Báo Cáo Thực tập Cơ Khí -BKHN-Ban Nguội
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Bài liên quan:Luận văn tốt nghiệp “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II”
Mục Lục
- LỜI MỞ ĐẦU
- NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƯỞNG CƠ KHÍ
- NỘI QUY THỰC TẬP TẠI BAN NGUỘI
- PHẦN I : GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ
- PHẦN II : BÀI TẬP
- BƯỚC 1 : Xác định tâm
- BƯỚC 2 : Lấy dấu chia đường tròn làm 5 phần
- BƯỚC 3 :
- BƯỚC 4:
- BƯỚC 5:
- BƯỚC 6: Ta rô
- BƯỚC 7 : Vát góc tròn
- NHỮNG SAI SÓT CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG
- KẾT LUẬN
- Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Tải ngay bản PDF tại đây: Báo Cáo Thực tập Cơ Khí -BKHN-Ban Nguội
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian tìm hiểu và thực hành . Được sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn thực hành ở xưởng thực hành cơ khí , đặc biệt là thầy cô hướng dẫn trong ban nguội em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này .
Đồng thời qua thời gian thực tập trong xưởng thực hành em đã không chỉ hệ thống lại những kiến thức đã học mà còn tiếp thu thêm nhiều kỹ năng thực tế quý báu.
Mặc dù cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên sản phẩm cũng như bản báo cáo này còn nhiều thiếu sót . Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn học.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là các thầy cô trong ban nguội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xưởng.
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƯỞNG CƠ KHÍ
- Trước khi vào thực tập tại trung tâm THCN Cơ khí trường ĐHBK Hà Nội sinh viên phải thực hiện những nội quy sau:
- Đi học đúng giờ .
- Khi vào thực tập phải mặc trang phục bảo hộ lao động , phải đi giầy hoặc đi dép có quai hậu , với sinh viên nữ tóc dài phải đội mũ hoặc cài tóc gọn gàng.
- Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho mỗi buổi thực tập , chỗ thực tập phải sạch sẽ gọn gàng .
- Trong khi thực tập phải thực hiện đúng công việc đã được giáo viên hướng dẫn và giao phó , phải đứng ở vị trí quy định , khi đứng không được tự ý sang máy khác không thuộc phạm vi làm việc của mình và sang các ban thực tập khác .
- Không được tự ý thực hiện các thao tác ngoài phạm vi thực tập , không được tự ý thay đổi các thông số của máy khi chưa có sự cho phép của giáo viên hướng dẫn .
- Không nô đùa trong quá trình thực tập .
- Không tự tiện sang lấy trang thiết bị đồ nghề ở máy khác cũng như ở các ban khác .
- Sau khi thực hiện xong công việc của mình sinh viên có thể nghỉ ngơi tại chỗ theo quy định của ban .
- Sau khi kết thúc buổi thực tập sinh viên phải vệ sinh gon gàng máy và khu vực xung quanh máy thực tập sạch sẽ .
- Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thực tập sinh viên mới được rửa tay ra về
NỘI QUY THỰC TẬP TẠI BAN NGUỘI
- Trong quá trình thực tập phải đứng đúng vị trí,khộng được đi lại lộn xộn, không được tự ý ra ngoài khi chưa có sự cho phép của giáo viên , không đựoc phép tiếp khách trong xưởng.
- Dụng cụ đo phải cầm nhẹ nhàng, không đặt chồng lên nhau,phôi đựoc phát phải giữ,nếu mất phải đền theo quy định của nhà trường và phải thực tập lại.
- Đối với máy khoan phải sử dụng không được đeo găng tay,không lau máy khi máy đang chạy,khi đổi bước tiến hay tiến độ phải để máy dừng hẳn mới gạt tay chỉnh gạt xong phải kiểm tra lại.
- Khi tháo lắp mũi khoan phải dung dụng cụ chuyên dung,không được rời máy khi máy đang chạy,khi mất điện hay kết thúc công việc phải ngắt cầu dao.
- Nếu mệt có thể ra ngoài nghỉ 10 đến 15 phút , không mang ghế vào vị trí của mình .
- Không tự ý sử dụng máy mài .
- Muốn điều chỉnh quạt phải ngắt điện , khi bật quạt phải chú ý xem có ai ở gần không để nhắc mọi người tránh xa đề phòng tai nạn lao động
- Khi sử dụng ban ê tô không được ngồi lên bàn , không dùng búa đánh vào bàn ê tô , chỉ được dùng tay.
- không kẹp dũa để mài phôi , không lấy tay lau phôi và dũa .
- Khi có hiệu lệnh hết giờ phải dừng làm việc , thu dọn dụng cụ , làm vệ sinh nơi làm việc sau đó mới được phép rửa tay ra về .
PHẦN I : GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ
Khi gia công bất kì chi tiết nào bằng phương pháp nguội ta đều cần phải có các dụng cụ sau :
+ Bàn , ê-tô …
+ Dụng cụ đo kiểm
+ Các loại thước : thước lá , thước cặp , thước góc …..
