Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

0
1434
Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tác động sự biến động giá dầu tới nền kinh tế Việt Nam


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Quảng Cáo
 

Ths. Cao Tấn Huy*

Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

 

Bài báo này được thực hiện với mục tiêu chính là nghiên cứu tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Nghiên cứu đã sử dụng 5 nhân tố gồm: cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ công, thương hiệu địa phương, nguồn nhân lực, chính sách đầu tư nhằm xem xét tầm quan trọng của các nhân tố này đến dòng chảy

 

FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Bằng phương pháp phân tích tần số, phân tích tương quan và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả cho thấy có bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ và có mức độ quan trọng khác nhau bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, liên kết vùng, chính sách đầu tư, thương hiệu địa phương, chất lượng dịch vụ công, môi trường sống và làm việc. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, các khuyến nghị đã được đưa ra và để xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp nhằm thu hút nhiều cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong tương lai phù hợp với nhận thức của các doanh nghiệp FDI.

 

Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, vùng kinh tế Đông Nam Bộ

 

Assessing the importance of factors affecting FDI flows into the Southeastern economic region

 

This paper is carried out with the main objective of studying the importance of factors affecting FDI inflows into the Southeastern economic region. The study used 5 factors including: infrastructure, quality of public services, local brands, human resources and investment policies to consider the importance of these factors to FDI inflows. By the method of frequency analysis, correlation analysis and exploratory factor analysis (EFA), the results show that there are seven groups of factors affecting FDI inflows into the Southeastern economic region and of relative importance, including: human resources, infrastructure, regional links, investment policies, local brands, quality of public services, and living and working environments. Based on the results of this study, recommendations were made and to develop appropriate investment incentive policies to attract more foreign direct investment opportunities into the Southeastern economic region in the future. consistent with the perception of FDI enterprises.

 

Key words: FDI, Southeastern economic region.

 

1. Đặt vấn đề

nước phát triển trên thế giới cũng vẫn rất quan tâm

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để nền

thu hút nguồn vốn này.

 

kinh tế của đất nước phát triển thì vốn đầu tư là

Tại Việt Nam, vùng kinh tế Đông Nam Bộ là

một nhân tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn

một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả

từ trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

nước. Với những điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi,

là một nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng.

nhiều tài nguyên quý giá, hệ thống kết cấu hạ tầng

Nguồn vốn này không những quan trọng đối với

phát triển, đồng bộ, có nguồn nhân lực chất lượng

các nước đang phát triển mà ngay cả đối với những

cao đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước

   

* Trường Đại học Tài chính – Marketing

 
  • Số 134 – tháng 12/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN

 

 

 

cũng như cửa ngõ giao thương quốc tế, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là địa điểm lựa chọn ưa thích, hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều dự án có số lên đến hàng tỷ USD đã được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại vùng. Có rất nhiều các nhân tố tác động tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế, nó có cả các nhân tố thuộc về trong và bên ngoài do vậy để tiếp tục thu hút được nguồn vốn này thì chúng ta cần phải có những chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và cần phải xét tới những nhân tố đã tác động tới nguồn vốn này. Bằng việc phân tích tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ và xem xét mối quan hệ giữa các biến số, nắm được xem nhân tố nào là quan trọng nhất trong các nhân tố có ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 

Như vậy, để phát huy hết tất cả lợi thế về thiên nhiên, địa lý và nguồn lực của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội. Cần phải tìm hiểu tầm quan trọng của những

 

 

 

 

nhân tố tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng để từ đó gợi mở những giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ cả về lượng và chất.

 

2. Tổng quan lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu

 

Theo Dunning, một công ty tiến hành đầu tư nước ngoài khi có các lợi thế OLI – bao gồm Ownership Advantage (O – lợi thế sở hữu), Location Advantage (L – lợi thế về vị trí), và Internalization Incentives (I – lợi thế nội bộ hóa). Cụ thể, Dunning cho rằng các công ty có lợi thế sở hữu (bằng sáng chế, công nghệ mới, thương hiệu hoặc khả năng quản lý) nên duy trì lợi thế cho lợi ích riêng của họ thay vì bán hoặc cấp giấy phép sử dụng lợi thế đó cho các công ty khác. Những công ty có lợi thế nội bộ hóa nếu ký kết hợp đồng với các công ty ở thị trường nước ngoài là một lựa chọn nguy hiểm, nó có thể dẫn đến tiết lộ lợi thế sở hữu cụ thể cho các công ty ở thị trường nước ngoài, và do đó các công ty liên doanh hiện tại có thể là đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai. Lợi thế về vị trí hàm ý rằng các công ty cần phải thu được lợi ích từ việc đầu tư tại một vị trí ở nước ngoài, nếu không họ

