Một số mô hình thường được áp dụng trên thế giới để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng

0
1356
Một số mô hình thường được áp dụng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Một số mô hình thường được áp dụng trên thế giới để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng

ThS. Nguyễn Thu Hương

Bộ Môn Kinh Tế XD, Khoa Quản lý đô thị

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào Hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản preview”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài Viết Liên Quan: Đề xuất quá trình quản trị marketing bất động sản

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Một số mô hình thường được áp dụng trên thế giới để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng

Tóm tắt

Chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ các nhà đầu tư, các nhà cho vay, mà còn đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước. Thông tin trên BCTC giúp các đối tượng này có những nhìn nhận chính xác hơn về tính trung thực và hợp lý của việc lập và trình bày các thông tin tài chính. Đồng thời, cũng giúp các đối tượng này ra các quyết định phù hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Bài viết này tổng hợp một số mô hình đang được áp dụng để đánh giá chất lượng BCTC nhằm giúp các nhà phân tích, các đối tượng có liên quan có cơ sở đánh giá chính xác nhất.

1. Đặt vấn đề

Phân tích BCTC là một hệ thống các phương pháp tiếp cận các thông tin trên BCTC nhằm phục vụ cho mục tiêu ra quyết định. Các quyết định liên quan đến hệ thống BCTC doanh nghiệp rất đa dạng nhưng có một điểm chung đó là cùng đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, trong quá trình phân tích BCTC, các nhà phân tích thường quan tâm đến chất lượng BCTC đã công bố. Chất lượng BCTC có liên quan đến việc phản ánh trung thực, hợp lý về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những thông tin này rất hữu ích cho dự báo dòng tiền trong tương lai. BCTC được lập dựa trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán. Yêu cầu của việc lập và trình bày BCTC phải đảm bảo tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy trong việc phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Yêu cầu về tính hợp lý của thông tin tài chính cho phép nhà quản trị doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách, các phương pháp kế toán. Đồng thời, để đảm bảo được tính tin cậy cũng đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải tuân thủ một cách chặt chẽ và chi tiết các chuẩn mực và chế độ kế toán. Tuy nhiên, trong thực tế BCTC của DN vẫn có thể bị tác động bởi các mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị doanh nghiệp. DeAngelo (1986) đã chỉ ra bằng chứng về việc các nhà quản trị doanh nghiệp đã tác động vào lợi nhuận dồn tích cùng với những thay đổi kế toán để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Schipper (1989) đã đề cập đến tính trung thực của việc lập và trình bày BCTC, trong đó đề cập đến hành vi can thiệp có cân nhắc trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích của nhà quản trị. Trueman and Titman (1989) đã xem xét đến động cơ của các nhà quản trị trong việc “đánh bóng” BCTC và kết luận doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng thấp thì càng có động cơ can thiệp vào BCTC càng nhiều. Do đó, hành động can thiệp vào BCTC doanh nghiệp chính là sự vận dụng khéo léo, linh hoạt các chuẩn mực, chế độ kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Như vậy, hành động can thiệp vào BCTC doanh nghiệp xây dựng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài, từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các đối tượng này. Bởi nó không phản ánh được bản chất, đôi khi có thể dẫn tới những thông tin sai lệch về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Hành động can thiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC thực tế luôn tồn tại, vậy làm thế nào để các đối tượng bên ngoài có thể đánh giá được về chất lượng BCTC doanh nghiệp xây dựng? Bài viết này sẽ tổng hợp một số mô hình dùng để đánh giá chất lượng BCTC doanh nghiệp nhằm giúp các nhà phân tích, các đối tượng bên ngoài có cơ sở để đo lường chất lượng BCTC. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan có quyết định hợp lý đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Trong đó, bài viết chủ yếu xem xét các mô hình đo lường chất lượng BCTC thông qua hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp. Đây là hành vi chủ yếu tác động đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ đó làm sai lệch các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi quản trị lợi nhuận chính là việc nhà quản trị tài chính sử dụng những phản ánh chủ quan của mình trong quá trình lập và trình bày BCTC nhằm thay đổi các thông tin tài chính cung cấp cho các đối tượng có liên quan, hoặc nhằm thay đổi các kết quả của các hợp đồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán.

