Glôcôm Nguyên Phát Góc Đóng

0
1933
Glôcôm Nguyên Phát Góc Đóng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Glôcôm Nguyên Phát Góc Đóng (Pprimary Angle Closure Glaucoma – Tăng Nhãn Áp Cấp, Thiên Đầu Thống)

Glôcôm là từ chỉ nhóm bệnh có đặc điểm chung là tăng nhãn áp quá mức của mắt bình thường, gây tổn thương thị thần kinh (nặng teo gai thị), tổn hại thị trường.

PHÂN LOẠI GLÔCÔM

Glôcôm góc đóng nguyên phát có thể được phân loại như sau:

– Cấp tính (Acute)

– Bán cấp (Subacute)

– Mãn tính (Chronic)

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (SYMPTOMS & SINGS)

1. Biểu Hiện Cơ Năng

– Đau nhức: nhức đầu, nhức mắt cùng bên dữ dội, xảy ra đột ngột.

Quảng Cáo

– Nhìn mờ, thấy ánh hào quang, thấy quầng nhiều màu sắc quanh nguồn sáng (cầu vồng).

– Kèm buồn nôn, hay nôn ói (do dây thần kinh X bị kích thích).

– Mắt đỏ.

2. Biểu Hiện Thực Thể

– Đo thị lực giảm nhiều, nặng mất thị lực (Visual loss)

– Nhãn áp cao≥ 35mgHg (bình thường 10-21 mmHg Goldmann)

– Đồng tử dãn, méo, 4-5ly

– Mất phản xạ ánh sáng

– Cương tụ rìa giác mạc

– Tiền phòng nông, thủy dịch bị vẩn đục nhẹ (hiện tượng Tyndall(+)) khi khám trên kính sinh hiển vi

– Soi góc tiền phòng: dính hay đóng góc

– Giác mạc mờ hay phù giác mạc

– Khó quan sát các môi trường phía sau của đáy mắt do giác mạc bị phù trong bệnh tăng nhãn áp cấp

ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM

  1. Điều trị rất quan trọng vì nó luôn xuất hiện cả 2 mắt, mặc dù chỉ có một mắt xảy ra và mắt kia có nguy cơ.
  2. Ba mục đích điều trị: cắt cơn cấp tính, bảo vệ mắt còn lại, dứt điểm.
  3. Điều trị nội khoa →tạm thời, sau đó chủ yếu là phẫu thuật (khi nhãn áp xuống bình thường).

* Điều trị nội khoa:

– Ức chế Anhydrase Carbonic

Acetazolamide (Diamox) 0,25g/viên. Ngày uống không quá 1g (4v/ngày)

Bù Kali (do tác dụng phụ của Diamox)

– Co đồng tử: nhỏ collyre Pilocarpine 2% nhỏ 4 lần/ngày (mỗi 6h)

– β bloquant: collyre Timolol 0,5%, 1% nhỏ 2 lần/ngày (Betoptic collyre)

– Giảm đau, an thần

– Trong trường hợp nhãn áp quá cao > 41mmHg ta có thể truyền Mannitol 20% 500ml tốc độ 50-60 giọt/phút

* Điều trị ngoại khoa:

– Khi dính góc ít → cắt mống mắt chu biên

– Khi dính góc nhiều → cắt bè củng mạc

* Điều trị dự phòng mắt còn lại

– 40%-50% có khả năng xuất hiện mắt còn lại sau 4-5 năm, do đó ta cần điều trị dự phòng, bằng phương pháp cắt mống mắt chu biên bằng phương pháp Laser (sau 1 tuần điều trị mắt đã lên cơn tăng nhãn áp ổn định).

– Nếu phương pháp điều trị Laser không có kết quả ^ ta cắt mống mắt bằng phẫu thuật.

KẾT LUẬN

– Glôcôm nguyên phát góc đóng (hay còn gọi là tăng nhãn áp cấp, thiên đầu thống) là một cấp cứu về mắt.

– Ta nên chẩn đoán sớm, chẩn đoán chính xác, chẩn đoán phân biệt với các bệnh đau mắt cấp khác, để có hướng điều trị sớm đem lại thị lực và tránh tổn thương thị thần kinh cho bệnh nhân.

– Điều trị dự phòng mắt còn lại.

– Khuyên đi khám định kỳ và người thân đi kiểm tra về mắt (khi người trong gia đình đã bị lên cơn tăng nhãn áp cấp), nhằm phòng chống nguyên nhân gây mù cho mọi người.

Tài liệu tham khảo:

– General of opthalmology

– Atlas of Clinical opthalmology

– Tài liệu CK I bộ môn Mắt ĐHYD

Glôcôm Nguyên Phát Góc ĐóngXem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Nguyễn Trãi

  1. Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Khớp Vảy Nến
  2. Chẩn Đoán, Điều Trị Xuất Huyết Não
  3. Chẩn Đoán, Điều Trị Xơ Gan
  4. Chẩn Đoán, Điều Trị Động Kinh
  5. Các Đường Lây Truyền Bệnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here