Dàn ý Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hay nhất

0
993
3 bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Dàn ý Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Văn mẫu hay nhất lớp 11

Ngoài ra các bạn có thể xem các tài liệu lớp 11 tại đây: Tài Liệu Lớp 11

Bài liên quan: Văn mẫu: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Dàn ý mẫu

I. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam

Quảng Cáo

– Khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù: Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)

II. Thân bài
1. Tình huống truyện
+ Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.
⇒ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
– Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
⇒ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Một người nghệ sĩ tài hoa
– Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:
+ có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
+ “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:
⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho
– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.
⇒ Không khuất phục trước cường quyền.
⇒ khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả
– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
– Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
– Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ
⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”
⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
⇒ Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
3. Nhân vật quản ngục
a. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài
– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường
– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao
– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.
b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp
– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
– Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”
4. Cảnh cho chữ
– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…
– Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :
+ Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
+ Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau
– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.
⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

III. Kết bài
– Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm
– Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here