Chính sách biển và đại dương

0
3192
Chinh-sach-bien-va-dai-duong
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


CHÍNH SÁCH BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: ĐỀ CƯƠNG LOGIC HỌC


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: CHÍNH SÁCH BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Câu 1: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của đại dương  thế giới

a, khái niệm đại dương thế giới

  • Đại dương là 1 vùng nước lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyền . Diện tích bề mặt trái đất bằng 510 triệu km vuông , trong đó 361 triệu km vuông là mặt nước của biển và đại dương , 149 triệu km vuông do đất liền chiếm chỗ , tức là diện tích bề mặt nước gấp hơn 2,5 lần so với đất liền
  • Sự phân bố không đồng đều giữa đất liền và nước theo bán cầu là một đặc điểm điển hình của trái đất . một đặc điểm nữa là đất liền bao gồm nhưng lục địa riêng biệt , không liền kề nhau , còn nước đại dương và biển thì lưu thông với nhau nhờ các eo biển tạo thành 1 không gian nước liên tục , được gọi là đại dương thế giới hay đại dương toàn cầu . khái niệm về đại dương toàn cầu như là 1 khối nước liên tục với sự trao đổi tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền tảng cho hải dương học . đại dương thế giới được chia từ các cơ sở sau: hình dáng đường bờ và các lục địa và đảo, địa hình đáy , mức độ biệt lập của các hải lưu và thủy triều, , mức độ biệt lập của các hoàn lưu khí quyển , đặc điểm phân bố theo phương ngang và phương thẳng đứng của nhiệt độ và độ mặn

B, đặc điểm đại dương thế giới

  • Nước đại dương luôn chuyển động do tác động của thủy triều , gây ra bởi lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng đối với trái đất , song và hải lưu do tác dụng của gió
  • Do độ che phủ bề mặt trái đất tơi 71% nên các đại dương có ảnh hương lớn tới sinh quyển . sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà trái đất nhận được , nhiệt độ nước của đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên trái đất . sự sống trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỉ năm trước khi có sự di chuyển của động thực vật lên trên đất liền
  • Về mặt địa chất đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che phủ . lớp vỏ đại dương dày trung bình 4,5km , bao gồm 1 lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp badan núi lửa mỏng đã đông cứng . lớp badan này che phủ lớp peridotite thuộc mặt ngoài của lớp phủ trái đất tại nhưng nới không có châu lục nào
  • Diện tích của đại dương thế giới là khoảng 361 triệu km vuông , dung tích của nó khoảng 1,3 tỉ km khối và độ sâu trung bình khoảng 3790m. gần 1 nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3000m. sự mở rộng khổng lồ của đại dương sâu che phủ khoảng 66% bề mặt trái đất . nó không bao gồm các biển không nối với đại dương thế giới , chẳng hạn như biển Caspi
  • Tổng khối lượng của thủy quyển là 1,4* 10^21 kg , chiếm khoảng 0,023% khối lượng trái đất. dưới 2% là nước ngọt, phần còn lại là nước mặn chủ yếu trong các đại dương
  • Nước biển có màu xanh lam do nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ các hạt nhân các phân tử từ nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sang chiếu tới

Câu 2: Trình bày các thành phần chính của địa hình đáy đại dương

Đáy đại dương thế giới theo độ sâu được chia ra làm 4 phần chính : cao nguyên lục địa, sườn lục địa, đáy đại dương,và các vực sâu của đáy

  • Cao nguyên lục địa, thềm lục địa

+ phần dưới nước ít nhất của đại dương và của biển , nối liền trục tiếp với lục địa , là bình địa lượn song hoặc nhấp nhô mở rộng về phía đại dương , có độ sâu trung bình từ 0 đến 200m và có độ dôc so với đáy <1,2 độ . cả vùng cao nguyên đại dương chiếm 28 triệu km vuông hoặc là 8% tổng diện tich của đáy