 

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN  Số 134 – tháng 12/2018 55

 

KINH TEÁ TAØI CHÍNH

 

sẽ không cần phải thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

 

Mô hình lý thuyết OLI của Dunning cho thấy ảnh hưởng của lợi thế sở hữu, lợi thế vị trí và lợi thế nội bộ hóa đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Trong đó, lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa phản ánh lợi thế thuộc về các công ty đa quốc gia, nó nằm ngoài sự kiểm soát của nước thu hút đầu tư, ngược lại lợi thế vị trí lại là nền tảng cho sự can thiệp của Chính phủ trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại một quốc gia bao gồm nhóm nhân tố về chính sách, nhóm nhân tố về kinh tế và nhóm nhân tố về tài nguyên. Dunning (1993) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI liên quan đến các nhân tố lợi thế kinh tế truyền thống như quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng… có thể ảnh hưởng đến động cơ và hiệu quả đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia (Coughlin và cộng sự, 1991; Head và cộng sự, 1995; Chenga và Kwan, 2000; Sun và cộng sự, 2002; Chen, 2009).

 

Krugman (1991) phát triển lý thuyết Hiệu ứng tích tụ liên quan đến các nhân tố phân bổ không gian của FDI giữa các vùng trong một quốc gia. Sự tích tụ đề cập đến sự tập trung về vị trí của các hoạt động kinh tế làm phát sinh nền kinh tế quy mô và ngoại tác tích cực. Krugman lập luận rằng các công ty sẽ được hưởng lợi từ các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nằm ở những vị trí vùng, khu vực lân cận bởi sự kết hợp quy mô sản xuất và chi phí vận chuyển, nó sẽ khuyến khích người tiêu dùng và nhà cung cấp đầu vào trung gian co cụm gần nhau hơn. Tích tụ sẽ giúp làm giảm tổng chi phí vận chuyển và hình thành các trung tâm sản xuất lớn cũng như các nhà cung cấp đa dạng hơn. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp tập trung tại một khu vực địa điểm. Tác động tích tụ theo đó sẽ ảnh hưởng đến FDI thông qua một số cách: (1) Đầu tư FDI tại nơi các công ty khác trong cùng ngành tồn tại;

 

  • đầu tư FDI mới nằm gần các doanh nghiệp FDI hiện có; (3) đầu tư FDI mới nằm gần các doanh nghiệp FDI có cùng quốc gia xuất xứ.

Sự phân bổ không gian dòng vốn FDI tại từng khu vực cụ thể trong phạm vi quốc gia còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố thể chế. Vai trò của nhân tố thể chế có thể tác động làm giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin thông qua việc giảm sự bất ổn và thiết lập sự ổn định, tạo điều kiện hợp tác (Hoskisson và cộng sự, 2000). Các quy định pháp lý của Chính phủ cũng như chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương được xem là một nền tảng kinh tế ảnh hưởng đến chiến lược của công ty và do đó ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất kinh doanh của họ. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các hạn chế và ưu đãi được tạo ra bởi các quy định của chính phủ hay chất lượng điều hành kinh tế của Chính quyền địa phương có thể có lợi cho một số giao dịch nhưng cũng có thể đem lại bất lợi cho họ. Điều này buộc các công ty khi đầu tư cần xác định chiến lược và làm thế nào để tránh những bất lợi cũng như hưởng các lợi ích từ quy định của pháp luật. Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến việc quyết định vị trí vốn đầu tư nước ngoài ở cấp quốc gia, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực thi pháp luật hay điều hành kinh tế của chính quyền địa phương cũng có thể ảnh hưởng đến phân bố không gian của FDI giữa các vùng trong một quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cải cách ban đầu liên quan chủ yếu ở cấp trung ương, sau đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cải cách ở cấp độ địa phương. Tuy nhiên, việc thực thi hệ thống pháp luật ở cấp địa phương có thể thay đổi tùy theo các khía cạnh nhận thức của chính quyền địa phương.

 

Trên cơ sở các lý thuyết trên cho thấy có 3 nhóm nhân tố có thể ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI vào vùng kinh tế trong một quốc gia, bao gồm nhóm nhân tố phản ánh hiệu ứng tích tụ, nhóm nhân tố lợi thế kinh tế truyền thống và nhóm nhân tố điều hành kinh tế của chính quyền địa phương.

 

3. Mô hình nghiên cứu

 

Phương pháp nghiên cứu: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều nhân tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay,

 

  • Số 134 – tháng 12/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN

các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 nhân tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp EFA nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Với 35 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 35 * 5 = 175 mẫu. Vì vậy, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 250 là phù hợp.

