Bài văn Phân tích bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt hay nhất

0
719
Phân tích nhân vật bà Hiền
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài văn Phân tích bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]p

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Bài liên quan: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt hay nhất

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Bài văn mẫu

Quảng Cáo

   Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân dù không phải là nhân vật chính, nhưng với sự xuất hiện của bà đã làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn. Không chỉ vậy còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

   Chân dung bà cụ Tứ được tác giả miêu tả hết sức chân thật, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm là dáng hình già nua, lọm khọm: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Quả là một dáng hình điển hình của những bà mẹ Việt Nam, tảo tần, chịu thương, chịu khó, suốt một đời lam lũ vất vả. Dường như bà không có một phút ngơi nghỉ, trên đường về nhà cũng phải tính toán. Đồng thời trong dáng đi của bà còn có chút phấp phỏng, lo ấu bởi sự đón tiếp khác ngày thường của người con trai.

   Khi nhìn thấy “người vợ nhặt” đứng ở đầu giường bà trải qua hàng loạt diễn biến tâm lí khác nhau. Ban đầy là ngạc nhiên, tiếp đến là băn khoăn, trong đầu bà đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng U”. Bà nào có thể ngờ rằng khi cái đói, cái chết đang mấp mé ngoài cửa người con trai lại dám dẫn một nàng dâu về nhà. Lòng bà ngập đầy băn khoăn, lo lắng.

   Đến khi anh cu Tràng giới thiệu bà mới vỡ lẽ, mới hiểu ra, bà lặng lẽ cuối đầu , ai oán thương xót cho số phận mình và con trai: “Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc ăn nên làm nổi, con mình thì….”. Câu nói của bà có chút mặn chát đắng cay, con bà đến lúc cái đói rình rập thì mới có được vợ. Bà đau long bởi không thể lo chu toàn cho con. Đọc câu văn lên ta không khỏi bất giác run rẩy, đau đớn, xót xa, bởi việc trong đại lẽ ra nên làm mân cơm mới phải, nhưng ngặt nỗi nhà mình lại nghèo quá. Bà không chỉ thương con mình mà con thương con dâu: “Người ra có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được….”. Rồi lại càng lo lắng hơn, liệu trong cơn hoạn nạn này liệu chúng có nuôi nổi nhau hay không.

   Nhưng sau những lo lắng đó, ngay lập tức bà lấy lại tinh thần, vẽ ra tương lai tốt đẹp cho hai đứa con. Lòng bà vẫn một mực hướng về tương lại “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi nay ra ông trời cho khá … Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Những lời nói rất từng trải, vừa thương, vừa lo của bà như một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho hai đứa con. Bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sướng về những dự định trong tương laic ho các con.

   Kim Lân đã dụng công tất cả tài năng của mình để miêu tả thật tinh tế và cảm động những cung bậc tình cảm, cảm xúc của bà cụ Tứ đối với con. Từ sự ngỡ ngàng, đến lo lắng “liệu chúng có nuôi nhau sống nổi qua thì đói không” đến niềm tin, hi vọng vào tương lai. Ông cũng thật tinh tế khi diễn tả lối nói, suy nghĩ đầy thuần hậu, chất phác của những bà mẹ nông dân Việt Nam trước tình cảnh lấy vợ của hai đứa con. Những câu văn như lời nói nghẹn ngào, đầy tủi cực, xót xa của bà mẹ nghèo dành cho những đứa con.

   Sáng hôm sau, sau bao ngày không còn động chân động tay vào việc nhà, bà cùng người con dâu dậy sớm dọn dẹp, tu vé nhà cửa, tíu tít với những dự định: ngăn đôi căn buồng cho đôi vợ chồng trẻ mua đôi gà… Nồi cháo cám mặn chat, nghẹn đắng ở cổ nhưng bà cụ vẫn có tỏ ra vui vẻ, xăm xắn giúp không khí gia đình thêm vui tưới. Bà cố giấu giọt nước mắt tủi cực của mình vào sâu đấy long “bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Bà cụ Tứ là người gần đất xa trời nhưng lại là nhân vật nói đến tương lai nhiều nhất trong tác phẩm, nó cho thấy tinh thần lạc quan, khỏe khoắn của người lao động. Dù nghèo khổ, dù vất vả nhưng trong họ luôn tràn đầy niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống.

   Dù chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện gần cuối tác phẩm nhưng nhân vật bà cụ Tứ có vai trò quan trọng trong tác phẩm, thể hiện tấm long nhân đạo của Kim Lân. Bà cụ Tứ là hiện thân tiêu biểu cho bà mẹ nông dân Việt Nam tảo tần, chịu khó, hết long hi sinh vì con. Đồng thời quan nhân vật này cũng thể hiện nghệ thuật phân tích tâm lí xuất sắc của Kim Lân.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here