+ địa hình cao nguyên lục địa liên quan chặt chẽ với địa hình tiếp giáp nó . các bờ núi cao, cao nguyên lục địa thường hẹp , càng ra xa bờ độ sâu càng tăng nhanh , còn ở các bờ phẳng và thấp thì nó trải rộng ra đại dương và độ sâu tăng chậm . đồng thời ở đây thường có các thung lũng ngầm . dạng của cao nguyên lục địa thường ảnh hưởng lớn đến song và dòng chảy của biển

+ trên cao nguyên lục địa gặp được các dạng địa hình đầy riêng biệt mà chúng có thể là vùng nguy hiểm lớn về hàng hải ( doi cát, đá ngầm,…)

  • Sường lục địa phần dốc nghiêng 7-8 độ hoặc hơn với đáy đại dương , nằm ở độ sâu 200 đến 2500m . sường lục địa chiếm 11% so với diện tích toàn đáy đại dương thế giới . địa hình sườn lục địa rất phức tạp: khá nhiều bậc xoắn và tương đối thoải , , có đỉnh cao, chỗ nhô lên, có khu sâu hẹp dài và cả chỗ trũng
  • Đáy đại dương phần trung tâm rộng nhất của toàn diện tích dưới nước của đại dương thế giới, nằm ở độ sâu từ 2500 đến 6000m , chiếm gần 78% . địa hình này rất đa dạng và phức tạp: có bình nguyên rộng lớn , có các dãy núi cao, có đỉnh rải rác , có cao nguyên, có chỗ trũng, các rãnh,.. Ngoài ra đối với các đáy được đặc trưng 1 số dạng địa hình quy mô hành tinh. Chẳng hạn như tại các ranh giới giữa tất cả 4 đại dương , được phân bố bởi các dãy núi đồ sộ , khoonh so sánh được với trên đất liền
  • Các vực sâu ở đáy: nhưng chỗ thấp hẹp dàu của đáy đại dương, với chiều sâu từ 6 đến 10-11 nghìn mét.. bề rộng của chúng không quá 20-70km , còn độ dài đạt đến hàng nghìn km. chúng chiếm khoảng 3% diện tích đáy của đại dương thế giới , thường nằm ở gần các lục địa hoặc gần các chuỗi đảo với cường độ hoạt động địa chấn cao . các khe ngầm ở các đại dương và biển thống kê gần 30 khe ngầm , trong đó phần lớn nằm ở thái bình dương

Câu 3: Trình bày khái niệm biển và cách phân loại

  • Biển nói chung là 2 vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương 1 cách tự nhiên như biển Caspi , biển Chết. thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với 1 số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả
  • Tùy theo mức độ tách biệt và đặc điểm chế độ thủy văn của biển cả mà người ta chia chúng ra làm 3 nhóm

+ biển nội lục địa được bao quanh tất cả là đất liền ăn thông với đại dương hay biển chỉ 1 hoặc 1 số eo biển . chúng có đặc trưng bởi độ tách biệt cao của các điều kiện tự nhiên , bởi độ khép kín của hoàn lưu nước tầng mặt và độ độc lập lớn trong sự phân bố độ mặn và nhiệt độ

+biển ven lục địa : nằm không xa đất liền và được tách biệt bởi các đại dương nhờ các bán đảo và hải đảo , lục địa và đại dương có ảnh hương như nhau đến sự hình thành các hệ thống dòng chảy , đến sự phân bố độ  muối và nhiệt độ nước

+ biển ở giữa các đảo: được bao bọc thành vòng cung bởi các hải đảo

Câu 4: Trình bày khái niệm vịnh, eo biển và nêu các ví dụ minh họa

  • Vịnh là 1 phần của đại dương hay biển , ăn sâu vào đât liền . theo hình dạng và kích thước vịnh có nhiều tên gọi khác nhau như vụng, vũng, fior

Ví dụ vịnh biskai, bengan,mehico ,…

  • Eo biển là không gian nước tương đối hẹp , chia cắt đất liền ra từng phần và nối 2 biển nước lại với nhau

Câu 5: Trình bày sự ra đời và 1 số nội dung quan trọng của công ước luật biển 1982

  • Sự ra đời: sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán , ngày 10/12/1982 , công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 được 107 quốc gia trong đó có VN kí tạo Jamaica

