Luận văn VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

0
1389
Luận văn VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Luận văn VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Tiểu luận Đầu tư quốc tế Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài


Mục Lục

Tải ngay bản PDF tại đây: Luận văn VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Quảng Cáo

Mở đầu

Cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, là một trong các nhân tố giúp nước ta nhanh chóng ttực hiện thành công sự nghiệp công nghiệo hoá – hiện đại hoá đất nước, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta diễn ra một cách khẩn trương hơn.

Trong hơn mười năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, kết quả đem lại là rất lớn và đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên để có thể đánh giá được toàn diện kết quả của đầu tư nước ngoài cần phải có một thời gian dài, hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan ban ngành. Trong nội dung chuyên đề này, em còng xin góp một phần rất nhỏ vào những đánh giá đó qua việc vận dụng các phương pháp thống kê đã lĩnh hội được trong thời gian học tại trường.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề này gồm phần chính :

Phần I : một số vấn đề lý luận chung về các phương pháp thống kê.

          Phần II :thực trạng đầu tư nước ngoài vào  Việt nam thời gian qua.

Phần III : vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam.

Đề tài này hoàn thành với sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của TS. Trần Kim Thu cùng các thầy cô giáo khoa Thống kê và các bác, các cô công tác tại vụ Xây dùng – Giao thông – Bưu điện Tổng cục Thống Kê. Cho phép em lời cảm ơn vì tất cả những gíup đỡ và chỉ bảo đó.

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ.

 

Thống kê học chính là môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm, thời gian cụ thể. Các hiện tượng kinh tế – xã hội luôn có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Mặt chất Èn sâu bên trong, còn mặt lượng là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của hiện tượng, nhưng mặt chất là cốt lõi, bản chất của hiện tượng. Nhiệm vụ của phân tích thống kê là phải thông qua con số (mặt lượng của sự vật) để tìm ra cốt lõi bên trong (mặt chất của hiện tượng) bằng các phương pháp khoa học. Trong chương một của chuyên đề này xin giới thiệu một số phương pháp thống kê thông dụng hay được sử dụng trong phân tích thống kê.

I.      PHÂN TỔ THỐNG KÊ.

Phân tổ thống kê có rất nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu thống kê, nó là phương pháp cơ bản, tiền đề để tiến hành phân tích và vận dụng các phương pháp thống kê khác.

1.Phân tổ thống kê.

a.Khái niện, vai trò của phân tổ thống kê.

Khái niệm phân tổ thống kê :là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

Khi phân tổ thống kê, các đơn vị được tập hợp lại thành một số tổ, trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị chỉ giống nhau theo tiêu thức ngiên cứu (tiêu thức phân tổ) giữa các tổ có sự khác nhau theo tiêu thức phân tổ. Chẳng hạn khi phân tổ dân cư theo tiêu thức trình độ văn hoá thì những nhóm dân cư trong cùng mét  tổ sẽ có trình độ văn hoá bằng nhau nhưng sẽ khác nhau theo các tiêu thức khác như giới tính, ngề ngiệp…

Từ khái niệm trên ta có thể rót ra một số vai trò cơ bản của phân tổ thống kê sau :

-Phân chia các loại hình kinh tế – xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Dùa vào lý luận kinh tế xã hội, phân tổ thống kê phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất và tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng.

-Biểu hiện kết cấu của hiện tượng ngiên cứu. Muốn biểu hiện được kết cấu của hiện tượg ngiên cứu phân tổ thống kê phải xác định chính xác các bộ phận khác nhau trong tổng thể, sau đó tính toán tỷ trọng.

Trong quá trình phân tổ thống kê, một nhiệm vụ quan trọng là phải xác định số tổ và khoảng cách giữa các tổ.

b.Số tổ và khoảng cách giữa các tổ.

*Số tổ : việc phân chia tổng thể ngiên cứu thành bao nhiêu tổ và xác định số tổ cần thiết là một việc khó, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ và kinh nghiệm. Thông thường việc xác định số tổ cần thiết tuỳ thuộc vào tiêu thức ngiên cứu.

-Nếu là tiêu thức thuộc tính : các tổ được hình thành do các loại hình khác nhau. Một số trường hợp phân tổ dễ dàng vì các loại hình Ýt thì tương ứng với mỗi loại hình là một tổ, chẳng hạn như phân tổ nhân khẩu theo giới tính… Trong trường hợp phức tạp thì tương ứng với mỗi loại hình là một tổ chẳng hạn như phân tổ hàng hoá theo giá trị sử dụng.

-Nếu là tiêu thức số lượng : tuỳ thuộc lượng biến của tiêu thức nhiều hay Ýt mà phân nhiều tổ hay Ýt tổ. Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên Ýt như bậc thợ, số người trong một hộ gia đình thì tương ứng với lượng biến là một tổ. Trong trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên nhiều thì phải chú ý đến quan hệ lượng chất để phân tổ cho hợp lý.

*Khoảng cách tổ : mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến có hai giới hạn : giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó, giới hạn trên là lượng biến mà nếu quá nó thì chất đổi và hình thành một tổ mới.

Nếu có khoảng cách tổ đều nhau, thì trị số khoảng cách tổ h sẽ là :           h= Xmax – Xmin

Xmax : lượng biến lớn nhất.

Xmin : lượng biến nhỏ nhất.

n     : số tổ định chia.

Trong phân tổ thống kê, có ba loại hình phân tổ chính sau :

c.Phân tổ thống kê – các loại hình phân tổ.

* Phân tổ theo một tiêu thức : là xây dựng tần số phân bố của tổng thể ngiên cứu theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giảm nhất và cũng thương được áp dụng nhất.

Tuy nhiên khi ngiên cứu mối liên hệ của nhiều tiêu thức thì không thể sử dụng hình thức phân tổ trên, mà phải sử dụng một trong hai loại sau:

* Phân tổ kết hợp : đầu tiên ta phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được phân tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai. đây là hình thức phân tổ phổ biến khi ngiên cức mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức.

*Phân tổ nhiều chiều : trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời là tiêu thức hân tổ, vì vậy người ta phải đưa các tiêu thức phân tổ về dạng một têu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này để tiến hành phân tổ theo một tiêu thức.

Các bước tiến hành :

– Các lượng biến của tiêu thức được ký hiệu Xij (i=1,n ;j =1.k) trong đó i là thứ tự của lượng biến, j là thứ tự của tiêu thức.

– Tiêu thức tổng hợp : nhằm đưa các lượng biến vốn khác nhau về dạng tỷ lệ bằng cách lấy các lượng biến chia cho sè trung bình của các  lượng biến đó   Pij =

cộng các Pij có cùng thứ tự của tiêu thức ta được åPij hoặc lấy                      ta có thể coi hoặc là tiêu thức phân tổ.

Đây là một hình thức phân tổ phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành nhiều bước và tương đối khó so với phân tổ kết hợp, song trong nhiều trường hợp ta buộc phải dùng chúng vì chúng có vai trò to lớn sau :

Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức cơ bản có mối liên hệ với nhau.

  • Dùng phân tổ nhiều chiều để nghiên cức mối liên hệ giữa nhiều tiêu thứckhi dùmg phân tổ kết hợp không giải quyết được.

-Dùng để xác định lại tài liệu đồng nhất của tài liêu ban đầu nhằm vận dụng các phương pháp thống kê toán.

Kết quả của quá trình phân tổ thống kê thương được đưa ra dưới dạng một bảng thống kê. Vậy bảng thống kê là gì, có vai trò như thế nào?

2.Bảng thống kê.

Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng ngiên cứu.

Bảng thống kê có nhiều tác dụng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế – xã hội. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được xắp sếp một cách khoa học, giúp cho chóng ta dễ ràng so sánh đối chiếu, phân tích đối tượng theo các hướng khác nhau, nhằm nêu lên một cách sâu sắc bản chất của hiện tượng ngiên cứu.

a.Cấu thành của bảng thống kê.

Bất kỳ một bảng thống kê nào cũng phải có đủ hai thành phần : là hình thức bảng và nội dung bảng.

-Về mặt hình thức: bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu. Hàng và cột phản ánh quy mô của mỗi bảng, còn tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, số liệu được ghi vào trong  các ô của bảng, mỗi con số phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

-Về mặt nôi dung: bảng thống kê gồm phần chủ từ và phần giải thích. Phần chủ từ nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng, phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu thống kê, bảng thống kê được sử dụng rất rộng rãi với nhiều loại bảng khác nhau. Tuy nhiên căn cứ vào một số tiêu thức quan trọng ta có thể phân chia các loại bảng này thành một số dạng sau:

a.Các loại bảng thống kê.

Căn cứ vào chủ đề của bảng có thể phân thành 3 loại bảng: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.

-Bảng giản đơn: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ xắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi.

-Bảng phân tổ: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.

-Bảng kết hợp: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2 hoặc 3 tiêu thức kết hợp với nhau. Thường được dùng để biểu hiện kết qủa của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.

Để dùng bảng thống kê đạt kết quả cao, giúp cho người theo dõi dễ nắm bắt, dễ hiểu nội dung của bảng. Quá trình xây dựng bảng phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

b.Các nguyê tắc phải tuân theo khi xây dựng bảng thống kê.

-Quy mô bảng không nên quá lớn( không  quá nhiều tổ và chỉ

tiêu ).

-Các tiêu đề và đề mục cần ghi chính xác, rõ ràng, đầy đủ.

  • Các hàng ngang và cột dọc nên ký hiệu bằng chữ hoặc số.
  • Cách ghi chép chỉ tiêu cần được xắp xếp theo thứ tự hợp lý, các ký hiệu phải tuân theo nguyên tắc chung. Phải chỉ rõ đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu.

Trong nghiên cứu thống kê, để biểu hiện bằng hình ảnh mối liên hệ giữa các tiêu thức ta sử dụng phương pháp đồ thi thống kê. Phần tiếp theo xin trình bày sơ lược về phương pháp đồ thi trong thống kê.

3.Đồ thị thống kê.

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số liệu của hiện tượng.

Với những đặc điểm đặc biệt này đồ thị thống kê có những vai trò quan trọng sau:

  • Biểu hiện kết hợp kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.
  • Biểu hiện sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
  • Biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng và quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.

Đồ thị thống kê là phương pháp có sức hấp dẫn và sinh động, tính quần chúng cao làm cho người hiểu biết Ýt về thống kê  vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng.

a.Phân loại đồ thị thống kê.

Đồ thị thống kê gồm rất nhiều loại, thông thường người ta căn cứ vào các tiêu thức sau để phân loại:

  • Căn cứ vào nội dung phản ánh, người ta chia đồ thị thống kê thành các loại sau: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị liên hệ so sánh.
  • Căn cứ vào hình thức biểu hiện có thể phân chia thành các loại sau: biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích…

Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác. Muốn vậy khi xây dựng đồ thị thống kê phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

b.Nguyên tắc xây dựng đồ thị thống kê .

  • Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải đảm bảo quan hệ giữa đồ thị và các phần khác.
  • Lùa chọn các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ cho phù hợp vì mỗi hình có khả năng diễn tả một ý riêng.
  • Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác.

II.HỒI QUY TƯƠNG QUAN.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất là một thể thống nhất, trong đó các hiện tượng có liên quan hữu cơ với nhau, tác động và ràng buộc lẫn nhau,các hiện tượng kinh tế –-xã hội cũng phát sinh và phát triển theo nguyên lý đó.

Do tính chất phức tạp của các hiện tượng kinh tế – xã hội, các mối liên hệ giữa các hiện tượng tồn tại rất phong phú và nhiều vẻ, tính chất và hình thức khác nhau. Ta có thể nghiên cứu mối liên hệ giữa hai hiện tượng hoặc giữa nhiều hiện tượng. Để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội, thống kê thường sử dụng các phương pháp như: Phân tổ thống kê, dẫy số thời gian, chỉ số và hồi quy tương quan cũng là một công cụ sắc bén hay được sử dụng.

1. Thế nào là hồi quy tương quan.

a.Khái niệm hồi quy tương quan.

Hồi quy và tương quan là các phương pháp toán học, được vận dụng trong thống kê học để biểu hiện và phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội. Đây là hai phương pháp khác nhau nhưng quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Phân tích tương quan là đo lường mức độ kết hợp giữa hai biến, chẳng hạn như quan hệ giữa nghiện thuốc là và ung thư phổi. Phân tích hồi quy là ước lượng và dự báo một biến trên cơ sở biến đã cho. Hai phương pháp này có quan hệ rất chặt chẽ và bổ chợ cho nhau lên người ta thường sử dụng kèm chúng với nhau.

Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan vào phân tích các hiện tượng kinh tế – xã hội, ta phải giải quyết được hai vấn đề sau:

b.Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan.

Một là: Xác định tính chất và hình thức của mối liên hệ, có nghĩa là xem xét mối liên hệ giữa các tiêu thức nghiên cứu có thể biểu hiện dưới dạng mô hình nào (liên hệ tuyến tính, phi tuyến tính). Nhiệm vụ cụ thể là:

  • Dùa trên cơ sở phân tích lý luận giải thích sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liện hệ bằng phân tích lý luận. Bước này được thực hiện nhằm tránh hiện tượng hồi quy tương quan giả (tức là hiện tượng không tồn tại liên hệ nhưng vẫn xây dựng mô hình hồi quy) và xác định tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
  • Lập phương trình hồi quy để biểu hiện mối liên hệ đó. Muốn lập đúng phương trình, căn cứ vào số tiêu thức được chọn, hình thức và chiều hướng của mối liên hệ.
  • Tính và giải thích ý nghĩa của các hàm số trong phương trình.

Hai là: Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ nghiên cứu qua các chỉ tiêu: Hệ số tương quan, tỷ số tương quan. Đây là nhiệm vụ quan trọng của việc phân tích tương quan vì căn cứ vào chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ và vai trò của tiêu thức.

Phân tích các hiện tượng kinh tế – xã hội bằng phương pháp hồi quy tương quan được thể hiện qua việc phân tích phương trình hồi quy. Vì vậy việc quan trọng trước tiên là phải xây dựng được một phương trình chính xác phù hợp với lý thuyết kinh tế.

2. Phương trình hồi quy.

Phương trình hồi quy gồm có nhiều loại, nhưng có thể kể ra các dạng chính sau đây: Phương trình hồi quy tuyến tính đơn, phương trình hồi quy tuyến tính bội, phương trình hồi quy phi tuyến tính đơn và bội.

Thông thường người ta sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính đơn để phân tích các hiệ tượng kinh tế – xã hội, bởi vì quá trình tính toán sẽ đơn giản hơn mà kết quả cũng khá chính xác.

a.Phương trình hồi quy tuyến tính đơn.

  • Phương trình hồi quy tuyến tính đơn mô tả quan hệ tương quan giữa hai tiêu thức số lượng, với dạng phương trình sau :

x  = a +bx

trong đó : x là tiêu thức nguyên nhân.

x : trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả y theo mối quan hệ với x.

a,b là các tham số của phương trình.

