Bài văn Phân tích nhân vật Việt và Chiến hay nhất

0
1058
Bài văn Phân tích nhân vật Việt và Chiến hay nhất
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài văn Phân tích nhân vật Việt và Chiến hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]p

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Bài liên quan: Phân tích nhân vật Việt và Chiến hay nhất

Đề bài: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Bài văn mẫu

Quảng Cáo

   Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Thi lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Những đứa con trong gia đình”. Những đứa con ấy chính là Việt và Chiến, từ trong căn huyết mỗi người đã tồn ngự lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường. Hai con người ấy, làm bừng sáng văn học kháng chiến, mang đến một thanh âm trong trẻo mà cũng đầy nhiệt huyết cho văn học giai đoạn này.

   Đầu tiên là hình ảnh của chị Chiến trong tác phẩm. Chú Năm đã từng nói rằng, chị Chiến giống y như má. Quả thực đúng như vậy, không chỉ giống ở dáng vẻ bề ngoài, mà con giống ở nội tâm, tính cách. Chị mang trong mình dáng vẻ tròn lẳn, chắc nịch của má, của người phụ nữ nông dân Nam Bộ: “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch”. Ở chị luôn tồn tại một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Không chỉ là một người con gái khỏe mạnh, mà chị còn giống má ở tính cách đảm đang, tháo vát. Trước khi lên đường nhập ngũ, mọi chuyện đều được chị sắp xếp chu toàn đâu ra đó. Đầu tiên chính là đưa thằng Út sang nhà chú Năm: “Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Giường ván cũng cho xã mượn mở trường học. Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học. Nồi lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm để gửi chú Năm. Chừng nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì thì chị chở về dưới. Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mình trao lại chi bộ đăng chia cho cô bác khác mầm. hai cô mía thì chừng nào tới mùa, nhờ chú Năm đốn, để dành đó làm giỗ ba má. Đem bàn thờ sang gửi nhà chú Năm”. Quả thực, chị mới 19 tuổi, cái tuổi vẫn còn “ăn chưa no lo chưa tới” nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, chị sớm trở nên già dặn, đã có thể sắp xếp mọi chuyện chu toàn, gọn ghẽ. Chị chính là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Dù được thừa hưởng ở má rất nhiều nét đẹp khác nhau, nhưng bản thân chị Chiến vẫn mang trong mình những nét riêng biệt, chị mạnh mẽ dũng cảm cầm súng, trực tiếp ra chiến trường để trả nợ nước, thù nhà. Chị sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân đẹp đẽ nhất của bản thân vì sự nghiệp chung của đất nước.

   Nhân vật xuất hiện nhiều nhất, cũng là nhân vật chính trong tác phẩm này chính là Việt, một chàng thanh niên mới lớn. Ở cậu vừa có nét kiên cường, cứng cỏi, nhưng cũng có nét rất trẻ con.

   Hai chị em tranh nhau ra trận, vì muốn được đi mà Việt đã khai khống tuổi mình, cái việc nói dối khiến cậu không khỏi lo lắng, sau khi nói xong còn khẽ liếc chị so sánh “mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một chút thật”.Rồi đến lúc hành vi của mình bị chị vạch trần Việt vẫn mang quyết tâm được đi. Sau khi được chú Năm xin, “giải quyết” Việt vô cùng sung sướng khi được thỏa mãn mong muốn của bản thân. Cậu còn quay sang trách chứ “chị biết vậy sao hồi nãy chị ngăn tôi? Người ta mười tám tuổi rồi mà nói chưa…”. Trong giọng nói vẫn thập phần ấm ức. Bởi với đứa trẻ là cậu khi chị là chị, đã nhường thì chắc chắn sẽ phải nhường nhịn cậu trong mọi việc. Nhưng cậu nào đâu có hiểu cho những lo lắng của chị Chiến. Chỉ vì sợ cậu cực khổ nên mới muốn để cậu ở nhà.

   Nét ngây thơ của Việt còn thể hiện trong hành động hết sức ngây thơ của cậu. Việt giấu chị Chiến như là của riêng mình. Không nói cho những anh em đồng chí khác, sợ sẽ mất chị. Trong lúc bị thương nằm một mình ở rừng, Việt : “phải chi có chị Chiến ở đây, chị sẽ bắn thế cho Việt. Chỗ này gác súng thiệt tốt, ngay dưới gốc bông trang, chị cứ đưa Việt giữ giùm cái kiếng trong túi, ngồi hẳn xống,nhằm thẳng ngực nó mà nổ súng”. Những suy nghĩ đó của Việt vừa ngây thơ, non nớt những cũng rất đỗi cảm động trước tình cảm Việt giành cho chị.

   Nhưng đằng sau đó lại là một chiến sĩ vô cùng kiên cường, dũng cảm. Trong một lần đọ lê, Việt leo lên được chiếc xe bọc thép của giặc đang tháo chạy, Việt dùng thủ pháp tiêu diệt được nó. Nhưng bản thân cậu lại bị thương mà ngất đi, cậu bị lạc đồng đội, một mình nằm trong rừng, tình huống vô cùng nguy hiểm. Cái chết đang bủa vây lấy Việt, hơn nữa trên trời tiếng trực thăng đang bay phạch phạch, dưới đất thì xe bọc thép và pháo mỗi lúc một gần hơn. Sự sống của Việt đang ngàn cân treo sợi tóc. Việt tự nhận thức “chúng đến để giết mình đây” nhưng chính trong lúc đó cậu cũng lại tự hỏi: “chết là gì nhỉ?” và tự trả lời: “chắc là đau gấp mấy lần bị thương. Hay chết tức là gười thật từ biến lên trên nóc nhà, còn người giả thì nằm tại đó?”. Nhưng những ý nghĩ đó được thay thế bằng ý chí, quyết tâm của một chàng lính trẻ: “Được,Việt cứ nằm đây! Tao sẽ chời mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. Khi tinh thần đã được lên dây cót, Việt luôn trong tư thế sẵn sàng, ngón tay luôn đặt vào súng, chỉ cần bất cứ động tĩnh gì cậu cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu. Tuy hi vọng là mong manh nhưng cũng có thể thấy tinh thần ham sống, và lòng dũng cảm của Việt.

   Việt và Chiến đều là những đứa con có tình yêu thương cha mẹ và lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng căm thù giặc ấy cũng xuất phát từ chính tình yêu thương gia đình, muốn báo thù cho cha mẹ. Không chỉ vậy họ còn là những chiến sĩ hết sức kiên cường, dũng cảm. Trên trận tuyết họ không hề lo lắng, run sợ, đem hết sức kiên cường của bản thân chiến đấu đến cùng với giặc. Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng hai nhân vật này vẫn có những nét riêng biệt. Chị Chiến chin chắn, trưởng thành, thiên tính nữ trong chị thể hiện rất rõ. Chị là người pụ nữ đảm đang tháo vát, già dặn trước tuổi. Còn Việt lại là cậu chàng mới lớn còn nhiều ngay thơ, bồng bột, hiếu thắng, nhưng cũng hết sức dũng cảm.

   Việt và Chiến là hai nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được Nguyễn Thi kì công xây dựng. Ở họ vừa có nguồn lạch chung những đồng thời lại có những điểm khu biệt, khiến người đọc không thể nhầm lẫn. Việt và Chiến là hai đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam cầm sung kháng chiến, cứu nước.

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here