu không được người bị ký phát chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
  2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận toàn bộ hoặc một phần thì người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay lập tức đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát, người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.

Mục III: BẢO LÃNH HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 24. Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ

Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

Điều 25. Hình thức bảo lãnh

  1. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
  2. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

  1. Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.
  2. Người bảo lãnh chỉ có quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật này.
  3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
  4. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.

 

Mục IV: CHUYỂN NHƯỢNG HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 27. Hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ

Người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây:

  1. Ký chuyển nhượng;
  2. Chuyển giao.

Điều 28. Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng

Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.

Điều 29. Nguyên tắc chuyển nhượng

  1. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ không có giá trị.
  2. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho hai người trở lên không có giá trị.
  3. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng phải là không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên hối phiếu đòi nợ bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31 của Luật này. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
  4. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ.
  5. Hối phiếu đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
  6. Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.

Điều 30. Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng

  1. Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
  2. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng được áp dụng đối với tất cả hối phiếu đòi nợ, trừ hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng quy định tại Điều 28 của Luật này.

Điều 31. Hình thức và nội dung ký chuyển nhượng

  1. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ.
  2. Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây:
  3. a) Ký chuyển nhượng để trống;
  4. b) Ký chuyển nhượng đầy đủ.
  5. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống.
  6. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của người ký chuyển nhượng

  1. Người ký chuyển nhượng có nghĩa vụ bảo đảm hối phiếu đòi nợ đã chuyển nhượng sẽ được chấp nhận và thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Khi hối phiếu này bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ, người ký chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán số tiền bị từ chối của hối phiếu đòi nợ đã chuyển nhượng.
  2. Người ký chuyển nhượng có thể không cho chuyển nhượng tiếp hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi thêm cụm từ “không chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự trong nội dung ký chuyển nhượng trên hối phiếu đòi nợ; trường hợp hối phiếu đòi nợ được tiếp tục chuyển nhượng thì người ký chuyển nhượng này không có nghĩa vụ thanh toán đối với người nhận chuyển nhượng sau đó.

Điều 33. Chuyển nhượng bằng chuyển giao.

  1. Chuyển nhượng bằng chuyển giao là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
  2. Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với các hối phiếu đòi nợ sau đây:
  3. a) Hối phiếu đòi nợ được ký phát trả cho người cầm giữ;
  4. b) Hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống;
  5. c) Hối phiếu đòi nợ có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để trống.

Điều 34. Quyền của người nhận chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng chuyển giao hoặc ký chuyển nhượng để trống

Người nhận chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng hình thức chuyển giao hoặc ký chuyển nhượng để trống có các quyền sau đây:

  1. Điền vào chỗ trống tên của mình hoặc tên của người khác;
  2. Tiếp tục ký chuyển nhượng để trống hối phiếu đòi nợ bằng cách ký trên hối phiếu đòi nợ;
  3. Tiếp tục chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người khác bằng chuyển giao;
  4. Ký chuyển nhượng đầy đủ hối phiếu đòi nợ.

Điều 35. Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu đòi nợ

Hối phiếu đòi nợ có thể được chiết khấu hoặc tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mục V: CHUYỂN GIAO ĐỂ CẦM CỐ VÀ CHUYỂN GIAO

ĐỂ NHỜ THU HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 36. Quyền được cầm cố hối phiếu đòi nợ

Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 37. Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố

Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.

Điều 38. Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố

Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố. Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Điều 39. Nhờ thu qua người thu hộ

  1. Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ theo quy định của Luật này kèm theo uỷ quyền bằng văn bản về việc thu hộ.
  2. Người thu hộ không được thực hiện các quyền của người thụ hưởng theo hối phiếu đòi nợ ngoài quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán, quyền nhận số tiền trên hối phiếu, quyền chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ khác để nhờ thu hối phiếu đòi nợ.
  3. Người thu hộ phải xuất trình hối phiếu đòi nợ cho người bị ký phát để thanh toán theo quy định tại Điều 43 của Luật này. Trường hợp người thu hộ không xuất trình hoặc xuất trình không đúng thời hạn hối phiếu đòi nợ để thanh toán dẫn đến hối phiếu đòi nợ không được thanh toán thì người thu hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng tối đa bằng số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ.
  4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể thủ tục nhờ thu hối phiếu đòi nợ qua người thu hộ.

Mục VI: THANH TOÁN HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Điều 40. Người thụ hưởng

Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ được coi là người thụ hưởng hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Cầm giữ hối phiếu đòi nợ chưa quá hạn thanh toán và không biết hối phiếu đòi nợ này đã có thông báo về việc bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán;
  2. Xác lập quyền sở hữu đối với hối phiếu đòi nợ một cách hợp pháp. Trường hợp người thụ hưởng nhận chuyển nhượng hối phiếu thông qua ký chuyển nhượng thì các chữ ký chuyển nhượng trên hối phiếu phải liên tục, không ngắt quãng;
  3. Không có thông báo về việc những người ký chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ trước đó đã cầm giữ hối phiếu đòi nợ bằng cách gian lận, cưỡng bức, ép buộc hoặc cách thức không hợp pháp khác.

Điều 41. Quyền của người thụ hưởng

  1. Người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 40 của Luật này có các quyền sau đây:
  2. a) Xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận hoặc để thanh toán khi hối phiếu đòi nợ đến hạn;
  3. b) Yêu cầu những người có liên quan thanh toán hối phiếu đòi nợ khi đến hạn;
  4. c) Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo các quy định của Luật này;
  5. d) Chuyển giao để cầm cố hoặc chuyển giao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ;

đ) Truy đòi, khởi kiện về hối phiếu đòi nợ.

  1. Quyền của người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 40 của Luật này vẫn được đảm bảo ngay cả khi những người có liên quan trước đó cầm giữ hối phiếu không hợp pháp.

Điều 42. Thời hạn thanh toán

  1. Thời hạn thanh toán của hối phiếu đòi nợ được ghi theo một trong các thời hạn sau đây:
  2. a) Ngay khi xuất trình;
  3. b) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận;
  4. c) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát;
  5. d) Vào một ngày được xác định cụ thể.
  6. Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc ghi thời hạn không đúng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 43. Xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán

  1. Người thụ hưởng có quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người bị ký phát thanh toán vào ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn năm ngày làm việc tiếp theo.
  2. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đòi nợ sau thời hạn ghi trên hối phiếu đòi nợ, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh toán.
  3. Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán là “ngay khi xuất trình” phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
  4. Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
  5. a) Do người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình;
  6. b) Hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán;
  7. c) Xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này.
  8. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.

Điều 44. Thanh toán hối phiếu đòi nợ

  1. Người bị ký phát phải thanh toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu đòi nợ. Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ được xuất trình thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ.
  2. Khi hối phiếu đòi nợ đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng phải ký, chuyển giao hối phiếu đòi nợ, tờ phụ đính kèm cho người đã thanh toán.

Điều 45. Từ chối thanh toán

  1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
  2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.

Điều 46. Hoàn thành thanh toán hối phiếu đòi nợ

Việc thanh toán hối phiếu đòi nợ được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:

  1. Người ký phát, người bị ký phát, người chấp nhận đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng;
  2. Người chấp nhận trở thành người thụ hưởng của hối phiếu đòi nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
  3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu đòi nợ hoặc từ bỏ quyền đối với hối phiếu đòi nợ khi việc huỷ bỏ hoặc từ bỏ này được ghi rõ trên hối phiếu đòi nợ bằng cụm từ “huỷ bỏ”, “từ bỏ” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự, ngày huỷ bỏ, từ bỏ và chữ ký của người thụ hưởng.

Điều 47. Thanh toán trước hạn

Người bị ký phát thanh toán hối phiếu đòi nợ trước khi đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng phải chịu mọi thiệt hại phát sinh do thanh toán trước hạn.

 

Mục VII: TRUY ĐÒI DO HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN

HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THANH TOÁN

Điều 48. Quyền truy đòi

  1. Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này đối với những người sau đây:
  2. a) Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo quy định của Luật này;
  3. b) Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ;
  4. c) Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận;
  5. d) Người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận.
  6. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.

Điều 49. Văn bản thông báo truy đòi

Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những người này về việc từ chối đó.

Điều 50. Thời hạn thông báo

  1. Người thụ hưởng phải thông báo cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những người này về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn bốn ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối.
  2. Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
  3. Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc thông báo không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.

Điều 51. Trách nhiệm của những người có liên quan

  1. Người ký phát, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ.
  2. Người chấp nhận, người bảo lãnh chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng số tiền đã cam kết chấp nhận hoặc cam kết bảo lãnh.

Điều 52. Số tiền được thanh toán

Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền sau đây:

  1. Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán;
  2. Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác;
  3. Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương III: HỐI PHIẾU NHẬN NỢ

Điều 53. Nội dung của hối phiếu nhận nợ

  1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
  2. a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
  3. b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
  4. c) Thời hạn thanh toán;
  5. d) Địa điểm thanh toán;

đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;

  1. e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
  2. g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
  3. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
  4. a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
  5. b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
  6. Khi số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
  7. Trong trường hợp hối phiếu nhận nợ không có đủ chỗ để viết, hối phiếu nhận nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu nhận nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu nhận nợ.

Điều 54. Nghĩa vụ của người phát hành

Người phát hành có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán và có các nghĩa vụ khác như người chấp nhận hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này.

Điều 55. Nghĩa vụ của người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ

Người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ có nghĩa vụ như người ký phát hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.

Điều 56. Hoàn thành thanh toán hối phiếu nhận nợ

Việc thanh toán hối phiếu nhận nợ được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:

  1. Khi người phát hành trở thành người thụ hưởng của hối phiếu nhận nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
  2. Người phát hành đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng;
  3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu nhận nợ.

Điều 57. Bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ

Các quy định từ Điều 24 đến Điều 52 của Luật này về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ cũng được áp dụng tương tự đối với hối phiếu nhận nợ.

Chương IV: SÉC

Mục I: CÁC NỘI DUNG CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC

Điều 58. Các nội dung của séc

  1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
  2. a) Từ “Séc” được in phía trên séc;
  3. b) Số tiền xác định;
  4. c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
  5. d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;

đ) Địa điểm thanh toán;

  1. e) Ngày ký phát;
  2. g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
  3. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
  4. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.
  5. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
  6. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
  7. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.

Điều 59. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc

  1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Trung tâm thanh toán bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Điều 60. Ký phát séc

  1. Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán:
  2. a) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
  3. b) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
  4. c) Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
  5. Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.
  6. Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
  7. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 61. Séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt

  1. Người ký phát séc hoặc người chuyển nhượng séc có thể không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt bằng cách ghi trên séc cụm từ ”trả vào tài khoản”. Trong trường hợp này, người bị ký phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ.
  2. Trường hợp séc không ghi cụm từ ”trả vào tài khoản” thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt.

Điều 62. Séc gạch chéo không ghi tên và séc gạch chéo có ghi tên

  1. Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song.
  2. Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên của ngân hàng đó giữa hai gạch chéo này. Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân hàng thu hộ.

Mục II: CUNG ỨNG SÉC

Điều 63. Cung ứng séc trắng

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc.
  3. Tổ chức cung ứng séc quy định điều kiện, thủ tục đối với việc bảo quản, sử dụng séc do mình cung ứng.

Điều 64. In, giao nhận và bảo quản séc trắng

  1. Tổ chức cung ứng séc tổ chức việc in séc trắng để cung ứng cho người sử dụng.
  2. Trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Việc in, giao nhận, bảo quản và sử dụng séc trắng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về in, giao nhận, bảo quản và sử dụng ấn chỉ có giá.

Mục III: CHUYỂN NHƯỢNG, NHỜ THU SÉC

Điều 65. Chuyển nhượng séc

Việc chuyển nhượng séc được áp dụng theo quy định về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ tại Mục IV Chương II của Luật này, trừ trường hợp chuyển giao để nhờ thu séc cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định tại Điều 66 của Luật này.

Điều 66. Chuyển giao séc để nhờ thu séc

  1. Người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu thông qua việc ký chuyển nhượng và chuyển giao séc cho người thu hộ.
  2. Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc; truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người ký phát và người chuyển giao séc nếu người thu hộ đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và séc được nhờ thu bị người bị ký phát từ chối thanh toán.

Mục IV: BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC

Điều 67. Bảo chi séc

  1. Trường hợp séc có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 58 của Luật này và người ký phát có đủ tiền để thanh toán séc khi yêu cầu bảo chi séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ ”bảo chi” và ký tên trên séc.
  2. Người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh toán cho séc đã bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thời hạn xuất trình.

Điều 68. Bảo lãnh séc

Việc bảo lãnh séc được thực hiện theo các quy định về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ quy định từ Điều 24 đến Điều 26 của Luật này.

Mục V: XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN SÉC

Điều 69. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình

  1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
  2. Người thụ hưởng được xuất trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán.
  3. Trong thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán, séc phải được xuất trình để thanh toán tại địa điểm thanh toán quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 của Luật này hoặc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc nếu được thanh toán qua Trung tâm này.
  4. Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình tại địa điểm thanh toán quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.

Điều 70. Xuất trình séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc

Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác xuất trình yêu cầu thanh toán séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định của Trung tâm này.

Điều 71. Thực hiện thanh toán

  1. Khi séc được xuất trình để thanh toán theo thời hạn và địa điểm xuất trình quy định tại Điều 69 của Luật này thì người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.
  2. Người bị ký phát không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ ngày séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình séc
  3. Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày ký phát trên séc thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên séc.
  4. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.
  5. Trường hợp khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc.
  6. Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền đã được thanh toán trên séc và trả lại séc cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền phải lập văn bản biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho người bị ký phát.
  7. Văn bản biên nhận trong trường hợp này được coi là văn bản chứng minh việc người bị ký phát đã thanh toán một phần số tiền ghi trên séc.
  8. Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì séc vẫn có hiệu lực thanh toán theo quy định tại Điều này.
  9. Việc thanh toán séc theo quy định tại khoản 4 Điều này chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày ký phát ghi trên séc.

Điều 72. Thanh toán séc đã được chuyển nhượng

Khi thanh toán séc đã được chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, người bị ký phát phải kiểm tra để bảo đảm tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.

Điều 73. Đình chỉ thanh toán séc

  1. Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật này.
  2. Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên séc sau khi séc bị người bị ký phát từ chối thanh toán theo thông báo đình chỉ thanh toán của mình.

Điều 74. Từ chối thanh toán séc

  1. Séc được coi là bị từ chối thanh toán nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 của Luật này, người thụ hưởng chưa nhận được đủ số tiền ghi trên séc.
  2. Khi từ chối thanh toán séc, người bị ký phát, Trung tâm thanh toán bù trừ séc phải lập giấy xác nhận từ chối thanh toán, ghi rõ số séc, số tiền từ chối, lý do từ chối, ngày tháng xuất trình, tên, địa chỉ của người ký phát séc, ký tên và giao cho người xuất trình séc.

Điều 75. Truy đòi séc do không được thanh toán

Việc truy đòi séc do không được thanh toán được áp dụng tương tự theo các quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật này.

Chương V: KHỞI KIỆN, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 76. Khởi kiện của người thụ hưởng

  1. Sau khi gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại Toà án đối với một, một số hoặc tất cả những người có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này. Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
  2. Người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc bị từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì mất quyền khởi kiện đối với những người có liên quan, trừ người phát hành, người chấp nhận hoặc người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận.

Điều 77. Khởi kiện của người có liên quan

Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quyền khởi kiện người chuyển nhượng trước mình, người chấp nhận, người phát hành, người ký phát hoặc người bảo lãnh cho những người này về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.

Điều 78. Thời hiệu khởi kiện

  1. Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
  2. Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.
  3. Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong thời hạn hai năm, kể từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng.
  4. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xẩy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền khởi kiện của người thụ hưởng và người có liên quan thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Điều 79. Giải quyết tranh chấp

  1. Tranh chấp về công cụ chuyển nhượng có thể được giải quyết tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại.
  2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng. Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng một cách độc lập với các giao dịch cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng và chỉ dựa trên hồ sơ khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng tại Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
  3. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng, nếu trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thoả thuận trọng tài và trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài.

Điều 80. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng trong các giao dịch công cụ chuyển nhượng có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
  2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng trong phạm vi quản lý của mình.
  3. Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp thanh tra theo Điều này.

Điều 81. Xử lý vi phạm

  1. Cá nhân vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Tổ chức vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 82. Hiệu lực thi hành

  1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
  2. Pháp lệnh thương phiếu ngày 24 tháng 12 năm 1999 và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương phiếu và séc hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 83. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

 

 

LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930)

PHẦN I: HỐI PHIẾU

Chương I: PHÁT HÀNH VÀ HÌNH THỨC CỦA HỐI PHIẾU

Ðiều 1:

Một hối phiếu chứa đựng

1.Tiêu đề “Hối phiếu” ghi ở bề mặt của hối phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát hối phiếu.

  1. Một mệnh lệnh vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định.

3.Tên của người trả tiền.

4.Thời hạn thanh toán.

  1. Ðịa điểm thanh toán.

6.Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán.

  1. Ngày và nơi phát hành hối phiếu.

8.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.

Ðiều 2:

Một hối phiếu mà trong đó thiếu một trong những yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ là một hối phiếu vô hiệu lực, ngoại trừ những trường hợp được nêu sau đây:

– Một hối phiếu mà trong đó không có nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.

– Khi không có nêu rõ ràng địa điểm trả tiền, thì địa điểm được ghi bên cạnh tên của người trả tiền thì được xem là nơi trả tiền.

– Một hối phiếu mà không có nêu địa điểm ký phát thì được xem như đã được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên của người ký phát.

Ðiều 3:

Một hối phiếu có thể được ký phát để được thanh toán theo lệnh của người ký phát:

– Nó có thể được ký phát cho chính người ký phát.

– Nó có thể được ký phát cho quyền lợi của một người thứ ba.

Ðiều 4:

Một hối phiếu có thể được thanh toán tại nơi cư ngụ của người thứ ba hoặc tại nơi mà người trả tiền cư ngụ hoặc tại một nơi khác.

Ðiều 5:

Khi một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình hoặc vào một thời gian nhất định sau khi xuất trình, thì người ký phát có thể quy định rằng số tiền được thanh toán có tính cả tiền lãi. Còn trong trường hợp khác, sự quy định này được xem như không có giá trị.

Tiền lãi được tính từ ngày ký phát hối phiếu, trừ trường hợp có quy định một ngày nào khác. Tỷ suất lợi tức ghi trên hối phiếu sẽ coi như không có giá trị, nếu như không có quy định khác.

Ðiều 6:

Khi số tiền của hối phiếu được diễn đạt bằng chữ và đồng thời bằng con số, mà có sự khác biệt giữa hai bên, thì số tiền ghi bằng chữ là số tiền được thanh toán.

Khi một số tiền của hối phiếu được diễn đạt hoàn toàn bằng chữ mà có số lớn hơn hoặc số tiền diễn đạt hoàn toàn bằng số mà có số lớn hơn thì số tiền nhỏ hơn là số tiền được thanh toán.

Ðiều 7:

Nếu một hối phiếu có mang chữ ký của những người không có khả năng ràng buộc mình bằng hối phiếu, hoặc chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của những người không có thật, hoặc một chữ ký mà vì bất cứ lý do nào đó không thể ràng buộc những người đã ký hối phiếu hoặc nhân danh người đó để ký, thì những nghĩa vụ của người khác đã ký hối phiếu tuy nhiên vẫn có hiệu lực.

Ðiều 8:

Bất kỳ ai ký tên mình vào một hối phiếu với tư cách đại diện cho một người mà người đó không có quyền hành động thì sẽ ràng buộc chính mình như một bên của hối phiếu và nếu người ký này thanh toán, thì anh ta sẽ có cùng những quyền hạn như người mà anh ta đã xem như đang hành động thay cho. Quy định tương tự cũng được áp dụng đối với người đại diện nào đã lạm quyền hạn của mình.

Ðiều 9:

Người ký phát hối phiếu đảm bảo cả việc chấp nhận lẫn việc thanh toán. Anh ta có thể giải thoát mình khỏi đảm bảo chấp nhận; mọi quy định theo đó anh ta giải thoát mình khỏi đảm bảo thanh toán được xem như không có giá trị pháp lý.

Ðiều 10:

Nếu một hối phiếu khi ký phát không được đầy đủ đã được bổ sung đầy đủ khác với những thoả thuận đã ghi trong hối phiếu, thì sự không tuân theo những thoả thuận này không thể không được dùng để kiện người cầm hối phiếu, trừ khi người này đã có được hối phiếu không trung thực, hoặc khi thủ đắc hối phiếu đã phạm lỗi hiển nhiên.

Chương II: KÝ HẬU

Ðiều 11:

Tất cả các hối phiếu, ngay cả khi nó không được ký phát theo lệnh một cách rõ ràng, đều có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Khi một người ký phát đã ghi vào hối phiếu những chữ “không trả theo lệnh” hoặc một câu nào tương tự, thì hối phiếu chỉ có thể chuyển nhượng theo luật và có hiệu lực của một sự chuyển nhượng thông thường. Hối phiếu có thể được ký hậu chuyển nhượng cho người trả tiền hối phiếu, cho dù ông ta có chấp nhận hay không, hoặc chuyển nhượng cho người ký phát, hoặc cho một bên nào đó liên quan đến hối phiếu. Những người này có thể tái ký hậu để chuyển nhượng cho người khác nữa.

Ðiều 12:

Một sự ký hậu phải vô điều kiện. Mọi điều kiện đối với ký hậu được xem là vô giá trị. Mọi sự ký hậu chuyển nhượng một phần được xem như là vô hiệu lực.

Một sự ký hậu “cho người cầm phiếu” tương đương với ký hậu để trắng.

Ðiều 13:

Sự ký hậu phải được viết trên hối phiếu hoặc lên một mảnh giấy gắn vào hối phiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào.

Ký hậu có thể không nêu tên người thụ hưởng hoặc có thể chỉ có đơn thuần chữ ký của người ký hậu (ký hậu để trắng). ở trường hợp sau để ký hậu có hiệu lực thì nó phải được ghi lên phía sau hối phiếu hoặc lên mảnh giấy gắn liền vào hối phiếu (Allonge).