2. Động cơ tác động tới chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp

Thông tin trên BCTC doanh nghiệp có thể được sử dụng cho rất nhiều mục tiêu khác nhau, vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp có rất nhiều động cơ khác nhau để tác động đến BCTC. Chẳng hạn như Friedlan (1994) đã đưa ra bằng chứng hàng loạt công ty tác động đến BCTC trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Hay Penman (2001) đưa ra kết quả đánh giá phần lớn các công ty đều tác động tới BCTC trước các đợt phát hành cổ phiếu tăng thêm… Vì vậy, động cơ tác động đến BCTC doanh nghiệp có thể xuất phát từ các lý do sau: – Phát hành cổ phiếu ra công chúng Khi các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp được công bố sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Theo Friedlan (1994) và Penman (2001), để giảm thiểu rủi ro khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, cũng như các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đều có hành động can thiệp vào BCTC. Các doanh nghiệp đã linh hoạt trong việc vận dụng các chuẩn mực kế toán vào việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sao cho BCTC của doanh nghiệp “đẹp nhất” có thể trong con mắt các nhà đầu tư. Bởi các thông tin trên BCTC là một trong những cơ sở quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc ra quyết định liên quan đến lựa chọn, hay cơ cấu lại danh mục đầu tư… Do đó, hành vi can thiệp vào BCTC của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu trên thị trường. Mặt khác, các nhà phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng luôn quan tâm đến các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các chỉ tiêu phản ánh về khả năng sinh lời. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính cũng phải quan tâm đến việc làm sao cho BCTC của họ trở nên “hấp dẫn” đáp ứng kỳ vọng của các nhà phân tích. Với lý do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể có những tác động đến BCTC doanh nghiệp, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. – Giảm chi phí thuế thu nhập Giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những yếu tố góp phần gia tăng lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp (Ronen and Yaari, 2008). Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có những can thiệp nhất định vào hệ thống BCTC nhằm mục tiêu tiết kiệm đáng kể chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định rất rõ về các nguyên tắc lập và trình bày BCTC, vì vậy, nhà quản trị có thể thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận thông qua điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế. Với việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp các nhà quản trị doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. – Ảnh hưởng từ các hợp đồng Các thông tin kế toán có thể được sử dụng cho rất nhiều loại hợp đồng khác nhau như: Hợp đồng thù lao cho các nhà quản trị doanh nghiệp, hay hợp đồng vay vốn… Hợp đồng thù lao giữa các nhà quản trị doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp thường dựa trên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Brick và Wald (2006) đã chứng mình rằng thù lao cho các nhà quản trị doanh nghiệp tỉ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh càng cao thì thù lao cho các nhà quản trị doanh nghiệp càng lớn. Do đó, khi kết quả kinh doanh chưa đạt đến kỳ vọng của các nhà quản trị thì nhà quản trị có xu hướng tác động đến BCTC sao cho thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, để tránh việc vi phạm các hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng có khuynh hướng tác động đến BCTC. Khi ký kết hợp đồng vay vốn với các chủ nợ, doanh nghiệp được yêu cầu phải đảm bảo duy trì một số chỉ tiêu tài chính ở mức nhất định. Nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết có thể dẫn đến hành động can thiệp của người cho vay như điều chỉnh tăng lãi suất hoặc yêu cầu trả nợ trước hạn. Vì khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả lãi vay và nợ gốc, do đó sẽ dẫn đến rủi ro cho các chủ nợ. Kết quả là các nhà quản trị sẽ có một số hành vi can thiệp đến BCTC để giảm thiểu việc vi phạm các cam kết về vay vốn. Bên cạnh những động cơ trên còn phải kể đến: việc thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp & lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Cuối cùng, với mục tiêu ổn định lợi nhuận giữa các kỳ kinh doanh, tạo hình ảnh tốt về công ty để thu hút đầu tư từ bên ngoài, hay tránh công bố lợi nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nước có những hành động chính sách điều tiết hoạt động của doanh nghiệp như rút bớt các chính sách ưu đãi,… đều có thể dẫn đến hành vi can thiệp lên BCTC của các nhà quản trị, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng BCTC.