Các tham số này được xác định sao  cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ với thực tế. Giá trị của tham sè a,b được xác định bằng phươg pháp bình phương nhỏ nhất,sao cho :

å(y-x)2 = min­­­­

để thoả mãn yêu cầu này a, b phải thoả mãn hệ phương trình sau :

åy =na + bå x

å xy =aå x  + bå

hoặc được xác định trực tiếp qua công thức :

b =

a =

a : là mức độ xuất phát đầu tiên của đường hồi quy lý thuyết, đây là tham số tự do, nó nói lên ảnh hưởng của các nhân tố ngoài x tới y.

b : là mức độ quy định độ dốc của đường hồi quy lý thuyết, được gọi là hệ số hồi quy, nó nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân tới tiêu thức kết quả. Dấu của b thể hiện chiều của mối liên hệ giữa x và y.

Phân tích hồi quy tương quan phải tính được hệ số tương quan r để đánh giá trình dé chặt chẽ của mối liên hệ giữa x và y.

Hệ số hồi quy r là hệ số tương đối ( biểu hiện bằng đơn vị lần) dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai thức số lượng.

Hệ số tương quan r được tính từ các công thức :

r =   ;  =…

Giá trị của r thuộc đoạn –1 đến 1 (-1£ r £ 1) và dấu của nó trùng với dấu của b.

  • Khi r mang dấu dương (+) thì mối liên hệ tương quan giữa x và y là tương quan thuận, và ngược lại khi r mang dấu âm thì liên hệ giữa x và y là tương quan ngịch.
  • Khi r = 0 thì giữa x và y không có liên hệ tương quan.

Để đánh giá tốc độ biến thiên của các tiêu thức ta có thể tính độ co giãn.

Hệ sè co giãn E­(x)

công thức:

Ex = b.

E(x) có một số ý nghĩa sau :

– Nếu ½E(x)½ > 1 : biến thiên của y nhanh hơn biến thiên của x, và ngược lại.

– Nếu  ½E(x)½ = 1 : biến thiên của y trùng với biến thiên của x.

Như đã trình bày ở trên, khi nghiên cứu mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng phát sinh trong các hiện tượng của quá trình kinh tế -xã

hội, người ta thường sử dụng tương quan tuyến tính, nhưng trong thực tế có mối liên hệ không phải tương quan tuyến tính. Chẳng hạn mối liên hệ giữa tổng chi phí sản xuất và khỗi lượng sản phẩm ( có dạng y= ao +a1x +a2+ a3) vì vậy người ta phải sử dụng các mô hình liên hệ phi tuyến tính để biểu diễn những mối liên hệ này.

  • Phương trình hồi quy phi tuyến tính.

Phương trình hồi quy phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng có rất nhiều dạng, ở đây xin giới thiệu một số dạng cơ bản.

Phương trình Parabol bậc hai :

y = a          y = a0 + a1.x + a2. x2

  • Phương trình Hyperbol :
  • Phương trình hàm mò :

Trong các phương trình hồi quy trên, các tham sè a,b cũng được xáa định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Với phương trình Parabol bậc hai : y = a0 + a1.x + a2. x2

Xác định a0 , a1, a2 bằng hệ phương trình

Phương trình Parapol thường được sử dụng khi các trị số của tiêu thức kết quả tăng (hoặc giảm) và việc tăng (hoặc giảm) đạt đến trị số cực trị rồi sau đó tăng hoặc giảm.

Với phương trình Heperpol :

Các tham sè a, b thoả mãn hệ

Mô hình này thường được sử dụng biểu diễn những mối liên hệ có dạng khi trị số của tiêu thức nguyên nhân tăng lên thì trị số của tiêu thức kết quả giảm và đến giới hạn nào đó ( x =a) thì hầu như không  giảm.

Phương trình mò :

Các  tham sè a,b phải thoả mãn hệ phương trình :

Phương trình mũ được vận dụng khi cùng với sự tăng lên của tiêu thức nguyên nhân thì các trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân, nghiã là tốc độ phát triển sấp xỉ bằng nhau.

Trên đây là ba dạng phương trình hồi quy phi tuyến tính tiêu biểu, để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến tính, người ta sử dụng tỷ số tương quan h.

Tỷ số tương quan h

Tỷ số tương quan h là một số tương đối (biểu hiện bằng lần) được dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan, h được tính theo công thức:

h có giá trị trong đoạn  [ 0;1 ]

Tính chất của h : khi n= 0 thì không tồn tại quan hệ tương quan giữa x và y, khi h = 1 x và y có liên hệ hàm sè, h càng gần tới 1 thì hệ số tương quan càng chặt chẽ.

Trên đây là các mô hình tuyến tính và phi tuyến tính biểu diễn mối liên hệ giữa hai tiêu thức, được gọi là mô hình tuyến tính đơn. Để biểu diễn mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức, trong đó có một tiêu thức kết quả và Ýt nhất là hai tiêu thức nguyên nhân người ta sử dụng các phương trình hồi quy bội.

b.Phương trình hồi quy bội

Mô hình hồi quy bội cũng có nhiều dạng, trong phạm vi chuyên đề này chỉ giới thiệu về mô hình hồi quy bội tuyến tính

Dạng tổng quát : x1,x2,…xn  = a0 + a1x1 + a2x2 +  …  +  anxn

Trong đó : x1, x… xn là các tiêu thức nguyên nhân

                            x1,x2,…xn  là trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả y.

        Các tham sè ai được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, sao cho các ai  thoả mãn hệ:

Trong liên hệ hồi quy tương quan bội, người ta sử dụng hệ số hồi quy bội R để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.

Công thức xác định R:

Tính chất của hệ số tương quan bội R cũng giống hệ số tương quan r. nhưng khoảng phân bố hẹp hơn ( 0;1).

III.PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN .

1.Khái niện về dãy số thời gian.

Mặt lượng của hiện tượng kinh tế – xã hội không ngừng biến đổi qua thời gian. Để thông qua sự biến đổi của mặt lượng ta có thể vạch ra xu hướng và quy luật của sự phát triển, đồng thời có thể dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian, vậy phương pháp dãy số thời gian là gì?

a.Khái niện, thành phần của dãy số thời gian.

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê xắp xếp theo thứ tự thời gian.

Một dãy số thời gian gồm hai thành phần : thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm …Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu được gọi là mức độ của dãy số thời gian. Cả hai thành phần này cùng biến đổi tạo ra sự biến động của hiện tượng qua thời gian.

Dãy số thời gian có hai loại :  dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ.

-Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.

-Dãy số thời điểm : biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.

2.Các chỉ tiêu của dãy số thời gian.

Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng, người thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

a.Mức độ trung bình qua thời gian.

Chỉ tiêu này phản ánh  mức độ đại biểu của mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy thời kỳ hay dãy số thời điểm ta có công thức tính sau:

– Đối với dãy số thời kỳ, công thức tính là :

=

– Đối với dãy số thời điểm, công thức tính tương ứng với hai trường hợp :  + trường hợp mét : có khoảng cách thời gian bằng nhau :

+ Trường hợp hai : có khoảng cách thời gian không bằng nhau :

b.Lượng tăng giảm tuyệt đối.

Chỉ tiêu này phản ánh sù  thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian ngiên cứu. Tuỳ theo mục đích ngiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối sau :

-Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn : là hiệu số giữa mức độ kỳ ngiên cứu (yi) và mức độ của kỳ đứng liền trước (yi-1).

di = yi – yi-1

-Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối định gốc : là hiệu số giữa mức độ kỳ ngiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc thường là mức độ đầu tiên (y1)

Di = y– y1

Mối liên giữa Di và di là : Di  = å

-Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình là trung bình cộng của các lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn.

id

d.Tốc độ phát triển.

Tốc độ phát triển là một số tương đối biểu hiện bằng lần hoặc % phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển  có ba chỉ tiêu :

-Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau :

Trong đó ti là tốc độ phát triển liên hoàn của cả thời gian (i) so với thời gian (i-1).

-Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động  của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài:

(i= 2,3,…n)

Mối liên hệ giữa Ti  và ti  : Ti =  Pti

-Tốc độ phát triển trung bình là mức độ đại biểu cho các tốc độ phát triển liên hoàn

e.T ốc độ tăng hoặc giảm

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng ngiên cứu giữa hai thời kỳ đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Ta có ba chỉ tiêu sau :

-Tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn là tỷ số so sánh giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn .

-Tốc độ tăng hoặc giảm định gốc ; là tỷ số so sánh giữa lượng tăng hoặc giảm định gốc với mức độ kỳ gốc cố định:

-Tốc độ tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân : là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng hoặc giảm đại diện trong một thời kỳ nhất định .

e.Giá trị tuyệt đối của 1% tăng hoặc giảm.

Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ 1% tăng  hoặc giảm của tốc độ tăng liên hoàn thì tương ứng với một số tương đối là bao nhiêu?

Chỉ tiêu chỉ tính với tốc độ biến động  liên hoàn chứ không tính với định gốc vì kết quả luôn bằng y1\ 100.

Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác sự tấc động của nhiều nhân tố, ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động  của hiện tượng, còn những yếu tố ngẫu nhiên gây ra hiện tượng biến động sai lệch khỏi xu hướng. Vì vậy  cần sử dụng các phương pháp thích hợp để trong một trừng mực nhất định nào đó loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên nêu lên xu hướng và tính quy luật của sự biến động  của hiện tượng.

3.Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.

a.Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.

Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng.

Cách làm : ghép một số thời gian liền nhau vào thành một khoảng hời gian dài hơn. ví dụ ghép 3 tháng thành một quý.

b.Phương pháp số trung bình trượt.

Sè trung bình trượt là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho tổng giá trị các mức độ tham gia tính số trung bình trượt không thay đổi.

Khi sử dụng phương pháp này, việc lùa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dùa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các  mức độ của dãy thời gian.

c.Phương pháp hồi quy.

Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số gọi là hàm hồi quy phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian, có dạng tổng quát :

Trong đó :

: mức độ lý thuyết

a1, a0, ,….an : các tham sè.

t : thứ tự thời gian.

Để xây dựng được một phương trình hồi quy phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng phải dùa trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hựop với các phương pháp khác.

d.Phương pháp biến động thời vụ.

Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế – xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định sẽ biến động lặp đi lặp lại. Ví dụ các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm như bánh kẹo thường tăng số lượng vào các dịp lễ tết,..biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khi thì nhàn rỗi,.. vì vật nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê biến động thời vụ nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ với sản xuất và sản xuất và sinh hoạt xã hội.

Nghiên cứu biến động thời vụ ta phải tìm ra chỉ số thời vụ thông qua số liệu của nhiều năm (tối thiểu là 3 năm).

Trường hợp sự biến động không có gì đặc biệt, ta xác định hệ số biến động thời vụ theo công thức :

Trong đó :

: sè trung bình của tất cả các mức độ của thời gian cùng tên i

: sè trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số.

Ii : chỉ số biến động thời vụ của thời gian i

Trường hợp có sự không ổn định trong biến động, thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức :

yij : mức độ thực tế ở thời gian i của năm j

: mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dùa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j)

IV.PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ.

Muốn so sánh được hai đại lượng, trước hết phải đo lường được chung, và muốn có được kết quả đo lường chính xác ta phải hết sức chú ý đến đợn vị đo lường, thông thường người ta sử dụng đơn vị đo lường chung để đo lường trong sè so sánh các đại lượng với nhau. Chương này sẽ giới thiệu đến việc so sánh các hiện tượng bằng phương pháp chỉ số.

1.Khái niệm chỉ số.

Chỉ sè trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế. Chỉ số trong thống kê là một khái niệm khá rộng rãi. Trong công tác thực tế, đối tượng chuy yếu của phương pháp chỉ số thường là các hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau.

Khi vận dụng phương pháp chỉ số, phải chú ý đến một số đặc điểm sau của phương pháp này :

-Trước hết ta phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau để có thể so sánh được.

-Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số, phải giả định có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác không thay đổi. Việc giả định này để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.

Trong phân tích thống kê, phương pháp chỉ số có những vai trò đặc

Biệt quan trọng sau :

– Biểu hiện biến động của hiện tưong qua thời gian- chỉ số phát triển, qua những điều kiện không gian- chỉ số không gian.

– Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình hoàn thành kế hoạch- chỉ số kế hoạch.

– Phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp.

Trong nghiên cứu chỉ số, người ta căn cứ vào phạm vi tính toán và tính chất của chỉ tiêu để phân chia thành các loại chỉ số cơ bản.

– Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, người ta chia chỉ số thành hai loại :

+Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : nói lên biến động của các chỉ tiêu như : giá cả, giá thành, năng suất lao động,…

+Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : nói lên biến động của các chỉ tiêu như : sản lượng, lượng hàng hoá tiêu thụ,…

– Căn cứ vào phạm vị tính, người ta chia thành hai loại :

+Chỉ số cá thể : nói lên biến động của từng đơn vị, từng phần tử cá biệt trong hiện tượng phức tạp.

+Chỉ sè chung : nói lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng nghiên cứu. Nó được sử dụng nhiều trong phân tích thống kê.

Sau đây xin giới thiệu một số loại chỉ số chủ yếu :

2.Chỉ số đơn.

Chỉ số đơn được dùng để so sánh các trị số của hiện tượng nào đó ở một thời kỳ nào đó được lấy làm gốc. Chẳng hạn so sánh giá mặt hàng A ở thời điểm 1995 so với 1990.

Công thức là : i95/90  =  P95/P90

Chỉ số đơn có một số có một số đặc điểm chủ yếu sau :

Tính nghịch đảo : nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ ngiên cứu ta sẽ thu được giá trị ngịch đảo của trị số cũ.

Tức là :

Tính liên hoàn : tích của các chỉ số liên hoàn hoặc tích của các chỉ số định gốc liên tiếp, bằng chỉ số định gốc tương đối.

Tính thay đổi gốc : ta có thể suy ra chỉ số gốc năm x0 từ các chỉ số gốc năm x1 và x2, bằng cách nhân hai chỉ số gốc x0  cho chỉ số x1/x0 của chỉ số gốc x0 .

3.Chỉ số tổng hợp giá cả

Theo các cách chọn quyền số khác nhau, ta có hai chỉ số tổng hợp giá cả.

-Nếu chọn quyền số ở kỳ q0, ta có chỉ số tổng hợp Laspeyres.

-Nếu chọn quyền số ở kỳ ngiên cứu q1, ta có chỉ số tổng hợp Paaches.

Trong hai chỉ số trên, thì chỉ số Paaches tính hiện thực cao hơn, tuy nhiên việc tính toán nó phức tạp hơn.

Nhà thống kê học Fishes đã đề nghị dùng một loại chỉ số tổng hợp giá cả có công thức sau :

Vì nó có thể khắc phục được nhược điểm không có tính chất ngịch đảo và liên hoàn của hai chỉ số trên.

4.Chỉ số tổng hợp khối lượng.

Cũng giống như  chỉ số tổng hợp giá cả, tương ứng với cách chọn quyền số ta có các chỉ số sau.

-Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc P0 , ta có chỉ số chỉ số tổng hợp Laspeyres.

-Nếu chọn quyền số ở kỳ ngiên cứu P1, ta có chỉ số tổng hợp Paaches.

Và ta cũng có chỉ số tổng hợp khối lượng Fisher là trung bình nhân của hai chỉ số tổng hợp khối lương trên.

5.Hệ thống chỉ số.

