Phác Đồ Điều Trị Đục – Vỡ Thể Thủy Tinh Sau Vết Thương Xuyên
I. Triệu chứng
(a) . Chủ quan: giảm thị lực, song thị 1 mắt, đau nhức, đỏ mắt.
(b) . Khách quan:
– Đục vỡ thủy tinh thể sau chấn thương xuyên (đã xử trí cấp cứu ban đầu), có/không phóng thích nhân và tồn phòng; tồn phòng nông…
– Viêm màng bồ đào.
– Tăng áp.
II. Chẩn đoán phân biệt:
Viêm màng bồ đào, mủ – fibrin tiền phòng.
III. Nguyên nhân:
– Xung đột, tai nạn, thể thao.
IV. Cận lâm sàng:
– Xét nghiệm máu: CTM, TS – TC, ELISA.
– X- Quang sọ não hốc mắt.
– CT Scan nếu lâm sàng có dấu chứng nghi ngờ dị vật.
– Khám nội khoa tim phổi.
– Siêu Âm A, B. Tính công suất kính nội nhãn.
V. Điều trị:
1. Chỉ định:
(1) Phẫu thuật thủy tinh thể sớm, < 2 tháng: rửa hút thủy tinh thể vỡ.
(a) . Thủy tinh thể đục toàn bộ vỡ, chất nhân tiền phòng gây phản ứng màng bồ đào hoặc tăng nhãn áp.
(b) . Dị vật bẩn xuyên thủng nằm trong thủy tinh thể, đục thủy tinh thể dọa nhiễm trùng.
– ECCE + IOL mềm đường mổ nhỏ nếu bao sau còn nguyên
– ECCE + Lensectomy + IOL cứng, hoặc mềm nếu bao sau rách ít, cắt sạch PLT tiền phòng
– ECCE + Lensectomy không đặt IOL trường hợp đáy mắt bị tổn thương nặng, giác mạc xấu
– Lentectomy (cắt hết thủy tinh thể) + vitrectomy anterior (cắt pha lê thể trước) nếu bao sau thủy tinh thể rách rộng nát, có pha lê thể trào ra tiền phòng.
-> Đặt IOL thì 2, sau khi mắt yên > 6 tháng, nếu thị lực tăng với chỉnh kính
(2) Phẫu thuật thủy tinh thể muộn: > 6tháng -> Xử lý thủy tinh thể chấn thương như 1 đục thủy tinh thể thường.
– ECCE + IOL: thủy tinh thể đục bao sau nguyên vẹn
– Lentectomy+IOL củng mạc: thủy tinh thể đục bao sau rách rộng.
2. Chuẩn bị trước mổ:
(1) Vệ sinh mắt: dán lông mi, bơm rửa lệ đạo, đo thị lực nhãn áp.
(2) Hoàn tất các xét nghiệm máu, siêu âm, khám nội khoa.
3. Ngày phẫu thuật:
- a) . Ở khoa phòng:
– Uống Acetazolamide: 0,25g, 2 (v) từ 1-2 giờ trước mổ.
– Nhỏ Néosynephrine 10% + Mydriacyl 1% một giọt.
– Nhỏ Col.Ciloxan hay Ciplox trước mổ một giờ.
– Băng mắt mổ.
- b) . Trong phòng mổ:
– Sát trùng mắt bằng Betadin 5%, da mi 10%.
– Sau phẫu thuật bơm vancomycin tiền phòng và chích dexamethasone dưới kết mạc.
– Băng mắt sau mổ.
4. Hậu phẫu:
– Nhỏ kháng sinh, kháng viêm 4-6 lần / ngày.
– Uống kháng sinh trong 3 – 5 ngày.
– Uống kháng viêm Steroid, hoặc chích dưới kết mạc.
– Uống giảm đau trong 1-2 ngày.
– Uống chống phù nề, tan máu, sinh tố.
VI. Theo dõi:
– Giác mạc, tiền phòng, đồng tử…
– Kính nội nhãn đúng vị trí.
– Tình trạng viêm, tăng áp sau mổ.
VII. Tài liệu tham khảo:
- Ehlek, Justis P.; Shah, Chirag P. (2008) Wills Eye Manual, The Office and Emergency Room Diagnosis and Treatment of Eye Disease. Chapter 3 – Trauma. 5th Edition. Copyright © Lippincott Williams & Wilkins.
- Ferenc Kuhn. (2008). Ocular Traumatology. Springer-Verlag Berlin Heidelberg
- Jack J Kanski (2003). Clinical ophthalmology, A systemic approach. Chapter 19: Trauma. 5th Edition. Butterworth Heinneman.
- Peter s. Hersh, Bruce m. Zagelbaum, Kenneth r. Kenyon bradford j. Shingleton Chapter 39, Surgical Management of Anterior Segment Trauma. William Tasman. Duane’s Ophthalmology, 2006 Edition. Lippincott Williams & Wilkins Publishers, Hagerstown.
BS Vũ Anh Lê
Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Mắt Hồ Chí Minh:
- Phác Đồ Điều Trị Múc Nội Nhãn
- Phác Đồ Điều Trị Khô Mắt
- Phác Đồ Điều Trị Nhãn Viêm Giao Cảm
- Phác Đồ Điều Trị Tân Sản Vảy Bề Mặt Nhãn Cầu
- Phác Đồ Điều Trị Đục – Lệch, Vỡ Thể Thủy Tinh Do Chấn Thương