3. Các mô hình đánh giá chất lượng BCTC

Như đã trình bày trong phần trên, đánh giá chất lượng BCTC chủ yếu tập trung vào đánh giá chất lượng lợi nhuận hay công tác quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp. Chất lượng lợi nhuận thường được xem xét dựa trên tính ổn định và tính bền vững theo thời gian. Để đo lường chất lượng BCTC doanh nghiệp, trong phạm vi bài viết này tác giả trình bày một số mô hình được áp dụng phổ biến trên thế giới Mô hình 1: Theo Leuz et al (2003), nắm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư dài hạn luôn thích sự tăng trưởng lợi nhuận đều đặn và ổn định qua các năm. Bởi sự ổn định giá cổ phiếu hoặc tăng giá trị thị trường của cổ phiếu thường được phản ánh thông qua chỉ tiêu này. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cũng luôn tìm mọi cách để hạn chế tối đa sự biến động về lợi nhuận. Vì mục tiêu đó, họ luôn có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận theo hướng ổn định giữa các kỳ kế toán để đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Trên quan điểm đó, Leuz et al (2003) đã đánh giá chất lượng lợi nhuận thông qua việc xác định mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với độ lệch chuẩn của tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD). Độ lệch chuẩn của lợi nhuận thuần từ HĐKD Độ lệch chuẩn của tiền từ hoạt động kinh doanh (1) Theo đó, khi hệ số này càng cao thì chất lượng BCTC của doanh nghiệp càng cao tương ứng và ngược lại. Vì khi hệ số này càng cao, mức độ điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp càng thấp. Mô hình 2: Robinson et al (2009) chủ yếu bàn về lợi nhuận dồn tích, là cách đánh giá cơ bản về chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp để các nhà phân tích có thể dễ dàng sử dụng trong việc tính toán. Sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể đo lường sự thay đổi ròng của các khoản mục phi tiền tệ để tính tổng lợi nhuận dồn tích (aggregate accruals) trong năm tài chính. Lợi nhuận dồn tích chỉ đơn giản là sự thay đổi trong tài sản kinh doanh thuần từ đầu năm đến cuối kỳ. Tài sản kinh doanh thuần (Net operating assets- NOA) là phần chênh lệch giữa tài sản kinh doanh (tổng tài sản trừ tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) và nợ kinh doanh (tổng nợ phải trả trừ đi các khoản vay phải trả lãi): Tài sản kinh doanh thuần (NOA) = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh (2) Theo cách tiếp cận từ bảng cân đối kế toán (Balance Sheet- B/S), chúng ta có thể xác định lợi nhuận dồn tích cho năm t: Lợi nhuận dồn tícht B/S = NGOAt – NGOAt-1 (3) Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ chịu sự tác động bởi nhân tố quy mô hoạt động kinh doanh khi so sánh chất lượng BCTC giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, người phân tích cần có sự điều chỉnh quy mô doanh nghiệp khi tiến hành phân tích bằng cách đơn giản là đo lường lợi nhuận dồn tích thông qua tài sản kinh doanh thuần bình quân. Do đó, đánh giá đầu tiên về chất lượng BCTC được tính toán thông qua tỉ số dồn tích tính dựa trên bảng cân đối kế toán như sau: Tỉ số dồn tícht B/S = (NGOAt – NGOAt-1) (4) (NGOAt + NGOAt -1) / 2 Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xác định tỉ số dồn tích dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cách tiếp cận này cho phép xem xét sự khác biệt giữa lợi nhuận dồn tích với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư. Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement), lợi nhuận dồn tích sẽ được xác định như sau: Lợi nhuận dồn tícht CF = Nlt – (CFOt + CFlt ) (5) Trong đó, Nlt là lợi nhuận sau thuế của năm t. CFOt là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của năm t. CFlt là dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong năm t. Xem xét đến sự khác biệt về quy mô, chất lượng BCTC có thể được đánh giá thông qua cách thứ hai dựa trên tỉ số dồn tích tính từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: Tỉ số dồn tícht CF = Nlt -(CFOt +CFlt ) (6) (NOAt + NOAt -1)/2 Các tỉ số dồn tích trong cả hai công thức trên đều xem xét đến phần lợi nhuận mà doanh nghiệp chưa thu được bằng tiền, vì vậy các tỉ số cao cho thấy chất lượng BCTC doanh nghiệp càng thấp. Mô hình 3: Xuất phát từ mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, lợi nhuận dồn tích (accruals) chính là phần chênh lệch giữa lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh với dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lợi nhuận dồn tích hay chính là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền, hay biến kế toán dồn tích: Lợi nhuận dồn tích = Tổng lợi nhuận – Lợi nhuận bằng tiền (7) Trong đó, phần lợi nhuận bằng tiền không thể điều chỉnh được, vì vậy các nhà quản trị tài chính chủ yếu điều chỉnh lợi nhuận dựa trên phần lợi nhuận dồn tích. Mặc dù vậy, trong lợi nhuận dồn tích không phải phần lợi nhuận nào cũng dẫn đến hành vi điều chỉnh của nhà quản trị. Lợi nhuận dồn tích (Total accruals) có thể đến từ hai phần là lợi nhuận dồn tích không thể điều chỉnh (nondiscretionary accruals) và lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary accruals). Lợi nhuận dồn tích (TA) = Lợi nhuận dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) + Lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh (DA) (8) Phần lợi nhuận dồn tích không điều chỉnh được phản ánh mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Còn phần lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh được phụ thuộc chủ yếu vào việc vận dụng các phương pháp kế toán, các ước tính kế toán, do đó thể hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị. Từ đó, DeAngelo (1986) giả định rằng các thành phần NDA sinh ra là ngẫu nhiên và bằng với phần lợi nhuận dồn tích (TA) của kỳ trước (t-1), do đó sự thay đổi trong lợi nhuận dồn tích giữa kỳ này (t) và kỳ trước (t-1) được giả định là do việc thực hiện các điều chỉnh kế toán. Lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh kỳ này (DAt ) = Lợi nhuận dồn tích kỳ này (TAt ) – Lợi nhuận dồn tích kỳ trước (TAt-1) (9) Với mô hình quan sát phần DA của DeAngelo (1986), giả định rằng lợi nhuận sau thuế không đổi, khi DA càng nhỏ thì chỉ tiêu lợi nhuận càng ít bị điều chỉnh, hay mức độ trung thực của lợi nhuận càng cao. Qua đó cho thấy chất lượng BCTC doanh nghiệp càng cao. Mô hình 4: Với quan điểm như trên, mô hình của Friedlan (1994) thực chất phát triển từ mô hình của DeAngelo (1986) khi xác định phần DA. Tuy nhiên, theo Friedlan (1994) trong mô hình của DeAngelo (1986), phần NDA được ước lượng trong mô hình sẽ chính xác nếu NDA không thay đổi theo thời gian và trung bình DA bằng 0 ở các kỳ ước lượng. Mà phần NDA lại thường phụ thuộc vào mức độ, quy mô hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh thì dẫn đến phần NDA cũng biến động theo tương ứng. Khi đó việc xác định sẽ không còn chính xác và không thể giả định DA được xác định như trong công thức (9). Để hạn chế nhược điểm của mô hình này Friedlan (1994) đã xem xét đến sự biến động của DA trong mối quan hệ với sự biến động của quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là Friedlan (1994) đã cải tiến mô hình trên, đo lường phần DA trong công thức (9) trong mối quan hệ với doanh thu của doanh nghiệp. Khi đó, mô hình Friedlan (1994) sẽ được thể hiện như sau: Lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh kỳ này (DAt ) = Lợi nhuận dồn tích kỳ này (TAt ) Doanh thut – Lợi nhuận dồn tích kỳ trước (TAt-1) Doanh thut-1 (10) Trong công thức (10), Friedlan (1994) đã giả định sự thay đổi trong DA là do ảnh hưởng của hai nhân tố sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp và sự thay đổi trong các lựa chọn kế toán. Cũng giống như mô hình trên, khi DA càng nhỏ thì chỉ tiêu lợi nhuận càng ít bị điều chỉnh, hay mức độ trung thực của lợi nhuận càng cao. Từ đó, người phân tích có thể đánh giá chất lượng BCTC doanh nghiệp càng cao. 

