Những bài văn nghị luận xã hội

0
1054
Những bài văn nghị luận xã hội
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Những bài văn nghị luận xã hội

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: NHỮNG BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Những bài văn nghị luận xã hội

 

Những bài văn nghị luận xã hội

Bài soạn văn mẫu Nói với con- Y Phương

 

NÓI VỚI CON

 

 

 

I.Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 1.Tác giả

 

  • Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển công tác về Sở Văn hóa – thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.

 

 

  • Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi

 

2.Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng lớn rộng, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.

 

 

II.Phân tích bài thơ

 

 

 

1.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.

 

 

 

 

  • Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

 

 

  • Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

 

  • Cuộc sống lao động cần cù và tười vui của “ người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “ Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Các động từ cài, ken vừa miêu tả cụ thể nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt.

 

  • Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: “ Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”

 

 

2.Những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.

 

  • “ Người đồng mình thương lắm …Không lo cực nhọc”, “ Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

 

 

 

– “ Người đồng mình thô sơ da thịt…Nghe con”. Người đồng mình mộc mạc

 

 

 

 

nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “ Người đồng mình tự **c đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục ”. Từ đó, người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

 

 

3.Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con.

 

  • Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con.

 

  • Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.

 

 

4.Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

 

 

 

  • Giọng điệu thiết tha trìu mến

 

 

 

  • Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

 

 

– Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

 

 

 

 

Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

 

 

 

 

Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau :

 

 

  1. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam Xương.

 

 

b. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm :

 

 

 

* Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh :

 

  • Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em – cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào… khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong

 

 

 

 

sáng không bị vẩn **c cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.

 

  • Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

 

  • Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại âm thầm nhớ chồng.

 

 

  • Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : “Sau này, trời xét lòng lành, […], xanh kia quyết chẳng phụ con”. Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

 

 

  • Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình.

 

 

  • Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng :

 

 

 

 

  • Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :

 

 

“Bảy nổi ba chìm với nước non,

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

 

 

 

  • Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng “đinh ninh là vợ hư”. Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.

 

 

Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.

 

 

 

c. Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và

 

 

 

 

không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here