Ðiều 14:

Ký hậu là sự chuyển nhượng tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu. Nếu là ký hậu để trống thì người cầm có thể:

  1. Ðiền vào chỗ trống hoặc là tên chính của mình hoặc là tên của một người nào khác.
  2. Tái ký hậu để trắng hoặc cho một người nào khác.
  3. Chuyển nhượng hối phiếu cho người thứ ba mà không điền vào chỗ để trống, và không ký hậu nó

Ðiều 15:

Khi không có quy định ngược lại, người ký hậu đảm bảo chấp nhận và thanh toán. Anh ta có thể cấm mọi ký hậu sau đó: Trong trường hợp này anh ta không đảm bảo cho những người mà sau đó hối phiếu được ký hậu cho họ.

Ðiều 16:

Người sở hữu hối phiếu được xem là người cầm giữ hối phiếu hợp pháp nếu ông ta xác lập được quyền sở hữu của mình đối với hối phiếu thông qua một loạt những ký hậu liên tục cho dù sự ký hậu sau cùng là để trắng. Trong quan hệ này những ký hậu bị huỷ bỏ được xem như không có giá trị.

Khi một ký hậu để trắng được một ký hậu kế tiếp theo, người ký hậu cuối cùng này được xem như đã thủ đắc hối phiếu bằng ký hậu để trắng.

Khi một người đã bị tước quyền sở hữu hối phiếu bằng bất kỳ cách nào, thì người cầm giữ hối phiếu xác lập quyền hạn của mình theo cách thức được nêu không buộc phải bỏ hối phiếu khi ông ta đã thủ đắc phiếu một cách không trung thực, hoặc trừ khi vào lúc thủ đắc phiếu, ông ta đã phạm lỗi lầm sơ suất hiển nhiên.

Ðiều 17:

Những người thua kiện về một hối phiếu không thể kiện người cầm hối phiếu căn cứ vào những mối quan hệ cá nhân của họ với người ký phát hoặc với những người cầm giữ trước đó, trừ khi người cầm hối phiếu khi thủ đắc hối phiếu đã cố tình hành động làm phương hại đến người mắc nợ.

Ðiều 18:

Khi ký hậu hối phiếu có ghi theo “trị giá nhờ thu” theo “nhờ thu” theo “uỷ quyền” hoặc một câu nào khác hàm ý một sự uỷ nhiệm đơn giản, thì người cầm giữ hối phiếu có thể sử dụng những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu, nhưng anh ta chỉ có thể ký hậu hối phiếu với tư cách của mình mà thôi.

Trong trường hợp này, các bên có trách nhiệm chỉ có thể kiện người cầm giữ hối phiếu những nội dung nào mà anh ta có thể kiện được người ký hậu.

Sự uỷ nhiệm trong ký hậu không bị kết thúc vì lý do bên uỷ nhiệm đã chết hoặc vì lý do bên này đã bị mất năng lực về mặt pháp lý.

Ðiều 19:

Khi một ký hậu có ghi những câu ” giá trị cầm cố” (value in pledge) ,”giá tri đảm bảo”(Value in security), hoặc một câu nào khác hàm ý một sự cầm cố, thì người cầm giữ phiếu có thể sử dụng tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu, nhưng ký hậu do anh ta thực hiện chỉ có hiệu lực của một ký hậu bởi bản thân mình mà thôi.

Ðiều 20:

Một ký hậu sau kỳ hạn trả tiền cũng có hiệu lực như ký hậu trước kỳ hạn trả tiền.Tuy nhiên, một sự ký hậu sau sự kháng nghị không thanh toán, hoặc sau khi thời hạn được định để kháng nghị kết thúc, thì sự ký hậu chỉ có giá trị như một sự uỷ thác bình thường. Khi không thể có bằng chứng ngược lại, một ký hậu không có ghi ngày tháng được xem như được ký hậu trước khi thời hạn ấn định để kháng nghị kết thúc

Chương III: CHẤP NHẬN

Ðiều 21:

Cho đến khi hết hạn, hối phiếu có thể được hoặc do người cầm hối phiếu, hoặc do người có quyền sở hữu hối phiếu xuất trình cho người trả tiền chấp nhận tại nơi anh ta ở.

Ðiều 22:

Trong bất cứ một hối phiếu nào, người ký phát có thể quy định rằng, hối phiếu sẽ được xuất trình để chấp nhận có hoặc không có ấn định một hạn mức thời gian để xuất trình.

Trừ trường hợp một hối phiếu được thanh toán tại địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại một nơi khác hơn là nơi cư trú của người trả tiền hoặc, trừ trường hợp một hối phiếu được ký phát để thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi nhìn thấy hối phiếu, người ký phát có thể cấm việc xuất trình để xin chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có để ấn định một giới hạn thời gian để xuất trình chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có ấn định thời gian để xuất trình chấp nhận.

Ðiều 23:

Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi xuất trình, phải được xuất trình để xin chấp nhận trong vòng 1 năm theo ngày ký phát hối phiếu.

Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này.

Thời hạn này có thể được rút ngắn lại bởi những người ký hậu.

Ðiều 24:

Người trả tiền có thể yêu cầu là hối phiếu sẽ được xuất trình cho người ta một lần thứ hai vào ngày sau lần xuất trình thứ nhất. Các bên có liên quan không được phép dẫn rằng yêu cầu này không phù hợp, ngoại trừ trường hợp yêu cầu nêu trong kháng nghị.

Người cầm giữ hối phiếu không bị bắt buộc phải giao cho người trả tiền một hối phiếu được xuất trình để xin chấp nhận.

Ðiều 25:

Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ “đã chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Người trả tiền chỉ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu.

Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khi nó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy định đặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừ khi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình.

Nếu nó không có ghi ngày tháng, người cầm giữ hối phiếu muốn lưu giữ quyền truy đòi của mình đối với người ký hậu và người ký phát, phải xác nhận sự bỏ sót bằng một giấy kháng nghị được lập ra theo đúng thời hạn.

Ðiều 26:

Chấp nhận là vô điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần của số tiền được thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối phiếu sẽ được xem như sự từ chối chấp nhận. Tuy nhiên, người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều kiện của sự chấp nhận của anh ta.

Ðiều 27:

Khi người ký phát hối phiếu quy định địa điểm thanh toán khác với nơi cư trú của người trả tiền mà không nêu rõ địa chỉ của bên thứ ba là bên thụ hưởng, thì người trả tiền có thể nêu địa chỉ của người thứ ba vào thời điểm chấp nhận, khi không có sự chỉ định này, người chấp nhận được xem là đã cam kết thanh toán hối phiếu tại thời điểm thanh toán đã nêu lên.

Nếu một hối phiếu được thanh toán tại địa điểm cư trú của người trả tiền, thì người này khi chấp nhận có thể chỉ định một địa điểm tại cùng một nơi mà việc thanh toán được thực hiện.

Ðiều 28:

Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người trả tiền cam kết thanh toán hối phiếu khi nó đến hạn.

Khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu, cho dù ông ta là người ký phát, có thể kiện ngay người chấp nhận về hối phiếu để đòi tất cả những gì có thể yêu cầu theo Ðiều 48Ðiều 49.

Ðiều 29:

Khi người trả tiền là người đã ký chấp nhận hối phiếu đã huỷ bỏ nó trước khi hoàn trả lại hối phiếu thì sự chấp nhận đưọc xem như bị từ chối. Nếu không có bằng chứng ngược lại, sự huỷ bỏ xem như đã xảy ra trước khi hối phiếu được hoàn trả.

Tuy nhiên, nếu người trả tiền đã thông báo sự chấp nhận của mình bằng văn bản viết cho người cầm giữ hoặc cho bên ký hối phiếu, anh ta chịu trách nhiệm với những bên này theo những điều khoản của sự chấp nhận của mình.

Chương IV: BẢO LÃNH

Ðiều 30:

Việc thanh toán một hối phiếu có thể đảm bảo bởi một sự “Bảo lãnh” (Aval) đối với toàn bộ hoặc một phần số tiền của hối phiếu. Sự bảo đảm này do một người thứ ba hoặc thậm chí do người đã ký như một bên liên quan đến hối phiếu.

Ðiều 31:

Sự bảo lãnh có thể được ghi hoặc là ở ngay trên hối phiếu hoặc là bằng một mảnh giấy đính kèm (Allonge).

Nó được diễn đạt bằng chữ “Ðể bảo lãnh” hoặc bằng bất kỳ một câu nào tương tự. Nó được người “Bảo lãnh” ký.

Sự bảo lãnh xem như được thành lập bằng chữ ký đơn thuần của người “Bảo lãnh” ghi trên mặt của hối phiếu, ngoại trừ trường hợp chữ ký của người trả tiền hoặc người ký phát.

Một sự “Bảo lãnh” phải được nêu rõ là cho người nào. Nếu không có thì được xem là bảo lãnh cho người ký phát.

Ðiều 32:

Người bảo lãnh bị ràng buộc giống như người mà anh ta trở thành người bảo lãnh.

Cam kết của người bảo lãnh có hiệu lực ngay khi cả trách nhiệm mà anh ta bảo lãnh không có hiệu lực đối với bất cứ lý do nào trừ trường hợp có sai sót về hình thức tạo lập hối phiếu

Khi thanh toán một hối phiếu, anh ta có những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu đối với người được đảm bảo và đối với những người chịu trách nhiệm với người này về hối phiếu.

 

Chương V: THỜI HẠN THANH TOÁN

Ðiều 33:

Một hối phiếu có thể được ký phát để được thanh toán:

  • Ngay khi xuất trình
  • Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình
  • Vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hối phiếu
  • Vào một ngày cố định
  • Những hối phiếu ghi những cách khác hoặc được thanh toán từng phần là vô hiệu.

Ðiều 34:

Một hối phiếu được trả tiền ngay, được thanh toán vào ngày khi xuất trình.

Nó phải được xuất tình để xin thanh toán trong vòng một năm kể từ ngày ký phát. Người ký phát có thể rút ngắn hoặc gia hạn thời hạn này. Những thưòi hạn này có thể được những người ký hậu rút ngắn lại.

Người ký phát có thể quy định rằng hối phiếu thanh toán ngay khi không được xuất trình xin thanh toán trước ngày chỉ định. Trong trường hợp, thời gian xuất tình bắt đầu từ ngày đó.

Ðiều 35:

Kỳ hạn thanh toán của một hối phiếu được thanh toán vào một thời gian cố định sau khi xuất trình được xác định hoặc tính từ ngày chấp nhận hoặc tính từ ngày kháng nghị. Trong trường hợp không có kháng nghị, sự chấp nhận không ghi ngày tháng được tính đối với người chấp nhận, vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bắt buộc phải xuất trình để chấp nhận.

Ðiều 36

Khi một hối phiếu quy định thời hạn sau một hay nhiều tháng kể từ ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình, thì hối phiếu đến hạn vào ngày tương ứng của tháng mà việc thanh toán phải thực hiện. Nếu không có ngày tương ứng thì hối phiếu hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng này.

Khi một hối phiếu quy định thời hạn thanh toán sau một tháng hoặc nhiều tháng và nửa tháng kể từ ngày ký phát hoặc khi xuất trình, thì phải tính cả tháng.

Nếu kỳ hạn thanh toán được tính vào đầu tháng, vào giữa tháng (ví dụ trung tuần tháng một hoặc tháng hai) hoặc vào cuối tháng, thì phải hiểu là vào ngày 1, ngày 15 và ngày cuối cùng của tháng.

Những câu “tám ngày” hoặc “mười lăm ngày” không chỉ một hay hai tuần, mà là một giai đoạn 8 hoặc 15 ngày hiện tại. Câu “nửa tháng” có nghĩa giai đoạn 15 ngày.

Ðiều 37

Khi một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định tại một nơi mà lịch ở đó khác với lịch tại nơi phát hành hối phiếu, thì ngày hối phiếu đến hạn trả tiền được xem là ngày ấn định theo lịch của nơi thanh toán.

Khi một hối phiếu được ký phát giữa hai nơi có lịch khác nhau, được thanh toán vào một thời điểm cố định sau kỳ hạn, ngày phát hành được xem như một ngày tương ứng của lịch nơi thanh toán, và kỳ hạn hối phiếu được ấn định tương ứng theo đó.

Thời gian để xuất trình hối phiếu được tính căn cứ vào những quy định của những đoạn trên.

Những quy định này không áp dụng nếu có một quy định trong hối phiếu hoặc thậm chí những điều ghi đơn giản của hối phiếu nếu cho thấy một ý định muốn áp dụng những quy định khác.

Chương VI: THANH TOÁN

Ðiều 38

Người cầm giữ một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định hoặc vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình, phải được xuất trình hối phiếu để xin thanh toán ngay vào ngày hối phiếu được thanh toán vào một trong hai ngày làm việc kế tiếp.

Việc xuất trình hối phiếu tại phòng bù trừ tương đương với việc xuất trình để xin thanh toán.

Ðiều 39

Người trả tiền thanh toán một hối phiếu có thể yêu cầu người cầm giữ phải đưa hối phiếu cho anh ta.

Người cầm giữ không thể từ chối việc thanh toán từng phần. Trong trường hợp thanh toán từng phần, người trả tiền có thể yêu cầu ghi việc thanh toán này lên hối phiếu và cấp một biên lai cho anh ta.

Ðiều 40

Người cầm hối phiếu không thể bị ép buộc phải nhận thanh toán trước khi hối phiếu đến hạn.

Người ta trả tiền thanh toán trước khi hối phiếu đến hạn khi hành động như vậy phải chịu mọi rủi ro.

Người trả tiền thanh toán đúng kỳ hạn thì hết trách nhiệm, trừ khi anh ta phạm lỗi gian lận hoặc sơ suất hiển nhiên.

Anh ta buộc phải kiểm tra sự hợp thức của dây chuyền ký hậu nhưng không phải kiểm tra chữ ký của người ký hậu.

Ðiều 41:

Khi một hối phiếu được ký phát để thanh toán bằng một đồng tiền không phải là đồng tiền của nơi thanh toán, số tiền được thanh toán phải được trả bằng tiền của quốc gia theo trị giá của nó vào ngày hối phiếu đến hạn. Nếu người mắc nợ không thực hiện được, người cầm phiếu có thể tuỳ ý yêu cầu số tiền của hối phiếu sẽ được thanh toán bằng tiền của quốc gia theo tỉ giá vào ngày hối phiếu đến hạn hoặc vào ngày thanh toán.

Những tập quán của nơi thanh toán ấn định giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tuy nhiên, người ký phát có thể quy định là số tiền được thanh toán sẽ được tính toán căn cứ vào tỉ giá được nêu trong hối phiếu.

Những quy tắc đã đề cập trên sẽ không áp dụng cho trường hợp trong đó người ký phát đã qui định rằng việc thanh toán phải được thực hiện bằng một đồng tiền rõ rệt nào đó (quy định) về việc thanh toán có hiệu lực bằng ngoại tệ). Nếu số tiền của hối phiếu được nêu rõ bằng một đồng tiền có cùng một tên, nhưng có giá trị khác nhau tại nước phát hành hối phiếu và nước thanh toán hối phiếu, thì sẽ căn cứ vào đồng tiền của nơi thanh toán.

Ðiều 42:

Khi một hối phiếu không được xuất trình để xin thanh toán trong hạn mức thời gian ấn định bởi Ðiều 38, người mắc nợ được phép ký gửi số tiền với người chức trách có thẩm quyền, và người cầm phiếu phải chịu phí rủi ro.

Chương VII: TRUY ĐÒI DO KHÔNG CHẤP NHẬN HOẶC

KHÔNG THANH TOÁN HỐI PHIẾU

Ðiều 43:

Người cầm giữ phiếu có thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với những người ký hậu, người ký phát hoặc những bên có trách nhiệm khác.

  • Khi hối phiếu đến kỳ hạn trả tiền;
  • Nếu việc thanh toán không được thực hiện;
  • Thậm trí trước khi hối phiếu đến hạn;
  1. Nếu có sự từ chối một phần hay từ chối hoàn toàn việc chấp nhận.
  2. Trong trường hợp người trả tiền bị phá sản, dù ông ta có chấp nhận hay không, hoặc trong trường hợp có sự phán xét của Toà án, hoặc khi việc tiến hành đối với hàng hoá của ông ta không có kết quả.
  3. Trong trường hợp người ký phát bị phá sản mà hối phiếu không được chấp nhận.

Ðiều 44:

Sự không chấp nhận hoặc không thanh toán phải được chứng minh bằng một tờ chứng nhận xác thực (tờ kháng nghị không chấp nhận hoặc không thanh toán).

Sự kháng nghị do không chấp nhận phải được thực hiện trong vòng thời hạn ấn định phải xuất trình phải xin chấp nhận. Nếu, trong trường hợp quy định ở Ðiều 24, đoạn hai dự liệu, sự xuất trình thứ nhất phải được diễn ra vào ngày cuối cùng của thời gian này, việc kháng nghị tuy nhiên có thể được soạn thảo vào ngày kế sau.

Việc kháng nghị do không thanh toán một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định hoặc vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình phải được thực hiện vào một ngày hoặc 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà hối phiếu được thanh toán. Trong trường hợp một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình, kháng nghị phải được soạn thảo theo những điều kiện được nêu rõ trong đoạn nói trên đối với việc soạn thảo một kháng nghị do không chấp nhận.

Việc kháng nghị do không chấp nhận không bao gồm việc xuất trình để xin thanh toán và kháng nghị do không thanh toán.

Nếu có sự ngừng thanh toán về phía người trả tiền, cho dù ông ta có chấp nhân hay không, hoặc nếu việc thủ đắc hàng hoá của ông ta không có kết quả, người cầm giữ phiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến sau khi xuất trình hối phiếu cho người được ký phát để thanh toán và sau khi phản kháng được soạn thảo.

Nếu người trả tiền cho dù ông ta có ký chấp nhân hay không, bị tuyên bố phá sản, hoặc ngay cả trong trường hợp người ký phát một hối phiếu không được ký chấp nhận cũng bị phá sản, khi có phán xét của Toà án tuyên bố về sự phá sản thì cũng có đủ để cho người cầm giữ có thể thực hiện quyền truy đòi của mình.

Ðiều 45:

Người cầm giữ phiếu phải thông báo việc không chấp nhận hoặc không thanh toán cho người ký hậu và người ký phát trong vòng 4 ngày làm việc kế tiếp theo ngày kháng nghị hoặc trong trường hợp có một quy định “Retour sans frais”, ngày xuất trình. Mỗi người ký hậu, trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà ông ta nhận thông báo, phải thông báo cho người ký hậu về thông tin mà anh ta nhận được, phải nêu tên và những địa chỉ của những người này cho đến người ký phát. Những thời gian được nêu ở trên được tính bắt đầu kể từ khi nhận được thông báo trước đó.

Phù hợp với giai đoạn nêu trên, việc thông báo phải được gửi đến cho một người đã ký hối phiếu, một thông báo như vậy cũng phải được gửi trong cùng một thời hạn cho người bảo lãnh của anh ta.

Khi một người ký hậu hoặc không nêu địa chỉ của mình hoặc đã nêu địa chỉ một cách không rõ ràng, thì chỉ cần gửi thông báo cho người ký hậu trước là đủ.

Một người phải gửi thông báo, có thể gửi thông báo dưới mọi hình thức, thậm chí bằng cách gửi trả laị hối phiếu.

Anh ta phải chứng tỏ rằng anh ta đã thông báo trong thời hạn cho phép. Thời hạn được xem là đã được tôn trọng nếu một thư thông báo đã được gửi bằng bưu điện trong thời hạn quy định.

Một người không thông báo trong thời hạn nêu trên không bị mất những quyền hạn của mình. Anh ta phải chịu trách nhiệm về sự tồn tại, nếu có tồn tại do sự sơ suất của anh ta, nhưng tiền đền bù không vượt quá số tiền của hối phiếu.

Ðiều 46:

Người ký phát, một người ký hậu, hoặc một người đảm bảo thanh toán bằng bảo lãnh, hoặc bằng một quy định nào đó hoặc bằng bất kỳ một câu nào tương tự được viết lên trên phiếu và ký có thể giải thoát người cầm giữ khỏi việc kháng nghị do không chấp nhận hoặc không thanh toán thực hiện quyền truy đòi của mình.

Quy định này không giải thoát người cầm giữ khỏi việc xuất trình hối phiếu trong thời gian quy định, hoặc khởi những thông báo mà ông ta phải gửi. Trách nhiệm chứng minh sự không tuân thủ giới hạn thông báo thuộc về người tìm cách kiện người cầm giữ phiếu.

Nếu quy định do người ký phát phiếu viết ra thì nó có hiệu lực đối với tất cả những người đã ký hối phiếu. Nếu quy định do người ký hậu hoặc người bảo lãnh viết, thì nó chỉ có hiệu lực đối với người ký hậu hoặc bảo lãnh này.

Ðiều 47:

Tất cả những người ký phát, chấp nhận, những người ký hậu hoặc bảo đảm bằng bảo lãnh một hối phiếu đều chịu trách nhiệm liên đới và cá nhân đối với người cầm giữ phiếu.

Người cầm giữ có quyền kiện tất cả những người này từng người một hoặc có chọn lọc mà không phải tôn trọng trật tự mà những người này bị ràng buộc.

Tất cả những ai ký vào hối phiếu, đã nhận và thanh toán hối phiếu đều có quyền tương tự.

Việc kiện tụng một trong những bên chịu trách nhiệm không ngăn cản việc kiện tụng những bên khác, cho dù họ có thể ở vị trí sau bên bị kiện đầu tiên.

Ðiều 48.

Người cầm giữ hối phiếu có thể truy đòi từ người mà ông ta đang thực hiện quyền truy đòi:

  1. Số tiền của hối phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán với lãi, nếu tiền lãi được quy định.
  2. Lãi ở mức 6 % kể từ ngày đến kỳ hạn của hối phiếu.
  3. Những chi phí kháng nghị và thông báo cũng như những chi phí khác. Nếu quyền truy đòi được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn thì số tiền của hối phiếu phải giảm bớt, số tiền giảm bớt này được tính căn cứ vào lãi chiết khấu chính thức (mức của ngân hàng) kể từ ngày thực hiện quyền truy đòi tại nơi cư ngụ của người cầm giữ phiếu.

Ðiều 49:

Ai đã tiếp nhận và trả tiền hối phiếu thì người đó có quyền đòi lại tiền những người có trách nhiệm đối với anh ta :

1- Toàn bộ số tiền mà anh ta đã thanh toán;

2- Tiền lãi của số tiền đã thanh toán là 6% tính từ ngày thanh toán;

3- Mọi chi phí đã chi trả

Ðiều 50:

Mỗi người có trách nhiệm đối với việc bị truy đòi có hoặc có thể xẩy ra có quyền đòi hỏi phải trao trả lại cho mình khi thanh toán hối phiếu, bản kháng nghị và hoá đơn thu tiền.

