Soạn Bài Xin Lập Khoa Luật ( Nguyễn Trường Tộ )

0
1247
Văn mẫu: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Soạn Bài Xin Lập Khoa Luật ( Nguyễn Trường Tộ )

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Soạn Bài Xin Lập Khoa Luật ( Nguyễn Trường Tộ )

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: VĂN MẪU PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ – SỰ KẾT HỢP HÀI HOÀ GIỮA BÚT PHÁP LÃNG MẠN VỚI XU HƯỚNG HIỆN THỰC, NHÂN ĐẠO


Mục Lục

Quảng Cáo

Soạn Bài Xin Lập Khoa Luật ( Nguyễn Trường Tộ )

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu … quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội

– Phần 2 (tiếp … chất phác): Mối quan hệ của luật pháp với Nho giáo, văn chương

– Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức

Câu 1 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Theo Nguyễn Trường Tộ nội dung của Luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia

Theo Nguyễn Trường Tộ luật bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”

– Đất nước muốn tồn tại cần có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng phải có chính lệnh

– Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây

– Tác giả đề cao luật, đề cao những người hiểu biết về luật và có khả năng dùng luật để điều khiển công việc quốc gia

Câu 2 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Theo Nguyễn Trường Tộ, kỉ cương, uy quyền, chính lệnh để duy trì sự tồn tại của đất nước

– Tác giả khẳng định: “ Bất luận quay hay dân mọi người đều phải học luật nước”

– Luật đã bao trùm lên tất cả, nếu không có luật sẽ không thể duy trì được kỉ cương phép nước

– Quan hay dân đều phải hiểu và làm theo luật, chân lý này đúng và đúng đến bây giờ.

Câu 3 (Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp.

+ Biết rằng đạo làm người không gì bằng trung hiếu, không cần thiết bằng lễ nghĩa

+ Sách Nho chỉ nói trên giấy suông, không làm cũng không ai phạt, có làm cũng không được thưởng

+ Nên xưa nay dù học nhiều chẳng mấy ai sửa đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm

– Tác giả chỉ ra rằng: xưa nay, vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước đều nhờ hiểu luật, còn sách vở khác chỉ ra phụ thuộc

+ Nếu trong nước không có luật dù có một nghìn quyển sách cũng không thể trị dân được

Câu 4 (Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:

+ Dù lời văn đề cao pháp luật, luật pháp và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau

+ Tác giả khẳng định: “Nếu bảo luật chỉ tố cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

+ Nếu tận dụng lẽ công bằng trong luật là có đạo đức, trọn vẹn đạo làm người.

Câu 5 (Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Tác giả đưa ra quan niệm đạo luật của đạo Nho: “Từ tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”

+ Tam cương ngũ thường là luật bao trùm xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến, đó là trụ cột giữ kỉ cương của chế độ phong kiến

+ Tác giả phê pháp đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng

+ Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người, là làm theo luật

– Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

⇒ Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lý của người nghe

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here