Kết luận

Xem xét, đánh giá chất lượng BCTC là vấn đề khá “nhạy cảm” khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng. Bài viết này chủ yếu tổng hợp các mô hình thường được áp dụng trên thế giới khi nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận qua đó đánh giá mức độ tin cậy trong việc sử dụng BCTC. Với bốn mô hình trình bày trong bài viết phần nào có thể giúp các nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan quản lý nhà nước, các đối thủ cạnh tranh có để đánh giá được chất lượng BCTC doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan. Đồng thời, trong quá trình đánh giá các nhà phân tích tài chính nên áp dụng nhiều hơn một thước đo để đánh giá chất lượng BCTC, từ đó có bằng chứng rõ hơn về mức độ tác động đến chất lượng BCTC trước khi có quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng./.

Môi trường marketing trong việc xây dựng…

+ Động viên, kích thích: Nghiên cứu xây dựng quy định liên quan đến động viên, kích thích đối với cán bộ công nhân viên theo định hướng marketing xây dựng. 

+ Bảo vệ xã hội: Góp phần tạo ra những tiền đề nội bộ để chuyển doanh nghiệp xây dựng đến với marketing đạo đức – xã hội. Việc phân loại các yếu tố marketing thành các yếu tố của môi trường bên trong và các yếu tố của môi trường bên ngoài của marketing xây dựng ở mức độ nào đó giống với việc phân loại chúng thành các yếu tố kiểm soát được và các yếu tố không kiểm soát được bằng marketing. Các yếu tố được quản lý bởi bộ phận marketing của doanh nghiệp xây dựng thuộc về các yếu tố kiểm soát được, còn tất cả các yếu tố còn lại thuộc về các yếu tố không kiểm soát được. Không khó nhận thấy là mức độ kiểm soát được của các yếu tố được xác định bằng độ sâu xâm nhập của marketing vào hoạt động xây dựng và quy chế nội bộ doanh nghiệp của bộ phận marketing. Rõ ràng là các nguyên tắc của marketing được thực hiện đầy đủ hơn trong thực tế xây dựng thì phạm vi của các yếu tố kiểm soát được bằng marketing sẽ rộng hơn và ngược lại. Việc nghiên cứu các yếu tố của môi trường marketing của doanh nghiệp xây dựng đặc biệt quan trọng trong quản lý marketing thực tế. 

 

3. Kết Luận

Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu nội dung và mức độ ảnh hưởng của môi trường marketing tới việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là việc làm cần thiết, qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu môi trường marketing (nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô, môi trường marketing vi mô và môi trường marketing bên trong doanh nghiệp xây dựng) giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu marketing, định vị thị trường, thị trường mục tiêu, qua đó xây dựng được marketing hỗn hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường./.