Mỗi người chuyển nhượng đã tiếp nhận và trả tiền hối phiếu có thể huỷ bỏ việc ký hậu của chính mình và những ký hậu của những người ký hậu tiếp theo.

Ðiều 51:

Trong trường hợp thực hiện quyền truy đòi đối với hối phiếu được chấp nhận từng phần, người nào thanh toán số tiền chưa được chấp nhận có thể đòi hỏi việc thanh toán này phải được phải được xác nhận trên hối phiếu và hoá đơn phải gửi cho anh ta. Người cầm phiếu cũng phải giao cho người đó một bản sao hối phiếu có công chứng và bản kháng nghị để có thể tiếp tục truy đòi sau này

Ðiều 52:

Trong trường hợp không có sự thoả thuận ngược lại , mỗi người hưởng quyền truy đòi có thể đòi hoàn trả tiền cho mình bằng cách ký phát một ” thoái phiếu ” trả ngay cho một trong những người có trách nhiệm hoàn trả tiền cho anh ta và có thể thanh toán tại nơi cư trú của bên đó

Ngoài những khoản tiền quy định trong Ðiều 48 Điều 49, thoái phiếu bao gồm phí môi giới và lệ phí tem dán trên thoái phiếu đó.

Nếu thoái phiếu do người cầm phiếu ký phát, thì số tiền thanh toán được quy định cùng mức của số tiền hối phiếu trả tiền ngay ký phát tại nơi mà hối phiếu gốc đòi tiền người có trách nhiệm trả tiền tại nơi cư trú của anh ta.

Nếu thoái phiếu do người ký hậu ký phát, thì số tiền được thanh toán tại nơi cư trú của người có trách nhiệm trả tiền mà số tiền này được quy định cùng mức của số tiền hối phiếu trả ngay ký phát tại nơi mà người ký phát thoái phiếu cư trú.

Ðiều 53:

Khi hết hạn quy định:

Ðối với việc xuất trình hối phiếu trả ngay khi xuất trình hoặc hối phiếu trả chậm sau khi xuất trình;

Ðối với việc kháng nghị không chấp nhận thanh toán hoặc không thanh toán;

Ðối với việc xuất trình thanh toán trong trường hợp có ghi chú miễn kháng nghị. thì người cầm phiếu mất quyền truy đòi lại tiền đối với người ký hậu,người ký phát và các bên có trách nhiệm khác , ngoại trừ người chấp nhận thanh toán.

Nếu người ký phát không xuất trình để chấp nhận đúng hạn, thì người cầm phiếu sẽ mất quyền đòi lại tiền không thanh toán cũng như là không chấp nhận, trừ khi trên hối phiếu quy định các điều kiện rằng người ký phát có ý định từ bỏ sự đảm bảo của sự chấp nhận.

Nếu quy định giới hạn của thời hạn xuất trình trong nội dung một ký hậu, thì chỉ riêng người ký hậu bị ràng buộc vào quy định này.

Ðiều 54:

Việc xuất trình hối phiếu hoặc đưa ra kháng nghị đúng hạn mà bị cản trở không thể khắc phục được ( như ngăn cấm pháp lý của Nhà nước hoặc các trường hợp bất khả kháng khác ) thì thời hạn có thể được gia hạn. Người cầm phiếu có trách nhiệm phải thông báo ngay trường hợp bất khả kháng cho người ký hậu hối phiếu cho mình và trong thông báo phải ghi rõ ngày tháng và chữ ký cũng như trên hối phiếu hoặc các chứng từ kèm theo, ngoài ra còn sẽ áp dụng Điều 45.

Khi bất khả kháng chấm rứt, người cầm phiếu phải xuất trình ngay hối phiếu để đòi chấp nhận hoặc để yêu cầu thanh toán và nếu cần thì đưa ra kháng nghị.

Nếu bất khả kháng kéo dài quá 30 ngày sau ngày đến hạn thanh toán, thì có thể thực hiện việc truy đòi và không cần thiết phải xuất trình cũng như đưa ra kháng nghị.

Ðối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình hoặc trả tiền trong một thời gian cố định sau khi xuất trình , thì giới hạn của thời gian 30 ngày được tính từ ngày mà người cầm phiếu thông báo bất khả kháng cho người ký hậu trực tiếp cho mình ngay cả khi hết hạn xuất trình.

Ðối với hối phiếu trả tiền trong một thời hạn nhất định sau khi xuất trình, thì giới hạn của thời gian 30 ngày nói trên sẽ được cộng thêm thời hạn sau xuất trình quy định trên hối phiếu.

Những sự việc thuần tuý cá nhân đối với người cầm phiếu hoặc là đối với người mà anh ta uỷ nhiệm xuất trình hối phiếu hoặc đưa ra kháng nghị không được coi như là những trường hợp bất khả kháng.

Chương VIII: ÐẠI DIỆN THANH TOÁN

  1. Những quy định chung

Ðiều 55:

Người ký phát, người ký hậu, hoặc một người cấp bảo lãnh có thể chỉ định một người đứng ra chấp nhận hoặc thanh toán trong trường hợp cấn thiết.

Tuỳ thuộc vào những điều quy định dưới đây, một hối phiếu có thể được chấp nhận hoặc được thanh toán bởi người đại diện của bất cứ con nợ nào khi con nợ đó bị truy đòi lại tiền.

Một người đại diện có thể là bên thứ ba, kể cả người trả tiền, ngoại trừ người chấp nhận thanh toán hoặc một người có trách nhiệm đối với hối phiếu.

Trong vòng 2 ngày làm việc, người đại diện phải có trách nhiệm thông báo cho bên mà người đại diện tiến hành thanh toán cho bên đó. Nếu không thì anh ta phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do sự bất cẩn của anh ta, nếu có, nhưng tiền bồi thường thiệt hại sẽ không vượt quá số tiền của hối phiếu.

2- Ðại diện chấp nhận thanh toán

Ðiều 56:

Có thể có sự chấp nhận của đại diện trong mọi trường hợp mà ở đó người cầm phiếu có quyền truy đòi hối phiếu có khả năng được chấp nhận trước khi đáo hạn.

Nếu hối phiếu chỉ định người mà người này khi cần phải chấp nhận hoặc thanh toán tại địa điểm thanh toán, thì trước khi đáo hạn người cầm phiếu có thể không thực hiện quyền truy đòi người trả tiền thay, khi cần, và các bên kế tiếp sau này, trừ khi người cầm phiếu đã xuất trình hối phiếu cho người trả tiền thay và khi người đại diện từ chối chấp nhận, thì việc từ chối đó phải được nêu ra trong bản kháng nghị.

Trong các trường hợp đại diện khác, người cầm phiếu có thể từ chối chấp nhận của đại diện. Tuy nhiên , nếu anh ta cho phép, thì anh ta mất quyền truy đòi trước khi hối phiếu đáo hạn đối với người thay mặt người đó chấp nhận và những người kế tiếp sau này.

Ðiều 57:

Chấp nhận của đại diện phải được ghi trên hối phiếu. Người đại diện phải ký tên.Việc chấp nhận phải nói rõ chấp nhận thanh toán cho ai, nếu không nói rõ điều đó thì chấp nhận thanh toán được coi như là cho người ký phát hối phiếu.

Ðiều 58:

Người đại diện chấp nhận có trách nhiệm đối với người cầm phiếu và đối với những người ký hậu và sau nữa là đối với người mà anh ta đại diện cho người đó và có trách nhiệm như là bản thân các người đó.

Cho dù là chấp nhận của người đại diện, bên đã được chấp nhận thanh toán và các bên có trách nhiệm đối với anh ta có thể yêu cầu người cầm phiếu trao hối phiếu, bản kháng nghị và hoá đơn thu tiền, nếu có, khi thực hiện thanh toán số tiền quy định ở Điều 48.

3- Ðại diện thanh toán

Ðiều 59:

Ðại diện thanh toán có thể thực hiện tại nơi mà người cầm phiếu có quyền truy đòi hối phiếu hoặc là khi đáo hạn hoặc là trước khi đáo hạn.

Việc thanh toán phải bao gồm toàn bộ số tiền có thể thanh toán mà người đại diện thanh toán phải thực hiện.

Việc đại diện thanh toán phải được thực hiện muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối để đệ trình bản kháng nghị không thanh toán.

Ðiều 60:

Nếu hối phiếu được những người đại diện cư trú tại nơi thanh toán chấp nhận hoặc nếu những người cư trú tại nơi đã được ghi rõ như là người trả tiền thay, thì người cầm phiếu phải xuất trình hối phiếu tới tất cả những người này và nếu cần thiết phải đệ trình kháng nghị không thanh toán muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối cùng đệ trình kháng nghị

Nếu kháng nghị không đúng hạn, bên là người trả tiền thay khi cần hoặc bên là người đại diện chấp nhận hối phiếu và những người ký hậu kế tiếp sẽ được miễn trách nhiệm.

Ðiều 61:

Người cầm phiếu từ chối thanh toán của người đại diện sẽ mất quyền truy đòi đối với bất cứ những người mà lẽ ra những người này đã được miễn trách nhiệm.

Ðiều 62:

Việc thanh toán của đại diện phải được xác nhận trên hối phiếu và phải ghi rõ thanh toán cho ai . Nếu thiếu điều này thì việc thanh toán được coi như là cho người ký phát.

Hối phiếu và bản kháng nghị, nếu có, phải được trao cho người đại diện thanh toán.

Ðiều 63:

Người đại diện thanh toán có các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người mà anh ta đã thanh toán cho người đó và đối với những người có trách nhiệm đối với anh ta trên hối phiếu. Tuy nhiên, người đại diện thanh toán không có thể tái ký hậu hối phiếu.

Những người tiếp sau người mà việc thanh toán đã được thanh toán cho người đó sẽ hết trách nhiệm.

Trong trường hợp có nhiều đại diện thanh toán, thì việc thanh toán sẽ ưu tiên cho người đại diện nào có người được miễn trách nhiệm đối với hối phiếu nhiều nhất. Bất cứ người nào hiểu biết sự việc mà vẫn làm trái với quy tắc này thì sẽ mất quyền truy đòi đối với những người lẽ ra sẽ được giải thoát khỏi trách nhiệm.

 

Chương IX: SỐ BẢN CỦA MỘT BỘ VÀ CÁC BẢN SAO

  1. Số bản của một bộ

Ðiều 64:

Một hối phiếu có thể được ký phát thành 1 bộ gồm 2 hoặc nhiều bản giống nhau.

Những bản này phải được đánh số ở trên mặt hối phiếu: nếu không mỗi bản sẽ được xem như một hối phiếu riêng biệt. Người cầm giữ hối phiếu mà phiếu này không ghi rõ là nó đăng ký phát thành 1 bản duy nhất, thì có thể chịu chi phí để yêu cầu được trao 2 hoặc nhiều bản.Với mục đích này người cầm giữ phải xin với người ký hậu của ông ta, và như vậy, thông qua tất cả những người ký hậu cho đến người ký phát. Người ký hậu phải ghi những ký hậu này lên những tờ mới của bộ hối phiếu.

Ðiều 65:

Việc thanh toán thực hiện với một bản của một bộ hối phiếu sẽ coi như thanh toán hết nợ, cho dù không có những quy định là việc thanh toán sẽ huỷ hiệu lực của những bản khác. Tuy nhiên, người trả tiền chỉ chịu trách nhiệm đối với bản mà anh ta đã ký chấp nhận.

Người ký hầu như đã chuyển nhượng các bản của một bộ hối phiếu cho nhiều người khác nhau, cũng như những người ký hậu sau đó sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả những bản có mang chữ ký của họ.

Ðiều 66:

Người nào gửi, một bản để in chấp nhận phải ghi trên những bản khác của người đang cầm bản này. Người này buộc phải trao nó cho người cầm giữ hợp pháp của bản khác.

Nếu ông ta từ chối thì người cầm giữ không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến khi có thư kháng nghị nêu rõ là:

  1. Bản được giữ để xin chấp nhận đã không được đưa cho ông ta theo yêu cầu của ông ta.
  2. Việc chấp nhận thanh toán đã không thể được chấp nhận đối với bản khác.
  3. Các bản sao

Ðiều 67:

Người cầm giữ hối phiếu có quyền lập bản sao của hối phiếu. Bản sao phải giống y như bản gốc. Bản sao có thể được ký hậu, ký bảo lãnh nếu bản gốc cho phép và phải nêu rõ bản gốc được lưu giữ ở đâu.

Ðiều 68:

Bản sao phải ghi rõ người sở hữu bản gốc hối phiếu. Người này có trách nhiệm phải giao hối phiếu này cho người cầm giữ bản sao hợp pháp. Nếu ông ta từ chối, người cầm giữ không thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với những người đã ký hậu bản sao hoặc đã đảm bảo nó bằng bảo lãnh cho đến khi ông có thư kháng nghị nêu rõ là bản gốc đã được trao cho ông khi ông yêu cầu. Một khi bản gốc, sau lần ký hậu cuối cùng, trước khi lập bản, có chứa đựng điều khoản “bắt đầu từ đây sự ký hậu chỉ có hiệu lực thực hiện trên bản sao” hoặc một quy định tương đương nào, thì sự ký hậu sao đó trên bản gốc là vô hiệu lực.

 

Chương X: SỬA ĐỔI

Ðiều 69:

Trong trường hợp việc sửa đổi nội dung của một phiếu xảy ra trước khi các bên đã ký buộc phải theo những điều khoản của văn bản đã sửa đổi, còn sự sửa đổi xảy ra sau khi đã ký thì buộc phải theo các điều khoản của bản gốc.

 

Chương XI: THỜI HIỆU

Ðiều 70:

Tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người chấp nhận sẽ hết hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày đáo hạn của hối phiếu.

Các quyền của người cầm phiếu đối với những người ký hậu và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong một năm kể từ ngày đưa đơn kháng nghị kịp thời hoặc kể từ ngày đáo hạn nếu có quy định miễn kháng nghị.

Quyền của những người ký hậu đối với mỗi người ký hậu khác và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày khi người ký hậu tiếp nhận và thanh toán hối phiếu hoặc kể từ ngày khi mà anh ta bị thua kiện.

Ðiều 71:

Việc gián đoạn thời hiệu chỉ có hiệu lực đối với người mà thời hiệu bị gián đoạn đối với người đó.

 

Chương XII. ÐIỀU KHOẢN CHUNG

Ðiều 72:

Việc thanh toán hối phiếu đến hạn vào ngày lễ theo quy định của pháp luật không thể được yêu cầu cho đến ngày làm việc tiếp theo. Cũng như vậy, mọi thủ tục khác liên quan đến hối phiếu, đặc biệt là việc xuất trình để chấp nhận và kháng nghị chỉ có thể được thực hiện vào 1 ngày làm việc.

Nếu thủ tục thanh toán phải được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn cụ thể nhưng ngày cuối cùng lại rơi vào ngày lễ theo quy định của pháp luật thì khoảng thời gian giới hạn sẽ được kéo dài cho đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp ngày hết hạn của thời hạn này. Những ngày lễ xen vào cũng được tính đến.

Ðiều 73:

Giới hạn của thời hạn pháp lý hoặc của hợp đồng không bao gồm ngày mà vào ngày đó thời hạn bắt đầu

Ðiều 74:

Không có những ngày ưu đãi dù cho có quy định của toà án hay của pháp luật

 

PHẦN II: KỲ PHIẾU

Ðiều 75:

Một kỳ phiếu chứa đựng:

  1. Tiêu đề “kỳ phiếu” ghi ở bề mặt của kỳ phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát kỳ phiếu.
  2. Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định.
  3. Thời hạn thanh toán.
  4. Ðịa điểm thanh toán.
  5. Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán.
  6. Ngày và nơi phát hành kỳ phiếu.
  7. Chữ ký của người ký phát kỳ phiếu.

Ðiều 76:

Một kỳ phiếu mà trong đó thiếu một trong những yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ là một kỳ phiếu vô hiệu lực, ngoại trừ những trường hợp được nêu sau đây:

– Một kỳ phiếu mà trong đó không có nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.

– Khi không có nêu rõ ràng địa điểm lập kỳ phiếu, thì địa điểm nơi lập kỳ phiếu được coi là địa điểm thanh toán và đồng thời là nơi cư trú của người lập kỳ phiếu.

– Một kỳ phiếu phiếu mà không có nêu địa điểm lập thì được xem như đã được lập tại nơi được nêu bên cạnh tên của người lập kỳ phiếu.

Ðiều 77

Các quy định sau liên quan đến hối phiếu sẽ được áp dụng cho kỳ phiếu vì các quy định này không mâu thuẫn với bản chất của chúng,

Ký hậu (Ðiều 11 đến Điều 20);

Thời hạn thanh toán (Ðiều 33 đến Điều 37);

Thanh toán (Ðiều 38 đến Điều 42);

Truy đòi do không thanh toán (Ðiều 43 đến Điều 50, Điều 52 đến Điều 54);

Ðại diện thanh toán (Ðiều 55, Điều 59 đến Điều 63);

Các bản sao (Ðiều 67Điều 68);

Sửa đổi (Ðiều 69);

Thời hiệu (Ðiều 70Điều 71);

Ngày lễ, cách tính giới hạn thời gian và giới hạn ngày ưu đãi (Ðiều 72, Điều 73Điều 74).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến hối phiếu thanh toán theo địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại 1 địa phương khác nơi cứ trú của người trả tiền (Ðiều 4Ðiều 27); quy định về tiền lãi (Ðiều 5); sự khác biệt về số tiền thanh toán (Ðiều 6); hậu quả của việc ký theo các điều kiện tại Ðiều 7, hậu quả của việc ký không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền (Ðiều 8); và các quy định liên quan đến hối phiếu để trống (Ðiều 10).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến bảo lãnh (Ðiều 30Điều32); trong trường hợp quy định tại Ðiều 31, đoạn cuối, nếu bảo lãnh không chỉ rõ người đại diện thì được coi là đại diện cho người lập kỳ phiếu.

Ðiều 78:

Người lập lỳ phiếu bị ràng buộc trách nhiệm đối với các phương thức giống như người chấp nhận hối phiếu.

Kỳ phiếu được thanh toán vào một thời gian cụ thể sau khi sau khi nhìn thấy phải được xuất trình cho người lập ký phiếu trong khoảng thời gian được ấn định tại Ðiều 23. Giới hạn thời gian bắt đầu từ ngày được ghi khoảng thời hạn sau khi nhìn thấy.

QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU (URC 522)

(Bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522 )

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA

ĐIỀU 1: Áp dụng các quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522)

  1. a. Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, sửa đổi năm 1995. Số xuất bản 522, của ICC sẽ được áp dụng cho tất cả nhờ thu như đã định nghĩa trong điều 2 khi mà các quy tắc như thế là một bộ phận cấu thành nội dung của “chỉ thị nhờ thu” được nói đến ở điều 4 và ràng buộc tất cả các bên liên quan trừ khi có sự thoả thuận khác rõ ràng hoặc trừ khi trái với các quy định trong luật của địa phương, một bang hay một quốc gia và/ hoặc các quy chế mà không thể bỏ qua được.
  2. b. Các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ phải tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ chỉ thị nhờ thu nào, hoặc các chỉ thị liên quan sau này.
  3. c. Nếu một ngân hàng, vì một lý do nào đó không chịu tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ các chỉ thị liên quan nào mà ngân hàng này nhận được thì ngân hàng này phải cần phải thông báo ngay cho bên ra chỉ thị nhờ thu bằng đường viễn thông, nếu không có thể, thì hoặc bằng các phương tiện khẩn cấp khác.

ĐIỀU 2: Định nghĩa nhờ thu

Nhằm phục vụ cho các điều khoản này

  1. “Nhờ thu” có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như đã định nghĩa ở Điều phụ 2 (b) theo đúng các chỉ thị đã nhận được để:

1.Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc:

2.Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc

3.Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện.

  1. “Các chứng từ” là những chứng từ tài chính và/hoặc những chứng từ thương mại
  2. “Các chứng từ tài chính” là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền.
  3. “Các chứng từ thương mại” gồm các hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn là không phải là các chứng từ tài chính.
  4. “Nhờ thu phiếu trơn” có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ.
  5. “Nhờ thu kèm chứng từ” có nghĩa là nhờ thu:

1.Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương mại;

2.Các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính.

ĐIỀU 3: Các bên tham gia trong nhờ thu

  1. a. Nhằm phục vụ cho các điều khoản này, các bên tham gia bao gồm:

1.”Người nhờ thu” là bên giao uỷ thác nhờ thu cho một ngân hàng;

2.”Ngân hàng chuyển” là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao uỷ thác nhờ thu.

3.”Ngân hàng thu” là bất kỳ một ngân hàng nào mà không phải là ngân hàng chuyển thực hiện quy trình nhờ thu.

4.”Ngân hàng xuất trình” là ngân hàng thu có nhiệm vụ xuất trình chứng từ tới người trả tiền.

  1. b. “Người trả tiền” là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta theo quy định của chỉ thị nhờ thu.

B. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA NHỜ THU

ĐIỀU 4: Chỉ thị nhờ thu

a.1. Mọi chứng từ nhờ thu gửi đi đều phải kèm theo chỉ thị nhờ thu chỉ rõ việc nhờ thu phải theo URC 522 và có những chỉ dẫn đầy đủ và chính xác. Các ngân hàng chỉ được phép hành động theo các chỉ thị đã được quy định trong chỉ thị nhờ thu và phải tuân theo các quy định của Quy tắc này.

a.2. Các ngân hàng sẽ không kiểm tra các chứng từ để thực hiện các chỉ thị.

a.3. Trừ khi có sự uỷ quyền ngược lại trong chỉ thị nhờ thu, các ngân hàng sẽ không tuân theo mọi chỉ dẫn của bất cứ ngân hàng hoặc các bên nào trừ các ngân hàng hoặc các bên đã gửi cho họ chỉ thị nhờ thu.