Các chỉ số đơn, chỉ số tổng hợp chỉ có thể đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ của từng yếu tố tới hiện tượng kinh tế mà ta nghiên cứu, vì vậy cần phải có một phương pháp nào đó mà có thể nêu lên ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như ảnh hưởng của tổng hợp của các nhân tố tới hiện tượng nghiên cứu.

a.Hệ thống chỉ số tổng hợp.

Ta có giá trị của hàng hoá = giá cả * sè lượng

Từ đó ta có : chỉ số giá trị = chỉ số giá * chỉ số lượng.

Hệ thống chỉ số được hình thành trên cơ sở một tập hợp các chỉ số có liên hệ với nhau.

Trong thống kê, người ta xây dựng được hệ thống chỉ số thích hợp và đơn giản sau :

Ipq   =   Ip         *     Iq

Trong công thức trên, chỉ số tổng hợp giá cả là của Paaches, còn chỉ số tổng hợp khối lượng là của Laspeyres.

Trong phân tích kinh tế, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số vì nó có những tác dụng sau đây :

-Phân tích mối liên hệ giữa các hiên tượngtrong quá trình biến động, xác định vai trò ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu.

-Trong nhiều trường hợp, có thể tính một chỉ số khi đã biết các chỉ số khác trong thống kê.

b.Hệ thống chỉ số trung bình.

Trong sự biến của động tổng thể nghiên cứu, sự biến động của từng bộ phận cấu thành tổng thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biến động chung. Để đánh giá được biến động chung và ảnh hưởng của từng bộ phận, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp.

Chẳng hạn khi tỷ trọng công nhân có năng suất lao động cao trong doanh ngiệp tăng lên, thì năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên.

Hệ thống chỉ số

(a)                 (b)                  (c)

a: chỉ số năng suất lao động trung bình.

b: chỉ số năng suất lao động đã loại trừ thay đổi kết cấu.

c: chỉ số nêu lên ảnh hưởng thay đổi kết cấu đến năng suất lao động trung bình

V. PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ NGẮN HẠN.

Ngày nay, dự đoán được sử dụng nhiều trong mọi lĩnh vực, khoa học -kỹ thuật, kinh tế – chính trị – xã hội với nhiều loại và phương pháp khác nhau.

1.Khái niệm về dự đoán thống kê ngắn hạn.

Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng các thông tin thống kê và các phương pháp thích hợp.

Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn

hạn thường gặp.

2.Mét số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn.

a.Dự đoán dùa vào dãy số thời gian.

Trong một dãy số thời gian, ta có thể tính được một số chỉ tiêu biểu hiện của dãy số như : tốc độ phát triển bình quân, lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân… và dùa vàođó để dự đoán cho một số mức độ trong thời gian gần.

b.Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối.

Người ta xây dựng được mô hình :

Trong đó :

là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân.

yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.

h : là tầm xa dự báo.

: là mức  độ dự báo.

Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối xấp xỉ băng nhau.

c.Dựa vào tốc độ phát triển bình quân.

Ta có mô hình :

Với :

: là tốc độ phát triển bình quân

d.Dự báo dùa vào phân tích  hồi quy.

Bản chất của phương ttrình này là dùa vào mối quan hệ tương quan để ngoại suy cho tương lai.

Mô hình hồi quy tổng quát của hồi quy bội

Y= f (x1,x2,....xn/ a0,a1,…an)

y-biến phụ thuộc hay tiêu thức kết quả

xi-các  tiêu thức nguyên nhân

ai – các tham số hồi quy

Dự đoán bằng phương pháp hồi quy bội ta phải chọn quan sát sao cho đủ lớn để quy luật số lớn phát huy tác dụng. Người ta thương áp dụng tiêu chuẩn “ khi xây dựng mô hình hồi quy thì số quan sát phải lớn hơn số các nhân tố khoảng 8 lần”.

 

 

d.Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ.

Giả sử thời gian t, ta có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là ,    Dù đoán mức độ ở thời gian kế tiếp theo là , tức là t+1, ta có thể viết :

®Æt

Từ mô hình trên cho ta thấy một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự đoán là việc lùa chọn giá trị tham sè san a. Nếu a được chọn càng lớn thì nhân tố cũ yt càng Ýt được chú ý, và ngược lại nếu a càng nhỏ thì các yếu  cò càng được đánh giá cao. Dùa vào kinh ngiệm thực tế người ta cho rằng nên lấy a trong khoảng (0.1; 0.4).

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.

 

I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP  NƯỚC NGOÀI (FDI).

1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư theo nghĩa chung nhất là một quá trình bỏ vốn ra hay hy sinh một nguồn lực hiện tại nhằm thu về một kết quả cao hơn trong tương lai.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiệ từ khá lâu, tuy rằng không có nhiều tranh luạn xung quanh khái niện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) song đến nay cũng chưa có một khái niện nào được coi là hoàn chỉnh. Khía niện được chấp nhận rộng rãi hơn cả là khái niệm do quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra, nó được định nghĩa như sau : “ đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi Ých lâu dài trong mét doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế nước khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là việc dành được tiến nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó”.

Ta có thể hiểu một cách khái quát khái niện trực tiếp trên như sau  Đầu tư trực tiếp nước là hoạt động đầu tư với những đặc điểm  :

-Có sự thiết lập quyền sử dụng vốn và tài sản của người nước này ở một nước khác.

-Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về quản lý dự án và hiệu quả của vốn đầu tư.

-Thường do các cá nhân hoặc do các công  ty đặc biệt là các công ty đa quốc gia tiến hành thông qua việc thành lập mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có.

Một hình thức đàu tư  nước ngoài khác tồn tại song song với đầu tư trực tiếp là đầu tư gián tiếp. Khác với đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (ODA) thườn do các chính phủ hay các tổ chức tài chính quốc tế cho một nước khác (thường là các nước đang phát triển) vay vốn, theo hình thức đầu tư này bên nhận vốn trở  thành con nợ nhưng có toàn quyền quyết định sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả cao nhất, còn bên cho vay không tham gia vào quá trình dụng và quản lý vốn cũng như hoàn toàn không chịu trách nhiệm về rủi ro và hiệu quả của vốn cho vay. Loại hình đầu tư này thường đi kèm theo các điều kiên ràng buộc về kinh tế hay chính trị bất lợi cho nước nhận vốn vay.

So với ODA, FDI có một số lợi thế hơn hẳn. Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất lớn, trong lóc kinh mgiệm quản lý còn yếu kém nên hiệu quả vốn đầu tư thấp, do vậy các nước này vay vốn sẽ có nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn thấp. Trong hòan cảnh đó đầu tư trực tiếp là tốt nhất bởi vì kèm theo vốn là công nghệ tiên tiến, kinh ngiệm sản xuất nên hiệu quả vốn sẽ cao hơn, mặt khác nữa là FDI không đưa đến gánh nặng nợ nần, không bị ràng buộc về kinh tế, chính trị bất lợi cho đất nước. Tuy thế nó cũng có một số hạn chế là nếu nước tiếp nhận đầu tư không có định hướng rõ ràng, không quản lý tốt sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong phát triển, tạo ra một cơ cấu đầu tư và kinh tế không hợp lý.

2. Lịch sử phát triển  quan hệ đầu tư nước trên thế giới.

Trong lịch sử kinh tế thế giới, FDI xuất hiện ngay từ thời tiền tư bản .

Thế kỷ XVII các công ty của Anh, Hà lan, Tây ba nha là các công ty đi đầu trong trong lĩnh vực này dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu á để khai thác đồn điền và vcùng với nó là những ngành khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liêu các ngành công nghiệp ở chính quốc. Khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới thì hoạt độn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có quy mô to lớn hơn.

Ngay từ những năm 1871, đầu tư ra nước ngoài của Anh đã đạt giá trị 800 triệu Bảng . Năm 1875 lên tới 2.1 tỷ Bảng. Đến năm 1913 quy mô đầu tư FDI của Anh đã đạt 3.5 tỷ Bảng, trong đó khoảng một nửa đầu tư vào các nước thuộc địa và khối liên hiệp Anh. Sau Anh thời kỳ này Mỹ là nước có quy mô FDI lớn thứ hai : năm 1889, Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 500 triệu USD/ năm, năm 1909 là 2 tỷ USD. Mỹ đầu tư chủ yếu vào các nước Mỹ latinh. Việc xuất khẩu tư bản của Đức cũng có quy mô ngày càng lớn. Nó mở đầu ngay từ những năm 70-80 của thế kỷ XIX nhưng quy mô chưa đáng kể do tình trạng lạc hậu chung của nền kinh tế Đức. Vào cuối thế kỷ XIX việc xuất khẩu tư bản của Đức bắt đàu mở rộng, Pháp cũng là nước có số tư bản đầu tư ra nước ngoài tương đối lớn, 10 tỷ Phrăng năm 1869, 20 tỷ Phrăng 1890…

3.Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

  1. Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là việc xuất “hiện tư bản thừa” trong các nước phát triển, ở các nước tư bản phát triển khi quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một trình độ nhất định thì xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài do sự xuất hiện của một lượng vốn nhàn rỗi. Mặt khác taị các nước kém phát triển đang rất cần lượng vốn này để phát triển nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu của mình. Theo Lênin thì “ xuất khẩu tư bản” là một trong các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, thông qua xuất khẩu tư bản các nước tư bản thực hiện việc bóc lột các nước lạc hậu mà thườn là thuộc địa của nó. Nhưng chính Lênin đã nói người cộng sản phải biết lợi dụng khoa học kỹ thuật và những thành tựu kinh tế của chủ nghĩa tư bản, theo quan điểm này nhiều nước chấp nhận phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế, như vậy còn có thể nhanh hơn là tự vận động hay đi vay vốn để mau các kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển.
  2. Theo học thuyết kinh tế học của D.Ricardo, mỗi nước có một lợi thế riêng về các yếu tố sản xuất mà ông vẫn gọi là lợi thế so sánh, ở các nước phát triển đó là lợi thế về vốn, công nghệ, kinh ngiệm sản xuất, còn ở các nước đang phát triển đó là nguồn lao động mạt dẻ mạt, tài nguyên phong phú, thị trương sơ khai. Chi phí sản xuất ở các nước phát triển thường cao nên họ thường tìm cách đưa vốn sang các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của mội nước, bằng cách đó họ nâng cao được lợi nhận trên chi phí biên.

c.Các nước đi đầu tư thường có trình độ công nghệ cao hoặc tương đối cao so với nước nhận đầu tư. sau một thời gian hoạt động tại nước mình các công nghệ đó sẽ tương đối cũ và hỏi phảicó sự thay thế. Do đó các nước đi đầu tư sẽ chuyển giao công ngệ này một mặt sẽ bù đắp được phần nào chi phí cho sù thay thế công nghệ, mặt khác nó giúp cho việc kéo dài vòng đời công nghệ và nâng cao hiẹu quả sử dụng công nghệ ra nó thì vẫn còn mới và phát huy tác dụng đối với các nước phát triển vốn rất lạc hậu về công nghệ.

d.Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách đó kìm hãm sự phát triển của xã hội. Mét  quốc gia, vùng lãnh thổ khó tách biệt được thế giới vì những thành tựu khoa học kỹ thuật đã lôi kéo con người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn, và dưới những tác động quốc tế khác buộc các nước phải mở cửa với bên ngoài.

Trong những thập kỷ gần đây, hoạt động đầu tư nước ngoài có những su hướng khác nhau. Chẳng hạn việc các nước NIC đầu tư sang khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, việc các nước đang phát triển không chỉ là nhà tiếp nhận đầu tư mà cũng đi đầu tư sang các nước khác…nên việc giải thích cho câu hỏi tại sao lại có hoạt động đầu tư nước ngoài là rất khó trả lời và chưa có một học thuyết nào giải thích được đầy đủ các lý do cho hiện tượng kinh tế này. Trong nội dung chuyên đề này, do thời gian có hạn và trình độ hàn chế nên chỉ xin nêu ra một số nguyên nhân chính như trên.

4.Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt nam và sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, mọi hoạt động kinh tế của đất nước đều do nước trực tiếp quản lý, nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước cấp phát, khu vực tư nhân bị cấm hoạt động. Do vậy trong một thời kỳ dài nền kinh tế bị kìm hãm, không có tích luỹ nội bộ. Sau đại hội Đảng lần thư VI, nền kinh tế được cởi trãi, thoát khỏi cơ chế quản lý cũ, mọi nguồn lực đều được huy động để phục vụ cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp nên nguồn vốn đầu tư tư nội bộ nền kinh tế rất hạn chế, các nguồn viện trợ từ Liên Xô và Đông Âu cũng bị cắt giảm nhiều, vì ậy chúng ta phải tìm ra những nguồn lực mới để tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mặt khác, nước ta lại nằm trong khu vực Đông Nam á, khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất trên thế giới. Các nước trong khu vực rất thành công trongviệc huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế. Tiếp thu kinh nghiệm đó, chúng ta mạnh rạn mở cửa hợp tác kinh tế với nước ngoài, chủ động kêu gọi các cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt nam.

Nhằm làm cho các nhà đầu tư thực sự tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước và mạnh dạn bỏ vốn vào làm ăn tại Việt nam, chóng ta đã cụ thể hoá chủ trương này bằng việc cho ra đời Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam vào năm 1987.

5.Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) với sự phát triển kinh tế nước ta.

Vai trò của FDI với sù  phát triển kinh tế nước ta được thể hiệ trên một số mặt sau :

a.Đối với nước ta, FDI không  những đóng vai trò như một cú huých mà còn là chất xúc tác thu hót các nguồn tài chính khác. Việc các nhà đầu tư tư nhân đến Việt nam ngày càng nhiều, việc có mặt một số công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Mỹ, Hàn quốc,Pháp,Đức…đã giúp cho các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế tin tưởng hơn vào chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, và do đó họ dành cho ta những khoản vốn ODA lớn.         b.Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần rót  ngắn khoảng cách giữa các sản phẩm Việt nam và thị ường quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận với thị trường quốc tế nhanh hơn, thuận lơi hơn.
b.§Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi gãp phÇn rót  ng¾n kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c s¶n phÈm ViÖt nam vµ thÞ ­êng quèc tÕ, gióp c¸c doanh nghiÖp ViÖt nam tiÕp cËn víi thÞ tr­êng quèc tÕ nhanh h¬n, thuËn l¬i h¬n.

c.Đầu tư nước ngoài với công nghệ và kỹ năng quả lý hiện đại đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nước ta trong nhiều ngành ngề, nhiều lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng không, khai thác dầu khí …các liên doanh với nước đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt nam, giúp các doanh nghiệp Việt nam đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đào tạo một đội ngò các bộ doanh nghiệp và công nhân có trình kỹ thuật cao,có sự say mê công việc, kỷ luật cao…

II.THỰC TRẠNG THU HÓT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam được quốc hội thông qua ngày 29/12/1987, cho đến nay đã hơn 10 năm thực hiện, dòng FDI vào Việt nam ngày càng sôi động, tuy giai đoạn hiện nay có dấu hiệu giảm sút. Đầu những năm 90, tốc độ FDI vào Việt nam tăng rất nhanh với cả số vốn đăng ký và số dự án cấp giấy phép.

Năm 1988, năm bắt đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, nước ta mới chỉ thu hót được 37 dự án với 366 triệu USD thì đến năm 1992 đã có 192 dự án với 2.2 tỷ USD và năm 1996 con số đó là 368 với số vốn đăng ký trên 6 tỷ USD. Từ năm 1997 lại đây có trững lại và giảm sút đáng kể. Tính tới nay Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho 2806 dự với số vốn đăng ký  là 36609 triệu USD.

