NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐỂ LÀM VIỆC”
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: KHÔNG GIAN NÚI RỪNG TRONG VĂN XUÔI NGỌC GIAO
Mục Lục
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐỂ LÀM VIỆC”
Nhận thức và vận dụng . . .
Chính trị – Xã hội
NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐỂ LÀM VIỆC”
Nguyễn Hồng Nhật∗
TÓM TẮT
Trước yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa, cần thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của đất nước. Với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta hiện nay, một lần nữa đòi hỏi cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng “học để làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Học để làm việc” đặt ra vấn đề cần phải thay đổi cả về lượng và chất đối với người dạy và người học. Trong đó, người học luôn là yếu tố trung tâm, trực tiếp. Vấn đề xác định đúng đắn mục đích, động cơ, mục tiêu, phương pháp học tập là những yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của người học hiện nay.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, học để làm việc.
AWARENESS AND APPLICATION OF HO CHI MINH’S IDEOLOGY ABOUT ISSUE “STUDY TO WORK”
ASBTRACT
To meet the demand of globalization trend, it is necessary to enhance the country’s education and training quality. With the policy to renew basically and completely Vietnam’s education system of our Party nowadays, once again it needs to be aware and to apply Ho Chi Minh’s ideology about issue “Study to work”. “Study to work” raises a question is that it needs to change both the quality and quantity of teachers and learners, in which learners are the central ones. Identifying goals, motivations, studying methods is a crucial factor to improve the quality and the studying eficiency of learners nowadays.
Keywords: Ho Chi Minh ideology, study to work
*Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
67
Tạp chí Kinh tế – Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ; sự bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tri thức nhân loại không ngừng phát triển và nâng cao, muốn tồn tại và phát triển thì điều đòi hỏi cốt yếu của mỗi người đó là không ngừng học tập. Không học tập, không chủ động thu nhận tri thức, tiếp thu cái mới thì con người sẽ sớm muộn bị lạc hậu, bị xã hội vượt qua. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy: việc học của mỗi người chưa thực sự được định hình rõ ràng, có một số xu hướng học tập không đúng mục đích, học chỉ để mà học, hay học để hiểu rằng mình cũng là người có học. Với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, một lần nữa đòi hỏi chúng ta cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng “học để làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC VÀ HÀNH”
Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, đồng thời là một nhà giáo dục vĩ đại, Người đã đặt nền móng đầu tiên xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam, nền giáo dục của một nước Việt Nam mới, khác hẳn về chất đối với nền giáo dục ngu dân của thực dân, phong kiến. Ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công, đất nước Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức có thể ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, thế nhưng với nhãn quan chính trị sắc bén, Người đã đề xướng một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần kíp phải làm ngay là nhiệm vụ chống giặc dốt, bởi theo Người: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Người yêu cầu phải sửa đổi triệt để nội dung, chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với sự nghiệp
kháng chiến, kiến quốc và sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống pháp, Người nhắc nhở: “phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại: học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ” [1]. Nền móng của nền giáo dục cách mạng mới từng bước được Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Đối với phương châm giáo dục, Người đã đề ra ba phương châm cho nền giáo dục mới là: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội, để đạt được mục tiêu trên, Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục toàn diện: “trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa khoa học – kỹ thuật, lao động và sản xuất” [2].
Năm 1949, trên trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Hồ Chí Minh đã viết: học để làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ. Tư duy này của Người có nhiều điểm phù hợp với mục tiêu của giáo dục (của việc học) mà Unesco đề ra cuối thế kỷ XX đó là: học để biết (cốt lõi là hiểu), học để làm (trên cơ sở hiểu), học để chung sống (trên cơ sở hiểu nhau), học để làm người (trên cơ sở hiểu bản thân mình).
Theo quan điểm Hồ Chí Minh học là để hành, “học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy” [3]. “Học để làm việc” được Người đặt ra đầu tiên, muốn hành tốt phải hiểu kỹ, từ đó mới có thể tiến lên sáng tạo cái mới. Học để làm việc khác về chất với học để lấy bằng cấp, để lòe bịp thiên hạ, học theo kiểu học vẹt để lấy điểm số, học để vỗ bụng cho ta là hơn người…Người đặc biệt nhấn mạnh vấn đề học để làm việc. “Học để làm việc” nghĩa là học để ra làm việc, để tham gia vào công cuộc
68
Nhận thức và vận dụng . . .
kiến thiết, xây dựng đất nước, phục vụ cho quốc kế dân sinh, học là để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp đấu tranh, cho thắng lợi của cách mạng, cho hạnh phúc, tự do của nhân dân. Người cho rằng, ngày xưa, học cốt là kiếm tấm bằng để làm quan, ngày nay, học để làm việc, mà việc thì mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi mới. Người nói: “…so với trước, công việc bây giờ khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn,…Một cái máy tính một giây đồng hồ làm được hàng ngàn phép toán, không phải cộng, trừ, nhân, chia thông thường. Ta phải học toán. Toán rất cao….Liên Xô bắn tên lửa
trúng đích xa một vạn hai ngàn cây số,…phải có tính toán giỏi mới trúng đích. Hay như con tàu vũ trụ bay cao hơn 300 cây số, lại bay vòng quanh quả đất…Bây giờ bảo chúng mình bay có bay được không” [4]. Người đề ra yêu cầu: “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi” [5].