  1. Một chỉ thị nhờ thu cần có những mục các thông tin tương ứng sau đây:
  2. Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và hay địa chỉ SWIFT, số telex, phone, và fax và số tham chiếu.
  3. Các chi tiết về người nhờ thu: Họ và tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và số telex, điện thoại, và fax, nếu có.
  4. Các chi tiết về người trả tiền: Họ tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện hoặc địa chỉ nơi xuất trình chứng từ hoặc số telex, phone, fax, nếu có.
  5. Chi tiết về ngân hàng xuất trình nếu có: Tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và số telex, phone, fax nếu có.
  6. Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.
  7. Danh sách các chứng từ gửi kèm và số thứ tự của từng chứng từ.
  8. a. Điều kiện thanh toán hoặc chứng từ thanh toán.
  9. Điều kiện giao chứng từ khi:
  10. Thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán.
  11. Các điều kiện khác được thực hiện.

Trách nhiệm của các bên đã đưa ra chỉ thị nhờ thu phải đảm bảo rằng các điều kiện chuyển giao các chứng từ phải được tuyên bố rõ ràng và không mơ hồ, ngược lại các ngân hàng sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào phát sinh từ điều đó.

  1. Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ hoặc là phải được nhờ thu hay là bỏ qua.
  2. Tiền lãi sẽ được thu nếu có, cần chỉ rõ hoặc là có được thu hay là bỏ qua, bao gồm:
  3. Lãi suất
  4. Thời gian tính lãi.
  5. Cơ sở tính toán (Ví dụ một năm là 360 ngày hay 365 ngày)
  6. Phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán.
  7. Các trường hợp chỉ dẫn không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán và/hoặc không tuân theo các chỉ dẫn khác.

c.1. Các chỉ dẫn nhờ thu phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ người trả tiền hoặc nơi xuất trình chứng từ. Nếu địa chỉ không đầy đủ hoặc sai thì ngân hàng thu có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp nhưng không chịu trách nhiệm về phía mình.

c.2. Ngân hàng thu sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ sự chậm chễ nào do địa chỉ cùng cấp không đầy đủ, không đúng gây ra.

C. HÌNH THỨC XUẤT TRÌNH

ĐIỀU 5: Xuất trình chứng từ

  1. Nhằm phục vụ cho các điều này việc xuất trình là một thủ tục mà ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền người trả tiền như đã chỉ thị.
  2. Trong chỉ thị nhờ thu cần ghi chính xác khoảng thời gian mà trong quãng thời gian đó người trả tiền phải thực hiện thanh toán.

Các từ như: “Thứ nhất”, “Ngay”, “Lập tức” và các từ tương tự không nên dùng có liên quan đến việc xuất trình hoặc dẫn chiếu đến bất cứ thời hạn nào mà trong thời hạn đó chứng từ phải được tiếp nhận hoặc đối với bất cứ hành động nào mà người trả tiền phải thực hiện. Nếu những từ như thế được sử dụng thì ngân hàng sẽ không xem xét đến.

  1. Các chứng từ xuất trình chứng từ tới người trả tiền phải nguyên vẹn như lúc nhận, trừ khi các ngân hàng được phép dán vào đó bất cứ con tem cần thiết nào với chi phí do người nhờ thu phải gánh chịu, trừ khi có chỉ thị ngược lại, và ngân hàng tiến hành bất cứ ký hậu cần thiết nào hay đóng bất cứ dấu cao su nào hoặc mọi dấu hiệu khác hoặc các ký hiệu do tập quán hoặc theo yêu cầu của nghiệp vụ nhờ thu.
  2. Để thực hiện có hiệu quả của việc nhờ thu, ngân hàng chuyển sẽ dùng ngân hàng do người nhờ thu chỉ thị để làm ngân hàng thu tiền. Trong trường hợp không có sự chỉ định như thế, thì ngân hàng chuyển có thể dùng bất kỳ ngân hàng nào của chính mình hoặc chọn một ngân hàng khác ở nước trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hoặc ở một nước mà ỏ đó các điều kiện nhờ thu tỏ ra phù hợp.
  3. Các chứng từ và chỉ thị nhờ thu có thể do ngân hàng chuyển gửi trực tiếp cho ngân hàng thu hoặc qua một ngân hàng khác làm trung gian.
  4. Nếu ngân hàng chuyển không chỉ định một ngân hàng xuất trình nào xuất trình riêng biệt thì ngân hàng thu sẽ tự chọn một ngân hàng xuất trình.

ĐIỀU 6: Trả ngay/ chấp nhận

Trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán khi xuất trình thì ngân hàng xuất trình phải xuất trình không chậm chễ để được thanh toán ngay.

Trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán kỳ hạn mà không phải là trả ngay thì ngân hàng xuất trình, nếu yêu cầu chấp nhận thanh toán, phải ngay lập tức xuất trình chứng từ để được chấp nhận thanh toán và nếu yêu cầu thanh toán trước khi hối phiếu hết kỳ hạn.

ĐIỀU 7: Trao các chứng từ thương mại

Chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ (D/A) ngược lại với

Thanh toán đổi lấy chứng từ (D/P)

  1. Nếu các nhờ thu không bao gồm các hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày trong tương lại thì các chỉ thị nhờ thu phải quy định rằng các chứng từ thương mại phải được giao khi nhận được thanh toán.
  2. Nếu nhờ thu bao gồm một hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày trong tương lai thì chỉ thị nhờ thu phải ghi rõ chứng từ thương mại hoặc sẽ được giao cho người trả tiền để chấp nhận thanh toán (D/A) hay thanh toán ngay (D/P).

Nếu không có quy định như thế thì chứng từ thương mại sẽ chỉ được giao khi thanh toán (D/P) và ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào phát sinh do bất cứ sự chậm trễ nào trong việc trao chứng từ.

  1. Nếu nhờ thu bao gồm một hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày trong tương lai và chỉ thị nhờ thu quy định chứng từ thương mại sẽ được xuất trình khi thanh toán thì chứng từ chỉ được giao khi được thanh toán như thế và ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm chễ nào trong việc trao chứng từ.

ĐIỀU 8: Việc tạo lập chứng từ

Khi ngân hàng chuyển chỉ thị rằng hoặc là ngân hàng thu hoặc là người trả tiền sẽ phải tạo lập chứng từ (hối phiếu, kỳ phiếu, biên lai tin khác, thư cam kết hoặc các chứng từ khác) mà không có trong nhờ thu thì hình thức và lời văn cho những chứng từ như thế sẽ do ngân hàng chuyển quy định, ngược lại, ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm về hình thức và lời văn của bất kỳ chứng từ nào do người trả tiền và/hoặc ngân hàng thu cấp.

  1. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM

ĐIỀU 9: Sự thiện chí và sự cẩn thận hợp lý

Các ngân hàng sẽ hành động với sự thiện chí và sự cẩn thận hợp lý.

ĐIỀU 10: Các chứng từ đối với hàng hoá/ Dịch vụ/ Các thực hiện

  1. Hàng hóa không được gửi trực tiếp đến địa chỉ của một ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc được chuyển theo lệnh của một ngân hàng mà không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó.

Tuy vậy, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc chuyển theo lệnh của một ngân hàng để trao cho người trả tiền khi họ thanh toán hoặc khi họ chấp nhận thanh toán hoặc khi những điều kiện khác được thực hiện mà không có sự thoả thuận khác hoặc không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó thì ngân hàng đó sẽ không có nghĩa vụ nhận hàng và rủi ro, trách nhiệm đối với hàng hoá vẫn thuộc về người gửi hàng.

  1. Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo hiểm hàng hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong từng trường hợp. Dù cho có điều khoản ở Điều 1 (c), quy định này được áp dụng ngay cả khi không có bất cứ thông báo cụ thể nào về vấn đề này của ngân hàng thu.
  2. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hoá, dù có chỉ thị hay không, các ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/hoặc tình cảnh của hàng hoá và/hoặc về mọi hành động và/hoặc về thiếu sót của bất kỳ bên thứ ba nào được uỷ nhiệm lưu kho và hoặc bảo vệ hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng thu phải thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu về bất kỳ hành động nào thuộc loại này.
  3. Mọi lệ phí và hoặc chi phí của các ngân hàng có liên quan tới bất cứ hành động nào trong việc bảo vệ hàng hoá sẽ do bên gửi chỉ thị nhờ thu gánh chịu.

e.1. Dù cho có điều khoản trong Điều 10(a) nếu hàng hoá được gửi đến hoặc gửi theo lệnh của ngân hàng thu và người trả tiền đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc các điều kịên khác đã được thực hiện và ngân hàng thu bố trí việc giao hàng, thì ngân hàng chuyển sẽ phải cho phép ngân hàng thu làm như vậy.

  1. Theo chỉ dẫn của ngân hàng chuyển hoặc theo Điều phụ 10(e)1, ngân hàng thu sắp xếp việc giao hàng thì ngân hàng chuyển sẽ hoàn trả mọi chi phí và thiệt hại mà ngân hàng thu đã chịu

ĐIỀU 11: Sự miễn trách đối với hành động của một bên ra chỉ thị

  1. Các ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác hoặc các ngân hàng khác nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ thị của người nhờ thu thì mọi chi phí và sự rủi ro đó sẽ do người nhờ thu gánh chịu.
  2. Các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm gì nếu những chỉ thị nhờ thu mà họ chuyển không được thực hiện, thậm chí ngay cả khi bản thân họ lựa chọn các ngân hàng đó.
  3. Một bên chỉ thị cho bên khác thực hiện dịch vụ sẽ bị ràng buộc và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ và trách nhiệm mà luật lệ và tập quán nước ngoài áp đặt đối với bên nhận chỉ thị.

ÐIỀU 12. Miễn trách đối với chứng từ nhận được.

  1. Các ngân hàng phải xác định rằng các chứng từ nhận được đều được liệt kê trong bản chỉ thị nhờ thu và phải thông báo bằng đường viễn thông hoặc nếu không thể thì bằng các phương tiện hoả tốc, không chậm chễ cho bên đã gửi chỉ thị nhờ thu về bất kỳ một chứng từ nào bị thiếu hay khác với bản liệt kê. Về việc này các ngân hàng không có nghĩa vụ gì thêm.
  2. Nếu các chứng từ không được liệt kê trong bản chỉ thị nhờ thu thì ngân hàng chuyển sẽ không liên can đến tranh chấp về loại và số lượng các chứng từ giao cho ngân hàng thu.
  3. Theo Ðiều phụ 5(c) và 12 (b) ở trên, các ngân hàng sẽ xuất trình các chứng từ như đã nhận mà không phải kiểm tra gì thêm.

ĐIỀU 13: Sự miễm trách về hiệu lực của các chứng từ

Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm gì đối với hình thức, độ đầy đủ, chính xác, độ chân thật hay giả dối, hoặc hiệu lực pháp lý của bất kỳ chứng từ nào, hoặc đối với các điều kiện chung và/hoặc riêng quy định cho các chứng từ hoặc kèm theo chúng, họ cũng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm đối với việc mô tả số lượng, chất lượng, trọng lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự tồn tại của hàng hóa thể hiện trong bất kỳ chứng từ nào, hoặc đối với sự thiện chí hoặc các hành vi và hoặc sự thiếu sót, khả năng trả nợ sự thực hiện nghĩa vụ hay sự tín nhiệm của những người gửi, những người vận chuyển, những người giao nhận, những người nhận hàng hay người bảo hiểm hàng hoá, hoặc đối với bất kỳ ai khác

ĐIỀU 14: Sự miễn trách về việc chậm trễ, mất mát trong vận chuyển và dịch thuật

  1. Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc chậm trễ và/hoặc việc mất mát các thư từ trong việc vận chuyển bất cứ các điện tín, các thư từ, các chứng từ nào hoặc đối với việc chậm trễ, cắt xén hay các sai sót khác phát sinh trong quá trình chuyển bất cứ điện tín nào hoặc đối với các lỗi trong dịch thuật và/hoặc giải thích đối với các thuật ngữ.
  2. Các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm đối với bất cứ sự chậm trễ nào gây ra bởi sự cần thiết phải làm sáng tỏ các chỉ thị nhờ thu được nhận.

ĐIỀU 15. Trường hợp bất khả kháng

Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn vì thiên tai, bạo loạn, dân biến, sự nổi dậy, chiến tranh hay bất kỳ nguyên nhân nào nằm ngoài sự kiểm soát của họ, hoặc đối với hậu quả của đình công, bế xưởng.

  1. THANH TOÁN

ĐIỀU 16: Thanh toán không chậm trễ

  1. Số tiền thu được (trừ đi các cước phí và/hoặc các ứng chi và/hoặc chi phí nếu có) phải giao ngay cho bên đã nhận bản chỉ thị nhờ thu phù hợp với các điều kiện ghi trong bản điều kiện nhờ thu này.
  2. Dù cho có quy định trong Điều phụ 1(c), và trừ khi có sự thoả thuận ngược lại, ngân hàng thu sẽ chỉ thanh toán số tiền thu được cho ngân hàng chuyển.

ĐIỀU 17: Thanh toán bằng tiền địa phương

Trong trường hợp các chứng từ có thể thanh toán bằng tiền của nước trả tiền (tiền địa phương), ngân hàng xuất trình phải giao các chứng từ cho người trả tiền khi họ thanh toán bằng tiền địa phương chỉ khi nào khoản tiền đó đã có sẵn để trả ngay bằng phương thức thanh toán quy định trong bản chỉ thị nhờ thu, trừ khi có sự chỉ dẫn ngược lại trong chỉ thị nhờ thu.

ĐIỀU 18: Thanh toán bằng ngoại t

Trong trường hợp chứng từ có thể thanh toán bằng đồng tiền không phải là đồng tiền của nước trả tiến (ngoại tệ) thì ngân hàng xuất trình phải giao chứng từ cho người trả tiền khi họ thanh toán bằng một ngoại tệ đã thoả thuận chỉ khi nếu khoản ngoại tệ này có thể được chuyển ngay theo các chỉ dẫn trong bản chỉ dẫn nhờ thu, trừ khi có sự chỉ dẫn ngược lại trong chỉ thị nhờ thu.

ĐIỀU 19: Thanh toán từng phần

  1. Đối với các nhờ thu phiếu trơn, việc thanh toán từng phần có thể được chấp nhận nếu như và ở mức độ và theo các điều kiện mà việc thanh toán từng phần được luật pháp hiện hành nơi thanh toán cho phép. Các chứng từ tài chính sẽ chỉ được giao cho người trả tiền khi người này mới thanh toán toàn bộ.
  2. Đối với các nhờ thu kèm chứng từ thanh toán từng bộ phận chỉ có thể được chấp nhận nếu như có sự cho phép đặc biệt ghi trong bản chỉ thị nhờ thu. Tuy nhiên ngân hàng xuất trình sẽ giao các chứng từ cho người trả tiền chỉ khi nào sẽ thanh toán toàn bộ, trừ khi có quy định khác, và ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm đối với hậu quả, nếu có phát sinh từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ.
  3. Trong mọi trường hợp thanh toán từng phần sẽ chỉ được chấp nhận khi phải tuân theo hoặc là các điều khoản trong Điều 17 và/hoặc là Điều 18.

Nếu được chấp thuận, thanh toán từng phần sẽ được chấp hành theo các điều khoản của Điều 16.

  1. TIỀN LÃI, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ

ĐIỀU 20: Tiền lãi

  1. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định sẽ phải thu lãi nhưng người trả tiền không chịu trả lãi thì ngân hàng xuất trình có thể giao chứng từ khi được thanh toán hoặc khi được chấp nhận thanh toán và khi các điều kiện khác được thực hiện nếu là trường hợp cần thiết mà không cần thu lãi, trừ khi áp dụng cho Điều 20(c).
  2. Nếu tiền lãi như thế sẽ phải thu được thì bản chỉ thị nhờ thu cần ghi rõ lãi suất, thời gian tính và cơ sở tính toán.
  3. Nếu bản chỉ thị nhờ thu nói rõ không bỏ qua tiền lãi mà người trả tiền từ chối thanh toán tiền lãi đó thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao các chứng từ và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm chễ nào trong việc giao chứng từ.

Khi việc thanh toán tiền lãi đã bị từ chối, ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đến bằng đường viễn thông hoặc nếu không thể, bằng bất kỳ phương tiện hoả tốc nào.

ÐIỀU 21:Lệ phí và các chi phí

  1. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi lệ phí và chi phí nhờ thu là do người trả tiền chịu và người này lại từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình có thể giao các chứng từ khi được thanh toán hay khi được chấp nhận thanh toán hoặc khi các điều kiện khác được thực hiện nếu là cần thiết, không cần thu lệ phí và chi phí, trừ khi Ðiều 21 (b) được áp dụng.

Nếu các chi phí và/hoặc lệ phí nhờ thu như thế phải thu thì bên đưa ra chỉ thị nhờ thu sẽ chịu những chi phí này hoặc có thể trừ vào số tiền thu được.

  1. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định rõ ràng là các chi phí và lệ phí không có thể bỏ qua và người trả tiền từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao chứng từ và không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào sinh ra từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ. Khi việc thanh toán chi phí và lệ phí nhờ thu này bị từ chối thì ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay bằng đường viễn thông hoặc nếu không thể bằng phương tiện hoả tốc khác cho ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu đến.
  2. Trong mọi trường hợp, nếu các điều kiện của chỉ thị nhờ thu nói rõ hoặc theo bản quy tắc này, mọi chi phí và tiền ứng chi cho người nhờ thu gánh chịu thì ngân hàng thu sẽ có quyền thu hồi ngay các khoản tiền chi phí có liên quan đến tiền ứng chi, lệ phí và các chi phí từ ngân hàng để gửi chỉ thị nhờ thu và Ngân hàng chuyển sẽ có quyền thu hồi lại ngay từ người nhờ thu bất cứ số tiền nào đã trả cùng với các lệ phí, chi phí và tiền ứng chi tương ứng, không cần biết đến kết quả nhờ thu như thế nào.
  3. Các ngân hàng có quyền đòi thanh toán trước những lệ phí và chi phí đối với bên đã gửi chị thị nhờ thu để trả những chi phí nhằm để thực hiện bất cứ các chỉ thị nào và khi chưa nhận được sự thanh toán trước này thì họ có quyền không thực hiện các chỉ thị nhờ thu này.
  4. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

ĐIỀU 22: Chấp nhận thanh toán

Ngân hàng xuất trình có trách nhiệm xem xét hình thức chấp nhận thanh toán một hối phiếu có đầy đủ và đúng đắn hay không , nhưng lại không có trách nhiệm đối với tính xác thực của bất cứ chữ ký nào hoặc với sự uỷ quyền của bất cứ bên ký nào để ký nhận.

ĐIỀU 23: Kỳ phiếu và phương tiện khác

Ngân hàng xuất trình không có trách nhiệm đối với tính xác thực của bất cứ chữ ký nào có đối với sự uỷ quyền của bất cứ bên ký nào để ký một kỳ phiếu, hoá đơn thu tiền hay các phương tiện khác

ĐIỀU 24: Kháng nghị

Bản chỉ thị nhờ thu cần có những chỉ thị cụ thể về kháng nghị (hoặc bất kỳ quá trình tố tụng liên quan nào), về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.

Nếu không có những chỉ thị này, những ngân hàng liên quan đến nhờ thu sẽ không có nghĩa vụ phải có các chứng từ kháng nghị việc không thanh toán hoặc không chấp nhận.

Bất cứ các chi phí và hoặc lệ phí của các ngân hàng có liên quan đến kháng nghị đó hoặc các tố tụng pháp lý khác sẽ bên gửi chỉ thị nhờ thu phải gánh chịu.

ĐIỀU 25: Người đại diện khi cần thiết

Nếu người nhờ thu chỉ định một người đại diện khi cần thiết phòng trường hợp không thanh toán và hoặc không chấp nhận thanh toán thì quyền hạn của người đại diện phải được ghi rõ trong bản chỉ thị nhờ thu, nếu không, các ngân hàng không chấp nhận bất cứ một chỉ thị nào của người này.

ĐIỀU 26. Thông báo

Các ngân hàng thu cần thông báo sự kiện theo các quy định sau:

  1. Hình thức thông báo

Mọi thông báo hoặc thông tin từ ngân hàng thu gửi đến ngân hàng đã gửi chỉ thị nhừ thu trong mọi trường hợp đều phải ghi mọi chi tiết thích đáng bao gồm số tham chiếu của ngân hàng gửi lệnh nhờ thu đã được ghi trong chỉ thị nhờ thu.

b.Phương pháp thông báo

Ngân hàng chuyển sẽ có trách nhiệm chỉ dẫn ngân hàng thu về phương pháp thông báo được nói rõ trong mục (c) 1, (c) 2, và (c) 3 dưới đây. Nếu không có chỉ dẫn này thì ngân hàng thu sẽ gửi những thông báo tương ứng bằng phương pháp tự chọn với chi phí của ngân hàng gửi chỉ thị nhờ thu.

c.1. Thông báo thanh toán

Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về thanh toán đến ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu, nói rõ số tiền hoặc các số tiến thu được, các chi phí và/hoặc tiền ứng chi và hoặc các lệ phí đã khấu trừ, nếu có, và phương pháp chuyển tiền còn lại.

c.2. Thông báo việc chấp nhận thanh toán

Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu tới.

c.3. Thông báo việc không thanh toán hay/ và không chấp nhận thanh toán

Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không thanh toán khác và/hoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu.

Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán và/hoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu.

Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến, ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.

 

 

TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO THƯ TÍN DỤNG PHÁT HÀNH SỐ 681 (ISBP 681 2007 ICC)

  1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG………………………………………………………………………………………………………………………………… 48
  2. HỐI PHIẾU VÀ CÁCH TÍNH NGÀY ĐÁO HẠN………………………………………………………………………………………………………. 50

III. HÓA ĐƠN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 51

  1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI DÙNG CHO ÍT NHẤT HAI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU………………………….. 52
  2. VẬN TẢI ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU………………………………………………………………………………………………………. 54
  3. CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG……………………………………………………………………………………………………………………. 56

VII.CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG SÔNG………………………………………………………. 57

VIII. TÌM HIỂU VỀ CHỨNG TỪ BẢO HIỂM………………………………………………………………………………………………………………. 58

  1. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ…………………………………………………………………………………………………………………………….. 59


TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO THƯ TÍN DỤNG PHÁT HÀNH SỐ 681 (ISBP 681-2007 ICC)

  1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
  2. Các chữ viết tắt:

“LtD”  – “Limited”

“IntL” – “International”

“Co.”   – “Company”

“kgs”   – “Kilos”

“Ind”   – “Industry”

“mfr”   – “manufacturer”

“mt”    – “metric tons”

  1. Những chứng nhận và lời khai

Một sự chứng nhận và lời khai hoặc các từ tương tự có thể là:

-Một chứng từ riêng biệt

-Một sự chứng nhận hoặc lời khai trong chứng từ khác do thư tín yêu cầu.