+ Dụng cụ lấy dấu : vạch dấu , chấm dấu …
+ Compa , búa , đục , mũi khoan ..
+ Phôi …
- Bàn nguội : có 2 loại bàn nguội
– Bàn đơn : sử dụng cho 1 người
– Bàn ghép : sử dụng cho 2 người trở lên , giũa bàn co lưới chắn phoi .
Vật liệu : làm bằng gỗ cứng
Khung làm bằng thép
2) Ê- tô : Ê-tô có nhiều loại nhưng sử dụng phổ biến nhật là loại Ê-tô song song
– Ê-tô song song là Ê-tô có hai má kẹp song song .
– Gá chi tiết cao hơn so với mặt Ê-tô 5-10 mm , không nên gá quá cao vì khi kẹp quá cao lực kẹp sẽ yếu dần dễ gẫy phôi , khi gá thấp quá lực kẹp sẽ làm biến dạng chi tiết .
– Nên gá mặt phôi song song với mặt Ê- tô .
3) Dụng cụ đo kiểm:
- a) Thước lá : sử dụng như thươc kẻ
– Thước lá có chiều dài từ 1- 1,2 mm , chiều rộng 12- 25mm, chiều dài từ 200- 500mm b) Thước ke : có nhiều loại thước ke : 120 độ , 90 độ , 60 độ , 35 độ , 45 độ.
- Công dụng : để đo góc , đo độ phẳng .
- Cách đo: nghiêng kê 30-40 độ cho chạm vào mặt phẳng cần đo rồi dò xem nếu ánh sáng lọt qua đều thì đó là mặt phẳng .
- c) Thước cặp :
- Công dụng : dùng để đo đừong kính trong ( ngoài ) , đo chiều sâu , kiểm tra độ song .
- Có độ chính xác : 1/10 ( 0,1 mm) , 1/20 (0,05 mm) , 1/50 ( 0,002 mm ).
- Cách đo : để đo đường kính ngoài ta để mép cặp cặp vào chi tiết vừa phải ( không cặp quá chặt ) sau đó xiết ốc định vị để không bị sai lệch
- kích thước . Đọc vạch trên thân thước chính gần với vạch 0 trên du xích nhất , sau đó tìm trên du xích vạch nào trùng nhất với vạch trên thân thước chính , đếm vị trí vạch trùng đem nhân với cấp chính xác của thước , sau đó đem cộng với số vạch trên thân thước chính .
4) Các loại dũa :
- Đây là dụng cụ chính trong gia công nguội
– Phân loại : + Nếu phân loại theo hình dạng dũa thì có: dũa dẹt , dũa vuông , dũa tam
Giác , dũa tròn , dũa bán nguyệt.
+Nếu phân loại theo răng thì có : dũa rănh đơn , dũa răng kép
5)Vạch dấu :
- Làm bằng thép cứng hơn thép thường vad người ta thường nhiệt luyện để đạt độ cứng ở mũi nhọn .
- Có độ dài 180- 200 mm
6) Mũi đánh dấu tâm :
-Làm bằng thép tròn cứng ở phần đầu để đóng dấu ở tâm hay điểm bất kì.
7) Búa:
- Búa được sử dụng rất nhiều trong nganh cơ khí .
– Sử dụng : cầm cách đầu búa 25- 30 cm.
8) Các dụng cụ con lại :
– Compa : để xác định tâm cũng như độ đồng tâm của các chi tiết
– Ta rô : + Để tạo ren cho bu-lông
+Có hai loại Ta rô: Ta rô 2 bước và Ta rô 3 bước
+ Với Ta rô 2 hoặc 3 bước thì bước đầu tiên đều là bước cắt, bước thứ
2 là bước hoàn thành ( đối với Ta rô 2 bước ) và vừa phá vừa hoàn thành (
với Ta ro 3 bước ) , bước 3 là hoàn thành ( với Ta ro 3 bước)
+ Ta rô có một vạch ở trên là Ta rô cắt ren dẫn hướng , Ta rô có hai vạch là Ta
rô cắt ren chính xác thứ 2
+ Khi cắt ren phải ta rô theo đúng thứ tự không được làm cái thứ 2 trước cái
thứ nhất .
- Ngoài ra còn có các dụng cụ đánh bóng : giấy dáp , bột rà.
PHẦN II : BÀI TẬP
GIA CÔNG ĐAI ỐC
Đai ốc có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau ( kể cả ren trong )
- Theo bài ra : chế tạo đai ốc Ø 16 , với đường kính ban đầu của phôi la Ø 22
BƯỚC 1 : Xác định tâm
Để xác định tâm có thể bằng nhiều cách :
- Dùng thước lá kẻ 2 đường thẳng bất kì trên mặt phôi , xác đinh trung trực của 2
Đường thẳng , kéo dài , chúng cắt nhau tại đâu thì đó là tâm phôi ( để chính xác nên lấy 3 đường và làm tương tự trên )
- Dùng compa đo lấy bán kính 11mm sau đó lấy 3 điểm bất kì trên rìa ngoài phôi ( hoặc để dựa 1 chân của compa vào rìa phôi) sau đó quay 3 đường tròn trên mặt phôi ,chúng cắt nhau tại đâu thì đó là tâm phôi.
