Các Đường Lây Truyền Bệnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa

0
5436
Các Đường Lây Truyền Bệnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các Đường Lây Truyền Bệnh Và Biện Pháp Phòng Ngừa

I. Các đường lây truyền bệnh :

1. Lây truyền qua đường tiếp xúc :

Lây truyền qua đường tiếp xúc là kiểu lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện và được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp và lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp.

Truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người bệnh hoặc từ người bệnh sang nhân viên y tế mà không qua các vật trung gian.

Lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp là lây nhiễm do tiếp xúc giữa cơ thể cảm thụ với vật trung gian đã bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, thường là các dụng cụ, thiết bị y tế, bơm kim tiêm, quần áo đã bị nhiễm bẩn hoặc tay bẩn.

Những nhóm bệnh thường lây qua đường này :

❖ Nhiễm khuẩn đường ruột: Tiêu chảy do vi khuẩn hoặc vi rút như Clostridium diíílcile, E coli 10157 : H7, Shigella, viêm gan A hay Rotavirus.

❖ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: vi rút gây bệnh đường hô hấp như vi rút hợp bào, vi rút cúm, giả cúm và vi rút gây bệnh cảnh tay chân miệng (Enterovirus).

Quảng Cáo

❖ Nhiễm khuẩn da có tính lây cao như: bạch hầu da, Herpes, chốc, viêm mô tế bào, nhọt do tụ cầu ở trẻ em.

❖ Nhiễm khuẩn mắt: viêm kết mạc mắt xuất huyết do vi rút.

❖ Nhiễm các vi khuẩn đa kháng như tụ cầu vàng kháng Methiciline (MRSA) hoặc các gram âm đa kháng.

Nhiễm khuẩn khác với các bệnh nguyên qua đường máu cũng được coi là lây truyền qua đường tiếp xúc, tuy nhiên một số tài liệu muốn nhấn mạnh nhiễm khuẩn đường máu nên tách thành một mục riêng.

2. Lây truyền qua đường giọt bắn :

Phương thức lây bệnh qua giọt bắn khác với phương thức lây bệnh qua đường tiếp xúc là ở chỗ tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt bắn (thường có kích thước > 5gm) phát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách ngắn (< 1 mét).

Những nhóm bệnh thường lây con đường này là các nhóm vi rút, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp như :

❖ Adenovirus, cúm mùa, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, cúm A/H1N1, Haemophilus Influenza type B, viêm phổi do bạch hầu, dịch hạch, Mycoplasma.

❖ Nhiễm não mô cầu, quai bị, Parvovirus, Rubella.

3. Lây Truyền Qua Đường Không Khí :

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc làm những thủ thuật xâm lấn vào đường thở nhằm hỗ trợ hô hấp như hút đàm, thở máy hoặc nội soi đường thở sẽ làm bắn ra những giọt bắn chứa mầm bệnh có kích thước rất nhỏ (< 5pm) những hạt này bay ra môi trường xung quanh sẽ bay lơ lửng trong không khí, và khi khô đi chúng trở nên rất nhẹ và có thể bay đi rất xa, vì thế nếu chúng ta hít phải nó có thể đi vào trong đường thở, vào tận phổi và gây bệnh.

Những bệnh lây qua đường này bao gồm 3 nhóm bệnh chính là lao, sởi và thủy đậu, những người bệnh bị cúm A, SARS có can thiệp và hỗ trợ hô hấp có thể làm phát tán nguồn bệnh.

Cần lưu ý khi tiến hành các thủ thuật (hút đờm, vỗ rung, nội phế quản….) tạo nên các giọt bắn, các hạt khí có chứa vi khuẩn, vi rút ở những bệnh có khả năng lây truyền bằng đường không khí như lao phổi, sởi, thủy đậu, cúm, SARS.

II. Các Biện Pháp Phòng Ngừa :

1. Phòng Ngừa Chuẩn :

Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả những người bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm khuẩn và thời điểm chăm sóc của người bệnh, dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

Việc tuân thủ các biện pháp của phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, hạn chế cả sự lây truyền cho nhân viên y tế và người bệnh cũng như từ người bệnh sang môi trường, nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nội dung của phòng ngừa chuẩn

  • Vệ sinh tay
  • Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
  • Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho
  • Sắp xếp người bệnh
  • Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
  • Vệ sinh môi trường
  • Xử lý dụng cụ dùng lại (khử khuẩn – tiệt khuẩn)
  • Quản lý đồ vải
  • Quản lý chất thải

2. Phòng Ngừa Qua Đường Lây Truyền :

Phòng ngừa qua đường lây truyền áp dụng cho những người bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua tiếp xúc, qua không khí hoặc qua giọt bắn. Ba phòng ngừa này có thể kết hợp với nhau cho những bệnh có nhiều đường lây truyền. Khi sử dụng đơn thuần hay phối hợp chúng phải được kết hợp với phòng ngừa chuẩn.

2.1. Phòng Ngừa Qua Đường Tiếp Xúc :

Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc chú ý các điểm :

– Cho người bệnh nằm phòng riêng, nếu không có phòng riêng, xếp người bệnh ở cùng phòng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.

– Mang găng sạch, không vô trùng khi đi vào phòng. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu).

– Mang áo choàng và bao giày sạch không vô trùng khi vào phòng bệnh nhân và cởi ra trước khi ra khỏi phòng.

– Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn.

– Hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh.

– Thiết bị chăm sóc người bệnh nên sử dụng một lần cho từng người bệnh riêng biệt.

2.2. Phòng Ngừa Lây Truyền Qua Giot Bắn :

Những biện pháp phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn bao gồm: Rửa tay, mang khẩu trang y tế, nhất là với những thao tác tiếp xúc gần trong phạm vi 1 mét với người bệnh, bố trí người bệnh nằm phòng riêng hoặc cùng phòng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh, tuân thủ khoảng cách xa tối thiểu 1 mét giữa những người bệnh, hạn chế tối đa vận chuyển người bệnh nếu cần thì phải mang khẩu trang cho người bệnh.

2.3. Phòng Ngừa Lây Truyền Qua Đường Không Khí :

Những biện pháp phòng ngừa qua đường không khí bao gồm : Sắp xếp người bệnh nằm phòng cách ly có ít nhất 12 luồng không khí trao đổi trong một giờ (>12 ACH/giờ) hoặc tốt nhất là phòng có áp lực âm. Nếu sử dụng phýõng pháp thông khí tự nhiên, cần chọn phòng ở cuối chiều gió và mở cửa sổ đối lưu để đạt thông khí tối đa. Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí bao gồm việc mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao (khẩu trang N95), hạn chế vận chuyển người bệnh, chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết và người bệnh phải mang khẩu trang khi ra khỏi phòng.

Tài liêu tham khảo :

– Chương trình và tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở – Bộ Y Tế.

– Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Chợ Rẫy.

Các Đường Lây Truyền Bệnh Và Biện Pháp Phòng NgừaXem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Nguyễn Trãi

  1. Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi B Mạn Tính
  2. Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Khớp Vảy Nến
  3. Chẩn Đoán, Điều Trị Xuất Huyết Não
  4. Chẩn Đoán, Điều Trị Xơ Gan
  5. Chẩn Đoán, Điều Trị Động Kinh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here