Trong hơn mười năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, ta có thể chia ra làm ba giai đoạn sau :

1.Giai đoạn khởi động :1988-1990.

Giai đoạn này, chúng ta mới bước đầu tiếp cận với lĩnh vực này, vừa chưa có kinh nghiệm là vừa thiếu mạnh rạn trong quyết định, người nước ngoài thì đến với nước ta như đến với một miền đất mới, vừa hấp dẫn, vừa xa lạ, họ thận trọng không dám mạo hiểm, chỉ làm thử để thăm dò cơ hội nên số lượng dự án nhiều, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chậm.

Trong giai đoạn này vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào hia lĩnh vực là thăm dò dầu khí và viễn thông, còn các lĩnh vực khác hầu như mới chỉ có một Ýt dự án và phần đa là chưqa triển khai. Các đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công ty nhỏ thậm chí có cả công ty môi giới, quy mô bình quân một dự án còn nhỏ, các khoản nép ngân sách Ýt, sè lao động trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Do vậy chưa thực sự thu hót được sự quan tâm và chú ý của các cơ quan trung ương cũng như địa phương. Thái độ  của chúng ta là “trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư nước ngoài” kể cả những nhà đầu tư thực và rởm nên hoạt động đầu tư gặp không Ýt khó khăn cả khi xin cấp giấy phép đầu tư cho đến khi triển khai thực hiện dự án.

Năm Số dự án

Số vốn đăng ký

(triệu USD)

88 37 367
89 69 581
90 108 635
Tổng 214 1583

 

 

 

2.Giai đoạn tăng trưởng nhanh : 1991-1995.

Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi về chất lượng trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Tháng 3 năm 1991 một diễn đàn quốc tế về hoạt động đầu tư nước ngoài có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 650 khách nước ngoài và đại diện của nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, IMF, WB, ADB, UNDP đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí  Minh. Đó là một sự kiện quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, mở đầu thời kỳ mới trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.       §©y lµ giai ®o¹n t¨ng tr­ëng nhanh vµ thay ®æi vÒ chÊt l­îng trong ho¹t ®éng ®Çu t­ n­íc ngoµi. Th¸ng 3 n¨m 1991 mét diÔn ®µn quèc tÕ vÒ ho¹t ®éng ®Çu t­ n­íc ngoµi cã quy m« lín víi sù tham gia cña h¬n 650 kh¸ch n­íc ngoµi vµ ®¹i diÖn cña nhiÒu tæ chøc quèc tÕ nh­ UNIDO, IMF, WB, ADB, UNDP ®· ®­îc tæ chøc thµnh c«ng t¹i TP Hå ChÝ  Minh. §ã lµ mét sù kiÖn quan träng trong ho¹t ®éng kinh tÕ ®èi ngo¹i cña n­íc ta, më ®Çu thêi kú míi trong qu¸ tr×nh héi nhËp víi kinh tÕ thÕ giíi.

Số vốn đăng ký trong giai đoạn này là 16.245 triệu USD với 1397 dự án, năm 1991 là 1.294 triệu USD gần bằng cả nước trong ba năm trước cộng lại, tốc độ tăng trưởng bình quân cao và khá ổn định trong cả giai đoạn. Các dự án trong giai đoạn này được phân bố tương đối đều, ổn định và hợp lý. Nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, chế tạo lắp ráp ôtô, xe máy… đã ra đời. Nhiều dự án có quy mô hàng trăm triệu USD được triển khai, một số khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu được xây dựng. Kết quả của một số dự án thăm dò dầu khí đã tạo cơ sở để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, hoá dầu của nước ta. Nét nổi bật trong giai đoạn này là hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài đã được thể hiện ngày càng rõ.

Số vốn thực hiện trong 5 đạt trên 6 tỷ USD, nếu đem so với tổng số vốn đầu tư của cả nước trong giai đoạn này là trên 16 tỷ USD thì nó chiếm trên dươí 40% điều này đã phần nào nói lên tính quan trọng  của đầu tư nước ngoài.

Doanh số và kim ngạch xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngoài tăng dần và tăng với tốc độ ngày càng nhanh vào cuối giai đoạn này. Doanh thu 149 triệu USD năm 1991 tăng lên 1387 triệu USD năm 1995, còn kim ngạch xuất khẩu từ 52 triệu USD năm 1991 lên 440 triệu USD 1995.

Các khoản đóng góp vào ngân sách Nhà nước ở cuối giai đoạn này tăng lên đáng kể mặc dù phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trong thời gian miễn thếu và giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư máy móc, nhập khẩu để tạo tài sản cố định, vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và chưa kể đến những đóng góp của lĩnh vực dầu khí. Các khoản nép ngân sách năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995 là 195 triệu USD.

Hàng chục vạn người có việc làm ổn định và nhiều vạn người cũng có việc làm gián tiếp nhờ có hoạt động đầu tư nước ngoài. Thu nhập bình quân tương đối cao so với thu nhập trung bình của xã hội.

Tuy nhiên vào cuối của giai đoạn này đã xuất hiện nhiều vấn đề về quan điểm, nhận thức, về quản lý vĩ mô cũng như vi mô và nhiều vấn đề cụ thể khác, do vậy môi trường đã giảm bớt tính hấp dẫn. Đã xuất hiện đòi hỏi phải thay đổi thuế nhập khẩu, đặc biệt là không miện thuế nhập khẩu ôtô đối với xí ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cơ quan quản lý Nhà nước ở cả trung ương và địa phương ban hành thêm nhiều quy định về thủ tục hành chính tạo thêm những phức tạp đối với các nhà đầu tư, đã xuất hiện đòi hỏi của một số địa phương về việc phân cấp quyền hạn cấp giấy phép đầu tư. Ở cấp trung ương đx xuất hiện nhiều vấn đề liên ngành, trong đó một số vấn đề tồn tại khá lâu nhưng vẫn không giải quyết được như thủ tục miễn thuế có quan hệ đến Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Hải quan…vì vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cơ chế, chính sách nhằm làm giảm bớt phiền phức cho nhà đầu tư.

Năm Số dự án Số vốn đăng ký

 

(triệu USD)

91 151 1275
92 197 2027
93 274 2589
94 364 3746
95 408 6608
Tổng 1397 16245

3.Giai đọan1996 đến nay.

Bèn  năm gần đây, cũng như tình trạng suy giảm chung của nền kinh tế, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng xuất hiện những dấu hiệu suy giảm. Theo con số thống kê số vốn đăng ký của năm 1996 là 8.667 triệu USD, tăng 31% so với năm 1995 (6.616 triệu USD) thì có lẽ tình hình vẫn khả quan. Tuy vậy cần lưu ý rằng những ngày cuối năm 1996 đã có hai dự án xây dựng đô thị với số vốn lên tới hơn 3 tỷ $, có lẽ rất khó thực hiện mà cũng chẳng ai bá ra chõng Êy vốn một lúc, mà chỉ cần bỏ khoảng 10-15% vốn ban đầu sau đó quay vòng. Do vậy nếu hai dự án này được thực hiện thì cũng chỉ nên tính khoảng 400-500 triệu $ vào tổng vốn đầu tư mà thôi. Cách tiếp cận như vậy nhằm làm rõ và đánh giá đúng tình hình đầu tư nước ngoài trong năm 1996. Năm 1997, vốn đăng ký là 4.649 triệu $, năm 1998 là 3.897 triệu $ thấp hơn rất nhiều so với hai năm trước đó, năm 1999 là 1.562 triệu $ thì ta thấy tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam giảm sút rất mạnh. Trong những năm gần đây không chỉ vốn đăng ký giảm sút, mà cả số khách nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng Ýt đi, tỷ lệ thuê phòng trong các khách sạn khá thấp, một số công ty lớn đã cắt giảm số nhân viên, và cả những tuyên bố công khai của một số nhà đầu tư lớn và môi trường đầu tư đã trở lên không thuận lợi ở nước ta.

Tuy nhiên, nếu xét vốn đầu tư thực hiện trong các năm gần đây, năm 1996, 1997, 1998 trên 8 tỷ $ doanh thu khoảng gần 10 tỷ $, xuất khẩu 4 tỷ $,… thì sẽ thấy được vai trò ngày càng to lớn của đầu tư nước ngoài. Nhưng đó là kết quả của những năm trước, bây giê mới khai triển. Do vậy điều đáng lo ngại là sự giảm sút trong vốn đăng ký hiện nay chính là đối với sự tăng trưởng của những năm tới.

Cần lưu ý hai sự kiện quan trọng có tác động đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Đó là việc bộ Luật đầu tư nước ngoài mới được sửa đổi và ban hành vào năm 1996 được coi là khá thông thoáng, kèm theo thay đổi một số chính sách như thuế nhập khẩu vật tư, phương tiện vận tải. Việc ngân hàng Nhà nước ban hành chủ chương mới vệ ngoại tệ đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc phân cấp quyền cấp giấy phép đầu tư. Đó là việc thay đổi tổ chức quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư : sát nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về hợp tác và đầu tư với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành Bộ Kế hoạch đầu tư, tiếp đó là thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư, ban quản ý khu chế xuất, khu công nghiệp. Những cải cách này đã giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

III.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

Thực tiễn hơn mười năm qua đã chỉ rõ việc thu hót vả dụng vốn FDI là chủ trương đúng đắn cảu Đảng và Nhà nước ta, đã góp phần quan trọng vào giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội, vào thắng lợi của đường lối đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài, củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế của Việt nam trong khu vực và trên thế giới. Mười năm qua FDI là một trong các yếu tố tạo nên sự phát triển kinh tế cao của Việt nam, nó là một trong các các bộ phận quan trọng và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại của nước ta, FDI bổ xung nguồn vốn đầu tư quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế Việt nam.

Những đóng góp cụ thể của FDI vào nền kinh tế Việt nam thời gian qua là rất lớn, mặt được là chủ yếu, những thiếu sót, nhược điểm, sơ hở và thua thiệt diễn ra chủ yếu trong khâu thực hiện và nằm trong phạm vi doanh nghiệp, không phải trên những vấn đề có tính chất nguyên tắc, chủ trương và có thể khắc phục được.

 

 

1.Những đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế xã hội.

a.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.

Trong những năm đầu tiên bắt đầu công cuộc đổi mới, nguồn viện trợ nước ngoài (chủ yếu là từ Liên Xô và Đông Âu) bị cắt giảm đột ngột và nguồn vốn nội lực từ nền kinh tế còn rất hạn chế, thì chủ trương thu hót vốn FDI với việc ra đời Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài là đúng đắn và kịp thời, đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Với số vốn đầu tư đã thực hiện trên 17 tỷ USD, các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể vào vốn đầu tư toàn xã hội. Trong thời kỳ 1991-1995, phần vốn đầu tư nước ngoài đưa vào nước là trên 6 tỷ USD, trong khi vốn đầu tư toàn xã hội là trên 18 tỷ USD thì vốn đầu tư FDI chiếm trên dưới 30%. Năm 1996 tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 6.3tỷ USD thì FDI thực hiện đạt 2.2 tỷ USD chiếm trên 30%, năm 1997 vốn đầu tư thực hiện đạt trên 2.95 tỷ USD (trong đó vốn góp của bên nước ngoài là 2.5 tỷ USD) cũmg chiếm trên 30% vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1.7 lần vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và bằng 1.6 lần vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước. Trong sự phát triển kinh tế thời kỳ 1991-1995 FDI đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng 8.5%, và điều quan trọng là nhờ nguồn vốn FDI nhiều nguồn lợc trong nước đã được khai thác và phát huy tác dụng.

Tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP tăng dần qua các năm, 1992 là 2%, 1993 là 3.6%, 1996là 8.2% đến năm 1997 kể cả xây dựng cơ bản và dịch vụ khác là trên 10%.

Khu vực FDI đã cung cấp cho thị trường một khối lượng hàng hoá lớn. Đến hết năm 1995 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sản xuất được: trên một triệu tấn dầu thô, 60 vạn tấn thép, 50.000 tấn dầu nhờn, sản xuất và lắp ráp được 70.000 xe ôtô các loại, 30.000 cọc sợi, 35 triệu mét vải các loại, một triệu bóng đèn hình mầu, trông 13.500 ha  rừng, xây dựng 2500 phòng khách sạn đủ tiêu chuẩn quốc tế … các doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần tạo cho thị trường nước ta một khối lượng hàng hoá lớn, đa dạng phong phú, chất lượng tốt, đã góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Khu vực FDI đã góp một lượng vốn lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày một tăng, tạo khả năng giảm thu bội chi, chủ động hơn trong cân đối ngân sách. Nguồn vốn FDI đưa vào Việt nam là của tư nhân do phía Nhà nước ngoài tự cân đối ngoại tệ và bảo lãnh là chính nên không ảnh hưởng đến nợ chính phủ. Mặt khác thế mạnh của FDI trong xuất khẩu cộng đóng góp tiềm năng vào lĩnh vực thu ngoại tệ khác đã góp phần cải thiện cán cân vãng lai. Trong thời kỳ đầu tuy  nhập khẩu của khu vực FDI lớn hơn xuất khẩu, nhưng việc nhập khẩu này là tích cực vì tạo tài sản cố định và tiềm lực phát triển công nghệ, khi hoạt động của FDI đã đi vào ổn định thì khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được thu hẹp lại và về lâu dài FDI sẽ có tác động tốt với cán cân thương mại.

b.Nguồn vốn FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

FDI chủ yếu đầu tư vào khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, góp phần nâng cao tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đặc biệt là, nhờ hoạt động FDI nhiều ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế đã xuất hiện như thăm dò, khai thác dầu khí, lắp dáp sản xuất ôtô xe máy,  viễn thông quốc tế và nội hạt…

Hiện nay, khu vực FDI chiếm 100% về khai thác dầu khí; 53,8% cán thép; 24% xi măng, trong công nghiệp điện tử, vốn FDI chiếm trên 50%, trong đó 100% về các sản phẩm phẩm như tụ điện, mạch trong, máy thu băng, đầu  video, 70% về đèn hình các loại. Trong công nghiệp dệt may, vốn FDI chiếm 100% về năng lực sản xuất sợi PE,PES , 55% năng lực kéo sợi, 39,3 năng lực may, 32% sản xuất giầy dép. Ngoài ra khu vực FDI còn chiếm 18% chế biến thực phẩm, 14% sản phẩm hoá chất. Với năng suất lao động cao và khả năng tạo ra 25% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, với tốc độ tăng trưởng 21-24%/năm, khu vực FDI có tác động ngày càng lớn đến nền kinh tế.

Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của nền sản xuất nước ta. Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây truyền tự động lắp dáp hàng điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, công nghệ sản xuất cáp điện, cáp thông tin…nhìn chung các thiết bị là đồng bộ, có trình độ cao bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến trong nước và thuộc loại phổ biến ở các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, chất lượng tiêu chuẩn Việt nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.

c.Khu vực có vốnFDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực

Cho đến nay khu vực FDI đã thu hót được vạn 30 vạn lao động trực tiếp, nếu tính cả gián tiếp (xây dựng, dịch vô …) ước tính lên tới gần 40 vạn người, với mức lương trung bình 70USD/ tháng, ước tính thu nhập hàng năm lên tới trên 300 triệu USD.  Qua hợp tác đầu tư người lao động Việt nam có điệu kiên nâng cao tay ngề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ và kinh ngiệm quản lý tiên tiến, tác phong lao đông công nghiệp ..

d.Đầu tư nước ngoài giúp sản phẩm Việt nam gia nhập thị trường quốc tế nhanh hơn, giúp các nhà sản xuất Việt nam nhanh chóng tiếp thu trình độ và phương pháp quản lý tiên tiến. đầu tư nước ngoài tạo ra một sức cạnh tranh mới cho thị trường Việt nam, buộc các nhà sản xuất Việt nam phải năng động, tiếp thu công nghệ tiên tiến…

e.Đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng hợp tác với nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay có trên 60 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt nam, trong đó có nhiều tập đoàn, công ty lớn có nhiều tiềm năng về công nghệ và tài chính như P&G, tập đoàn ôtô FORD, TOYOTA,…điều đó đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo thuận lợi cho Việt nam tham gia ASEAN, ký hiệp định kkhung với Châu Âu bình thương hoá quan hệ với Mỹ, phá thế bao vây cấm vận và nâng vị thế của Việt nam tại khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong hoạt động đầu tư nước ngoài cũng còn một số hạn chế, yếu kém gây cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

2.Mét số mặt chưa được trong quan hệ đầu tư nước ngoài.

a.Mức nép ngân sách Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó. Nguyên nhân chính là do nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ hay đang trong thời kỳ miên giảm thuế.

b.Tốc độ triển khai dãy sè  còn chậm so với dự kiến ban đầu, do các thủ tục sau khi cấp giấy phép phức tạp, kéo dài, đặc biệt là các vấn đề đất đai, nhập  khẩu thiết bị đã qua sử dụng.

c.Vấn đề lao động và tiền lương : các địa phương chưa chú trọng đến công tác đào tạo lao đọgn cung cấp cho các doanh nghiệp mà việc này là  phần  lớn các doanh nghiệp phải tự tổ chức nên hiệu quả không như mong muốn, có nhiều trường hợp làm trái với quy định của Nhà nước. Các cơ quan làm nhiệm vụ cung cấp lao động thường không chịu trách nhiệm về chất lượng của người lao động, dẫn đến việc đưa cả người không lương thiện vào làm việc, gây mất an ninh trong doanh nghiệp.

Về tiền lương, hiện nay vẫn còn tình trạng cố tình vận dụng sai chính sách quy định để giảm tiền lương của người lao động. Theo quy định, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trả lương công nhân bằng ngoại tệ do vậy ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngoại tệ của doanh nghiệp, gầm đây Bộ Lao động thương binh và xã hội đã đề nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp trả lương công nhân bằng nội tệ nhưng không được chấp nhận.

d.Vấn đề môi trường : đây là vấn đề quan trọng nhưng chưa được chú ý đúng mức. Nhiều dừ án đã đi vào sản xuất nhưng chưa có công trình sử lý nước thải, đặc biệt là chất rắn, gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án xây dựng xong mới báo cáo đánh giá tác động môi trường.

e.Cơ sở hạ tầng : hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ là những ngành có rủi ro thấp mà thu hồi vốn nhanh mà Ýt dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng do vậy cơ sở hạ tầng nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Trên đây là một số hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài, chúng ta đã nhìn nhận thấy từ lâu và cố gắng khắc phục, tuy nhiên có nhiềi vấn đề động đến lợi Ých của nhà đầu tư nên không thể giải quyết trong một chốc lát mà phải làm từ từ và có sự cộng tác chặt chẽ với nhà đầu tư mới hy vọng giải quyết triệt để được.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÓT VỐN ĐÂU  TƯ  NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có được thực hiện hay không, điều đó tuỳ thuộc vào cả hai phía, bên đi đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư vì vậy để thu hót và sử dụng có hiệu quả FDI cần thiết phải kết hợp được hài hoà lợi Ých giữa hai bên. Trong điều kiện hiện nay hoạt động đầu tư nước ngoài  gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng  của cuộc khung hoảng tài chính trong khu vực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp không Ýt khó khăn. Để gây được lòng tin của nhà đầu tư chúng ta cần có những biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp đang hoạt động tháo gỡ khó khăn và giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà đối với các nhà đầu tư tạo điều kiện cho họ giảm bít  được chi phí đầu tư và nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động.

Hơn nữa, hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước thu hót vốn đầu tư  nước ngoài. các quốc gia như Trung Quốc, Ên Độ …luôn cải cách các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trương đầu tư để tăng cường thu hót vốn FDI. Việt Nam muốn thu hót  được nhiều hơn nữa vốn FDI cũng buộc phải có những cải cách thực sự.

Để tăng cường thu hót vốn đàu tư  nước ngoài hơn nữa, trong thời gian tơí, chúng cần tập chung giải quyết một số việc sau :

1.Tập trung cao độ công tác quản lý, điều hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đang hoạt động

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, các cơ quan quản lý Nhà  nước các cấp phải có thái độ thực sự chia sẻ, coi các khó khăn của họ là khó khăn của mình, từ đó tập trung chỉ đạo và điều hành xử lý các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện cho họ vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng, an tâm tiếp tục đầu tư, hết sức để tránh xẩy ra đổ vỡ và họ rót  lui. Đó cũng là cách làm có tính thuyết phục cao để gây dựng lòng tin với các nhà đầu tư đang hoạt động và để thu hót các nhà đầu tư mới, các dự án mới. Tại cuộc gặp và làm việc với các công ty dầu khí  nước ngoài tại Hà nội ngày 7/7/1998, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh “ chính phủ sẽ chia sẻ rủi ro, thiệt hại với các nhà đầu tư. Việt Nam làm ăn với  nước ngoài luôn có trước có sau, chúng tôi không muốn ai vào Việt Nam mà về tay không. chính phủ sẽ có gắngd tháo gỡ, ngiên cớu chính sách, để sửa đổi một cách nhanh chóng theo định hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, vì điều này có lợi cho các nhà đầu tư  nước ngoài và có lợi cho Việt Nam, nghĩa là hai bên chúng ta cùng có thắng”.

Trên tinh thần đó đề nghị các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các địa phương nhanh chóng rà soát tất cả các dự án trên địa bàn để có biện pháp sử lý, hỗ trợ thích hợp.

a.Đối với các dự án đang làm thủ tục hành chính hoặc đang xây dựng cơ bản, chưa đi  vào hoạt động cần tiến hành các biện pháp sau :

– Kiểm tra tình hình triển khai các dự án để tìm hiểu kỹ các nguyên nhân, tập chung tháo gỡ các thủ tục hành chính gây phiền hà cản trở tiến độ triển khai dự án, xử lý các hiện tượng gây phiền hà sách nhiễu đói với nhà đầu tư, bãi bỏ các thủ tục giấy tờ không cần thiết, công bố rõ quy trình, trách nhiệm và thời  gian sử lý các thủ tục quy định. Cố gắng tập trung các đầu mối về sở kế hoạch và Đầu tư, tránh phân quyền cho quá nhiều cơ quan làm phức tạp quá trình xử lý gây phiền hà.

– Kiến nghị  Nhà  nước cho phép một số doanh ngiệp có vốn FDI có nhu cầu thực sự và khả năng trả nợ vay vốn  tại các ngân hàng Việt Nam. Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước phối hợp ban hành các quy chế về cầm cố, thế chấp để doanh nghiệp đầu tư  nước ngoài có thể vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài  nước, của các tổ chức tài  chính quốc tế.

-Chỉ đạo thực hiện nhanh chóng việc đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã cấp giấy phép. Kiến ngị Bộ Tài chính khả năng đưa chi phí đền bù vào giá tiền thuê đất, đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong  nước về giá tiền thuê đất. Hoãn hoặc miễn tiền thuê đất đối với các dự án xin dừng hoặc giãn tiến độ triển khai vì gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực.

b.Đối với các dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cho các dự án  đã  cấp giấy phép đầu tư hưởng ngay những ưu đãi của quy định về thuế lợi tức, giá thuê đất mới, xem xét miễn giảm thuế đất đối với các doanh nghiệp thực sự lỗ vốn …hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đang thực sự khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực, xuất khẩu  bị thu hẹp.

-Cho phép các dự án sản xuất hàng xuất khẩu  đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu được điều chỉnh tỷ lệ tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm mà trong  nước vẫn nhập khẩu, thị trường trong  nước có nhu cầu hoặc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh. Khuyến khích đối đa các doanh nghiệp xuất khẩu , các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trung gian phục vô  xuất khẩu, tạo mọi thủ tục nhanh chóng dễ  dàng thuận tiện cho xuất khẩu  sản phẩm.

– Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp áp dụng chế độ kế toán thống kê thông dụng quốc tế, xem xét lai thời hạn bắt buộc tất cả các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán Việt Nam, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp FDI nhằm khắc phục sơ  hở gây thiệt hại đến lợi Ých Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam. Cần sớm có luật về kiểm soát bán phá giá và chống độc quyền, luật kinh doanh bất động sản…

Cho phép chuyển một số liên doanh làm ăn thua lỗ nặng mà  phía Việt Nam không có  khả năng cùng gánh chịu thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngừng việc cấp giấy phép xây dựng mới và giãn tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để tập trung vào các khu công ngiệp hiện có. Đối với các khu công nghiệp đã cấp giấy phép nhưng chưa triển khai xây dựng thì tạm ngừng triển khai xây dựng, đối với các khu công nghiệp đang bắt đầu đầu tư thì giãn tiến độ đầu tư. Các khu công nghiệp phải chuyển trọng tâm và hoạt động vận động đầu tư để lấp đầy đủ diện  tích cho thuê.

2.Tăng cường quán triệt đầy đủ, nhất quán Nghị quyết Đại hội trung ương Đảng lần thứ IV về phát huy nội lực, thực hiện nhất quán chính sách thu hót các nguồn lực bên ngoài.

Để tăng cường thu hót vốn đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới, chúng ta phải đổi mới công tác vân động đầu tư theo hướng gắn liền với các dự án, chương trình cụ thể, các cơ  quan hữu quan phải có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn các chủ đầu tư trong quá trình tìm hiểu, chuẩn bị dự án. soạn thảo phổ biến chính sách tài liệu bằng các thứ tiếng thông dụng, sử dụng Iternet trong công tác tuyên truyền vận động đầu tư.

3. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam.

Để cải thiên mạnh mẽ môi trường đầu tư, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến FDI : nghị định 12/CP ; nghị định 08/1/98 NĐ-CP. Các bộ, ban , ngành đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định, chỉ thị nêu  trên.

4.Bè trí cán bộ có năng lực, phẩm chất vào vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp liên doanh.Bồi dưỡng đào tạo lại cán bộ đang làm việc tại gần một ngìn liên danh, xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức Đảng, công đoàn.

Trên đây là một số giải pháp tình thế trước mắt nhằm giảm bớt các khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn FDI và xây dựng lòng tin với các nhà đầu tư. Về lâu về dài chúng ta phải đưa ra những biện pháp có tính chiến lược như sau :

5.Thiết lập hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.

Nước ta vẫn được các nhà đầu tư đánh giá là  nước có thể chế chính trị ổn định. Tuy nhiên, họ cũng rất băn khoăn về tình trạng thiếu tính hệ thống của pháp luật, tạo nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý, đặc biệt các nhà đầu tư kêu ca về tình trạng thay đổi quá nhanh và đôi khi tuỳ tiện một số quy định về mức thuế, thời hạn áp dụng. Do vậy việc hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật được coi là nhiệm vụ quan trọng và cần phải được quan tâm giải quyết.

6.Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư .

Đối với các nhà đầu tư “ thời gian là vàng” chỉ cần chậm chân có khi chỉ một vài ngày là đã mất cơ hội làm ăn. Trong khi đó thủ tục hành chính của  nước ta vẫn còn rất nhiều điều gây phiền hà, mất thời gian cho các nhà đầu tư. Một số không  Ýt công chức Nhà nước quá lạm dụng quyền hạn của mình mà quên mất trách nhiệm hướng dẫn taọ điều kiện cho nhà đầu tư. Vì vậy một trong các nhiệm không thể chậm chễ là phải cải cách hành chính ở tất cả các khâu một cách tối ưu.

7.Lập quy hoạch chi tiết vùng lãnh thổ, chuẩn bị những điều kiện cần thết cho quá trình chuẩn bị đầu tư.

Trong công tác quy hoạch vùng chúng ta còn nhiều bất cập, vì vậy dẫn đến hiện tượng vốn FDI tập trung quá nhiều vào các vùng có điều kiện thuận lợi, để tạo thuận lợi cho việc phát triển đồng đều giữa các vùng, chúng ta phải lập được quy hoạch chi tiết về vùng lãnh thổ.

Chương III

Vận dông một số phương pháp thống kê vào phân tích thực trạng đầu tư  nước ngoài vào Việt nam thời gian qua.

 Thu hót  đầu tư nước ngoài là một trong các chính sách kinh tế quan trọng nó góp phần không nhỏ vào phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đọan hiện nay.

Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của các cô chú trên vụ Xây dựng – Giao thông – Bưu điện, em đã có được một số tài liệu phản ánh thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ  1988 – 1999 bao gồm các số liệu cụ thể sau:

Số liệu về số dự án được cấp giấy phép đầu tư, số vốn đầu tư, số vốn đầu tư thực hiện. Các số liệu trên được phân theo năm, theo nghành kinh tế và theo đối tác đầu tư. Với nguồn số liệu này cho phép phân tích tình hình thu hót và thực hiện vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo nghành kinh tế, cơ cấu theo vùng kinh tế, theo đối tác đầu tư và biến động cơ cấu theo tiêu trên.

Số liệu về một số kết quả mà hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại như : sè liệu về doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, về tình hình xuất nhập khẩu của bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài, về nép ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm  cho người lao động.  Với các số liệu này cho phép em phân tích một số chỉ tiêu kết quả do hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại và mối liên hệ giữa các chỉ tieeu trên với chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện.

Dưới đây xin trình bày cụ thể kết quả  phân tích các chỉ tiêu trên qua các phương pháp thống kê thông dụng.

I . VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.TỪ 1988 –1999.

Để nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt nam, ta có thể ngiên cứu qua một số chỉ tiêu chủ yếu như : sè vốn đăng ký ,sè  dự án được cấp giấy phép, số vốn thực hiện, một số chỉ tiêu kết quả chủ yếu… Đây là các chỉ tiêu chình, thường được sử dụng trong việc đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài.

1.Ngiên cứu biến động của : sè dự án được cấp giấy phép đầu tư, số vốn đăng ký, số vốn thực hiện  và quy mô bình quân một dự án.

a.Số vốn đăng ký

Trong hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chúng ta đã thu được một kết quả rất lớn được thể hiện trong bảng sau đây.