BƯỚC 2 : Lấy dấu chia đường tròn làm 5 phần
– Cách chấm dấu : đặt chấm dấu vuông góc với mặt lấy dấu , dùng lực cổ tay gõ dứt khoát búa xuống chấm dấu ( không dùng lực của cả cánh tay ,chỉ gõ búa 1 lần). Nếu chấm dấu trên đường thẳng vạch sẵn thi đặt chấm dấu vào giữa đường thẳng rồi lấy dấu .
– Ta dùng compa quay đường tròn bán kính và tâm phôi đã tìm được , dùng chấm dấu chấm 1 điểm trên đường tròn vừa kẻ , tiếp tục lấy điểm này làm tâm và quay đường tròn với bán kính trên , tiếp tục như vậy ta sẽ được 6 đường tròn cắt nhau , nối các điểm giao nhau của các đường tròn ta được lục giác đều của đai ốc .Lấy chấm dấu chấm lên các cạnh của lục giác vừa tìm.
BƯỚC 3 :
- Sau khi lấy dấu song ta tiếp tục gia công bằng dũa
- Cách dũa : kẹp thẳng đứng đai ốc vào êtô , mặt êtô và cạnh lục giác vừa đánh dấu song song với nhau . Đặt dũa 1 góc 45 ° và dũa để có thể quan sát được độ mòn của đai ốc . Dũa đều 6 cạnh đạt kích thước yêu cầu .
BƯỚC 4:
- Vẽ đường tròn d= 10mm và lấy dấu theo tâm đã xác định được ( lấy 4 dấu)
- Sau đó dùng compa quay lại để kiểm tra độ đồng tâm .
- Dung chấm dấu ngõ mạnh vào tâm lần nữa để loe rộng tâm ra . Mục đích lấy mồi cho mũi khoan không lệch tâm.
BƯỚC 5:
- Khoan lỗ với mũi khoan 10,5 để taro 12 .
- Chú ý : + khi khoan lỗ cho thép phải dùng dầu làm nguội mũi khoan còn với vật liệu là gang thì tuyệt đối không được dùng dàu làm nguội vì sẽ làm chờn điểm đánh dấu không khoan được .
+ Khi gá phôi lên mâm kẹp 3 chấu phải chú ý chỉnh thẳng chi tiết không
được bên cao bên thấp.
+ Khi khoan không được đổi tốc độ khi máy đang chạy .
+ Không được để tay trên bàn gá phôi đề phòng khi khoan phôi bắn ra bỏng tay .
BƯỚC 6: Ta rô
– Kẹp chặt phôi vào êtô nhúng qua đầu mũi tarô1 dùng tay quay taro , quay vào 1 ít cho
chặt tay vừa phải rồi lại vặn ra cứ làm như vậy đến khi mũi taro xuyên qua được đai
ốc thì quá trình taro hoàn thành .
- Tránh không đóng mũi taro xuống khi mũi taro chưa xuống hẳn , không được xiết taro quá chặt làm cháy ren taro
– Xong lần 1 thì thao tác lần 2 như lần 1
BƯỚC 7 : Vát góc tròn
- Kẹp chặt ốc vào êtô sau đó dùng dũa vát mép.
- Khi vát mép để dũa nghiêng 1 góc 45° so với mặt đai ốc , dùng dũa vát theo hình vòng cung.
- Đánh bóng bằng giấy dáp thô và tinh theo thứ tự ( khi đánh phải nhanh và ấn mạnh tay).
NHỮNG SAI SÓT CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG
- Lấy tâm sai do đặt compa không đúng mép của phôi
- Đánh dấu tâm sai do khi đánh dấu để mũi đánh dấu nghiêng dẫn đến trượt mũi đánh dấu .
- Khoan lệch tâm do khi gá không chuẩn , lúc mũi khoan đi xuống chi tiết bị nghiêng , do vặn không chặt mâm kẹo phôi .
- Taro bị lệch do khi taro mũi taro không vuông góc .
- Đai ốc vát mép quá nhiều .
- Bề mặt chi tiết không bóng do đánh bóng không đúng kĩ thuật.
KẾT LUẬN
Trong thời gian ngắn thực tập vừa qua , em đã hiểu thêm về những thao tác cơ bản của công việc trong ban nguội . Em đã nhận thấy rằng nguội là một ngành nghề đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề cao ,và sản phẩm được quyết định bởi tay nghề của những người thợ làm ra . Một thao tác dù là đơn giản hay phức tạp cung cần đòi hỏi người thợ phải hết sức tập trung và cẩn thận.
Cuối cùng một lần nữa em sin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong ban nguội.
Hà Nội 01/2011
Sinh viên
Nguyễn Tiến Cường