 

Tác giả thực hiện điều tra khảo sát 02 lần: (i) Lần 1: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 50 ứng viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện để điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo; (ii) lần 2: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 250 ứng viên là các đối tượng khảo sát để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Số phiếu thu về 215 phiếu, số phiếu hợp lệ 190 phiếu (76%).

 

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để phân tích tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Dữ liệu được thu thập thông qua các bảng câu hỏi và được phân tích bằng các bảng tần số, độ lệch chuẩn, trung bình và phân tích tương quan, thống kê mô tả được sử dụng để diễn giải và sắp xếp lại nếu cần thiết. Phân tích tương quan của Pearson được sử dụng để nghiên cứu mối tương quan tuyến tính giữa các nhân tố ảnh hưởng đến FDI và mức độ quan trọng. Ngoài ra, tác giả nhóm các nhân tố bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis).

 

Mô hình nghiên cứu: Cơ sở hạ tầng, Chất lượng dịch vụ công, Thương hiệu địa phương, Nguồn nhân lực, Chính sách đầu tư là những nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ và tìm hiểu tầm quan trọng của các nhân tố này đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ (Dunning,1993; Krugman, 1991; Hoskisson và cộng sự, 2000).

 

4. Kết quả nghiên cứu và kết luận

 

Bảng: 1.1. Vị trí của người trả lời phỏng vấn tại công ty

 

STT

Chức vụ

Tần số

Tỷ lệ (%)

 

1

Chief Executive

36

19%

 

Officer

       

2

Managing Director

54

28%

 

3

General Manager

63

33%

 

4

Director

37

19%

 
 

Tổng cộng

190

99%

 

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 

Thang đo Likert (Likert, 1932) là loại thang đo trong đó có một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong các câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó. Tác giả sử dụng thang đo Likert nhằm đo lường tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Điểm số càng cao thì các biến càng trở thành tiêu chí đánh giá càng quan trọng. Năm thang điểm được sử dụng để đo tầm quan trọng của các nhân tố theo cách mà điểm số trung bình có thể được tính toán để xác định tầm quan trọng của các nhân tố đối với dòng chảy FDI. Với thang điểm năm, khoảng cách đo mỗi biến được tính như sau:

 

5 – 1/5 = 0.8

 

Bảng: 1.2. Mức ý nghĩa của thang đo khoảng cách

 

STT

Khoảng cách

Mức ý nghĩa

1

4.20 – 5.00

Rất quan trọng

2

3,40 – 4,19

Khá quan trọng

3

2,60 – 3,39

Quan trọng

4

1,80 – 2,59

Ít quan trọng

5

1,00 – 1,79

Rất ít quan trọng

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN  Số 134 – tháng 12/2018 57

 

KINH TEÁ TAØI CHÍNH

 

Dữ liệu thu thập được qua các bảng câu hỏi được xử lý bởi SPSS về tần số, trung bình, độ lệch chuẩn. Tất cả các biến được nhóm lại và được sử dụng để xác định tầm quan trọng của các nhân

tố này để thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ. Trong các bảng dưới đây, trung bình, độ lệch chuẩn và mức độ quan trọng của từng nhân tố được xác định.

 

Bảng: 1.3. Tầm quan trọng của các nhân tố (5 nhân tố)

 

Nhóm nhân tố

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Số quan sát

Mức độ quan trọng

Cơ sở hạ tầng

3.4862

.37474

190

Khá quan trọng

Chính sách đầu tư

3.5599

.38826

190

Khá quan trọng

Chất lượng dịch vụ công

3.1516

.39114

190

Quan trọng

Thương hiệu địa phương

3.2967

.39700

190

Quan trọng

Chất lượng nguồn nhân lực

3.6325

.46307

190

Khá quan trọng

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

 

 

Bảng 1.3 cho thấy, ý kiến của người trả lời về tầm quan trọng của các nhân tố khác nhau. Trong số 5 nhân tố, chất lượng nguồn nhân lực được xếp hạng cao nhất (khá quan trọng) với số điểm trung bình là 3,63 và độ lệch chuẩn là 0,46, xếp thứ 2 là chính sách đầu tư với số điểm trung bình là 3.59 và độ lệch chuẩn là 0.388, xếp thứ 3 là cơ sở hạ tầng với số điểm trung bình là 3.48 và độ lệch chuẩn là 0.37, xếp thứ 4 là nhân tố thương hiệu địa phương

với số điểm trung bình là 3.229 và độ lệch chuẩn là 0.297 và đứng cuối trong nhóm nhân tố là chất lượng dịch vụ công với số điểm trung bình là 3.15 và độ lệch chuẩn là 0.39.