Sau hiến chương liên hợp quốc, luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lí quan trọng nhất kể từ sau chiến trah thế giới lần thứ 2 , được nhiều quốc gia kí kết và tham gia. Công ước về luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 . là 1 văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ , bao gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục với hơn 1000 quy phạm pháp luật , công ước luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về 1 trật tự pháp lí quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương bao gồm cả đáy biển và long đất dưới đáy biển

  • Nội dung chính

+ quốc gia ven biển thực hiện đầy đủ đối với vùng lãnh hải mà họ có quyề n thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lí . tuy vậy chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tàu thuyền nước ngoài được phép đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải. tàu thuyền và máy bay được phép đi quá cảnh qua các dải hẹp , eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế

+ ranh giới ngoài lãnh hải, đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa được xác định dựa trên các quy tắc áp dụng cho lãnh thổ đất liền . quốc gia có biên giới với eo biển có thể điều tiết lưu thông hàng hải  và các khía cạnh khác liên quan đến đi lại, lưu thông

+quốc gia quần đảo, được tạo thành bởi nhóm hoặc các nhóm đảo liên quan gần gũi và những vùng nước tiếp liền, sẽ có chủ quyền đối với vùng biển nằm trong các đường thẳng được vẽ bởi các điểm xa nhất của các đảo, vùng nước bên trong các đảo được gọi là vùng nước quần đảo và các quốc gia này có thể thiết lập các đường đi lại cho tàu thuyền và hàng không  trong đó các quốc gia khác có quyền qua lại các quần đảo bằng các tuyến đường biển đã định

+ quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa 200 hải lí , đối với tài nguyên thiên nhiên và 1 số  hoạt động kinh tế và thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường . các quốc gia khác có quyền tự do hang hải và tự do đặt dây cáp ngầm và đường ống

+ quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lí có quyền tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác khác một phần thích hợp trong số dư dôi của tài nguyên sống trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển trong cùng khu vưc hoặc tiểu khu vực , các loài di cư như cá hoặc sinh vật biển được bảo vệ đặc biệt

+ quốc gia ven biển có chủ quyền đối với thềm lục địa trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa . thềm lục địa có thể kéo dài ít nhất 200 hải lí tính từ bờ biển và kéo dài không quá 350 hải lí trong những điều kiện cụ thể . quốc gia ven biển chia sẻ với cộng đồng quốc tế phần lợi tức từ việc khai thác tài nguyên từ bất cứ khu vực nào trong thềm lục địa của quốc gia đó khi kéo dài quá 200 hải lí . ủy ban ranh giới thềm lục địa sẽ có ý kiến với quốc gia liên quan về ranh giới ngoài của thềm lục địa khi nó kéo dài quá 200 hải lí

+ tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống  về hàng hải, bay qua , nghiên cứu khoa học và đánh bắt cá trên vùng biển quốc tế. các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau trong việc thông qua các biện pháp để quản lí và bảo tồn các tài nguyên sống trên biển

+ quốc gia có chung biên giới với biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc quản lí tài nguyên sống , có chính sách hoặc hoạt động về môi trường cũng như nghiên cứu khoa học . các quốc gia không có biển có quyền tiếp cận với biển và được tự do quá cảnh thông qua nước quá cảnh để ra biển . các quốc gia phải ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm môi trường và phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại đã gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình để kiềm chế những sự ô nhiễm đó

+ tất cả nghiên cứu kho học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển . tuy vậy hầu như trong tất cả mọi trường hợp , quốc gia ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của quốc gia khác khi việc nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hòa bình và đã thực hiện 1 số yêu cầu chi tiết . các quốc gia cam kết tăng cường phát triển và chuyển giao kĩ thuật biển trong những điều kiện “ công bằng và hợp lí “ có tính đến đầy đủ những lợi ích hợp pháp

+ các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng công ước . các tranh chấp phải được trình lên tòa án quốc tế hoặc trọng tài . tòa án có quyền tài phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here