Biểu số 1:vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam thơig kỳ 1988-1999

Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô bình quân của dự án
88 37 367 9,9
89 69 581 8,4
90 108 635 5,9
91 151 1275 8,4
92 197 2027 10,3
93 274 2589 9,4
94 367 3746 10,2
95 408 6608 16,2
96 265 8640 32,6
97 346 4654 13,4
98 275 3925 14,2
99 309 1562 5,0
Tổng 2,806 36609 13,1

Như vậy, kể từ khi đưa luật đầu tư nước ngoài vào thực hiện đến nay cả nước ta đã thu hót được 2806 dự án với số vốn đăng ký là 36609 triệu USD, nhìn vào biểu trên ta thấy trong cả thời kỳ trên có thể chia ra làm ba giai đoạn sau căn cứ vào xu hướng biến động riêng của từng giai đoạn

Giai đoạn mét :1988-1990 giai đoạn “khởi đầu”, sau một thời kỳ dài nền kinh tế bị trãi buộc dưới cơ chế quản lý tập trung, đất nước ta rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài. Tại Đại Hội Đảng lần thứ VI năm 1987 Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển hướng nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước  đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế kêu gọi các nhầ đầu tư quốc tế đầu tư vào Việt nam, Luật Đầu Tư Nước Ngoài được ban hành cuối năm 19887 là sự cụ thể hoá chủ trương này

Giai đoạn này, cả nước thu hót được 214 dự án, với số vốn đăng ký là 1583 triệu USD, tốc độ phát triển của số dự án và vốn đăng ký là khá cao  bình quân 170% với dự án và 162% với vốn đăng ký, nhưng lượng tăng tuyệt đối thì khá nhỏ Nguyên nhân chủ yếu do cả phía ta và nhà đầu tư. Về phía ta, do đây là buổi ban đầu nên chúng ta cũng chưa thật sự tin tưởng, điều này được thể hiện qua bộ luật đầu tư bn hành năm 1987 còn khá chặt chẽ với các nhà đầu tư. Về phía các nhà đầu tư họ chưa quen với thị trương Việt nam nên cũng rất thận trọng trong các bước đi.
Nguyªn nh©n chñ yÕu do c¶ phÝa ta vµ nhµ ®Çu t­. VÒ phÝa ta, do ®©y lµ buæi ban ®Çu nªn chóng ta còng ch­a thËt sù tin t­ëng, ®iÒu nµy ®­îc thÓ hiÖn qua bé luËt ®Çu t­ bn hµnh n¨m 1987 cßn kh¸ chÆt chÏ víi c¸c nhµ ®Çu t­. VÒ phÝa c¸c nhµ ®Çu t­ hä ch­a quen víi thÞ tr­¬ng ViÖt nam nªn còng rÊt thËn träng trong c¸c b­íc ®i.

Giai đoạn hai :1990-1995 “giai đoạn tăng trưởng nhanh”

Giai đoạn này cả nước thu  hót được 1397 dự án, với số vốn đăng ký là 16245 triệu USD, sự tăng trưởng trong giai đoạn này là khá nhanh, tốc độ phát triển bình quân của dự án là : 130% của sè  vốn đăng ký là : 150%, lượng tăng tuyệt đối bình quân : dù án là 75 dự án/năm, số vốn đăng ký là 2882 là triệu USD/ năm, so với thời kỳ trước số dự án gấp 6,5 lần số vốn đăng ký gấp 10,26 lần.

Đạt được kết quả này là do chóng ta đã mạnh dạn tin tưởng vào vào đường lối đề ra, Luật đầu tư  nước ngoài hai lần được sửa đổi bổ xung vào các năm 1990 và1992 nhằm làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn và phù hợp với tình hình, về phía các nhà đầu tư họ đã mạnh dạn đầu tư vào Việt nam vì nước ta là một nước với thị trường rộng mở, lao động rẻ, tài nguyên phong phú và nằm trong khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

Giai đoạn 1996-1999

Trong cả giai đoạn này cả nước thu hót được 1195 dự án với số vốn đăng ký là 19389 triệu USD, so với giai đoạn trước số vốn mới cấp tăng 120%. Điều đáng nhắc đến trong giai đoạn này là với nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt nam thể hiện bằng việc năm 1996 bộ luật đầu tư mới được ban hành được coi là rất thông thoáng thì lượng vốn đăng ký ngày càng giảm dần : trung bình 30% năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng mạnh tới các nhà đầu tư lớn vào Việt nam như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc. Một lý do khác nữa là môi trường đầu tư nước ta còn nhiều khó khăn trở ngại cho nhà đầu tư,

Về quy mô dự án : nhìn chung quy mô dự án tăng dần theo thời gian  giai đoạn 1988-1990 quy mô trung bình một dự án là 7,4 triệu USD, giai đoạn 1991-1995 là 11,6 triệu USD một dự án, giai đoạn 1996-1999 là 16,25 triệu USD một dự án. Qua quy mô dự án ta thấy phần nào sự chuyển hướng trong đầu tư.

So với kế hoạch đề ra phải thu hót được từ 35-40 tỷ USD vốn đầu tư giai đoạn 1991-2000 thì kết quả như trên đã là đạt mục tiêu đề, tuy nhiên kết quả yếu kém trong thời gian gần đây sẽ là một khó khăn lớn trong việc thực hiện kế hoạch của giai đoạn tới.

 

 

 
Vốn đầu tư đăng ký theo thơi gian

b.Vốn đầu tư thực hiện.

Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, việc thu hót được nhiều dự án và vốn đăng ký là việc rất quan trọng tạo ra cơ sở nền tảng cần thiết, nhưng một việc không kém phần quan trọng là đưa số dự án được cấp giấy phép và vốn đăng ký vào hoạt động. Đây là một việc phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan nhà đầu tư, vai trò của chúng ta là phải làm sao cho họ thật sự tin tưởng, mạnh dạn bỏ vốn cũng như hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện đầu tư.

Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực kể từ năm 1988, nhưng vốn đầu tư thực sự đưa vào Việt nam nhiều kể từ 1991 sau khi  các dự án hoàn tất các thủ tục đầu tư vào các nhà đầu tư thật sự tin tưởng vào chính sách thu hót vốn FDI của Việt nam, số liệu thực hiện vốn đầu tư từ 1988 đến 1999.

 
Biểu sè 2: Vốn đầu tư thực hiện từ 1991 đến 31/12/1999
Năm Vốn ĐT thực hiện(triệuUSD) Lượng tăng tuyệt đối Tốc độ phát triển%
Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc
91 477      
92 536 59 59 120 120
93 1090 554 643 203 243
94 2204 1114 1757 202 493
95 2720 516 2273 123 608
96 2836 116 3173 104 643
97 3620 784 1687 127 809
98 2134 -1486 1079 58 477
99 1526 -608 1049 71 341
Tổng 15015        

Nhìn vào biểu trên ta thấy, lượng vốn tăng mạnh từ năn 1991 đến 1997, tốc độ tăng trong giai đoạn này là khá cao bình quân là 141% năn, lượng tăng tuyệt đối bình  quân là 628,6 triệu USD năn, tổng vốn đầu tư thực hiện trong cả thời kỳ này là 15015 riệu USD, Tuy nhiên cùng với sự suy giảm chung của nền kinh tế đất nước, vốn đầu tư thực hiện trong hai năm gần đây liên tục giảm : năm 1998 giảm so với 1997 là 42% tức 1486 triệu USD, năm 1999 giảm so với 1998 là 29% tức 608 triệu USD.

So với vốn đăng ký, tỷ lệ vốn đưa vào thực hiện đạt trung bình là 41%, tỷ lệ này so với các nước trong khu vực là tương đối thấp. Ta thấy có một hiện tượng là nếu những năm liền trước có nhiều vốn đăng ký thì năm

sau vốn thực hiện cũng cao. Tức là có hiện tượng “trễ” so với vốn đăng ký, vốn thực hiện năm nay thường là kết quả của vốn đăng ký những năm liền trước, vì vậy năm 1997 trong khi vốn đăng ký giảm so với vốn thực hiện là

46% thì vốn thực hiện lại tăng 127%, do vậy kết quả yếu kém trong thu hót vốn đầu tư những năm gần đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch trong những năm đầu của thập kỷ này.

Vốn đầu tư thực hiện theo thời gian

c.Vốn đầu tư thực hiện và tương quan với vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong cả thời kỳ vừa qua, Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế, mục tiêu phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, hàng năm vốn đầu tư luôn ở mức rất cao, lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.

Vốn đầu tư FDI và vôn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1990- 1999

Năm Vốn đầu tư toàn xã hội (A) Tốc độ phát triển của A (%) Vốn FDI (B) Tốc độ phát triển của B
90 7581 990
91 13470 177 1926 194
92 24736 183 5185 269
93 42176 170 10621 204
94 54296 128 16500 155
95 68047 125 22000 133
96 79367 116 22700 103
97 96870 122 30300 133
98 96400 99 24300 80
99 103900 106 18900 77
Tổng 586840   158820  

Trong cả thời kỳ vừa qua, vốn đầu tư toàn xã hội là 586840 tỷ đồng, trong đó vốn FDI là 158820 tỷ, chiếm 27%, để huy động được lượng vốn khổng lồ này. Nhà nước ta phải huy động từ rất nhiều nguồn : từ NSNN, vốn vay trong dân( qua các loại công trái ), vay nước ngoài (vay các chính phủ và các tổ chức tài chính thế giới). Trong các nguồn trên ta thấy có hai nguồn là : từ vay trong dân và vốn FDI là hai nguồn có tiềm năng nhất, do đó việc khai thác tốt hai nguồn này sẽ tạo ra động lực rất lớn cho việc phát triển. Nguồn vốn từ trong dân có thể coi là nội lực, còn nguồn FDI được coi là “cú huých”, tất cả các nước đang phát triển trong đó có Việt nam nguồn vốn này vai trò của nó rất quan trọng.

Qua biểu trên ta thấy : so với tốc độ biến động của vốn đầu tư toàn xã hội tốc độ biến động của vốn FDI biến động nhanh hơn : giai đoạn đầu vốn FDI tăng rất nhanh : 194% năm 1991; 269% năm 1992; 204% năm 1994 và 155% năm 1995. Sau đó tốc độ tăng chững lại và giảm dần từ năm 1997 trong khi vốn đầu tư toàn xã hội vẫn tiếp tục tăng , điều này phần nào thể hiện sự giảm dần tính hấp dẫn trong môi trườn đầu tư nước ta.

2.Phân tích FDI theo biến động  cơ cấu .

a.Biến động cơ cấu kinh tế

Cơ cấu vốn đầu tư trong cả thời kỳ 88-99

Trong một thời kỳ dài trước đây trước đây chúng ta chủ trương xây dựng đất nước theo hướng “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông ngiệp” có thể thấy đây là một nhận thức giáo điều, dập khuôn theo mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Từ khi mở cửa nền kinh tế đất nước quan điểm của chúng ta còng thay đổi với chủ trương “phát triển nông lâm ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tăng cường phát triển công ngihệp nhẹ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một số ngành công ngiệp nặng mòi nhọn”

Xuất phát từ quan điểm này chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế với cơ cấu ngành theo hướng của một nc công nghiệp phát triển với các chỉ tiêu cụ thể sau đây : ngành nông ngiệp chiếm từ 19-20% GDP, ngành công nghiệp chiếm từ 35-40% GDP, ngành dịch vụ chiếm khoảng 40% GDP.

Trong quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, chúng ta cũng định hướng thu hót vốn và các dự án theo hướng chú trọng vào phát triển công nghiệp trọng điểm, công nghiệp chế biến để làm ngòi nổ cho các ngành khác phát triển.

Biểu sè 4: Cơ cấu vốn đầu tư  phân theo ngành kinh tế từ 1988-1999

Ngành Số dự án Số vốn đăng ký Số vốn thực hiện Vốn TH/Vốn ĐK (%) Vốn TH/Dự án (triệu USD)
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%)
N.N 363 12,3 1361 3,7 1123 6,2 82,5 3,09
C.N 187 62,9 18978 52,0 9795 57,2 51,6 4,95
D.V 742 24,8 16269 44,3 6420 37,6 39,4 8,65
Tổng 2806 100,0 36609 100,0 17184 100,0 0,47 6,12

Số dự án được cấp giấy phép đầu tư phân theo nghành kinh tế

Ta thấy ngành công ngiệp là ngành có nhiều dự án đầu tư nhất với 1823 dự án chiếm 62,9% tổng số, tiếp đến là ngành dich vụ với 720 dự án và sau đó là ngành nông ngiệp chỉ với 352 dự án,

 

Trong nội bộ ngành công nghiệp nghành công nghiệp chế tạo máy móc thu hót được 535 dự án chiếm gần 30%, ngành công nghiệp nhẹ và công ngiệp chế biến thu hót được 958 dự án chiếm trên 50%.

 
Số dự án phân theo ngành  kinh tế
 

So với ngành nông nghiệp và dịch vụ, công nghiệp thu hót được nhiều vốn nhất với 18.956 triệu USD chiếm 52%, ngành dịch vụ có 16250 triệu USD chiếm 44,3%, ngành nông ngiệp chỉ có 1.360 triêu USD chiếm 3,7% tổng số vốn đầu tư. Về quy mô bình quân một dự án thì ngành công nghiệp là 10,4 triệu USD /một dự án, ngành dịch vụ là 22,5 triệu USD lớn hơn công ngiệp rất nhiều, có hiện tượng này là các dự án đầu tư vào xây dựng khu đô thị được tính vào ngành dịch vụ.

Nhìn vào biểu tên ta thấy, ngành công nghiệp là ngàng có vốn đầu tư thực hiện cao nhất với 9498 triệu USD chiếm 55,2%, tiếp đến là ngành dịch vụ có 6420 triệu USD triệu USD chiếm 37,6% tổng số, ngành nông ngiệp chỉ với 1420 triệu USD bằng 8,2% có tỷ trọng nhỏ nhất.

Ngành công ngiệp có vốn đầu tư  lớn vì : so với ngành dịch vụ và ngành nông ngiệp thì vốn đầu tư cho một dự án thuộc lĩnh vực công ngiệp cần phải có lượng vốn đầu tư lớn hơn, có dù  án vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD như VIETSOVPETRO, dự án trương trình dầu khí Nam Côn Sơn  và các dự khác trong lĩnh vực chế tạo ôtô, xe máy…hơn nữa là đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công ngiệp thực phẩm vòng quay của vốn rất nhanh lại rễ đạt được lợi nhuận cao nên có nhiều dù  án được thực hiện, lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực mà các nhà đầu tư tham gia đầu tư là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng thực hiện cũng rất cao.

 
 
Vèn ®Çu t­ thùc hiÖn ph©n theo ngµnh kinh tÕ

 

Biểu sè 5: Tỷ trọng trong GDP của một sè  nước Châu á năm 1990         đơn vị %

Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vô
Hàn Quốc 6 43 51
Đài Loan 4,2 42,3 53,5
Malaixia 13,5 42,2 44,3

So sánh với các nước trên, là các quốc gia tương đối phát triển trong khu vực, ta thấy vốn FDI đầu tư vào nước ta cũng đi theo hướng của một nước công nghiệp phát triển như chủ trương mà chúng ta đã đề ra từ đầu.Biến động cơ cấu theo thời gian

Biến động  cơ cấu vốn đầu tư theo theo thời gian.