 

Dữ liệu thu thập được phân tích theo phương pháp tương quan Pearson nhằm giải thích tại sao dòng FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ và làm thế nào để có thể tăng hiệu quả trong tương lai.

 

Bảng: 1.3. Tầm quan trọng của các nhân tố (5 nhân tố)

 

 

Cơ sở hạ

Chính sách

Chất lượng

Thương hiệu

Chất lượng

 

tầng

đầu tư

dịch vụ công

địa phương

nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng

1

-0.124

0.108

0.211

-0.029

Chính sách đầu tư

-0.124

1

0.097

-0.031

-0.134

Chất lượng dịch vụ công

0.108

0.097

1

0.089

-0.022

Thương hiệu địa phương

0.211

-0.031

0.089

1

0.079

Chất lượng nguồn nhân lực

-0.029

-0.134

-0.022

0.079

1

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

 

 

Tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến vì đây là phương pháp phổ biến được sử dụng thường xuyên. Nguyên tắc cơ bản, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến. Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. r > 0 cho biết một sự tương quan dương giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại. r < 0 cho biết một sự tương quan âm giữa

hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại. Giá trị tuyệt đối của r càng cao thì mức độ tương quan giữa 2 biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Giá trị r bằng +1 hoặc bằng -1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình tuyến tính. Mối quan hệ có thể không hoàn hảo, bởi vì, các nhà đầu tư trong lĩnh vực khác nhau sẽ có thái độ và nhận thức khác nhau. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng các nhà đầu tư sẽ có thái độ tích cực hoặc tiêu cực nhằm giải thích

 

  • Số 134 – tháng 12/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN

cho chúng ta sự biến đổi của thái độ của nhà đầu tư trong các nhân tố liên quan đến việc họ đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

 

Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu.

 

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5

  • KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Kết quả cho thấy hệ số KMO là 0.743 > 0.5, thì phân tích nhân tố phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là

các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kết quả kiểm định Bartlett có

 

  • nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test là 0.00 < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy trị giá Eigenvalue là 1.984 ≥ 1 nên 7 nhân tố được giữ lại trong mô hình phân tích.

 

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là 58.555 % ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.

 

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.

 

Bảng: 1.5. Kết quả phân tích EFA

 

Component

 

 

1

2

3

4

5

6

7

Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn

.759

           

Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu

.741

           

Môi trường không bị ô nhiễm

.733

           

Các bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết

.706

           

thỏa đáng

             

Người dân thân thiện

.693

           

Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu

.670

           

Thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, internet)

 

.760

         

Giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí)

 

.712

         

Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu

 

.706

         

Hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ

 

.693

         

Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu

 

.670

         

Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu

 

.651

         

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN  Số 134 – tháng 12/2018 59

 

KINH TEÁ TAØI CHÍNH

 

Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng

.835

để trục lợi)

 

DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những

.750

chính sách hấp dẫn

 

Văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công

.749

ty

 

Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn

.735

Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN

.729

Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương

.751

Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không

.750

có kỹ năng)

 

Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ

.708

Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao

.690

động tốt

 

Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN

.663

Lao động có kỷ luật cao

.625

Tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ là một thương hiệu ấn

.825

tượng

 

Tôi nghĩ nhiều người đầu tư thành công tại tỉnh X ở

.820

vùng Đồng Nam Bộ và tôi muốn như họ

 

Tôi đầu tư ở đây chỉ đơn giản là vì muốn đầu tư vào

.813

tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ

 

Tôi nghĩ tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ đang là điểm

.806

đến của các nhà đầu tư

 

Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây

.816

có hoạt động phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh

 

trong vùng

 

Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

.803

các ngành công nghiệp phụ trợ đặt tại các tỉnh/thành

 

phố trong vùng

 

Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

.770

sự phối hợp giữa các tỉnh trong xúc tiến thương mại

 

Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

.756

chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của doanh

 

nghiệp

 

Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ

.838

tốt cho DN

 

Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng

.831

Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần

.799

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

   

Từ kết quả phân tích nhân tố được thực hiện

thành 7 nhóm nhân tố bao gồm 5 nhóm nhân tố

 

trên cơ sở 34 biến sử dụng phân tích thành phần

cũ (cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ công, thương

 

sau khi loại bỏ 2 biến không có mối tương quan

hiệu địa phương, nguồn nhân lực, chính sách đầu

 

đáng kể với các biến số khác. Bảng 1.5 cho thấy từ

tư) và 2 nhóm nhân tố mới (môi trường sống và

 

5 nhóm nhân tố ban đầu sau khi phân tích nhân

   

tố khám phá EFA, các biến quan sát đều hội tụ tạo

làm việc, liên kết vùng).