  1. Những sửa chữa và thay đổi
  2. Những sửa chữa và thay đổi hoặc số liệu trong chứng từ mà không phải do người thụ hưởng tạo lập thì phải có xác nhận của người phát hành chứng từ hoặc người được phát hành ủy quyền thực hiện. Đồng thời việc xác nhận, chứng thực đó phải thể hiện rõ chữ ký, tên của người tiến hành chứng thực; nếu không phải chỉ rõ tư cách của người chứng thực đó.
  3. Nếu những sửa chữa và thay đổi trong các chứng từ do bản thân người thụ hưởng phát hành thì không phải chứng thực, xác nhận (trừ hối phiếu).
  4. Nếu một chứng từ có nhiều sửa chữa và thay đổi thì có thể xác nhận một cách riêng lẻ hoặc là xác nhận chung gắn liền với các sửa chữa tương ứng.
  5. Ngày tháng
  6. Các hối phiếu, chứng từ vận tải, các chứng từ bảo hiểm đều phải ghi rõ ngày tháng. Ngoài ra các chứng từ khác có yêu cầu ghi ngày thàng hay không sẽ phụ thuộc vào tính chất và nội dung chúng từ đó.
  7. Tùy thuộc vào Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ xác minh việc giám định trước khi giao hàng hay sau khi giao hàng mà các chứng từ bao gồm: giấy chứng nhận phân tích, giấy chứng nhận giám định phải chỉ rõ ra công việc giám định được thực hiện trước, trong hay sau ngày giao hàng.
  8. Nếu ngày tạo lập sớm hơn ngày ký thì ngày ký được coi là ngày xác nhận chứng từ.
  9. Từ “ within” khi dùng liên quan đến một ngày không bao gồm ngày đó trong thanh toán kỳ hạn.
  10. Các ngày tháng có thể diễn giải theo các hình thức khác nhau.Ví dụ: the 12th of November 2007, 12 Nov 2007,…
  11. Các chứng từ mà các điều kiện về vận tải trong UCP 600 không điều chỉnh
  12. Một số chứng từ có liên quan đến vận tải hàng hóa như: Lệnh giao hàng, biên lai nhận hàng của người giao nhận,… nhưng không phải là chứng từ đề cập trong các điều từ 19 đến 25 của UCP 600 thì sẽ được kiểm tra theo cách thức chung như các chứng từ khác mà UCP 600 không có điều chỉnh.
  13. Các bản sao các chứng từ vận tải không được coi như chứng từ vận tải thực sự trong các Điều 19 – 25 và 14(c) của UCP 600. Nếu như Thư tín dụng chấp nhận các bản sao thì Thư tín dụng đó phải quy định chi tiết rõ ràng.
  14. Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP 600

Theo tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế:

  1. “Chứng từ gửi hàng” là tất cả các chứng từ do Thư tín dụng yêu cầu(trừ Hối phiếu).
  2. “Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là chứng từ xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng nhưng phải xuất trình không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình quy định trong Thư ín dụng.
  3. “Chứng từ bên thứ ba có thể chấp nhận” là tất cả các chứng từ kể cả hóa đơn, trừ hối phiếu có thể ký phát bởi một bên mà bên đó không phải người thụ hưởng. Nếu ý định của ngân hàng phát hành là cho phép chứng từ vận tải có thể thể hiện người gửi hàng mà không phải là người thụ hưởng thì điều khoản này không cần thiết bởi vì Điều khoản 14(k) UCP 600 đã cho phép.
  4. “Nước xuất khẩu” là nước mà tại đó người thụ hưởng cư trú hoặc là nước xuất xứ của hàng hóa, hoặc là nước mà người chuyên chở nhận hàng hoặc là nước mà tại đó hàng được gửi đi.
  5. Người phát hành chứng từ

Tùy theo yêu cầu của Thư tín dụng rằng có hay không: một chứng từ là phải do một tổ chức hay một cá nhân đích danh phát hành. Nếu có thì nó được thể hiện bằng cách: sử dụng tiêu đề trên chứng từ, hay chứng từ phải thể hiện là đã được lập hoặc ký bởi hoặc thay mặt tổ chức hoặc cá nhân đích danh đó.

  1. Ngôn ngữ

Các chứng từ do người thụ hưởng phát hành phải bằng ngôn ngữ của Thư tín dụng. Nếu Thư tín dụng quy định có thể chấp nhận hai hay nhiều ngôn ngữ thì ngân hàng chỉ định khi thông báo Thư tín dụng có thể hạn chế số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết trong Thư tín dụng hoặc xác nhận.

  1. Tính toán

Các ngân hàng chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng giá trị so với Thư tín dụng và chứng từ khác.

  1. Lỗi chính tả hoặc đánh máy

Nếu lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm ảnh hưởng đến nghĩa của từ hoặc của câu thì có thể chấp nhận được. Ví dụ : “mashine” thay vì “machine”, “foutain pen” thay vì “fountain pen”… Nhưng “model 123” thay vì “model 321” thì không được.

  1. Các chứng từ nhiều trang và kèm theo hoặc các phụ lục
  2. Trừ khi Thư tín dụng quy định hoặc một chứng từ quy định khác, các trang được gắn kết tự nhiên với nhau, đánh số liên tiếp nhau hoặc phải có chỉ dẫn tham khảo bên trong. Nếu chứng từ có nhiều trang, thì nó phải có khả năng xác nhận các trang đó là bộ phận của cùng một chứng từ.
  3. Nếu Thư tín dụng hoặc bản thân chứng từ không quy định nơi phải ký hoặc ký hậu trên chứng từ gồm nhiều trang thì thông thường chữ ký phải ở trên trang đầu hoặc trang cuối của chứng từ.
  4. Bản gốc và bản sao
  5. Các chứng từ được phát hành hơn một bản gốc trên bề mặt có thể ghi chú: “Bản gốc đầu tiên”, “Hai bản gốc như nhau”, “Bản gốc thứ nhất”, …
  6. Số lượng bản gốc xuất trình ít nhất phải bằng số lượng mà Thư tín dụng yêu cầu, hoặc nếu chứng từ tự chỉ rõ phát hành bao nhiêu bản gốc thì số lượng phải bằng số lượng đã ghi trên chứng từ.
  7. Nếu Thư tín dụng không yêu cầu rõ ràng bản gốc hay bản sao thì có thể hiểu như một số trường hợp sau:

– “Hóa đơn”, “Một hoá đơn” hoặc “Hóa đơn một bản” thì phải hiểu là yêu cầu một bản gốc hóa đơn.

– “Hóa đơn 4 bản” thì phải hiểu ít nhất 1 bản gốc hóa đơn và số còn lại là bản sao.

– “Một bản hóa đơn” thì phải hiểu hoặc là một bản sai, hoặc là một bản gốc hóa đơn.

  1. Trong trường hợp bản gốc không được chấp nhận để thay cho một bản sao, thì Thư tín dụng phải cấm dùng bản gốc.
  2. Các bản sao của chứng từ không cần thiết phải ký.
  3. Ký mã hiệu
  4. Nếu Thư tín dụng quy định chi tiết về ký mã hiễu thì các chứng từ đề cập để ký mã hiệu phải ghi những chi tiết đó, nhưng thông tin bổ sung có thể chấp nhận, miễn là nó không mâu thuẫn với các điều khoản của Thư tín dụng.
  5. Nếu chứng từ vận tải sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng container đôi khi chỉ ghi số container dưới đầu đề “ký mã hiệu”. Các chứng từ khác lại ghi mã hiệu chi tiết thì điều này cũng không coi là có sự mâu thuẫn, có thể chấp nhận được.
  6. Các chữ ký
  7. Các hối phiếu, các giấy chứng nhận, các tờ khai, các chứng từ vận tải và chứng từ bảo hiểm đều phải được ký phù hợp với quy định của UCP 600.
  8. Nếu nội dung của một chứng từ chỉ ra rằng phải ký thì mới có giá trị thì chứng từ phải được ký.
  9. Chữ ký có thể bằng tay, bằng Fax, bằng đục lỗ, bằng đóng dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện điện tử hay cơ khí chân thực nào đều có giá trị.
  10. Chữ ký trên tờ giấy có tiêu đề của công ty sẽ được coi là chữ ký của chính công ty đó, trừ khi có quyết định khác. Tên công ty không cần thiết phải nhắc lại bên cạnh chữ ký.
  11. Tên của các chứng từ và chứng từ kết hợp
  12. Các chứng từ có thể được đặt tên theo yêu cầu của Thư tín dụng, mang 1 tên tương tự hoặc không có tên và nội dung của nó phải thể hiện được chức năng của chứng từ.
  13. Các chứng từ được liệt kê trong Thư tín dụng phải được xuất trình như các chứng từ riêng biệt.

 

  1. HỐI PHIẾU VÀ CÁCH TÍNH NGÀY ĐÁO HẠN
  2. Thời hạn
  • Thời hạn: Phải phù hợp với các điều kiện trong L/C.
  1. Nếu một hối phiếu được ký phát có thời hạn, thì ngày đáo hạn của nó phải được xác định từ bản thân hối phiếu đó.
  2. Nếu L/C quy định hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ ngày vận tải đơn. Nếu ngày vận tải đơn là 7/7/2007, thì thời hạn

-60 ngày sau ngày vận tải đơn 7/7/2007

-60 ngày sau ngày 7/7/2007

-5/9/2007

+…\

  1. c) Nếu Thời hạn là xxx ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hang bốc lên tàu được coi là ngày vận tải đơn, ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày vận tải đơn.
  2. d) Cách tính ngày đáo hạn là ngày tiếp theo, ví dụ 10 ngày sau ngày 1/3 là ngày 11/3.
  3. e) Nếu một vận tải đơn thể hiện nhiều ghi chú bốc hàng lên tàu xuất trình theo một L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày sớm nhất được dùng để tính ngày đáo hạn. Vd:L/C yêu cầu giao hàng ở cảng ở Việt Nam, và vận tải đơn ghi chú hàng đã bốc lên tàu A từ cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) ngày 1/5 và lên tàu B ở cảng Hải Phòng ngày 15/5, thì hối phiếu sẽ được tính là 60 ngày sau ngày 1/5.
  4. f) Nếu L/C yêu cầu hối phiếu ký phát và nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một hối phiếu, thì ngày vận tải đơn cuối cùng được dung để tính ngày đáo hạn.
  • Các chứng từ vận tải khác cũng áp dụng nguyên tắc như vậy.
  1. Ngày đáo hạn
  • Nếu một hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể thì nó phải phù hợp trong L/C.
  • Nếu một hối phiếu được ký phát xxx ngày sau ngày xuất trình:
  1. a) Chừng từ phù hợp hay không phù hợp nhưng ngân hàng trả tiền không thông báo từ chối, thì Ngày đáo hạn là xxx ngày từ ngày ngân hàng này nhận được chứng từ.
  2. b) Nếu ngân hàng trả tiền từ chối và sau đó chấp nhận thì Ngày đáo hạn là xxx ngày là muộn nhất sau ngày ngân hàng này chấp nhận hối phiếu.
  • Ngân hàng trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình, việc tính Ngày đáo hạn cũng sẽ áp dụng với L/C thanh toán về sau.
  1. Ngày ngân hàng, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm.
  • Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi mà hối phiếu hoặc các chứng từ đòi tiền, miễn là trong ngày làm viêc của ngân hàng, nếu ngoài thì sẽ là ngày làm việc đầu tiên sau ngày đến hạn.
  1. Ký hậu

Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết.

  1. Số tiền

Tên bằng chữ và số phải bằng nhau, ghi bằng đơn vị tiền tệ trong L/C.

Phù hợp với hóa đơn, nếu lớn hơn thì phải có sự đồng ý giữa các bên liên quan

  1. Hối phiếu được ký phát như thế nào

Hối phiếu phải được ký phát đòi tiền bên đã được quy định trong L/C

Người thụ hưởng ký phát.

  1. Hối phiếu đòi tiền người yêu cầu
  2. Các sữa chữa và thay đổi

Sữa chữa và thay đổi nếu có thì phải được người ký phát ký xác nhận

Nếu ngân hàng ghi chú trong L/C về việc không cho phép sữa chữa trong L/C thì việc sữa chữa và thay đổi không được chấp nhận ngay cả khi được người ký phát xác nhận.

 

III. HÓA ĐƠN

  1. Định nghĩa

Một Thư tín dụng yêu cầu 1 “hóa đơn” mà không giải thích thêm thì bất cứ các loại hóa đơn nào xuất trình đều có thể đáp ứng yêu cầu. Ví dụ: hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan, … Tuy nhiên hóa đơn “tạm thời”, “chiếu lệ” hoặc tương tự là không được chấp nhận.

  1. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện và những yêu cầu chung có liên quan đến hóa đơn.

Mô tả hàng hóa dịch vụ và các thực hiện trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả trong Thư tín dụng.

Mô tả hàng hóa dịch vụ và các thực hiện trong hóa đơn phải phản ánh hàng hóa nào thực sự đã được giao hoặc đã được cung ứng. 1 hóa đơn mô tả toàn bộ hàng hóa như qui định trong Thư tín dụng sau đó ghi rõ là nhưng hàng nào đã được giao, cũng có thể chấp nhận được.

Một hóa đơn phải kê khai giá trị hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ hoặc các thực hiện đã được cung ứng. Đơn giá, nếu có, và đồng tiền ghi trong hóa đơn phải phù hợp với đồng tiền trong Thư tín dụng. Hóa đơn phải thể hiện mọi chiết khấu và giảm giá đã được yêu cầu trong thư tín dụng.

Nếu điều kiện thương mại là 1 bộ phận của mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng hoặc được ghi gắn liền với số tiền, thì hóa đơn phải ghi rõ điều kiện thương mại đó và nếu mô tả hàng hóa chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại, thì nó phải chỉ rõ nguồn của các thương mại đó.

Trừ khi Thư tín dụng yêu cầu, hóa đơn không cần thiết phải ký và ghi ngày.

Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hóa kê khai trong hóa đơn không mâu thuẫn với kê khai trong chứng từ khác.

Hóa đơn không được thực hiện:Nếu giao hàng hóa vượt quá hoặc không được yêu cầu trong Thư tín dụng. Ví dụ: hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo thì hóa đơn không được thể hiện điều đó, ngay cả khi nói rõ là miễn phí.

Số lượng hàng hóa yêu cầu trong thư tín dụng có thể thay đổi trong 1 dung sai +/- 5% (ngoại trừ những Thư tín dụng qui định số lượng không được tăng hoặc giảm; hoặc đơn vị tính là bao, gói …). Một sự thay đổi tăng lên +5% về số lượng hàng hóa không cho phép số tiền thanh toán vượt quá số tiền của Thư tín dụng.

Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, thì dung sai kém 5% trên số tiền của hóa đơn là được chấp nhận. Nếu Thư tín dụng không qui định số lượng thì hóa đơn coi như thanh toán cho toàn bộ số lượng.

Nếu Thư tín dụng yêu cầu giao hảng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch trình giao hàng.

  1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI DÙNG CHO ÍT NHẤT HAI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU

Áp dụng điều 19 UCP 600

Phần này cho biết:

Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau gọi là Chứng Từ Vận Tải Liên Hợp hoặc Đa Phương Thức; chỉ rõ rằng nó dùng để chuyên chở hàng từ nơi nhận hàng để chở hoặc từ cảng biển, sân bay hoặc từ nơi xếp hàng tới nơi đến cuối cùng quy định trong Thư tín dụng. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình chúng từ này thì sẽ áp dụng Điều 19 UCP 600. Khi đó, trong chứng từ không cần phải đề cập đến phương tiện vận tải chở nhưng cấm không được ghi là việc giao hàng chỉ do một phương thức vận tải thực hiện.

Thuật ngữ “chứng từ vận tải đa phương thức” và thuật ngữ “chứng từ vận tải liên hợp” là như nhau.

Một chứng từ không cần phải có tiếu đề “chứng từ vận tải đa phương thức” hoặc “chứng từ vận tải liên hợp” theo Điều 19 UCP 600.

Bộ đầy đủ các bản gốc

Điều 19 UCP 600 có quy định số lượng các bản gốc phát hành:

Các chứng từ vận tải có ghi chú “Bản gốc thứ nhất”, “Bản gốc thứ hai”, “Bản gốc thứ ba”, “Bản gốc đầu tiên”, “Hai bản gốc như nhau”, “Ba bản gốc như nhau” v.v… hoặc các ghi chú tương tự đều là các bản gốc.

Chứng từ vận tải đa phương thức không cần thiết phải có chữ “Original” mới được chấp nhận theo Thư tín dụng.

Ký chứng từ vận tải đa phương thức

Mục 19 (a) (i) UCP 600 quy định các bản gốc của chứng từ vận tải đa phương thức phải được ký bởi người chuyên chở đã được nhận biết. Người chuyên chở có thể là:

Đại lý thay mặt cho người chuyên chở ký chứng từ vận tải đa phương thức: phải được nhận biết là người đại lý và phải nói rõ là ký thay mặt ai, nếu người chuyên chở đã được nhận biết ở nơi nào khác trên chứng từ thì không cần ghi.

-Thuyền trưởng ký chứng từ vận tải đa phương thức: chữ ký phải được nhận biết là của thuyền trưởng và không cần phải ghi tên của thuyền trưởng.

-Đại lý thay mặt thuyền trưởng ký chứng từ vận tải đa phương thức: đại lý phải được nhận biết là đại lý và không cần phải ghi tên của thuyền trưởng.

Nếu một Thư tín dụng quy định “Chứng từ vận tải đa phương thức của người giao nhận là có thể chấp nhận” thì chứng từ này có thể do người giao nhận ký với tư cách của người giao nhận mà không cần thiết phải ghi là đại lý cho người chuyên chở đích danh và không cần thiết phải ghi tên của người chuyên chở.

Những ghi chú đã bốc hàng:

Phần này quy định ngày giao hàng và các ghi chú trên chứng từ

Thông thường ngày phát hành chứng từ vận tải đa phương thức sẽ được coi là ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để chở hoặc ngày bốc hàng lên tàu trừ khi có ghi chú riêng biệt về ngày gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc bốc hàng  lên tàu từ một địa điểm quy định trong Thư tín dụng và trong trường hợp này ngày bốc hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng dù ngày này có thể xảy ra hay không xảy ra trước hoặc sau ngày phát hành chứng từ.

Trên chứng từ, nếu có ghi là: “Hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài ở trong điều kiện tốt”, “Đã bốc hàng lên tàu”, “Hàng đã bốc hoàn hảo” hoặc các cụm từ nào có từ “đã bốc”, “trên tàu” thì đều có nghĩa là “đã bốc hàng lên tàu”

Nơi nhận hàng để chở, gửi hàng, bốc hàng lên tàu và nơi đến

Khi Thư tín dụng quy định rằng: nơi nhận hàng để chở, gửi hàng, bốc hàng lên tàu và nơi đến là một khu vực địa lý ví dụ như bất kì cảng Châu Âu nào thì chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi rõ địa điểm cụ thể mà địa điểm đó phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong loạt các cảng đã được quy định trong Thư

Người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hậu, bên thông báo

Nếu Thư tín dụng yêu cầu:

Hàng hóa phải được giao cho một người được chỉ định  hay còn gọi là giao hàng đích danh ví dụ “Giao cho Ngân hàng X” thì chúng từ vận tải đa phương thức không cần có chữ: “Theo lệnh”hoặc “Theo lệnh của” đứng trước tên của người được chỉ định ví dụ “Giao theo lệnh của Ngân hàng X”

Hàng hóa được giao “Theo lệnh”hoặc “Theo lệnh của” một người được chỉ định ví dụ “Theo lệnh của Ngân hàng X” thì chúng từ vận tải đa phương thức không được ghi là giao hàng hóa cho người được chỉ định ví dụ “Giao cho Ngân hàng X”

Người gừi hàng hoặc một người nhân danh người gửi hàng phải ký hậu chúng từ vận tải đa phương thức nếu nó được phát hành theo lệnh của người gửi hàng.

Nếu Thư tín dụng không quy định vế việc thông báo cho ai thì ô thông báo trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể để trống hoặc tìm mọi cách để điền vào

Chuyển tải và giao hàng từng phần

Trong vận tải đa phương thức chuyển tải sẽ xảy ra vì phải dở hàng xuống rồi lại phải bốc lên từ phương tiện vận tải này sang phương tiện khác trong suốt hành trình vận chuyển.

Nếu trong L/C cấm giao hàng từng phần có nhiều bộ chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện việc bốc hàng, gửi hàng và nhận hàng để chở từ một nhiều nơi xuất phát được xuất trình (do có sự cho phép hay L/C quy định thì các chứng từ đó sẽ được chấp nhận, miễn là nó chứng minh được là hàng hóa trên cùng một phương tiện vận chuyển, cùng một hành trình chuyên chở và cùng nơi đến. Nếu chúng có ngày giao hàng, gửi hàng, nhận hàng để chở khác nhau thì thời hạn xuất trình chứng từ là ngày muộn nhất trong các ngày đó.

Khi giao hàng trên nhiều phương tiện vận tải thì đó là giao hàng từng phần, cho dù chúng xuất phát cùng ngày và chở đến cùng một nơi

Chứng từ vận tải đa phương thức hoàn hảo

Nếu ghi chú về tình trạng khuyết tật của hàng hóa, bao bì trên các chứng từ vận tải đa phương thức là điều không thể chấp nhận, ví dụ như bao bì không phù hợp cho hành trình là không được. Nhưng khi bạn ghi là bao bì có thể không phù hơp cho vận chuyển thì có thể chấp nhận.

Nếu từ “Hoàn hảo” trên chứng từ bị xóa đi, thì điều đó không nghĩa là đó là ghi chú hay không hoàn hảo, trừ khi nó có điều khoản hay ghi chú nói rõ là hàng hóa hay bao bì có khuyết tật

Mô tả hàng hóa

Mô tả hàng hóa trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể chung chung, miễn là không mâu thuẩn với L/C

Những sửa chữa và thay đổi

Những sửa chữa hay thay đổi trên chứng từ phải có xác nhận và phải do người chuyên chở hoặc bất cứ một đại lí nào đó của họ thực hiện (người này có thể khác với người đại lí đã phát hành hay kí chứng từ vận tải đa phương thức), miễn là họ phải thể hiện rõ họ là người đại lí của thuyền trưởng hay của người chuyên chở.