Có thể nói tư tưởng “học để làm việc” của Hồ Chí Minh có giá trị hiện thực hết sức to lớn, chỉ đạo nền giáo dục nước ta hướng vào đó mà thực hiện đúng tôn chỉ của một nền giáo dục tiên tiến, đào tạo những con người xã hội chủ nghĩa có đủ phẩm chất và năng lực, đủ cả “đức” và “tài”. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng “học để làm việc” của Người nói riêng, Đảng đã lãnh đạo xây dựng nền giáo dục quốc dân khắc phục khó khăn, vươn lên những tầm cao mới, đạt được những thành tựu và niềm tự hào to lớn trong mấy thập niên cách mạng và kháng chiến.
Tuy nhiên, bước vào công cuộc đổi mới hiện nay, nền giáo dục, đào tạo nước ta dù đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng, song cũng còn nhiều hạn chế. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã đưa ra một số nhận định: “…chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng,…Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6]… Thực trạng trên, đòi hỏi cần phải có một cuộc cải cách toàn diện, sâu rộng, triệt để nền giáo dục quốc dân, trong đó cần định hướng việc dạy và việc học cho nhân dân.
3. NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐỂ LÀM VIỆC”
Hơn lúc nào hết, chúng ta càng thấm thía tư tưởng Hồ Chí Minh về “học để làm việc”. Học để có thể dùng những kiến thức Đã tích lũy được vào các hoạt động, vào sản xuất, vào cuộc sống hàng ngày. “Học để làm việc” đòi hỏi cần phải thay đổi cả về lượng và chất đối với cả người dạy và người học, trong đó, người học luôn là yếu tố trung tâm, trực tiếp.
Theo chúng tôi, để thực hiện tốt tư tưởng “học để làm việc”, người học cần nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt một số vấn nội dung cơ bản sau:
Một là, xác định đúng đắn mục đích, động cơ của việc học. Có xác định đúng mục đích, động cơ thì người học mới có hành động đúng. Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “bây giờ phải học để: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức…Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
69
Tạp chí Kinh tế – Kỹ thuật |
|
dân, làm cho dân giàu, nước mạnh” [7]. Với |
kiến thức học tập, sẽ làm cho việc học trở nên |
mục đích rõ ràng, động cơ và hành động học |
dễ dàng, thoải mái, không còn bị gò bó, hay |
tập đúng đắn, chắc chắn kết quả của người |
áp lực bởi nội dung học tập. Xuất phát từ quan |
học sẽ có nhiều thay đổi, ngày càng tiến bộ. |
điểm “học để làm việc”, Hồ Chí Minh đòi hỏi |
Muốn “học để làm việc”, thì người học cần |
nội dung học phải thiết thực, gắn với yêu cầu |
phải không ngừng tư duy, tự giác suy nghĩ, |
của công việc bản thân, với yêu cầu của đất |
chủ động trong tiếp nhận tri thức; phải thấy |
nước, không được viển vông, chạy theo sở |
được việc học là nhu cầu cần thiết, không |
thích nhất thời của cá nhân. |
phải là áp lực, là gánh nặng; nội dung học tập, |
Ba là, xác định phương pháp học tối ưu |
khối lượng kiến thức được cung cấp không |
nhất và kết hợp tốt các phương pháp học để |
còn khô cứng mà sinh động, hấp dẫn. Từ đó, |
nâng cao chất lượng học tập. Học để làm |
người học chủ động chuyển hóa quá trình học |
việc đòi hỏi người học không được phép thụ |
tập thành tự học tập một cách có ý thức, tự |
động, ỷ lại, trông chờ mà tự giác, tích cực |
giác, hứng thú, tích cực và hiệu quả sẽ cao. |
tìm tòi, khám phá tri thức. Hồ Chí Minh căn |
Hai là, phải luôn luôn đặt ra mục tiêu |
dặn người học: “Không được tin một cách mù |
hoàn thành tốt nhất nội dung, chương trình |
quáng từng câu một trong sách”, “phải đặt |
học tập; phải đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn, định |
câu hỏi “vì sao”, phải suy nghĩ kỹ càng xem |
lượng, khối lượng, mức độ của việc tiếp thu |
nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý |
kiến thức sau mỗi buổi học, bài học, nội dung |
không” [8]. Tiếp thu tri thức mới là điều kiện |
học tập. Điều này phụ thuộc vào nội dung, |
tiên quyết để người học mở mang hiểu biết, |
chương trình học tập của nhà trường, tuy |
phải biết tiếp thu có sự chọn lọc, có lựa chọn, |
nhiên vai trò của chủ thể trong quá trình tiếp |
qua nhiều nguồn, có sự đối chiếu, so sánh |