 
  • Số 134 – tháng 12/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN

 

 

 

Bảng: 1.6. Tầm quan trọng của các nhân tố (7 nhân tố)

 

Nhóm nhân tố

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Số quan sát

Mức độ quan trọng

Nguồn nhân lực

3.6325

.46307

190

Khá quan trọng

Cơ sở hạ tầng

3.6237

.46865

190

Khá quan trọng

Liên kết vùng

3.6158

.55314

190

Khá quan trọng

Chính sách đầu tư

3.5274

.53054

190

Khá quan trọng

Thương hiệu địa phương

3.3329

.59097

190

Quan trọng

Chất lượng dịch vụ công

3.1197

.46626

190

Quan trọng

Môi trường sống và làm việc

3.1137

.52344

190

Quan trọng

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

 

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, liên kết vùng, chính sách đầu tư có mức độ ưu tiên cao hơn so với các nhân tố thương hiệu địa phương, chất lượng dịch vụ công, môi trường sống và làm việc. Cụ thể:

 

  • Nhân tố nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là nhân tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ

thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

 

  • Cơ sở hạ tầng đầu tư: Đây là nhân tố quan trọng thứ 2 là nhân tố cơ bản và cần thiết cho việc SXKD của bất kỳ công ty nào. Các nhân tố này bao gồm các nhân tố về hạ tầng cơ bản như điện, nước, giao thông, mặt bằng và các nhân tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng.
  • Liên kết vùng: Liên kết vùng để thu hút đầu tư theo tư tưởng của tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một nhiệm vụ mới, đòi hỏi

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN  Số 134 – tháng 12/2018 61

 

KINH TEÁ TAØI CHÍNH

 

phải có định hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương cũng như sự quan tâm nhiều hơn đến nhân tố khoa học – công nghệ của sản xuất và sự lựa chọn các đối tác cũng như dự án đầu tư.

 

  • Chế độ chính sách đầu tư: Chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ DN đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được triển khai nhanh đến DN để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng nhiễu DN.
  • Thương hiệu địa phương: Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn. Các nhà đầu tư thường tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro.
  • Chất lượng dịch vụ công: Chất lượng dịch vụ công thể hiện trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động đầu tư và SXKD cũng như hưởng lợi từ những hỗ trợ của Nhà nước
  • những khu vực mà nhà nước có lợi thế và DN khó có khả năng tự tiếp cận.
  • Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các nhân tố về văn hoá, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hoà hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Chen, Y. (2009). Agglomeration and location of foreign direct investment: The case of China. China economic review, 20(3), 549-557;

 

  1. Cheng, L. K., & Kwan, Y. K. (2000). What are the determinants of the location of foreign direct investment? The Chinese experience. Journal of international economics, 51(2), 379-400;
  1. Coughlin, C. C., Terza, J. V., & Arromdee, V. (1991). State characteristics and the location of foreign direct investment within the United States. The Review of economics and Statistics, 675-683;

 

  1. Dunning, J. H. (1977), ‘Trade, location and economic activity and the multinational enterprise: A search for a eclectic approach’, in Ohlin, B., Hesselborn, P.O., and Wijkman, P.M. (Ed): The international allocation of economic activity, London: Macmillan;

 

  1. Dunning, J. H. (1988). The eclectic paradigm of international production: A restatement and some possible extensions. Journal of international business studies, 19(1), 1-31;

 

  1. Dunning, J. H., & Rojec, M. (1993). Foreign Privatization in Central & Eastern Europe (No. 2). Central and Eastern European Privatization Network;
  2. Dunning, J. H. (2001). The eclectic (OLI) paradigm of international production: past, present and future. International journal of the economics of business, 8(2), 173-190;

 

  1. Head, K., Ries, J., & Swenson, D. (1995). Agglomeration benefits and location choice: Evidence from Japanese manufacturing investments in the United States. Journal of international economics, 38(3-4), 223-247;

 

  1. Hoskisson, R. E., Eden, L., Lau, C. M., & Wright, M. (2000). Strategy in emerging economies. Academy of management journal, 43(3), 249-267;
  • Krugman, P. (1991). Increasing returns and economic geography. Journal of political economy, 99(3), 483-499;

 

  1. Sun, Q., Tong, W., & Yu, Q. (2002). Determinants of foreign direct investment across China. Journal of international money and finance, 21(1), 79-113;
  • Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà Xuất bản Lao động-Xã hội, 593.

 

 

  • Số 134 – tháng 12/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here