Các bản sao mà có sự sửa đổi thì không cần xác nhận khi đã thực hiện trên bản gốc

Cước phí và phụ phí

Khi L/C yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức ghi rõ cước phí đã trả hay sẽ trả tại cảng đến thì chứng từ phải thực hiện.

Những người yêu cầu hay các ngân hàng phát hành phải yêu cầu rõ chứng từ phải thể hiện cước phí phải trả trước hay sẽ thu sau

Khi L/C không chấp nhận các phụ phí thì chứng từ không được ghi là phụ phí đã hay sẽ thanh toán, ngay cả việc dùng các thuật ngữ giao hàng mà nó liên quan tới các chi phí xếp dở hàng hóa: miễn xếp( FI), miễn xếp dở và sắp xếp( FIOS). Còn khi đề cập các chi phí do dở hàng chậm hay phát sinh sau khi hàng hóa đã được dở xuống như chi phí do trả container chậm thì không được xem là phụ phí

Hàng hóa được cấp nhiều chứng từ vận tải đa phương thức

Nếu một chứng từ có ghi là hàng đóng trong container ngoài chứng từ này thì còn nhiều chứng từ khác và phải được giao (hoặc các từ tương tự) thì phải xuất trình cùng lúc theo cùng một L/C để giải tỏa container. Nếu không thì sẽ không được chấp nhận.

  1. VẬN TẢI ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

1/Áp dụng điều 22 UCP

Áp dụng điều 22 UCP 600 trong trường hợp:

Khi hợp đồng vận tải yêu cầu xuất trình vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu

Khi L/C cho phép xuất trình vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và vận tải dơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình.

Một chứng từ vận tải chỉ ra là nó phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu thì nó là vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu tuân theo điều 22-UCP 600.

2/ /Điều khoản:vận tải theo hợp đồng thuê tàu phải gồm một bộ đầy đủ các bản gốc

Các bản gốc có thể được ghi chú là “Bản gốc thứ nhất”, “Bản gốc thứ 2”, “Hai bản gốc như nhau”, “Ba bản gốc như nhau”… hoặc các ghi chú tương tự.

Không nhất thiết trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải có chữ “Original” mới được chấp nhận theo L/C.

3//Điều khoản về ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

Bản gốc của một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải có chữ ký theo hình thức quy định tại điều 22-UCP 600.

Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi thuyền trưởng, người thuê tàu hoặc chủ tàu thì chữ ký phải được xác nhận là của những người này.

Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi một đại lý thay mặt thuyền trưởng,người thuê tàu, chủ tàu thì đại lý đó phải được nhận biết: không cần ghi tên của thuyền trưởng nhưng tên người thuê tàu hoặc chủ tàu thì phải được ghi ra.

4//Điều khoản về ghi chú đã bốc hàng lên tàu

Nếu trên vận tải đơn theo hợp đồng thê tàu ghi “Đã bốc hàng” thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng, trừ khi trên vận đơn đã có ghi chú về hàng đã bốc thì ngày trong ghi chú về hàng đã bốc đó được coi là ngày giao hàng.

Có nhiếu cách diễn tả “Đã bốc hàng lên tàu”, như “Hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài trong điều kiện tốt”, hay “Hàng đã bốc lên tàu”, “Đã bốc”… và các cách diễn đạt tương tự.

5//Điều khoản về cảng bốc và cảng dỡ

Nếu L/C quy định về một khu vực địa lý, một cảng bốc hoặc một cảng dỡ cụ thể thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cảng bốc hàng thực tế mà phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong trong dãy các cảng đã được nêu, nhưng có thể nêu các cảng là cảng dỡ hàng hoặc có thể ghi theo khu vực địa lý

6/Điều khoản về người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hậu, bên thông báo

Nếu L/ C yêu cầu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi hàng hóa được giao cho một bên đích danh thì vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không được ghi từ “Theo lệnh”, hoặc “Theo lệnh của” trước tên bên đích danh đó. Tương tự, nếu L/C quy định hàng hóa được giao “Theo lệnh”, “Theo lệnh của” thì không được ghi hàng hóa giao trực tiếp cho bên đích danh trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được gửi hàng ký hậu nếu nó được phát hành theo lệnh, hoặc theo lệnh của người gửi hàng.(việc ký hậu cho thấy có thể cho phép thay mặt người gửi hang)

Nếu L/C không ghi rõ tên người thông báo thì ô bên Thông báo trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể để trống hoặc điền vào tùy ý cách.

7/Điều khoản về vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu hoàn hảo

Các điều khoản hoặc ghi chú trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu:

Tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa  hoặc bao bì là không thể chấp nhận.

Không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của bao bì thì không coi là có sai biệt.

Tuyên bố rằng: “Bao bì không thích hợp chovận chuyển đường biển” thì không thể chấp nhận.

Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ không được coi là hoàn hảo nếu từ “Hoàn hảo” ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và bị xóa đi, trừ khi có một điều khoản hoặc ghi chú nói rõ rằng hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật.

8/Điều khoản về giao hàng từng phần

Giao hàng trên nhiều con tàu gọi là giao hàng từng phần, ngay cả khi các tàu này khởi hành cùng một ngày để đến cùng một cảng đến.

Nếu L/C cấm giao hàng từng phần và có nhiều vận tải đơn gốc được xuất trình cho lô hàng từ một hay nhiều cảng bốc hàng cho phép đặc biệt trong khu vực địa lý hoặc các loạt cảng quy định trong L/C với điều kiện là chúng dùng cho việc giao hàng trên một con tàu, cùng một hành trình, cùng một cảng dỡ hàng, loạt càng dỡ hàng hoặc khu vực địa lý.

Nếu có nhiều ngày giao hàng khác nhau của nhiều bộ vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình thì ngày giao hàng muộn nhất trong các ngày đó sẽ dược dùng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào (ngày đó phải xảy ra hoặc trước ngày giao hàng muộn nhất quy định trong L/C).

9/Điều khoản về mô tả hàng hóa

Những mô tả hàng hóa trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được miêu tả không mâu thuẫn với những miêu tả trong L/C.

10/Điều khoản về sửa chữa và thay đổi

Những sữa chữa và thay đổi trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được xác nhận, do người chủ tàu, người thuê tàu, thuyền trưởng hoặc bất cứ đại lý nào của họ.

Không cần phải xác nhận những thay đổi hoặc sửa chữa có thể đã được thể hiện trên bản gốc lên các bản sao vận đơn.

11/Điều khoản về cước phí và phụ phí:

Nếu L/c quy định vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cước phí đã trả hoặc sẽ trả tại cảng đến thì trên vận đơn đó phải ghi cho phù hợp

Đối với các chứng từ trả trước hoặc sẽ thu sau phải có quy định rõ ràng của người yêu cầu và các ngân hàng phát hành.

Không được ghi các phụ phí lên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí, các phụ phí này đề cập đến chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như miễn xếp, miễn dỡ, miễn xếp dỡ, và sắp xếp.(các chi phí được đề cập trên chứng từ vận tải do dỡ hàng chậm hoặc chi phí sau khi dỡ hàng không được coi là phụ phí theo nghĩa này.

 

  1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Chứng từ vận tải hàng không là chứng từ được dùng để chuyên chở từ sân bay đến sân bay và được quy định ở điều 23 UCP 600.

Nội dung của chứng từ vận tải hàng không

  1. Tiêu đề: “Vận tải đơn hàng không” hoặc “Giấy gửi hàng hàng không” hoặc tương tự

Có thể không cần ghi tiêu đề.

Chứng từ vận tải hàng không không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu vì thế không nên phát hành “Theo lệnh” hoặc “Theo lệnh của” bên đích danh, khi xuất trình chứng từ ghi là được giao cho bên đó vẫn được chấp nhận.

Chứng từ vận tải hàng không phải là bản gốc dành cho người gửi hàng, cho dù thư tín dụng có quy định một bộ đầy đủ bản gốc.

Các bản sao không cần thiết có bất cứ chữ kí nào của người chuyên chở hoặc đại lí hoặc bất cứ xác nhận những thay đổi hoặc sữa chữa nào đã được thực hiện trên bản gốc chứng từ vận tải hàng không.

  1. Chứng từ vận tải hàng không chỉ rõ tên của người chuyên chở và được kí bởi người chuyên chở hoặc đại lí đích danh cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

Trường hợp thư tín dụng tuyên bố “Chấp nhận vận tải đơn hàng không gom hàng” hoặc “Chấp nhận vận tải đơn hàng không của người giao nhận”, hoặc tương tự thì chứng từ vận tải hàng không có thể được kí bởi người giao nhận với tư cách người giao nhận, không cần nêu là người chuyên chở hoặc đại lí đích danh cho người chuyên chở. Trong trường hợp này cũng không cần thiết ghi tên người chuyên chở.

  1. Chứng từ vận tải hàng không phải ghi rõ hàng hóa được nhận để chuyên chở.
  2. Chứng từ vận tải hàng không phải ghi rõ ngày phát hành. Nếu chứng từ vận tải hàng không không có ghi chú cụ thể về ngày giao hàng thực tế thì ngày phát hành sẽ được tính là ngày giao hàng.
  3. Ghi rõ tên sân bay khởi hành và sân bay đến như quy định của thư tín dụng.

Có thể xác định các sân bay bằng cách sử dụng các ký hiệu viết tắt của Liên hiệp vận tải hàng không quốc tế IATA.

  1. Mô tả hàng hóa trong chứng từ vận tải hàng không có thể mô tả một cách chung chung không mâu thuẫn những mô tả đó trong thư tín dụng.
  2. Nếu không có dỡ hàng xuống và lại bốc hàng lên giữa hai sân bay trong một hành trình chuyên chở từ sân bay khởi hành đến sân bay đén quy định rong thư tín dụng thì không được xem là chuyển tải.
  3. Giao hàng trên nhiều máy bay bất kể có khởi hành cùng ngày đến cùng một sân bay đến là giao hàng từng phần.
  4. Trong trường hợp có nhiều chứng từ vận tải hàng không được xuất trình có ngày giao hàng khác nhau thì ngày giao hàng muộn nhất trong các ngày này sẽ được dùng để tính toán thời hạn xuất trình và ngày đó phải xảy ra vào trước ngày giao hàng chậm nhất được quy định trong thư tín dụng.
  5. Cước phí vân tải được thể hiện trên chứng từ vận tải hàng không phù hợp với thư tín dụng vào ô riêng biệt in sẵn “Cước phí đã trả” hoặc “Cước phí sẽ thu sau” hoặc một thuật ngữ hay một chỉ dẫn tương tự.

Phụ phí không bao gồm các chi phí do dỡ hàng chậm hoặc phát sinh sau khi hàng hóa đã được dỡ xuống. Chứng từ vận tải hàng không được thể hiện là phụ phí sẽ có nếu một thư tín dụng quy định là không thể chấp nhận phụ phí.

 

VII.CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG SÔNG

Áp dụng điều 24 UCP 600.

1/ Bản gốc và bản thứ hai của chứng từ vận tải

Thư tín dụng yêu cầu chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì chứng từ xuất trình đó được xem như một bản gốc (dù nó có ghi là bản gốc hay không).

Chứng từ vận tải đường bộ phải chỉ ra rằng nó là bản gốc dành cho người gửi,người giao hàng hoặc không có ghi chú là chứng từ gửi cho ai.

2/ Người chuyên chở, việc ký các chứng từ đường bộ, đường sắt, đường sông

Người chuyên chở bao gồm:

-Người chuyên chở phát hành

-Người chuyên chở kế tiếp

-Người chuyên chở thực tế

-Người chuyên chở hợp đồng

Nếu người chuyên chở hay đại lý thay mặt người chuyên chở đã ký chứng từ vận tải thì “Người chuyên chở” không cần thiết phải thể hiện ở bên chữ ký nếu có thể có cách khác xác minh được người chuyên chở.

Việc đóng dấu,ký, ghi chú tiếp nhận trên chứng từ vận tải phải chứng minh được là do người chuyên chở đích thực hoặc một đại lý đích danh hoạt động và ký nhân danh người chuyên chở (Phải chỉ ra được năng lực của người chuyên chở).

3/Các vấn đề khác

Các chứng từ không phải là chứng từ về quyền sở hữu thì không nên phát hành “Theo lệnh” hoặc “Theo lệnh của” một bên đích danh. Các chứng từ đó có thể ghi hàng hóa giao thẳng cho bên kia.

Giao hàng từng phần là hình thức giao hàng trên nhiều phương tiện chuyên chở (nhiều ô tô, nhiều tàu hỏa, nhiều tàu sông…) ngay cả khi các phương tiện này khởi hành cùng một ngày và đến cùng một địa điểm giao hàng.

Hàng hóa có thể được mô tả một cách chung chung, không mâu thuẩn với quy định mô tả hàng hóa trong thư tín dụng.

Các sửa chữa và thay đổi trên chứng từ vận tải phải đươc xác nhận bởi người chuyên chở hoặc bất cứ đại lý đích danh nào của họ. Đại lý này không phải là người phát hành hoặc ký chứng từ đó.

Các bản sao không nhất thiết phải có sự xác nhận về việc sửa chữa đã được thay đổi trên bản gốc.

Chứng từ phải được ghi chú cho phù hợp nếu thư tín dụng yêu cầu phải ghi cước phí đã trả hoặc có thể được trả tại nơi đến.

Cần phải quy định cụ thể các yêu cầu đối với các chứng từ ghi cước phí phải được trả trước hoặc sẽ thu sau.

VIII. TÌM HIỂU VỀ CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

  1. Khái niệm bảo hiểm và chứng từ bảo hiểm

Bảo hiểm

Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được bảo hiểm (insured) có trách nhiệm phải đóng một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm (insurance premium) cho đối tượng được bảo hiểm (subject_matter insured) theo các điều kiện bảo hiểm (insurance conditions) đã được quy định. Ngược lại người bảo hiểm (insurer) có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm cho các rủi ro đã bảo hiểm gây nên.

Chứng từ bảo hiểm

Những chứng từ dùng để xác nhận đã kí kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng đó, xác nhận việc trả phí bảo hiểm, thừa nhận hợp đồng bảo hiểm trên có hiệu lực và là chứng từ cần thiết khiếu nại hãng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường bảo hiểm thì được gọi là chứng từ bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm bao gồm: Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm, tất cả phải do một công ty hoặc một người bảo hiểm cấp, nếu là đại lý hoặc người được ủy quyền của họ kí phát phải ghi rõ đại lý hoặc người được ủy quyền đã kí thay, thay mặt công ty hoặc người bảo hiểm đã kí.

Nếu chứng từ bảo hiểm được phát hành từ 2 bản gốc trở lên thì phải xuất trình tất cả.

Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận khi xuất trình và khi có khiếu nại. Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng.

  1. Nội dung của đơn bảo hiểm

Các điều khoản quy định trách nhiệm người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm (các điều này thường được in sẵn).

Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm thường được kí kết:

-Đối tượng được bảo hiểm: tên hàng, số lượng, kí mã hiệu, phương tiện chuyên chở.

-Về giá trị bảo hiểm: nếu không quy định trong tín dụng về mức bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hàng hóa tính theo CIF hoặc CIP cộng 10% lời dự tính.

Nếu kinh doanh theo CIP thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIP

Nếu kinh doanh theo CIF thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIF

Khi trị giá CIP và CIF không xác định được thì dựa vào số tiền thanh toán hoặc tổng giá trị lô hàng, tùy theo số tiền nào lớn hơn.

-Đồng tiền bảo hiểm phải thể hiện bằng đồng tiền ghi trên hợp đồng hoặc L/C

-Phải quy định rõ loại bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm: AR, WA, EPA, SRCC…Nếu đơn bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm mọi rủi ro mà có một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến hay có ghi chú tiêu đề “Mọi rủi ro”thì vẫn được xem là chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro.

-Tổng số phí bảo hiểm phải trả.

-Địa điểm hàng hóa bắt đầu được bảo hiểm và nơi hết trách nhiệm bảo hiểm như quy định trong tín dụng.

-Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó.

Giấy chứng nhận bảo hiểm có tác dụng:

Thay thế đơn bảo hiểm, làm bằng chứng về một bảo hiểm được kí kết.

Bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm của hàng hóa, là chứng từ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bao gồm những điều gần giống như đơn bảo hiểm.

  1. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Yêu cầu cơ bản

Yêu cầu đối với giấy chứng nhận xuất xứ sẽ đươc đáp ứng khi xuất trình chứng từ đã ký và ghi ngày tháng xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Những người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận phải do người được qui định trong thư tín dụng phát hành. Tuy nhiên nếu thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ do người thụ hưởng, người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phát hành thì một chứng từ do phòng thương mại cấp có thể được chấp nhận. Nếu một thư tín dụng không qui định ai là người phát hành giấy chứng nhận, thì một giấy chứng nhận do bất kỳ ngươi nào phát hành vẫn có thể chấp nhận.

Những nội dung yêu cầu của giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là có liên quan đến hàng hóa trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa có thể mô tả chung chung nhưng không mâu thuẩn với mô tả đến hàng hóa ở các chứng từ được yêu cầu.

Thông tin về người nhận hàng phải không mâu thuẫn với chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải phát hành “Theo lệnh” thì giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người yêu cầu phát hành thư tín dụng hoặc người nào khác được chỉ định đích danh như người nhận hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ có thể qui định người gửi hàng, hoặc là người xuất khẩu là một người mà không phải là người hưởng thụ của thư tín dụng hoặc người gửi hàng trong thư tín dụng.

 

 

CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (UCP 600)

(Bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 của Phòng thương mại quốc tế)

Điều 1: Áp dụng UCP…………………………………………………………………………………………………………. 61

Điều 2: Các định nghĩa……………………………………………………………………………………………………….. 61

Điều 3: Giải thích………………………………………………………………………………………………………………… 62

Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng………………………………………………………………………………………. 62

Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa/ dịch vụ hoặc thực hiện…………………………………………………… 63

Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình.…………………………………………………………….. 63

Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành………………………………………………………………………….. 63

Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận……………………………………………………………………………. 63

Điều 9: Thông báo Thư tín dụng và các sửa đổi…………………………………………………………………… 64

Điều 10: Sửa đổi Thư tín dụng…………………………………………………………………………………………….. 64

Điều 11: Thư tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện……………………………………… 65

Điều 12: Sự chỉ định……………………………………………………………………………………………………………. 65

Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng…………………………………………………………. 65

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ……………………………………………………………………………….. 66

Điều 15: Bộ chứng từ xuất trình hợp lệ………………………………………………………………………………… 67

Điều 16 : Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo…………………………………………………………….. 67

Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao……………………………………………………………………………. 68

Điều18: Hóa đơn thương mại………………………………………………………………………………………………. 68

Điều19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau.…………………… 68

Điều 20: Vận đơn đường biển.…………………………………………………………………………………………….. 69

Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng (NNSWB)………………………………….. 70

Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu……………………………………………………………………………. 71

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không………………………………………………………………………………… 72

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.……………………………….. 72

Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm………………… 73

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng xếp và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí.………………………………………………………………………………………………………………………. 73

Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo……………………………………………………………………………………. 74

Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm…………………………………………………………………………….. 74

Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình……………………………….. 75

Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá………………………………………………………………….. 75

Điều 31: Giao hàng và trả tiền từng phần…………………………………………………………………………….. 75

Điều 32: Giao hàng và trả tiền nhiều lần………………………………………………………………………………. 75

Điều 33: Giờ xuất trình……………………………………………………………………………………………………….. 75

Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ…………………………………………………………………. 76

Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật………………………………………………………… 76

Điều 36: Bất khả kháng………………………………………………………………………………………………………. 76

Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị……………………………………………………… 76

Điều 38: Thư tín dụng có thể chuyển nhượng………………………………………………………………………. 77

Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được…………………………………………………………………………… 78

CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (UCP 600)

(Bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 của Phòng thương mại quốc tế)

Điều 1: Áp dụng UCP

Các quy tắc Thực hành Thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 (“UCP”) là các quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ (“Thư tín dụng”) nào (bao gồm cả thư Thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dung của Thư tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi Thư tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng.

Điều 2: Các định nghĩa

Vì mục đích của những điều khoản trong bản qui tắc này:

  • Ngân hàng thông báo là ngân hàng thông báo Thư Thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
  • Người xin mở Thư Thư tín dụng là người yêu cầu phát hành Thư Thư tín dụng.
  • Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà ngân hàng thường mở cửa làm việc tại một nơi mà hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện.
  • Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.
  • Xuất trình chứng từ hợp lệ nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng, những quy định áp dụng cho bản quy tắc này và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBP)
  • Xác nhận là một cam kết chắc chắn của ngân hàng bổ sung vào xác nhận cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán (đúng hạn) hay chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ.
  • Ngân hàng xác nhận là ngân hàng thực hiện xác nhận của mình đối với một Thư tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành,.
  • Thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh tóan cho một bộ chứng từ hợp lệ.
  • Thanh toán (đúng hạn) có nghĩa là:

-Trả ngay khi xuất trình, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán ngay.

-Cam kết trả sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán về sau.

-Chấp nhận hối phiếu đòi nợ (“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.

  • Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành Thư tín dụng theo yêu cầu của người xin mở Thư tín dụng hoặc nhân danh chính mình.
  • Chiết khấu nghĩa là việc mua lại hối phiếu của ngân hàng được chỉ định (hối phiếu này ký phát cho một ngân hàng khác mà không phải là ngân hàng được chỉ định) và (hoặc) mua lại Bộ chứng từ hợp lệ bằng cách thanh toán trước hay chấp nhận thanh toán trước cho người thụ hưởng trước hoặc vào ngày ngân hàng được chỉ định phải thanh toán, ngày nay phải thanh toán, ngày này phải là ngày làm việc của ngân hàng.
  • Ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà Thư tín dụng có giá trị thanh toán tại ngân hàng đó hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp Thư tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân hàng nào.
  • Xuất trình chứng từ nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một Thư Thư tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế.
  • Người xuất trình chứng từ là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực hiện việc xuất trình chứng từ.