nhận tri thức là hết sức quan trọng. Người học |
trong hiện thực cuộc sống, trong thực tiễn |
phải căn cứ vào nội dung, chương trình học |
công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện |
để chủ động tích lũy kiến thức, hoàn thành |
đại hóa đất nước hiện nay. Về phương pháp, |
nội dung, chương trình, nâng cao kết quả học |
Hồ Chí Minh rất chú trọng về cách học. Người |
tập, thi, kiểm tra trong nhà trường, đồng thời |
chỉ rõ: “phải lấy tự học làm cốt. Do thảo luận |
tích lũy, bổ sung kiến thức cần thiết để có thể |
và chỉ đạo giúp vào” [9], tức là thực hiện kết |
vận dụng vào thực tế công việc sau này. Kiến |
hợp ba khâu: tự học của cá nhân phải làm cốt, |
thức chung đặt ra theo mục tiêu, yêu cầu đào |
thảo luận của tập thể và hướng dẫn của giảng |
tạo và kiến thức mà người học tiếp thu được |
viên chỉ bổ sung thêm vào. Lúc bàn về công |
trong quá trình học tập không phải là như |
tác huấn luyện của Đảng, Người chỉ thị: phải |
nhau. Tuy nhiên, giữa hai khối kiến thức này |
nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải biết |
không hề có sự mâu thuẫn, bởi khối kiến thức |
tự động học tập, không phải có thầy mới học, |
theo chương trình cơ bản đã được xác định |
mà phải tự tìm sách đọc, lấy sách làm thầy. |
căn cứ với mục tiêu, yêu cầu đào tạo từng đối |
Phương pháp học tập là thuộc về từng chủ thể |
tượng, còn kiến thức thực tế người học tiếp |
tiếp nhận tri thức, hình thành trong quá trình |
thu được phụ thuộc nhiều vào nhân tố chủ |
học, tuy nhiên với việc chủ động trong việc |
quan của người học. Nếu người học có sự chủ |
học thì việc hình thành phương pháp không |
động, sớm có tư duy tích cực trong tiếp nhận |
còn là một hiện tượng tự phát, thiếu chủ động, |
70
Nhận thức và vận dụng . . .
mò mẫm nữa mà hoàn toàn sáng tỏ. Phương pháp này được hình thành thông qua kinh nghiệm bản thân, thông qua xem xét bạn học, thông qua trao đổi người dạy, thông qua cả với tài liệu, sách vở, và đặc biệt thông qua kho kinh nghiệm phương pháp học tập phong phú của nhân dân.
4. KẾT LUẬN
“Học để làm việc” hiện nay là vấn đề cực kỳ quan trọng, là một trong những tiêu chí cần đạt được của một nền giáo dục hiện đại, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược giáo dục
- đào tạo trong tình hình mới ở nước ta hiện nay, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Giáo sư Song Thành trong tác phẩm “Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng lỗi lạc”, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 đã đặt ra những câu hỏi: vấn đề đặt ra với ta là công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo con đường nào? Tiếp tục sản xuất ra sản phẩm chất lượng không cao, không bán được, để hàng hóa tồn kho, hay phải đi tìm một con đường khác để tạo ra giá trị gia tăng? Tích tụ vật chất hay tích tụ tri thức và năng lực đổi mới, sáng tạo do toàn cầu hóa mang lại?. Cách mạng không có con đường vạch sẵn, phải luôn luôn tìm tòi, điều chỉnh. Muốn có tầm nhìn xa, muốn xử lý đúng trong mọi tình thế, phải có thật nhiều tri thức. Điều này không phải là đòi hỏi gì khác hơn là nguồn nhân lực chúng ta cần phải không ngừng được bồi dưỡng, bổ sung tri thức, bắt kịp bước tiến của thời đại. Và do đó mà phải tự học, tự hoàn thiện suốt đời. Điều này là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, bắt buộc người học phải từng bước hoàn thiện nhận thức và tư duy trong xác định đúng đắn mục tiêu, nội dung và cách học sao cho hiệu quả theo tư tưởng “học để làm việc” của Hồ Chí Minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2002, tr.80
[2]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2002, tr.190
[3]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2002, tr.50
[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2002, tr.463-464
[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2002, tr.215
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.167-168
[7]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2002, tr.398-399
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2002, tr.500
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2002, tr.273
71