SOẠN VĂN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( LÊ HỮU TRÁC)

0
1954
SOẠN VĂN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( LÊ HỮU TRÁC)
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


SOẠN VĂN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( LÊ HỮU TRÁC)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: SOẠN VĂN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( LÊ HỮU TRÁC)

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Văn Mẫu Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh


Mục Lục

Quảng Cáo

SOẠN VĂN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( LÊ HỮU TRÁC)

Tóm tắt

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mĩ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến không có dịp): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh.

– Phần 2 (tiếp đến phòng chè ngồi): Thực trạng trong phủ chúa, hình ảnh Trịnh Cán ốm yếu.

– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng, cảm nghĩ của Lê Hữu Trác

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

* Quang cảnh trong phủ Chúa

– Phải đi qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang dài quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có lính canh gác, ai muốn vào phải có thẻ.

– Vườn hoa trong phủ Chúa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa cỏ thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

– Bên trong phủ là nhà Đại đường, Quyển bổng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng ơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

– Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng chén bạc

– Đến nội cung phải đi qua 5, 6 lần trướng gấm

– Phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son, nệm gấm mà che

⇒ Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, không đâu sánh bằng

* Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa

– Khi đi thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường

– Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi

– Lời lẽ nhắc đến thế tử đều hết mực cung kính, lễ độ tránh phạm úy.

– Chúa Trịnh luôn cho phi tần chầu chực xung quanh. Tác gải không được thấy mặt Chúa

– Thế tử bệnh có 7, 8 người thầy thuốc tục chực, phục dịch

– Tác giả phải quỳ lạy 4 lần lúc đến và 4 lần lúc về

⇒ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ cho thấy sự cao sáng, quyền uy, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

* Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống trong phủ

– Lê Hữu Trác mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ Chúa những tác giả tỏ vẻ dửng dưng trước những thứ vật chất xa hoa và không đồng tình với cuộc sống quá xa xỉ, thừa thãi, hưởng lạc nhưng thiếu khí trời và tự do như ở trong phủ Chúa

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chi tiết được cho là đắt nhất

– “Một đứa bé độ 5, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc già cúi lạy bốn lần rồi cười và ban một lời khen “ông này lạy khéo”. Khi đi đi qua độ 5, 6 lần trướng gấm tối om như vậy là một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí của thế tử. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt mấy người hầu cận đứng xúm xít.

– Qua chi ấy cho thấy cuộc sống ăn chơi hưởng lạc trong phủ Chúa. Thế tử được mọi người chăm sóc, hầu cận đến phát bệnh. Không gian ngột ngạt, tù túng, thiếu sinh khí trong phủ Chúa.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Cách chẩn đoán bệnh của Lê Hưu Trác cho thấy ông là một người thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm

– Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

– Đặc biệt ông còn có những phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bút pháp đặc sắc trong truyện

– Sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực những gì đã nhìn thấy

– Tả cảnh sinh động

– Kể diễn biến sự việc một cách khéo léo, lôi cuốn người đọc

Luyện tập (trang 9 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here