Điều 3: Giải thích

Vì mục đích của bản quy tắc này:

  • Ở những nơi cần thiết trong quy tắc này, các từ ở dạng số ít bao hàm cả ý số nhiều và các từ ở dạng số nhiều bao hàm cả ý số ít.
  • Một Thư tín dụng là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về việc đó.
  • Một chứng từ có thể được ký bằng chữ ký tay, bằng FAX, bằng chữ ký đục lỗ, con dấu, bằng ký hiệu hoặc bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử nào.
  • Yêu cầu chứng từ được hợp thức hóa, được thị thực hoặc được chứng thực hoặc tương tự sẽ được thỏa mãn bằng bất kỳ chữ ký, ký hiệu, con dấu hoặc nhãn hiệu nào ở trên chứng từ thể hiện là đáp ứng được yêu cầu đó.
  • Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.
  • Những cụm từ như “hạng nhất”, “nổi tiếng”, “đủ tư cách”, “độc lập”, “chính thức”, “có thẩm quyền” hoặc “nội hạt” sử dụng để mô tả người phát hành chứng từ, cho phép bất cứ người phát hành nào, trừ người thụ hưởng, phát hành chứng từ đó.
  • Trừ khi có yêu cầu sử dụng trên chứng từ, các từ như “nhanh”, “ngay lập tức” hoặc “càng sớm càng tốt” sẽ không được xem xét đến.
  • Các cụm từ “vào hoặc vào khoảng” hoặc tương tự sẽ được hiểu là sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian từ trước 05 ngày theo lịch cho đến sau 05 ngày theo lịch tính từ ngày quy định, kể cả ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.
  • Các từ “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “từ” và “giữa” nếu được dùng để quy định thời hạn giao hàng thì sẽ bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó, và từ “trước” và “sau” thì không bao gồm ngày đó.
  • Các từ “từ” và “sau” nếu được dùng để quy định ngày đáo hạn sẽ không bao gồm ngày đó.
  • Các từ “nửa đầu” và “nửa cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là kể từ ngày 01 đến 15 và từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của một tháng, bao gồm cả các ngày đó.
  • Các từ “đầu”, “giữa” và “cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là từ ngày 1 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của một tháng, bao gồm cả các ngày đó.

Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng

  1. Về bản chất, Thư tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của Thư tín dụng. Các ngân hàng không liên quan hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi Thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Do đó, sự cam kết của một ngân hàng về việc thanh tóan, thương lượng thanh tóan hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong Thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khiến cáo của người yêu cầu phát hành Thư tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hàng hoặc người thụ hưởng.

Trong bất cứ trường hợp nào, người thụ hưởng không được lợi dụng các quan hệ hợp đồng giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa người yêu cầu và ngân hành phát hành.

  1. Ngân hàng phát hành không khuyến khích các cố gắng của người yêu cầu nhằm đưa các bản sao của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự thành bộ phận không tách rời của Thư tín dụng.

 

Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa/ dịch vụ hoặc thực hiện

Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ có liên quan.

Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình.

  1. Thư tín dụng phải quy định nó có giá trị thanh toán với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào. Một Thư tín dụng có giá trị thanh toán với ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán với ngân hàng phát hành.
  2. Một Thư tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị thanh toán trả ngay, trả sau, chấp nhận hoặc là có giá trị chiết khấu.
  3. Một Thư tín dụng không được phát hành là có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu mở Thư tín dụng.
  4. Thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình. Ngày hết hạn thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình.

Địa điểm của ngân hàng mà với ngân hàng đó Thư tín dụng có giá trị thanh toán cũng là địa điểm xuất trình. Địa điểm xuất trình của một Thư tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào là địa điểm xuất trình của ngân hàng bất kỳ đó. Địa điểm xuất trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành.

  1. Trừ trường hợp quy định tại mục a, điều 29, việc xuất trình chứng từ bởi người thụ hưởng hoặc bởi người thay mặt người thụ hưởng phải được thực hiện trước hoặc vào ngày hết hạn.

Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành

  1. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách:
  2. trả ngay, trả sau hoặc chấp nhận với ngân hàng phát hành;
  3. trả ngay tại một ngân hàng được chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thanh toán.
  • trả sau tại một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả sau hoặc đã cam kết trả sau nhưng không trả vào ngày đáo hạn;
  1. chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn;
  2. chiết khấu tại một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chiết khấu.
  3. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy ngang đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành Thư tín dụng.
  4. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu cho một bộ chứng từ hợp lệ và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một bộ chứng từ hợp lệ thuộc một Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.

Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận

  1. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất cứ một ngân hàng chỉ định nào khác và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải:
  2. thanh toán, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán, bằng cách:
  • trả ngay, trả sau hoặc chấp nhận thanh toán với ngân hàng xác nhận.
  • trả ngay tại một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền.
  • trả sau tại một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả sau hoặc có cam kết trả sau, nhưng không trả tiền khi đáo hạn.
  • chấp nhận với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận hối phiếu đòi tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi đáo hạn.
  • chiết khấu tại một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không chiết khấu.
  1. Chiết khấu, miễn truy đòi, nếu Thư tín dụng có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.
  2. Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận Thư tín dụng.
  3. Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định khác mà ngân hàng hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu cho một bộ chứng từ hợp lệ và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng xác nhận. Việc hoàn trả số tiền của một bộ chứng từ hợp lệ thuộc một Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả sau là vào lúc đáo hạn, dù ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.
  4. Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền hoặc yếu cầu xác nhận một Thư tín dụng nhưng ngân hàng này không sẵn sàng làm việc đó, thì nó phải thông báo cho ngân hàng phát hành ngay và có thể thông báo Thư tín dụng mà không có xác nhận.

Điều 9: Thông báo Thư tín dụng và các sửa đổi

  1. Thư tín dụng và bất cứ sửa đổi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo, nhưng không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo Thư tín dụng và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc chiết khấu.
  2. Bằng việc thông báo Thư tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của Thư tín dụng hoặc của sửa đổi và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận.
  3. Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (“ngân hàng thông báo thứ hai”) để thông báo Thư tín dụng và các sửa đổi cho người thụ hưởng. Bằng việc thông báo Thư tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo thứ hai cho biết rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của thông báo mà nó đã nhận được và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng và sửa đổi đã nhận.
  4. Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai để thông báo Thư tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi của Thư tín dụng.
  5. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo Thư tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được Thư tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo.
  6. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo Thư tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự nó không có thể thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của Thư tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được chỉ thị. Tuy vậy, nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai quyết định thông báo Thư tín dụng hoặc sửa đổi, thì nó phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo thứ hai biết rằng tự nó đã không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài của Thư tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo.

Điều 10: Sửa đổi Thư tín dụng

  1. Trừ khi có quy định khác tại điều 38, một Thư tín dụng không thể sửa đổi cũng như không thể hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và của người thụ hưởng.
  1. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ bởi các sửa đổi kể từ khi ngân hàng phát hành sửa đổi, Ngân hàng xác nhận có thể xác nhận thêm cả sửa đổi và sẽ ràng buộc không thể hủy bỏ kể từ khi thông báo sửa đổi. Tuy vậy, ngân hàng xác nhận có thể lựa chọn thông báo sửa đổi mà không xác nhận thêm và nếu vậy, nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành và thông báo cho người thụ hưởng trong thông báo sửa đổi của mình.
  2. Các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng gốc (hoặc một Thư tín dụng đã đưa vào các sửa đổi được chấp nhận trước đó) sẽ vẫn còn nguyên hiệu lực đối với người thụ hưởng cho đến khi người thụ hưởng truyền đạt chấp nhận sửa đổi của mình đến ngân hàng đã thông báo sửa đổi đó. Người thụ hưởng phải thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi. Nếu người thụ hưởng không thông báo như thế thì một bộ chứng từ hợp lệ với Thư tín dụng và với bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận, sẽ được coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi của người hưởng thụ. Thư tín dụng sẽ được sửa đổi từ thời điểm đó.
  3. Ngân hàng thông báo sửa đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được sửa đổi về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi.
  4. Chấp nhận một phần sửa đổi là không được phép và sẽ được coi là thông báo từ chối sửa đổi.
  5. Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực trừ khi người thụ hưởng từ chối trong một thời gian nhất định sẽ không được xem xét đến.

Điều 11: Thư tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện

  1. Một bức điện xác thực của Thư tín dụng hoặc sửa đổi được truyền đi một cách chân thực sẽ được coi như là Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện, và bất cứ xác nhận bằng thư gửi sau này sẽ không được xem xét đến.

Nếu điện chuyển ghi “chi tiết đầy đủ gửi sau” (hoặc các từ tương tự) hoặc ghi rằng xác nhận bằng thư sẽ là Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện thì điện chuyển sẽ không được coi là Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện. Ngân hàng phát hành sau đó phải phát hành không chậm trễ Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện với các điều khoản không mâu thuẫn với điện chuyển.

  1. Thông báo sơ bộ về việc phát hành một Thư tín dụng hoặc sửa đổi (“tiền thông báo”) sẽ chỉ được gửi đi nếu ngân hàng phát hành đã sẵn sàng phát hành Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện. Một ngân hàng phát hành đã gửi thông báo sơ bộ có nghĩa vụ không thể hủy bỏ phát hành không chậm trễ Thư tín dụng hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện với các điều khoản không mâu thuẫn với thông báo sơ bộ.

Điều 12: Sự chỉ định

  1. Trừ phi ngân hàng chỉ định là ngân hàng xác nhận việc ủy quyền thanh toán, chiết khấu không ràng buộc thêm nghĩa vụ đối với ngân hàng chỉ định về thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của ngân hàng chỉ định và được truyền đạt đến người thụ hưởng.
  2. Bằng cách chỉ định một ngân hàng chấp nhận một hối phiếu hoặc thực hiện cam kết trả sau, ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng chỉ định đó trả tiền trước hoặc mua một hối phiếu đã được chấp nhận hoặc thực hiện cam kết trả sau của ngân hàng chỉ định đó.
  3. Việc tiếp nhận hoặc kiểm tra và gửi chứng từ của ngân hàng chỉ định mà không phải là ngân hàng xác nhận, không làm cho ngân hàng chỉ định đó có trách nhiệm thanh toán hoặc chiết khấu, đồng thời cũng không phải là việc thanh toán hoặc chiết khấu .

Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng

  1. Nếu một Thư tín dụng quy định rằng, số tiền hoàn trả sẽ do ngân hàng chỉ định (“ngân hàng đòi tiền”) đòi lại từ một ngân hàng khác (“ngân hàng hoàn trả”), thì Thư tín dụng phải nói rõ việc hoàn trả có tuân thủ các quy tắc của ICC về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng có hiệu lực vào ngày phát hành Thư tín dụng hay không.
  1. Nếu Thư tín dụng không quy định việc hoàn trả phải theo các quy tắc của ICC về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng, thì sẽ áp dụng như sau:
  2. Ngân hàng phát hành phải cấp cho ngân hàng hoàn trả một ủy quyền hoàn trả phù hợp với quy định về giá trị thanh toán ghi trong Thư tín dụng . Ủy quyền hòan trả không phụ thuộc vào ngày hết hạn của Thư tín dụng
  3. Ngân hàng đòi tiền không cần phải cung cấp cho ngân hàng hòan trả một giấy chứng nhận về sự phù hợp với các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng
  • Ngân hàng phát hành sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại về tiền lãi và mọi chi phí phát sinh, nếu việc hòan trả tiền không được thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên của ngân hàng hòan trả phù hợp với các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng
  1. Các chi phí của ngân hàng hoàn trả sẽ do ngân hàng phát hành chịu. Tuy nhiên, nếu chi phí đó là do người thụ hưởng chịu, thì ngân hàng phát hành có trách nhiệm ghi rõ điều đó trong Thư tín dụng và trong ủy quyền hoàn trả. Nếu chi phí của ngân hàng hoàn trả là do người thụ hưởng chịu, thì chi phí đó sẽ được trừ vào số tiền mà ngân hàng đòi tiền thu được khi hoàn trả tiền. Nếu việc hòan trả tiền không thực hiện được thì chi phí của ngân hàng hoàn trả vẫn thuộc trách nhiệm của ngân hàng phát hành .
  2. Ngân hàng phát hành không được miễn bất cứ nghĩa vụ nào của mình về hoàn trả tiền, nếu ngân hàng hoàn trả không trả được tiền khi có yêu cầu đầu tiên.

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

  1. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để giải quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một bộ chứng từ hợp lệ hay không.
  2. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không. Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng bằng cách nào khác, nếu ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng rơi đúng vào hoặc sau ngày xuất trình.
  3. Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của Thư tín dụng.
  4. Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của Thư tín dụng, của bản thân của chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với Thư tín dụng.
  5. Trong các chứng từ, trừ hóa đơn thương mại, việc mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện, nếu quy định, có thể mô tả một cách chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng
  6. Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ, trừ chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm hoặc hóa đơn thương mại mà không quy định người lập chứng từ hoặc nội dung dữ liệu của các chứng từ, thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất trình, nếu nội dung của chứng từ thể hiện là đã đáp ứng được chức năng của chứng từ được yêu cầu và bằng cách khác, phải phù hợp với mục (d) điều 14.
  7. Một chứng từ xuất trình nhưng Thư tín dụng không yêu cầu sẽ không được xem xét đến và có thể trả lại cho người xuất trình.
  8. Nếu một Thư tín dụng có một điều kiện mà không quy định chứng từ phải phù hợp với điều kiện đó, thì các ngân hàng sẽ coi như là không có điều kiện đó và không xem xét.
  9. Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành Thư tín dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ.
  10. Khi các địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ quy định thì các địa chỉ đó không nhất thiết là giống như các địa chỉ quy định trong Thư tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác, nhưng các địa chỉ đó phải ở trong một quốc gia như các địa chỉ tương ứng quy định trong Thư tín dụng. Các chi tiết giao dịch (Telefax, Telephone, email và các nội dung tương tự khác) được ghi kèm theo địa chỉ của người yêu cầu và của người thụ hưởng sẽ không được xem xét đến. Tuy nhiên, nếu địa chỉ và các chi tiết giao dịch của người yêu cầu thể hiện như là một bộ phận địa chỉ của nội dung về người nhận hàng hoặc bên thông báo trên chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải ghi đúng như trong thư Thư tín dụng
  11. Người giao hàng hoặc người gởi hàng ghi trên các chứng từ không nhất thiết là người thụ hưởng của Thư tín dụng
  12. Một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác, không phải là người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành miễn là chứng từ vận tải đó đáp ứng yêu cầu của các điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của quy tắc này.

Điều 15: Bộ chứng từ xuất trình hợp lệ

  1. Khi một ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó bắt buộc phải thanh toán.
  2. Khi một ngân hàng xác nhận xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển giao các chứng từ tới ngân hàng phát hành
  3. Khi một ngân hàng chỉ định xác định việc xuất trình là phù hợp và ngân hàng đó thanh toán hoặc chiết khấu, thì nó phải chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành

Điều 16 : Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo

  1. Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định rằng việc xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.
  2. Khi một ngân hàng phát hành xác định rằng việc việc xuất trình không phù hợp, thì nó có thể theo cách thức riêng của mình tiếp xúc với người yêu cầu đề nghị bỏ qua các sai biệt. Tuy nhiên điều này không thể kéo dài hạn như qui định tại mục b điều 14.
  3. Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, thì nó phải gởi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình.

Thông báo phải ghi rõ:

  1. Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
  2. Từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu;
  • Ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình, hoặc
  • Ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nào nó nhận được sự bỏ qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt hoặc nhận được những chỉ thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua các sai biệt, hoặc
  • Ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc
  • Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình.
  1. Thông báo được yêu cầu tại mục (c) điều 16 phải được thực hiện bằng phương tiện truyền thông hoặc nếu không thể thì bằng phương tiện nhanh chóng khác nhưng không được muộn hơn ngày làm việc ngân hàng thứ 5 tính từ ngày sau ngày xuất trình.
  1. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định. Một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành sau khi gởi thông báo được yêu cầu tại mục (c), (iii), (a) hoặc (b) điều 16 có thể gởi trả các chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào.
  2. nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận không hành động phù hợp với các quy định của điều khỏan này thì sẽ mất quyền khiếu nại về xuất trình không phù hợp.
  3. Khi một ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc một ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và đã gởi thông báo về việc đó phù hợp với điều khoản này, thì các ngân hàng đó có quyền đòi lại tiền, kể cả tiền lãi, hoặc bất cứ số tiền hoàn trả nào mà nó đã thực hiện.

Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao

  1. Ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín dụng phải được xuất trình.
  2. Ngân hàng sẽ coi lại chứng từ gốc bất kỳ chứng từ nào nhìn bề nào có chữ ký hoặc dấu hiệu hoặc nhãn gốc thực của người phát hành chứng từ, trừ khi chứng từ chỉ ra bản thân nó không phải là chứng từ gốc.
  3. Trừ khi chứng từ quy định khác ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như là chứng từ gốc, nếu chứng từ:
  4. Thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành ; hoặc
  5. Thể hiện là giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ hoặc.
  • Ghi rõ nó là chứng từ gốc, trừ khi nói rõ là không áp dụng đối với chứng từ xuất trình.
  1. Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ, thì xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được phép.
  2. Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng các từ như (hai bản giống như nhau) (gấp hai lần) hoặc (làm hai bản), thì có thể xuất trình ít nhất một bản gốc và số còn lại là các bản sao, trừ khi nào bản thân chứng từ quy định khác.

Điều18: Hóa đơn thương mại

a.Hóa đơn thương mại:

i.phải thể hiện là do người thu hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38);

ii.phải đứng tên người yêu cầu(trừ khi áp dụng Điều 38g);

iii.phải ghi bằng loại tiền của Thư tín dụng; và iv.không cần phải kí.

b.Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại phát hành có số tiền vượt quá số tiền được phép của Thư tín dụng, và quyết định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng đó chưa thanh toán hoặc chiết khấu cho số tiền vượt quá số tiền cho phép của Thư tín dụng.

c.Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng.

Điều19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau.

Một chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau (chứng từ vận tải đa phương thức hoặc liên hợp) dù được gọi như thế nào, phải:

i.Chỉ rõ tên của người chuyên chở và được kí bởi:

  • người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc
  • thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định hoặc thay mặt thuyền trưởng

Các chữ kí của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải xác định được chữ kí nào là của người chuyên chở, chữ kí nào là của thuyền trưởng hoặc của đại lý.

Chữ kí của đại lý phải chỉ rõ là đại lý đã kí thay hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc đã kí thay hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

  1. Chỉ rõ rằng hàng hóa đã được gửi, nhận để chở hoặc đã được xếp lên tầu tại nơi quy định trong Thư tín dụng, bằng:
  • in sẵn trên vận đơn, hoặc
  • đóng dấu hoặc ghi chú có ghi rõ ngày hàng hóa đã được gửi đi, nhận để gửi hoặc đã xếp lên tầu.

Ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để chở hoặc ngày xếp hàng lên tàu và là ngày giao hàng.Tuy nhiên, nếu chứng từ vận tải thể hiện bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách ghi chú, có ghi ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để chở hoặc ngày xếp hàng lên tầu thì ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng.

iii.Chỉ rõ nơi gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao hàng và nơi hàng đến nơi cuối cùng quy định trong Thư tín dụng, ngay cả khi:

  • chứng từ vận tải ghi nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi giao hàng hoặc nơi đến cuối cùng khác, hoặc
  • chứng từ vận tải có ghi từ”dự định” hoặc các từ tương tự có liên quan đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng.

iv.Là chứng từ vận tải gốc duy nhất hoặc, nếu phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ bản gốc như được ghi trên chứng từ vận tải.

v.Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở (chứng từ vận tải trắng lưng hoặc rút gọn). Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.

  1. Không ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.
  2. Nhằm mục đích của điều khoản này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống từ phương tiện vận tải này và lại xếp hàng lên một phương tiện vận tải khác (dù có cùng một phương thức vận tải) trong quá trình vận chuyển từ nơi gởi, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi giao hàng đến nơi đến cuối cùng ghi trong Thư tín dụng .

c.i. Một chứng từ vận tải có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ vận tải.

  1. Một chứng từ vận tải ghi rằng chuyển tải sẽ hoặc có thể diễn ra là có thể được chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng không cho phép chuyển tải.

Điều 20: Vận đơn đường biển.

  1. Một vận đơn đường biển, dù được gọi như thế nào, phải:
  2. chỉ rõ tên của người chuyên chở và đã được ký bởi:
  • người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc
  • thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.

Các chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải phân biệt được đó là chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý.

Các chữ ký của đại lý phải ghi rõ hoặc là đại lý đã ký thay cho hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc thay cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

  1. Chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên một con tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định trong Thư tín dụng, bằng:
  • in sẵn trên vận đơn, hoặc
  • một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày xếp hàng lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừ khi trên vận đơn có ghi chú hàng đã xếp trên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày đã ghi trong ghi chú xếp hàng sẽ được coi là ngày giao hàng.

Nếu vận đơn có ghi “con tàu dự định” hoặc tương tự liên quan đến tên tàu, thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu, ghi rõ ngày giao hàng và tên của con tàu thực tế là cần thiết.

iii. Chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng

Nếu vận đơn không chỉ rõ cảng xếp hàng quy định trong Thư tín dụng như là cảng xếp hàng hoặc nếu vận đơn có ghi từ “dự định” hoặc tương tự có liên quan đến cảng xếp hàng, thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi cảng xếp hàng như quy định trong Thư tín dụng, ngày giao hàng và tên của con tàu là cần thiết. Điều quy định này áp dụng ngay cả khi việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu chỉ định đã được ghi rõ bằng từ in sẵn trên vận đơn.

  1. Là bản vận đơn gốc duy nhất hoặc nếu phát hành hơn một bản gốc là trọn bộ bản gốc như thể hiện trên vận đơn.
  2. Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc có dẫn chiếu các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở (Vận đơn rút gọn hoặc trắng lưng). Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.
  3. Không thể hiện là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.

Nhằm mục đích của điều khỏan này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống từ con tàu này và lại xếp hàng lên con tàu khác trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng

c.i. Một vận đơn có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một vận đơn.

  1. Một vận đơn ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe móoc, hoặc xà lan tàu LASH ghi trên vận đơn.
  2. các điều khoản trong vận đơn quy định rằng người chuyên chở dành quyền chuyển tải sẽ không được xem xét.

Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng (NNSWB)

  1. Một giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng, dù gọi như thế nào, phải:
  2. Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi:
  • người chuyên chở hoặc một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt mgười chuyên chở, hoặc
  • thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.

Các chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải phân biệt được đâu là chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý.

Chữ ký của đại lý phải ghi rõ là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc thay mặt hay đại diện cho thuyền trưởng.

  1. Chỉ rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên một con tàu chỉ định tại cảng xếp hàng quy định trong Thư tín dụng, bằng:
  • in sẵn trên vận đơn, hoặc
  • một ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày mà hàng đã được xếp lên tàu.

Ngày phát hành NNSWB được coi như là ngày giao hàng, trừ khi NNSWB có ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi ở trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu đựơc coi là ngày giao hàng.

Nếu NNSWB có ghi “con tàu dự định” hoặc tương tự có liên quan đến tên con tàu, thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu kèm theo ngày giao hàng và tên con tàu thực tế là cần thiết.

iii. Thể hiện việc giao hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng

Nếu NNSWB không thể hiện cảng xếp hàng quy định trong Thư tín dụng là cảng xếp hàng hoặc nếu có ghi từ “dự định” hoặc tương tự liên quan đến cảng xếp hàng, thì việc ghi chú đã xếp hàng, nói rõ cảng xếp hàng là cảng xếp quy định trong Thư tín dụng, ngày giao hàng và tên con tàu là cần thiết. Điều quy định này cũng áp dụng ngay cả khi việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng cho con tàu chỉ định được thể hiện bằng từ in sẵn trên NNSWB.

  1. Là bản gốc duy nhất hoặc nếu phát hành nhiều hơn một bản gốc thì toàn bộ bản gốc như thể hiện trong NNSWB.
  2. Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc có dẫn chiếu đến các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở (NNSWB rút gọn hoặc trắng lưng). Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.
  3. Không thể hiện là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.
  4. Nhằm mục đích của điều khỏan này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống từ một con tàu và xếp hàng lên một con tàu khác trong hành trình vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng

c.i. NNSWB có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một NNSWB.

  1. Một NNSWB ghi chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe móoc hoặc xà lan tàu LASH thể hiện trên NNSWB.
  2. Các điều khoản trong NNSWB quy định rằng người chuyên chở dành quyền chuyển tải sẽ không được xem xét đến.

Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

  1. Một vận đơn, dù được gọi tên như thế nào, có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (vận đơn theo hợp đồng thuê tàu) phải:
  2. được ký bởi:
  • thuyền trưởng hoặc một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng, hoặc
  • chủ tàu hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt chủ tàu
  • người thuê tàu và đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người thuê tàu.

Các chữ ký của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hoặc đại lý phải phân biệt được đó là chữ ký của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hoặc đại lý.

Chữ ký của đại lý phải thể hiện là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người cho thuê.

Một đại lý khi ký cho hoặc thay mặt cho chủ tàu hoặc người thuê tàu phải ghi tên của chủ tàu hoặc của người thuê tàu.

  1. thể hiện hàng hóa đã được xếp lên con tàu chỉ định tại cảng xếp hàng quy định trong Thư tín dụng, bằng:
  • in sẵn trên vận đơn, hoặc
  • ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày mà vào ngày đó hàng hóa đã được xếp lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ được coi là ngày giao hàng, trừ khi trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi ở trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.

iii. thể hiện việc giao hàng từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng . Cảng dỡ hàng cũng có thể ghi là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như quy định trong Thư tín dụng

  1. là một bản gốc vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hoặc nếu phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ bản gốc như thể hiện trong vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
  2. Ngân hàng sẽ không kiểm tra các hợp đồng thuê tàu, ngay cả khi các hợp đồng thuê tàu này phải xuất trình theo yêu cầu của Thư tín dụng

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không

  1. Một chứng từ vận tải hàng không, dù cho gọi tên như thế nào, phải:
  2. chỉ rõ tên của người chuyên chở và được ký bởi:
  • người chuyên chở, hoặc
  • một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

Các chữ ký của người chuyên chở hoặc đại lý phải phân biệt được đó là chữ ký của người chuyên chở hoặc đại lý.

Chữ ký của đại lý phải thể hiện là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở.

  1. chỉ rõ rằng hàng hóa đã được nhận để chở.
  • chỉ rõ ngày phát hành . Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng, trừ khi chứng từ vận tải hàng không có ghi chú cụ thể về ngày giao hàng thực tế, trong trường hợp đó, ngày ghi trong ghi chú đó sẽ được coi là ngày giao hàng.

Bất cứ thông tin nào khác trên chứng từ vận tải hàng không có liên quan đến ngày và số chuyến bay sẽ không được xem xét để xác định ngày giao hàng.

  1. chỉ rõ sân bay khởi hành và sân bay đến quy định trong Thư tín dụng
  2. là bản gốc dành cho người gửi hàng hoặc người giao hàng, cho dù Thư tín dụng quy định một bộ đầy đủ bản gốc.
  3. chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc có dẫn chiếu đến các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở. Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.
  4. Nhằm mục đích của điều khỏan này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống từ máy bay này và lại xếp hàng lên máy bay khác trong một hành trình vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đến quy định trong Thư tín dụng:

c.i. Chứng từ vận tải hàng không có thể quy định rằng hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển một và cùng một chứng từ vận tải hàng không.

  1. Một chứng từ vận tải hàng không quy định rằng chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng không cho phép chuyển tải.

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

  1. Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, dù gọi tên như thế nào, phải:
  2. chỉ rõ tên của người chuyên chở và:
  • được ký bởi người chuyên chở, hoặc một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc
  • thể hiện việc nhận hàng để chở bằng chữ ký, đóng dấu hoặc ghi chú bởi người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

Các chữ ký, đóng dấu hoặc ghi chú nhận hàng hóa của người chuyên chở hoặc đại lý phải xác định được đó là của người chuyên chở hoặc đại lý.

Các chữ ký, đóng dấu hoặc ghi chú nhận hàng hóa của đại lý phải chỉ rõ rằng đại lý đã ký hoặc hành động thay cho hoặc đại diện cho người chuyên chở.

Nếu một chứng từ vận tải đường sắt không chỉ rõ được người chuyên chở, thì bất cứ chữ ký, đóng dấu của công ty đường sắt sẽ được chấp nhận như là bằng chứng về việc chứng từ đã được ký bởi người chuyên chở.

  1. chỉ ra ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa đã được nhận để giao, gửi đi hoặc chuyên chở tại nơi quy định trong Thư tín dụng . Trừ khi chứng từ vận tải có đóng dấu ghi ngày nhận hàng, có ghi ngày nhận hàng hoặc ngày giao hàng, nếu không ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày giao hàng.
  • chỉ ra nơi giao hàng và nơi hàng đến quy định trong Thư tín dụng

b.i. Một chứng từ vận tải đường bộ phải thể hiện là bản gốc dành cho người gửi hàng hoặc cho người giao hàng hoặc không có dấu hiệu là dành cho ai.

  1. Một chứng từ vận tải đường sắt có ghi chú “bản gốc thứ hai” sẽ được chấp nhận như là bản gốc.
  • Một chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường thủy nội địa sẽ được chấp nhận như là bản gốc, dù có ghi là bản gốc hay không.
  1. Trong trường hợp trên chứng từ vận tải không ghi số bản gốc đã được phát hành, thì số bản xuất trình sẽ được coi là một bộ đầy đủ.
  2. Nhằm mục đích của điều khoản này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống từ phương tiện vận chuyển này và xếp hàng lên một phương tiện vận chuyển khác, trong cùng một phương thức vận tải, trong quá trình vận chuyển

từ nơi xếp hàng, gửi hàng hoặc nhận chuyên chở đến nơi đến quy định trong Thư tín dụng

e.i. Một chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường thủy nội địa có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ vận tải.

  1. Một chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường thủy nội địa có thể ghi chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng không cho phép chuyển tải.

Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm

  1. Một biên lai chuyển phát, dù được gọi như thế nào, làm bằng chứng cho việc nhận hàng để chở, phải thể hiện:
  2. tên của công ty dịch vụ chuyển phát và đã được đóng dấu, hoặc đã ký bởi công ty dịch vụ chuyển phát chỉ định tại nơi hàng hóa sẽ được giao quy định trong Thư tín dụng
  3. ngày lấy hàng hoặc nhận hàng hoặc các từ tương tự. Ngày này được coi là ngày giao hàng.
  4. Một yêu cầu về chi phí chuyển phát sẽ trả hoặc trả trước có thể được thỏa mãn bằng một chứng từ vận tải do công ty dịch vụ chuyển phát phát hành trong đó quy định rằng chi phí chuyển phát sẽ do bên không phải là người nhận chịu.
  5. Biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm, dù cho được gọi tên như thế nào, là bằng chứng nhận hàng để chở phải được đóng dấu, ký tên và ghi ngày tại nơi giao hàng quy định trong Thư tín dụng . ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng.

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng xếp và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí.

  1. Chứng từ vận tải không được quy định là hàng hóa phải hoặc sẽ được xếp lên trên boong. Một điều khoản trên chứng từ vận tải quy định rằng hàng hóa có thể xếp trên boong sẽ được chấp nhận.
  1. Chứng từ vận tải có điều khoản ghi “Người gửi hàng xếp và đếm” và “Người gửi hàng kê khai gồm có” là có thể chấp nhận.
  2. Một chứng từ vận tải có thể bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách khác, chỉ ra các chi phí phụ thêm vào cước phí.

Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo

Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc ghi chú nào tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì. Chữ hoàn hảo” hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho Thư tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là” đã xếp hoàn hảo”.

Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm

a.Chứng từ bảo hiểm, chẳng hạn như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được ủy quyền của họ ký và phát hành.

Chữ ký của đại lý hoặc của người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là đại diện cho công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm.

b.Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả bản gốc phải được xuất trình.

c.Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận.

d.Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao.

e.Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.

f.i.Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của Thư tín dụng.

ii.Một yêu cầu của Thư tín dụng đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa, của trị giá hóa đơn hoặc tương tự sẽ được coi là số tiền được bảo hiểm tối thiểu.

Nếu không có quy định trong Thư tín dụng về mức bảo hiểm, thì số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% của giá CIF hoặc CIP của hàng hóa.

Khi trị giá CIF hoặc CIP không thể xác định được từ chứng từ, thì số tiền bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở của số tiền thanh toán hoặc chiết khấu hoặc tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn, tùy theo số tiền nào lớn hơn.

iii. Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhân hàng để chở hoặc để giao đến nơi dỡ hàng hoặc nơi hàng đến cuối cùng như quy định trong Thư tín dụng

  1. Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ được bảo hiểm, nếu có. Một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến các rủi ro không được bảo

hiểm cũng sẽ được chấp nhận nếu như Thư tín dụng dùng những từ không rõ ràng như “rủi ro thông thường” hoặc “rủi ro tập quán”.

  1. Nếu Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo hiểm được xuất trình có điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro”, dù có hay không tiêu đề “mọi rủi ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó có bị loại trừ hay không.
  2. Chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu bất cứ điều khoản loại trừ nào.
  3. Chứng từ bảo hiểm có thể quy định việc bảo hiểm phụ thuộc vào mức miễn bồi thường (có trừ hoặc không trừ).

 

Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình

  1. Nếu ngày hết hiệu lực của Thư tín dụng hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình rơi vào ngày mà ngân hàng nhận xuất trình đóng cửa vì những lý do không phải là lý do đề cập đến tại điều 36, thì ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình, tùy từng trường hợp, có thể sẽ được gia hạn tới ngày làm việc tiếp theo đầu tiên của ngân hàng .
  2. Nếu việc xuất trình được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên của ngân hàng, thì ngân hàng chỉ định phải gửi cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận bản giải trình rằng xuất trình chứng từ được thực hiện trong giới hạn thời gian được kéo dài phù hợp với mục a điều 29.
  3. Ngày muộn nhất phải giao hàng sẽ không được gia hạn do hậu quả của mục a điều 29.

Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá

  1. Các từ “khoảng” hoặc “ước chừng” được sử dụng có liên quan đến số tiền của Thư tín dụng hoặc số lượng hoặc đơn giá ghi trong Thư tín dụng được hiểu là cho phép một dung sai hơn hoặc kém 10% của số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá mà chúng nói đến.
  2. Một dung sai không vượt quá 5% hơn hoặc kém, về số lượng hàng hóa là được phép, miễn là Thư tín dụng không quy định số lượng tính bằng một số đơn vị bao kiện hoặc đơn vị chiếc và tổng số tiền thanh toán không vượt qua số tiền của Thư tín dụng
  3. Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, một dung sai không vượt 5% ít hơn số tiền của Thư tín dụng là được phép, miễn là số lượng hàng hóa, nếu quy định trong Thư tín dụng, được giao đầy đủ và đơn giá, nếu quy định trong Thư tín dụng, không được giảm hoặc mục b điều 30 không áp dụng. Dung sai này không áp dụng nếu Thư tín dụng quy định một dung sai cụ thể hoặc sử dụng cụm từ như đề cập tại mục b điều 30.

Điều 31: Giao hàng và trả tiền từng phần

  1. Giao hàng và trả tiền từng phần là được phép.
  2. Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện việc giao hàng bắt đầu trên cùng một phương tiện vận tải và cùng chung một hành trình, miễn là có cùng một nơi đến, sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau hoặc các cảng xếp hàng, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi gửi hàng khác nhau. Nếu việc xuất trình gồm nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào sẽ được coi là ngày giao hàng.

Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện vận tải trong cùng một phương thức vận tải sẽ được coi như là giao hàng từng

phần, ngay cả khi các phương tiện vận tải rời cùng một ngày để đến cùng một nơi đến.

  1. Việc xuất trình nhiều biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm sẽ không được coi là giao hàng từng phần, nếu như các biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm đã được đóng dấu hoặc ký bởi cùng một hãng chuyển phát hoặc dịch vụ bưu điện tại cùng một nơi, cùng ngày và cùng nơi đến.

Điều 32: Giao hàng và trả tiền nhiều lần

Nếu việc trả tiền và giao hàng nhiều lần trong từng thời kỳ nhất định được quy định trong Thư tín dụng và bất cứ lần nào không trả tiền hoặc không giao hàng trong thời kỳ dành cho lần đó, thì Thư tín dụng không còn có giá trị đối với lần đó và bất cứ lần nào tiếp theo.

Điều 33: Giờ xuất trình

Ngân hàng không có nghĩa vụ tiếp nhận việc xuất trình ngoài giờ làm việc của mình.

 

Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ

Ngân hàng chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chíng xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc đối với các điều kiện chung hoặc điều kiện cụ thể quy định ở trong một chứng từ hoặc ghi thêm vào chứng từ đó; cũng như không cịu trách nhiệm đối với mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, điều kiện, bao gói, giao hàng, giá trị hoặc sự kiện hiện hữu của hàng hóa, dịch vụ hoặc các nội dung khác mà các chứng từ thể hiện. Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoặc địa vị của người gửi hàng, người chuyên chở, người giao

nhận, người nhận hàng hoặc người bảo hiểm hàng hóa hoặc bất cứ người nào khác.

Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật

Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ, thất lạc, thiệt hại hoặc các sai sót khác phát sinh trong quá trình truyền thư từ, điện tín, hoặc chuyển giao thư từ hoặc chứng từ nếu các điện tín, các thư từ hoặc các chứng từ được chuyển hoặc gửi đi phù hợp với các yêu cầu quy định trong Thư tín dụng, hoặc nếu ngân hàng có thể đã có sáng kiến trong việc lựa chọn dịch vụ chuyển giao khi Thư tín dụng không có hướng dẫn cụ thể.

Nếu một ngân hàng chỉ định quyết định rằng việc xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, dù cho ngân hàng chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu hay chưa, thì ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải thanh tóan hoặc chiết khấu hoặc hoàn lại tiền cho ngân hàng chỉ định, ngay cả khi các chứng từ đã bị mất trong quá trình chuyển giao giữa ngân hàng chỉ định và ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành

Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn và có thể chuyển nguyên các thuật ngữ đó mà không phải dịch chúng.

Điều 36: Bất khả kháng

Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh ra từ sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của mình do thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, hành động khủng bố hoặc do bất cứ các cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ.

Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, ngân hàng không phải thanh tóan hoặc chiết khấu cho các Thư tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đọan kinh doanh của ngân hàng

Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị

  1. Một ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác để thực hiện các chỉ thị của người yêu cầu, thì ngân hàng làm việc đó với chi phí và rủi ro của người yêu cầu
  2. Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm nếu các chỉ thị mà họ truyền đạt tới ngân hàng khác không được thực hiện, ngay cả khi họ đã chủ động tự lựa chọn ngân hàng đó.
  3. Một ngân hàng chỉ thị cho ngân hàng khác thực hiện dịch vụ thì phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ phí hoa hồng, lệ phí, các chi phí hoặc thủ tục phí mà ngân hàng nhận chỉ thị đã chi ra liên quan tới các chỉ thị đó của mình.

Nếu Thư tín dụng quy định các chi phí là do người thụ hưởng chịu và các chi phí đó không thể thu được hoặc khấu trừ vào số tiền thu được, thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí đó.

Thư tín dụng hoặc sửa đổi không được quy định rằng việc thông báo cho người thụ hưởng sẽ được thực hiện là có điều kiện, nó phụ thuộc vào việc ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai nhận được chi phí của người thụ hưởng.

  1. Người yêu cầu sẽ bị ràng buộc vào và có trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng đối với mọi nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định bởi luật và tập quán nước ngoài.

Điều 38: Thư tín dụng có thể chuyển nhượng

  1. Ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng Thư tín dụng, trừ khi ngân hàng đó đồng ý một cách rõ ràng về mức độ và cách chuyển nhượng.
  2. Nhằm mục đích của điều khoản này:

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng là một Thư tín dụng có quy định rõ ràng là “có thể chuyển nhượng” và có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác (“người thụ hưởng thứ hai”) theo yêu cầu của người thụ hưởng (“thứ nhất”).

Ngân hàng chuyển nhượng là một ngân hàng chỉ định để tiến hành chuyển nhượng Thư tín dụng hoặc, trong trường hợp Thư tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào, thì nó là một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng Thư tín dụng . Ngân hàng phát hành có thể là ngân hàng chuyển nhượng.

Thư tín dụng được chuyển nhượng là Thư tín dụng đã có giá trị thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai.

  1. Trừ khi có sự thỏa thuận khác vào lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí (như hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) xảy ra liên quan đến việc chuyển nhượng là do người thụ hưởng thứ nhất thanh toán.
  2. Một Thư tín dụng có thể được chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, miễn là Thư tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần.

Một Thư tín dụng chuyển nhượng không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho bất cứ người thụ hưởng kế tiếp nào. Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là người thụ hưởng tiếp theo.

  1. Mọi yêu cầu chuyển nhượng phải ghi rõ sự cần thiết và điều kiện sửa đổi để có thể thông báo cho người thụ hưởng thứ hai. Thư tín dụng được chuyển nhượng phải quy định rõ những điều kiện này.
  2. Nếu một Thư tín dụng được chuyển nhựơng cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, thì việc từ chối sửa đổi của một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai không làm mất giá trị chấp nhận đối với cứ những người thụ hưởng thứ hai khác, và Thư tín dụng chuyển nhượng vẫn được sửa đổi một cách thông thường. Đối với bất cứ người thụ hưởng thứ hai nào đã từ chối sửa đổi, thì Thư tín dụng chuyển nhượng vẫn giữ nguyên, không sửa đổi.
  3. Thư tín dụng đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng, bao gồm cả xác nhận, nếu có, trừ:
  • Số tiền của Thư tín dụng
  • đơn giá nêu trong Thư tín dụng
  • ngày hết hạn hiệu lực
  • thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc
  • ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn giao hàng,
  • bất cứ hoặc tất cả các loại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi.

Tỷ lệ phải bảo hiểm có thể tăng tới mức của số tiền bảo hiểm quy định trong Thư tín dụng hoặc trong điều khoản này.

Tên của người thụ hưởng thứ nhất có thể thay thế bằng tên của người yêu cầu trong Thư tín dụng

Nếu Thư tín dụng đặc biệt đòi hỏi tên của người yêu cầu phải thể hiện trên mọi chứng từ, trừ hóa đơn, thì các yêu cầu đó phải được phản ánh trong Thư tín dụng chuyển nhượng.

  1. Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của mình, nếu có, bằng hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai nhưng số tiền không được vượt quá số tiền quy định trong Thư tín dụng, và khi thay thế chứng từ như thế, người thụ hưởng thứ nhất có thể đòi tiền theo Thư tín dụng số tiền chêch lệch, nếu có, giữa hóa đơn của mình với hóa đơn của người thụ hưởng thứ hai.
  2. Nếu người thụ hưởng thứ nhất phải xuất trình hóa đơn và hối phiếu của mình, nếu có, nhưng không thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên, hoặc nếu các hóa đơn xuất trình của nguời thụ hưởng thứ nhất có sự khác biệt mà trong xuất trình của người thụ hưởng thứ hai không có và người thụ hưởng thứ nhất không sửa chữa chúng trong lần yêu cầu đầu tiên, thì ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình chứng từ như đã nhận được từ người thụ hưởng thứ hai cho ngân hàng phát hành mà không chịu trách nhiệm gì thêm đối với người thụ hưởng thứ nhất.
  3. Người thụ hưởng thứ nhất, trong yêu cầu chuyển nhượng của mình, có thể quy định rằng việc thanh toán hoặc chiết khấu phải được thực hiện cho người thụ hưởng thứ hai tại nơi mà Thư tín dụng đã được chuyển nhượng, cho đến khi và bao gồm cả ngày Thư tín dụng hết hiệu lực. Điều này không làm phương hại đến quyền của người thụ hưởng thứ nhất theo quy định tại mục h điều 38.
  4. Việc xuất trình chứng từ của hoặc thay mặt người thụ hưởng thứ hai phải được thực hiện tới ngân hàng chuyển nhượng.

Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được

Việc một Thư tín dụng không ghi là có thể chuyển nhượng được, sẽ không ảnh hưởng tới quyền của người thụ hưởng chuyển nhượng mọi khoản tiền mà mình có thể có quyền được hưởng theo Thư tín dụng, phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành. Điều khoản này chỉ liên quan đến việc chuyển nhượng các khoản tiền chứ không liên quan đến việc chuyển nhượng thực hiện theo Thư tín dụng.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây 


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here