Workshop dự án “Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á” (PURSE) Sáng 02/3/2020 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra workshop lần 2 – 3 – 4 thuộc Dự án “Đổi mới quản trị Đại học tại Đông Nam Á – PURSE”. Đây là một trong số các dự án Erasmus + KA2 do Ủy ban Châu Âu tài trợ nhằm tăng cường năng lực cho các Trường Đại học. Tham dự workshop có các đại biểu, nhà khoa học đến từ các tổ chức, các học viện, Trường Đại học: Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Đại học Lorraine Pháp, Đại học Bordeaux Montaigne Pháp, Đại học Toulouse Pháp, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Học viện Công nghệ Campuchia, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông Vận tải… cùng đại diện các đơn vị tham gia Dự án và 01 đầu cầu trực tuyến Campuchia. Dự án “Đổi mới quản trị Đại học tại Đông Nam Á” (PURSE) được thực hiện trong 3 năm (2020 – 2023) với mục đích tăng cường năng lực quản trị đại học cho lãnh đạo, cán bộ quản lý của 08 Trường Đại học tại Đông Nam Á thông qua hoạt động xây dựng và triển khai chiến lược phát triển theo đặc thù của mỗi Trường. Tham gia Dự án có 16 thành viên, trong đó có 8 Trường Đại học tại Châu Á – Thái Bình Dương là các trường triển khai hoạt động và thụ hưởng trực tiếp các kết quả của Dự án. Các đối tác Châu Âu sẽ cử chuyên gia có kinh nghiệm về quản trị đại học, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro tới tập huấn nâng cao năng lực cho các Trường trong khu vực Châu Á. Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) đóng vai trò là đồng điều phối, quản lý hành chính và tài chính của Dự án. Các Trường tham gia Dự án sẽ trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau triển khai hoạt động thông qua các khóa tập huấn tại Việt Nam, Campuchia, Pháp và Bỉ. Hoạt động của Dự án được chia thành 10 nhóm, trong đó các nhóm hoạt động 2: Tự đánh giá mức độ và đặc điểm tự chủ của các Trường Đại học; Hoạt động 3: Phân tích môi trường bên ngoài Trường Đại học; Hoạt động 4: Tự đánh giá chiến lược phát triển của các Trường Đại học, phân tích bên trong; Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch và bộ công cụ quản trị chiến lược và quản lý thực hiện chiến lược; Hoạt động 6: Triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch hành động, là cấu thành chính của Dự án. Các hoạt động 7: Tăng cường năng lực lãnh đạo, cán bộ quản lý của các Trường trong quá trình đổi mới chiến lược; Hoạt động 8: Đảm bảo chất lượng, quản lý rủi ro và đánh giá, sẽ xuyên suốt quá trình thực hiện Dự án với mục tiêu bồi dưỡng nhân lực các Trường Đại học. Workshop diễn ra từ 02/3 đến 05/3/2020. NCS Trần Nhật Khôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành kiến trúc Chiều 19/3/2020, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Trường cho Nghiên cứu sinh Trần Nhật Khôi với đề tài: “Tổ chức không gian Kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với đô thị Hà Nội”, chuyên ngành Kiến trúc, mã số 62.58.01.02. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông. Tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng; PTS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật – Chủ tịch Hội đồng Trường; các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong và ngoài Trường. Với những kết quả đạt được trong luận án, Nghiên cứu sinh Trần Nhật Khôi đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với quá trình phát triển đô thị Hà Nội. Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Với kết quả 06/06 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho NCS Trần Nhật Khôi. Tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của tổ chức đại học Pháp ngữ AUF Sáng 27/2/2020, lãnh đạo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Dẫn đầu đoàn chuyên gia đánh giá ngoài là ngài Yves Perraudeau – Cựu Tư vấn Giáo dục đại học, Đại sứ quán Pháp tại CHDCND Lào cùng các thành viên trong đoàn: Ngài Jun Oba – Viện nghiên cứu khoa học. Đại học Hiroshima; ngài Thierry Bontems – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia; ngài Sabine Goulin – Giám đốc Tổ chức hỗ trợ Quản trị và Chất lượng – Đại học Lorraine và bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, Điều phối dự án. PGS.TS.KTS. Lê Quân đã giới thiệu một cách ngắn gọn về lịch sử phát triển, các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhận thức rất sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động đánh giá ngoài cũng như công tác kiểm định chất lượng mang tầm cỡ quốc tế và cho rằng việc tổ chức đánh giá ngoài là một chủ trương rất đúng đắn, kịp thời, giúp cho lãnh đạo Nhà trường thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những tiêu chuẩn đã đạt được và những tiêu chuẩn chưa đạt được theo quy định, để từ đó Nhà trường có hướng khắc phục những thiếu sót và từng bước ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục lên một tầm cao mới. Ngài Yves Perraudeau – Cựu Tư vấn Giáo dục đại học, Đại sứ quán Pháp tại CHDCND Lào hoan nghênh và khẳng định sự hỗ trợ trong việc đánh giá, kiểm định chất lượng của Tổ chức giáo dục Đại học Pháp ngữ AUF sẽ giúp Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cải thiện nâng cao về năng lực quản trị đại học, nâng cao chất lượng. Đây cũng là động lực để khuyến khích nhiều Trường Đại học trong khối phát triển theo hướng này. Hai bên đã thống nhất lại toàn bộ nội dung, chương trình đánh giá chính thức và cũng chỉ ra một số nội dung mà Nhà trường cần phải bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Đồng thời các chuyên gia AUF cũng giải đáp mọi thắc mắc của Nhà trường về yêu cầu, ý nghĩa của một số tiêu chuẩn, tiêu chí và đề nghị Hội đồng tự đánh giá Trường tiếp tục bổ sung hoàn thiện nội dung các tiêu chí, minh chứng để đợt khảo sát chính thức đạt được kết quả tốt nhất.

Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tiếp và làm việc với IIG Việt Nam Chiều 26/2/2020 Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – PGS.TS.KTS. Lê Quân đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác IIG Việt Nam do ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch dẫn đầu. Cùng đi với ông Đoàn Hồng Nam có bà Tân Anh – Trưởng phòng Phát triển dự án II của IIG Việt Nam và một số thành viên khác. Tại buổi làm việc, HAU và IIG Việt Nam đã thống nhất giải pháp đối với các vấn đề còn tồn đọng, những khó khăn trong quá trình triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC và phương pháp ứng dụng phần mềm Office 365 vào giảng dạy. Theo ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam, việc dạy và học bằng phần mềm trở nên thuận tiện do các giảng viên có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức minh họa bài giảng, mang đến lượng kiến thức sinh động hơn tới sinh viên. Đối với việc giảng dạy truyền thống, cách thức truyền tải dường như có phần hạn chế hơn do chỉ thông qua giao tiếp, giáo cụ trực quan… Phương pháp giảng dạy trực tuyến bằng phần mềm đã và đang được triển khai thí điểm ở nhiều trường và mang lại những hiệu quả tích cực. Với những tính năng ưu việt của mình, dạy học trực tuyến được dự đoán sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục. Dạy học trực tuyến được kỳ vọng trở thành công cụ có thể thay thế cho việc dạy học truyền thống chứ không còn đơn thuần chỉ là công cụ hỗ trợ. Office 365 là phần mềm cho phép tạo các Teams có thể tương ứng với mỗi lớp, thành viên trong Teams chính là sinh viên của từng lớp. Giảng viên có thể luân phiên đăng nhập để giảng dạy cho Teams/ lớp đó đúng với thời khóa biểu hiện hành. Phần mềm cũng cung cấp nền tảng để các giáo viên và sinh viên thu hình, thu tiếng trực tiếp thông qua camera. Các giảng viên có thể giảng bài trực tuyến và sinh viên theo dõi qua màn hình. Nội dung bài giảng cũng được tải lên cho sinh viên tham khảo dưới nhiều hình thức như Powerpoint, Excel, Word. Ngoài ra, Office 365 còn cung cấp các công cụ quen thuộc như Office, Outlook và OneNote, kết hợp với Microsoft Lync, SharePoint và Exchange để tạo ra một giải pháp tuyệt vời nhất để giao tiếp và tương tác, phục vụ cho quá trình giảng dạy một cách hiệu quả. Với vị thế là tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam, hiện nay IIG đã chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm Office 365 in Education của Microsoft tại Việt Nam. Lãnh đạo hai bên cũng giao nhiệm vụ cho Phòng phát triển Dự án 2 IIG cùng Viện Đào tạo Hợp tác Quốc tế HAU tổ chức cuộc họp chuyên môn tổng kết việc triển khai chương trình giảng dạy trong thời gian vừa qua, đề xuất những điều chỉnh, bổ sung chương trình nâng cao hiệu quả triển khai trong thời gian tới. Tọa đàm “Kiến trúc đô thị Nhật Bản thế kỷ XX” Nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác với các Trường Đại học, Tập đoàn Nhật Bản, sáng 20/02/2020 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Kiến trúc đô thị Nhật Bản thế kỷ XX”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch của Việt Nam và một số chuyên gia đến từ Tập đoàn Plantec Architect Nhật Bản. Tham dự buổi tọa đàm có ông Hiroyuki Tsurumi – Tổng Giám đốc Plantec Architect Nhật Bản; bà Nguyễn Phan Mỹ Linh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng; KTS. Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; ThS.KTS. Lã Thị Kim Ngân – Viện trưởng Viện Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS. TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng Nhà trường; TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật – Chủ tịch Hội đồng Trường cùng một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch và Xây dựng… Plantec là một tập đoàn của Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo và các chi nhánh ở Nhật Bản, Bangkok Thái Lan, HongKong, Italia và Việt Nam… Plantec hoạt động trên các lĩnh vực: Tư vấn quy hoạch đô thị, thiết kế kiến trúc, giám sát, xây dựng, quản lý dự án, quản lý xây dựng, quản lý cơ sở, thiết kế nội thất, bán và xuất khẩu vật liệu xây dựng, vật cố ánh sáng và thiết bị sưởi ấm… Trung tâm Sài Gòn và Trụ sở Acecook là những dự án có sự tham gia của các chuyên gia Plantec. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe chuyên gia của Plantec – ông Hiroyuki Tsurumi – Tổng Giám đốc thuyết trình giới thiệu về Kiến trúc Nhật bản thế kỷ XX. Tại Nhật Bản, Phần lớn những ngôi nhà cổ và những nhà thờ tại Nhật đều được xây dựng bằng gỗ. Những cách thức và kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng không chỉ phản ánh khí hậu của Nhật Bản mà còn thể hiện được nguồn gốc sâu xa trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. Khi Nhật Bản mở cửa, kiến trúc phương Tây bắt đầu thay thế những tòa nhà truyền thống của Nhật. Các kiến trúc sư ở Nhật Bản bắt đầu kết hợp các phương pháp xây dựng truyền thống với thiết kế châu Âu. Họ cũng áp dụng những vật liệu xây dựng mới như bê tông và thép. Người Nhật luôn áp dụng phương châm: “Kỹ thuật từ Tây – Lấy hồn Nhật làm tâm điểm”. Trước học văn hóa – mỹ thuật Nhật Bản và Châu Á, sau đó mới tiếp thu có chọn lọc văn hóa, kỹ thuật phương Tây. Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước Châu Á khác. Một số Kiến trúc sư Nhật Bản như Tange Kenzo hoặc Arata Isozaki đã tạo ra phong cách độc đáo và phát triển thiết kế hiện đại mang tính quốc tế… Buổi tọa đàm thu hút nhiều câu hỏi, sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành cũng như chia sẻ quan điểm, xu hướng và hành nghề kiến trúc tại Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và đối tác Nhật Bản. Workshop lần 3 Dự án ERASMUS Sáng 20/2/2020 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra workshop lần thứ 3 trong dự án MONTUS. Tham dự workshop có PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hội thảo còn có sự tham gia của các nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Đại học Toulouse II (Cộng hòa Pháp), Đại học Ferrara (Cộng hòa Italia), Đại học VUB (Vương Quốc Bỉ), Đại học Walailak và Viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan), Viện Công nghệ Campuchia, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.Workshop lần thứ 3 nằm trong khuôn khổ dự án MONTUS “Master On New Technologies Using Services” được tài trợ bởi quỹ EU Erasmus+. Dự án là sự kế thừa những thành quả và tiếp tục phát triển dựa trên dự án TORUS “Toward an Open Resource Upon Service” trong thời gian từ năm 2015 – 2018. Đây cũng là một trong 6 dự án của Pháp được lựa chọn trong số 147 dự án được lựa chọn từ 874 ứng cử viên. Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu trong 3 năm với khuôn khổ chương trình xây dựng năng lực Erasmus+ cùng mục tiêu phát triển các nghiên cứu về Điện toán đám mây trong khoa học môi trường và thúc đẩy nền giáo dục ở các nước Đông Nam Á. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng và đề xuất khung chương trình đào tạo Thạc sĩ ứng dụng điện toán đám mây cho dữ liệu môi trường hướng tới môi trường bền vững. Dự án MONTUS kế thừa các kết quả nghiên cứu và đầu tư hạ tầng tính toán từ dự án TORUS. Đây là workshop có tính thực tiễn cao và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp của tất cả các bên liên quan. Các phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện workshop là những phương pháp tiếp cận mới nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp linh hoạt và bền vững với mục tiêu lâu dài. NCS Đào Công Hùng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình Sáng 15/1/2020, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Đào Công Hùng với đề tài: “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan thành phố Bắc Giang hướng tới đô thị xanh”, chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, mã số 62.58.01.06. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương Tú Quyên và TS. Nguyễn Thị Lan Phương hướng dẫn. Tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng; TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung – Phó Hiệu trưởng; các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong và ngoài Trường; đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè của Nghiên cứu sinh. Với những kết quả đạt được trong luận án, nghiên cứu sinh Đào Công Hùng đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan thành phố Bắc Giang nhằm xây dựng và phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan theo hướng tới đô thị xanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế – xã hội và chống chịu với biến đổi khí hậu. Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Với kết quả 07/07 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Đào Công Hùng.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here