 

Biểu sè 6: Biến động vốn đầu tư đăng ký

Ngành Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vô
Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%)
88-90 314,5 20 752 47,5 518 32,5
91-95 670,4 4,1 8852,8 54,5 6721 41,2
96-99 376 2 9081,6 48,5 9296 49,5

Nhìn vào biểu trên cho ta thấy : ngành công nghiệp có lượng vốn đầu tư tương đối ổn định, nhành dịch vụ có lượng vốn đầu tư vào liên tục tăng, nguyên nhân chính là hai ngành mới được đầu tư với số vốn đăng ký đến là ngành xây dựng khu công nghiệp- khu chế xuất, và ngành xây dựng khu đô thị thuộc lĩnh vực dịch vụ. Ngành nông nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư liên tục giảm, nhưng điều đáng mừng là những dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp phần nhiều thuộc lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng và chế biến nông sản.

 
 
 

Biến động vốn đầu tư đăng ký theo thời gian

Biểu sè 7: biến động vốn đầu tư thực hiện theo thời gian 88-99

Ngành Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vô
Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%)
88-90 25 5,8 752,0 47,5 245 46,7
91-95 430 5,9 8852,8 54,5 2979 39,6
96-99 695 7,1 9081,6 69,5 3196 23,4
Chung 1150 4,4 18686,4 71,2 6420 24,4

Qua biểu trên ta thấy, vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng rõ rệt trong ngành công nghiệp, nếu giai đoạn trước (1991-1995) nó chiếm tỷ trọng là 45,5% thì trong giai đoạn này tăng lên là 61,4%, Ngành nông nghiệp cũng tăng nhẹ (do tốc độ chậm nên tỷ trọng giảm từ 9,7 xuống còn 7,1%), riêng ngành dịch vụ giảm xuống từ 47,8% còn 31,5%.

Như vậy ta thấy có xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư từ các lĩnh vực dịch vụ sang lĩnh vực sản xuất, đây là một sự chuyển dịch hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư.

 
 
 

Biến động vốn đầu tư thực hiện theo thời gian

  1. Cơ cấu lãnh thổ.

Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa, mục tiêu phát triển của chúng ta là mang đến sự phồn vinh cho tất cả mọi cá nhân trong xã hội, xây dựng một nền kinh tế phát triển cân đối giữa các vùng các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, vốn đầu tư cho phát triển có hạn do đó không thể đầu tư dàn trải mà phải có trọng điểm nên phần nào đã làm mất cân đối giữa các vùng trong cả nước. Hơn nữa các nhà đầu tư luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên họ luôn tìm nơi có điều kiện thuận lợi, chi phí đầu tư thấp để bỏ vốn, do đó để thực hiện mục tiêu phát triển cân đối ngày càng trở nên khó thực hiện.

Nghiên cứu vốn đầu tư theo lãnh thổ ta chia cả nước thành ba miền : miên Bắc – miền Nam – miền Trung, và hai vùng : đồng bằng và miền núi.

Biểu sè 8 vốn đầu tư phân theo lãnh thổ giai đoạn 88-99
Miền Số dự án Số vốn đăng ký Số vốn thực hiện Vốn TH/Vốn ĐK Vốn TH/Dự án
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%)
Bắc 792 28,2 12659 34,6 5057,7 30 39,9 6,4
Trung 210 7,5 3832 10,5 772,5 4,5 20,2 3,6
Nam 1803 64,3 20122 55,1 11353,8 65,5 56,42 6,3
Tổng 2806 100 36609 100 17184 100    

Về vốn đầu tư đăng ký

Nhìn vào hai biểu trên cho ta nhận định vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam với 1577 dự án chiếm 64,3% và 18662triệu USD chiếm 55,1% số vốn đăng ký. Tiếp theo là các tỉnh phía Bắc với 692 dự án chiếm 28,2% và 11743 triệu USD chiếm 34,6% vốn đăng ký, miền Trung chỉ có 184 dự án với số vốn đăng ký là 3554 triệu USD. Trong hai miền trên vốn đầu tư cũng chỉ tập chung ở hai trng tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Vốn đầu tư cũng tập trung rất Ýt ở các tỉnh miền núi, trong hơn 10 năm các tỉnh miền núi chỉ thu hót được 125 dự án (5% số dự án ) và 1632triệu USD vốn đăng ký.

Vốn đầu tư tập trung ở hai khu vực tên tuy đã góp phần xây dựng nên hai trung tâm kinh tế lớn là :TP Hồ Chí Minh- Vũng Tàu và Hà Nội- Hải Phòng –Quảng Ninh, nâng cao đáng kể thu nhập của dân cư ở các trung tâm này nhưng nó cũng đồng thời tạo ra sự mất cân đối lớn giữa các vùng lãnh thổ, không tạo ra nguồn lực để phát huy thế mạnh ở các tỉnh không thuộc hai trung tâm này đồng thời cũng không cải thiện được thu nhập của phần đông dân cư tập trung ở nông thôn và miền núi.

 

Nhận biết được điều này ,Chính phủ đã có nhiều biện pháp kích thích đầu tư vào các tỉnh miền núi và có điều kiện khó khăn như tăng thời hạn miễn thuế, giảm thuế, tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa cho các doanh ngiệp đầu tư vào các tỉnh trên nhưng kết quả cũng không được như mong muốn.

Vốn đầu tư đăng ký theo lãnh thổ

                    Về vốn đầu tư thực hiện

Cũng như vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 3432,2 triệu USD chiếm 30% và niềm Nam với 7805 triệu USD chiếm 65,5. Hai trung tâm lớn là Hà nội  và TP Hồ Chí Minh có 5168 triệu USD chiếm 44%, Ngoài các yếu tố về lợi thế thương mại, cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại thì yếu tố quản lý cũng là một yếu tố khiến vốn tập trung ở hai vùng này cao. Niềm Nam vốn tập trung cao còn do các  khu công ngiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, đây có thể dường như là một mất cân bằng trong quy hoạch vùng của chúng ta

 

Vốn đầu tư thực hiện phân theo vùng lãnh thổ

  1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác

Cho đến nay đã có 66 quốc gia và vũng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt nam, trong số các nước này ta có thể phân ra thành 4 nhóm sau :

Nhóm mét : các nước vùng Đông Bắc Á bao gồm : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông.

Nhóm hai : các nước công nghiệp hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ bao gồm : Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canada.

Nhóm ba gồm các nước ASEAN.

Nhóm bốn :các nước còn lại.

Biểu sè9 : vốn đầu tư phân theo đối tác đầu tư 1988-1999
Khu vực Số dự án Số vốn đăng ký Số vốn thực hiện Vốn TH/Vốn ĐK Vốn TH/Dự án
Số lương Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ trọng (%)
ASEAN 516 20 8493 23,3 3082 18 36,3 5,9
Đông Bắc Á 4131 51 14790 40,4 7963 46,3 53,8 5,56
Châu Âu+Bắc Mỹ 420 15 8237 22,5 3713 21 45,8 8,98
Các nước khác 392 14 5418 13,8 2426 14,7 44,77 6,2
Tổng 2806 100 36609 100 17184 100    

Dẫn đầu trong các nhà đầu tư vào Việt nam là các nước và vũng lãnh thổ Châu Á, nếu gộp cả hai nhóm nước ASAEN và Đông Bắc Á thì hai nhóm này chiếm 70% số dự án (1774 dự án ) và 63,7% số vốn đăng ký (22639 triệu USD). Đây là nhóm các nước bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng vừa qua nên qua đây ta cũng phần nào thấy được nguyên nhân dẫn đến tình hình đầu tư vào nước ta thời gian gần đây suy giảm.

Hiện nay tham gia đầu tư vào Việt nam đã có các công ty hàng đầu của Châu á như : Toyota, Sony, Huyndai, Samum…và một số công ty hàng đầu của Mỹ và Châu Âu. Tuy vậy số đến từ Châu Âu và Mỹ là các công ty xuyên quốc gia và các tập đoàn lớn chưa nhiều, theo  một số thì Việt nam không phải là lùa chọn số một của họ, trong thời gian gần đây chúng ta chủ trương sang thu hót vốn đầu tư từ Châu Âu và Mỹ vì đây là những nước luôn đi đầu trong cung cấp vốn FDI nên chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc vận động đầu tư đối vơí các nhà đầu tư của hai khu vực này.

Cơ cấu vốn đầu tư  đăng ký theo đối tác đầu tư
 
 
 

Về cơ cấu vốn đầu tư thực hiện phân theo đối tác, ta thấy dẫn đầu cũng là các nước vùng Đông bắc Á chiếm 46,3%, tiếp đến là các nước hàng đầu Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 21%, các nước ASEAN đứng ở vị trí tiếp theo với 18%. Ta thấycó sự chuyển dịch vị trí so với vốn đăng ký, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã nhẩy lên vị trí thứ hai về vốn đầu tư thực hiện vị trí mà các nước ASEAN chiếm giữ trong vốn đầu tư đăng ký. Qua đó ta  thấy được khả năng đưa dự án vào thực hiện của các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là 45,8% cao hơn so với các nước ASEAN 36,3%, phải chăng ngoài tiềm lực tài chính mạch hơn các nhà đầu tư ASEAN các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ luôn ngiên cứu kỹ cơ hội hơn khi quyết định đăng ký đầu tư nên các dự án đầu tư của họ tính khả thi cao hơn.

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện phân theo đối tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích một số chỉ tiêu kết quả.

a.Chỉ tiêu doanh thu.

Doanh thu là một trong các chỉ tiêu kết quả quan trọng nhất với hoạt động của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài cũng phần nào căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta.

Biểu sè10 doanh thu của bộ phận FDI trong thơig kỳ 91-99

Năm Doanh thu (triệu USD) Lượng tăng tuyệt đối Tốc độ phát triển (%)
Liên hoàn định gốc Liên hoàn Định gốc
91 149  
92 208 59 59 139 139
93 449 241 300 215 301
94 952 503 803 212 639
95 1872 920 1723 196 1256
96 2583 711 2434 138 1733
97 3605 1133 3456 139 2419
98 3823 218 3674 106 2565
99 4600 777 4451 120 3087
Tổng 18241        
 

Ta thấy tổng doanh thu trong hơn mười năm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 18241 triệu USD, Năm 1991 mới đạt khoảng 149 triệu USD thì đến năm 1999 đã tăng lên là 4600 triệu USD gấp khoảng 30 lần, tốc độ tăng bình quân của tổng doanh thu là 153% ( khoảng 556 triệu USD\năm ) đặc biệt các năm 1992 và 1993 doanh thu tăng  bình quân là  trên  200%  năm.

Doanh thu của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài

Về lợi nhuận : theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống Kê, có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi, năm 1994 tổng lợi nhuận của các doanh ngiệp có vốn FDI là 452,2 triệu USD, năm 1995 là 494,2 triệu USD, 6 tháng đầu năm 1996 là 289,5 triệu USD. Đây là lợi nhuận sau khi đã bù trừ đi phần thua lỗ của các doanh ngiệp làm ăn chưa gặp thuận lợi và chịu thua lỗ. Các con số này tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng phần nào khẳng định tính hiệu quả trong làm ăn ở Việt nam.

Về thua lỗ : năm 1994 có 197 dự án làm ăn thua lỗ với quy mô lỗ là 54,3 triệu USD, 6 tháng đầu năm 1997 có 342 dự án làm ăn thua lỗ với quy mô lỗ là 96 triệu USD. Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu là do các doanh ngiệp đưa toàn bộ chi phí hình thành doanh nghiệp vào giá thành những năm đầu và một yếu tố nữa là khấu hao tài sản quá lớn. Phải chăng ở đây có vấn đề giá thành máy móc thiết bị đưa vào liên doanh quá cao so với thực tế và phía nước ngoài muốn nhanh chóng thu hồi vốn về quá nhanh mà Nhà nước chưa kiểm soát được.

b.Kim ngạch xuất khẩu

 Các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia hoạt động trong nên kinh tế Việt nam đã xuất khẩu được một khối lượng hàng hoá đáng kể, thể hiện qua bảng sau:

Biểu sè 11: kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 91-98

Năm Tổng KNXK triệu USD (A) Xuất khẩu FDI triệu USD (B) B/A (%) Tốc độ phát triển của A (%) Tốc độ phát triển của  (B)
91 2087 52 2,5
92 2580 112 4,3 124 215
93 2985 257 8,6 116 229
94 4054 352 8,7 136 113
95 5448 440 8,08 134 125
96 7255 786 10,83 133 179
97 9185 1786 19,48 127 228
98 9361 1982 21,17 102 110
Tổng 42957 5771 13,4    

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI trong giai đoạn từ 1991-1995 đạt 5771 triệu USD, tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu này là 168% năm, đây là một tốc độ phát triển khá cao, vì vậy sau 8 năm quy mô xuất khẩu tăng lên 38 lần. Năm 1997 được coi là một mốc son trong tiến trình này đánh dấu con số trên 1 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu (1786 triệu USD) và tốc độ phát triển so với 1996 là 228%.

Với giá trị 5771 triệu USD trong cả giai đoạn này, so với cả nước là 42957 triệu USD chỉ bằng 13%, tuy vậy kết quả đạt được là ở chỗ tỷ trọng của bộ phận này liên tục tăng, năm 1991chỉ chiếm 2,5% thì đến năm 1998 đã đạt trên 20%. Một kết quả nữa là xuất khẩu của khu vực này đã khắc phục được khá nhiều nhược điểm  xuất khẩu của Việt nam như mặt hàng chưa qua chế biến hoặc giá trị gia công thấp chiếm tỷ trọng cao, xuất khẩu của khu vực FDI hầu hết các sản phẩm đã qua chế biến (trừ dầu thô) và Ýt trường hợp xuất khẩu qua nước trung gian.

 
 
 

Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 91-98

c.Đóng góp vào nền kinh tế đất nước.

Đóng góp vào nền kinh tế đất nước của khu vực FDI được thể hiện qua hai chỉ tiêu là : Nép NSNN và đóng góp vào GDP.

 

Biểu sè 12 : Đóng góp vào nền kinh tế quốc dân

Năm Nép NSNN triệu USD (A) Tốc độ phát triển của (A) Tỷ trọng trong GDP (%)
91    
92 91(*) 2
93 120 3,6
94 128 107 6,1
95 195 152 6,3
96 263 135 9,1
97 315 120 10,1
98 317 101  
99      
Tổng      
 

Nép NSNN của khu vực FDI trong thời kỳ vừa qua đạt 1492 triệu USD, mặc dù còn nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn miễn và giảm thuế, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào NSNN đạt 6 -7% tổng thu, nếu tính cả các khoản thu từ dầu khí thì tỷ lệ này khoảng trên 20%. So với các khu vực khác nép NSNN từ khu vực FDI bằng 63% từ khu vực kinh tế Nhà nước và băng 200% các khoản thu từ các khu vực tư nhân và cá thể.

Nép  ngân sách Nhà nước từ 92-98

 

 d.Giải quyết việc làm cho người lao động

Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian qua của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện qua biểu dưới đây

Biểu số13:giải quyết việc làm cho người lao động 94-99
Năm 94 95 96 97 98 99
Tính đến 31/12 hàng năm 88000 139000 173000 250000 270000 296000
Tăng hàng năm 51000 34000 77000 20000 26000

Tính đến nay, các doanh nghiệp có vốn FDI đã giải quyết việc làm cho gần 300 nghìn lao động (đây là theo cách tính của Việt nam , còn theo cách tính của ngân hàng thế giới WB thì con số này là gần một triệu người). So với trên 40 triệu lao động con số này chưa phải là lớn, tuy nhiên nhưng cái được mà nhờ hoạt động đầu tư nước ngoài là lao động Việt nam đã học hỏi được, điều đó lại không nằm trên những con số cụ thể như : những lao động Việt nam làm việc trong các doang nghiệp này có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, cách thức quản lý tiên tiến, được đào tạo qua thực tế thành những người lao động có trình độ cao và kỷ luật tốt, điều này càng có tác dụng lớn hơn khi nó tạo được hiệu ứng lan toả sang các bộ phận khác trong toàn nền kinh tế.

Một điều nữa là thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn các khối khác, theo kết quả điều tra năm 1996 thì thu nhập bình quân của lao động Việt nam trong các doanh nghiệp có vốn FDI là 94USD\ tháng, đây cũng là một yếu tố kích thích sự cạnh tranh giữa những người lao động, buộc họ phải chăm chỉ học hỏi nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.

 
 
 

 

II. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ.

Vốn đầu tư thực hiện là số vốn thực tế đã đi vào sản xuất kinh doanh hoặc đang trong quá trình xây dựng lắp  đặt để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn đầu tư thực hiện có thể coi là đầu vào của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, muốn thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều cần thiết và tất yếu là phải có một lượng vốn nhất định.

Một số chỉ tiêu kết quả ở đây như là : doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, nép ngân sách Nhà nước …đây có thể coi là đầu ra của hoạt động đầu tư.

Như vậy thực chất của mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện và một số chỉ tiêu kết quả trên là mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình đầu tư. Trong mối liên hệ này, các chỉ tiêu kết quả là tiêu thức phụ thuộc, còn vốn đầu tư thực hiện là tiêu thưcá nguyên nhân.       .

 

 

1.Mối liên hệ tương quan giữa vốn đầu tư thực hiện – doanh thu.

Từ kết quả thực tiễn của hoạt động đầu tư thời gian vừa qua, cho ta một nhận định là : khi vốn đầu tư thực hiện tăng lên thì tổng doanh thu của bộ phận FDI cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng của hai tiêu thức này không cùng một tỷ lệ, mà với tốc độ khác nhau. Do đó tồn tại mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện và doanh thu, nhưng đây không phải là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ mà là liên hệ tương quan vì nói chung là khi vốn thực hiện tăng lên thì tổng doanh thu cũng tăng lên, nhưng doanh thu không chỉ phụ thuộc vào vốn đầu tư thực hiện mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như giá cả, sức mua của thị trường.

Để phản ánh mối liên hệ này ta sử dụng phương trình hồi quy thị tuyến tính đơn. Mô hình có tổng quát dạng sau :  xn.a +b.x

đơn vị: tỷ  USD

Năm Vốn đầu tư thực hiện (x) Doanh thu (y) x.y x2
91 0,213 0,149 0,031 0,045
92 0,394 0,208 0,081 0,155
93 1,099 0,449 0,493 1,207
94 1,946 0,952 1,852 3,786
95 2,671 1,872 5,000 7,134
96 2,646 2,583 6,834 7,001
97 3,250 3,605 11,716 10,562
98 1,956 3,505 6,855 3,825
Tổng 13,800 13,323 32,866 33,825

Các tham sè a, b được tìm từ hệ sau :

x = n.a + b.x

xy = a. x + b. x2

thay các trị tính được từ bảng vào ta có hệ

13,323 = 8.a+ 13,8.b

32,866 = 13,8 +33,825.b

Giải hệ phương trình trên cho ta kết quả a= 0.036 ; b =0.986

đây là phương trình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện (x) và doanh thu (y) trong hoạt động đầu tư trực tiếp  nước ngoài thời gian vừa qua.

Trong phương trình này, giá trị của tham sè a= 0.036 có thể xem là ảnh hưởng của các nguyên nhân khác đến doanh thu như sự biến động của giá cả thị trường…b= 0.986 nói lên ảnh hưởng cảu vốn đầu tư thực hiện đến doanh thu, cụ thể là khi vốn đầu tư thực hiên tăng thêm một đơn vị thì doanh thu tăng bình quân là 0.986 đơn vị.

Hệ số tương quan :

= =0,886

r= 0.886 cho ta kết luận là mối liên hệ giữa daonh thu và vốn đầu tư thực hiên là mối liên hệ thuận và khá chặt chẽ.

Độ co giãn E(x) =  b.0,986  =  =1,021

êE(x)ê  = 1.021 >  1   nên biến thiên của doanh thu nhanh hơn vốn đầu tư thực hiện.

 
   

2.Mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện và kim ngạch xuất khẩu.

Vốn đầu tư thực hiện là yếu tố tiền đề của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Khi vốn đầu tư được vận hành nó sẽ tạo ra các sản phẩm hàng hoá, quy mô của nền sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư và quy mô của nền sản xuất quyết định khối lượng hàn hoá nó tạ ra. Khi vốn đầu tư tăng lên thì quy mô của nền sản xuất sẽ tăng và khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất cũng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam đều phải cam kết một tỷ lệ nhất định sản phẩm do họ sản xuất ra sẽ được xuất khẩu và vì vậy khi khối lượng sản phẩm họ sản xuất ra tăng lên thì khối lượng sản phẩm xuất khẩu cũng tăng lên. Như vậy là có mối liên hệ giữa tiêu thức vốn đầu tư thực hiện và kim ngạch xuất khẩu (của các doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài). Đây là mối liên hệ tương quan, bởi vì ta thấy vốn đầu tư thực hiện có quan hệ với kim ngạch xuất khẩu nhưng không có tính chất quyết định hoàn toàn, kim ngạch xuất khẩu còn phụ thuộc vào thị trường, vào giá cả quốc tế…

Để biểu diễn mối liên hệ tương quan giữa vốn đầu tư thực hiện và kim ngạch xuất khẩu ta sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính đơn.

Mô hình tổng quát :  xn.a +  b.x

Năm Vốn đầu tư thực hiện (x) Kim ngạch xuất khẩu (y) x.y .x2
91 0,213 0,052 0,011 0,045
92 0,394 0,112 0,044 0,155
93 1,099 0,257 0,282 1,207
94 1,946 0,352 0,684 3,786
95 2,671 0,440 1,175 7,134
96 2,646 0,786 2,079 7,001
97 3,250 1,790 5,817 10,562
98 1,956 1,982 3,876 3,825
Chung 13,800 5,177 13,968 33,825

Các tham sè a, b được xác định từ hệ phương trình sau :

y = n.a + b.x

xy = a. x + b. x2

thay số vào ta được          5,177=8.a +13.8.b

13,968 = 13,8.a +33,825.b                                  13,968 = 13,8.a +33,825.b

giải hệ phương trình cho ta kết quả : a=-0,231;  b = 0,508

Trị số của tham sè a= – 0.231 nói lên ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài vốn đầu tư thực hiện như giá cả trên thị trường quốc tế …tới kim ngạch xuất khẩu. Có thể giải thích dấu âm (-) ở đây là khi bắt đầu quá trình  đầu tư, lúc này chưa thể có sản phẩm để xuất khẩu mà còn phải nhập  khẩu nên kim ngạch xuất khẩu sẽ âm.

Trị số của tham sè b= 0.508 nói lên ảnh hưởng của vốn đầu tư thực hiện tới kim ngạch xuất khẩu, cụ thể là khi vốn đầu tư thực hiện tăng thêm một đơn vị thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng bình quân là 0.508 đơn vị.

Hệ số tương quan

= = 0.861

=1,725 ; 1,665 ; =4,108

dX = 1,307 ;    dY =1,343

r= 0.861 cho ta kết luận là mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện và kim ngạch xuất khẩu là mối liên hệ thuận và khá chặt chẽ.

Hệ số co giãn E(x) : EX = b.=0,508. =1,35

 

çE(x)ê =1.354 >  1  nên cho ta nhận định là tốc độ tăng của kim ngách xuất khẩu nhanh hơn vốn đầu tư thực hiện.

3.Mối liên hệ giữa doanh thu và nép ngân sách Nhà nước.

Doanh thu là một trong các chỉ tiêu kết quả quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Khi quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên thì doanh thu cũng có su hướng tăng lên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp họ đều phải đóng góp cho Nhà nước thông qua các khoản thúc và các khoản đóng góp cũng tăng lên khi quy mô sản xuất tăng lên.

Dùa vào kết quả hoạt động của hoạt động đầu tư nước ngoài ta thấy rằng, khi mà doanh thu tăng lên thì đóng góp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng lên. Như vậy là có mối liên hệ tương quan giữa doanh thu và nép ngân sách Nhà nước đây chỉ là mối liên hệ tương quan bởi vì doanh thu quyết định nhưng không quyết định hoàn toàn mức nép ngân sách Nhà nước vì mức đóng góp vào ngân sách còn do mức thuế suất, lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài …

Để biểu biểu diễn mối quan hệ này ta dùng mô hình hồi quy tuyến tính dơn có dạng tổng quát sau đây :

Mô hình tổng quát : x =n.a +b.x

Năm Doanh thu Nép ngân sách Nhà nước x.y X2
93 499 120 53880 14400
94 952 128 121856 16384
95 1872 195 365040 38025
96 2583 263 679329 69169
97 3605 315 1135575 99225
98 3823 317 1211891 100489
Tổng 13284 1338 3567282 337692

Tìm tham sè a,b từ hệ phương trình sau :

y = n.a + b.x

xy = a. x + b. x2

Thay các giá trị từ bảng trên vào hệ phương trình :

1338= 6a +13284b

3567282= 138284 + 337692.b

= 2,69 +0.2 x

Từ hệ trên ta có giá trị của a,b là: a= 2,69 ; b= 0,2.

Từ kết  quả trên cho ta mô hình cụ thể sau

a= 2,69 cho ta biết các nhân tố khác bên ngoài doanh thu ảnh hưởng tới nép ngân sách Nhà nước của khu vực FDI.   a= 2,69 cho ta biÕt c¸c nh©n tè kh¸c bªn ngoµi doanh thu ¶nh h­ëng tíi nép ng©n s¸ch Nhµ n­íc cña khu vùc FDI.

b= 0.2 cho ta nhận định rằng khi mà doanh thu tăng lên 1 đơn vị thì nép ngân sách Nhà nước tăng bình quân là 0.2 đơn vị.

Hệ số hồi quy    HÖ sè håi quy

x=2214; =223; =594547

dX = 1257,3 ;    dY = 80,97

=

r = 0,88 cho ta rót ra nhận xét là: mối quan hệ giữadoanh thu và nép ngân sách Nhà nước là mối quan hệ thuận và rất chặt chẽ, cụ thể là mức tăng lên của nép ngân sách Nhà nước do doanh thu quyết định 98%

E      EX = b. =

êE(x)ç =1,985 > 1 cho ta nhận định là tốc độ tăng của doanh thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chậm hơn tốc độ nép ngân sách Nhà nước.

 
   

I.      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Đầu tư nước ngoài là một vấn đề rất rộng, có liên quan hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. phạm vi hoạt động của đầu tư nước ngoài cũng rất rộng, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có sự tham gia hoạt động của đầu tư nước ngoài, ngoài ra đầu tư nước ngoài còn hoạt động ở ngoài  thềm lục địa.

Hơn nữa, đầu tư nước ngoài còn là một lĩnh vực mới, do đó thống kê hoạt động đầu tư nước ngoài là một việc làm phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp, ngành, địa phương trong cả nước. Trong hơn 10 năm hoạt động của đầu tư nước ngoài công tác thống kê đầu tư nước ngoài cũng trưởng thành dần và ngày càng khăngr định vai trò của mình trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động này, tuy nhiên do tính chất phức tạp của công việc, nên cũng tồn tại khá nhiều vấn đề trong thực tế hoạt động mà công tác thống kê chưa giải quyết được.

Dưới đây xin nên nêu một số kiến nghị nhá :

Sự thiếu thốn nhất trong số liệu về đầu tư nước ngoài.Trong thực tế hiện nay, tồn tại khá nhiều nguồn số liệu về đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là : nhiều cơ quan Nhà nước vì yêu cầu công việc nên tổ chức thu thập và xử lý thông tin về đầu tư nước ngoài theo yêu câù và mục đích sử dụng thông tin của mình. các nguồn số liệu này lại không thống nhất với nhau.

Chẳng hạn, số liệu về đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và đầu tư cung cấp và do Tổng cục Thống kê cung cấp thường có sự chênh lệch nhau. Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng này là quan điểm của các cơ quan thu thập số liệu cũng có sự khác nhau. Theo quan điểm của Bộ Tài chính vốn đầu tư thực hiện có tính đến cả diện tích mặt đất, mặt biển,….được đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư, theo quan điểm của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì vốn đầu tư thực hiện là số vốn mà hai bên hoặc các bên đưa vào hoạt động, còn theo quan điểm của WB thì vốn đầu tư thực hiện là số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động.

Chính vì những nguyên nhân trên nên số liệu đầu tư nước ngoài thường không thống nhất với nhau đẫn đến khó khăn cho người sử dông . do đó, để hoàn thiện công tác thống kê chúng ta phải thống nhất tổ chức thu thập và xử lý thông tin trong toàn quốc.

KẾT LUẬN

“Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không,dân téc Việt nam có sánh vai được với các cường quốc nam châu hay không, đó chính nhõ phần lớn vào công học tập của các cháu”

Noi theo lời dạy của Bác, bao thế hệ cha anh chóng ta đãkhông quản hy sinh vất vả để xây dựng một nước Việt nam tươi đẹp như ngày.

Tuy nhiên so với bạn bề trên thế giới chúng ta còn phải làm rất nhiều việc, tiếp nối thế hệ cha anh, tôi và các bạn phải chung laòng gánh vác sự nghiệp đó, để Việt nam có thể trử thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai, để khi nhắc tới Việt nam bên cạnh những chiến tích lịch sử hoà hùng, bạn bè quốc tế còn phải nghĩ tới một nước “giầu về kinh tế, coa về trí tuệ, đẹp về văn hoá” và đi đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học quan trọng.

Để những mong muốn trên sớm trở thành hiên thực, phát triển kinh tế là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tạo ra tiền đề về vật chất kỹ thuật cho sự phát triển lâu dài và ổn đĩnh xuất phát từ yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế và tiếp thu kinh nghiệp của các nước trong khu vực trong, chóng ta đã mạnh dạn mở cửa làm ăn với nước ngoài.

Trong quá trình mở cửa và hội nhập có những mặt được và cũng tông tại những mặt chưa được , nhiện vụ của các nhà thống kê là phải phản ánh chính xác kịp thời hiện tượng, giúp các nhà cơ quan quản lý Nhà nước có những thông tin đúng về tình hình kinh tế xã hội nhằm giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc chúng ta ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường phải hết sức chăm chỉ học hành nâng cao kiến thứcvà rèn luyện đạo đức tốt.

Cuối cùng xin cảm ơn TS . Trần Kim Thu và các thầy cô giáo cùng các cô các chú công tác tại Vụ Xây dựng – Giao thông – Bưu điện đã giíup êm hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghịêp và chuyên đề này.

Hà nội  6- 2000.

(*) Tæng nép ng©n s¸ch cho ®Õn n¨m 1991


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here