2 bài văn mẫu Cảm nghĩ về bài thơ Lẽ ghét thương
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Văn mẫu hay nhất lớp 11
Ngoài ra các bạn có thể xem các tài liệu lớp 11 tại đây: Tài Liệu Lớp 11
Bài liên quan: 2 bài văn mẫu Cảm nghĩ về ngôn ngữ, âm điệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong bài thơ Thương vợ
Mục Lục
Đề bài: Anh (chị) hiểu và suy ngẫm được điều gì sâu sắc qua bài Lẽ ghét thương
Bài văn mẫu 1
Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong đời thơ Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết lí của ông về cuộc sống và về con người. Đoạn trích Lẽ ghét thương đã phần nào thể hiện quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu về cái yêu, cái ghét của ông. Qua đó đã để lại những suy ngẫm, bài học sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn trích nằm ở đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, Vân Tiên cùng bạn đến kinh đô dự thi, vào một quán trọ họ tình cờ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người uống rượu, làm thơ, Trịnh Hâm không phục tài năng của Vân Tiên. Lúc này ông Quán xuất hiện nói về lẽ ghét thương của mình.
Ông Quán là người đã từng dùi mài kinh sử, nên có suy ngẫm, quan điểm hết sức đúng đắn. Trước hết ông nói về những điều ông ghét. Ông lựa chọn những đời vua điển hình nhất cho sự độc ác, thối nát của lịch sử Trung Quốc: Vua Kiệt, Vua Trụ, U Vương – tên vua nổi tiếng háo sắc, Ngũ bá – năm lãnh chúa của năm nước chư hầu thời Xuân Thu; vua và lãnh chúa ở cuối đời Đường. Bọn chúng đều là những kẻ độc ác, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc, vơ vét của cải của nhân dân, đẩy dân vào cảnh lầm than, cực khổ.
Ông ghét những kẻ hại dân, hại nước và cũng rất thương những con người có tài năng, đức hạnh sinh nhầm thời, tài đức bị vùi dập: Đức thánh Khổng Tử – ông tổ của Nho giáo, thầy Nhan Tử học trò giỏi nhất của Không Tử, nhà thơ Đào Uyên Minh tình tình cao thương, không mưu cầu danh lợi, từ quan về ở quân vì ông không chịu khom lưng, uốn gối,… Đó cũng là những vị quân tử nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Ông Quán thương họ, bởi họ đều là những con người tài đức nhưng lại không được trọng dụng: Khổng Tử đi khắp các nước tìm cách thực hiện đạo của mình mà không được; Nhan Tử học giởi nhưng mất sơm, Khổng Minh nổi tiếng mưu lược nhưng đến khi chết sự nghiệp vẫn chưa thành, Đào Tiềm học rộng, thơ văn lỗi lạc, đang làm quan ông từ quan về quê vì không chịu nổi cảnh phải khụy nụy. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ít nhiều tâm sự của mình pử đây. Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà nho, mang trong mình hoài bão giúp đời, giúp nước nhưng cuộc đời ông lại gặp quá nhiều chông gai, bất hạnh, thêm vào đó đúng vào thời buổi nhiễu nhương, số phận của ông cũng có những nét tương đồng với những nhân vật linh sử kia. Qua những lời ông Quán ta có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu quan tâm đến cuộc sống lầm than của nhân dân và số phận bất hạnh của nhiều hiền tài khi sinh ra không đúng thời.
Qua bài Lẽ ghét thương, chúng ta có thể thấy rằng, yêu và ghét vốn là hai trạng thái tâm lí đối nghịch nhau nhưng lại luôn tồn tại song song với nhau. Ghét đồng thời cũng xuất phát từ tình yêu thương, như Nguyễn Đình Chiểu ông ghét những tên vua độc ác bởi ông thương người dân vô tội, sống lầm than, cực khổ, ông thương những người hiền tài sinh bất phùng thời, không thể cống hiến cho đất nước.
Bằng những lời lẽ mộc mạc, giản dị nhưng đầy tình cảm cảm xúc, ông Quán đã thay lời Nguyễn Đình Chiểu thể hiện quan điểm về cuộc đời, xã hội. Lẽ ghét của ông cũng xuất phát từ chính tình yêu thương với nhân dân, với ngươi tài. Bởi yêu quý, kính trọng họ nên ông mới căm ghét những kẻ làm cuộc sống của họ thêm phần cực khổ. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Bài văn mẫu 2
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng của nền văn học dân tộc để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó “Lục Vân Tiên” là truyện thơ biểu dương đạo lí “Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh là câu trau mình”, tác phẩm mang đậm màu sắc Nam Bộ, lời thơ giản dị mộc mạc, nhân vật bộc trực thể hiện rõ thái độ yêu ghét rạch ròi. Một trong những đoạn trích hay nhất là “Lẽ ghét thương” cho thấy tình cảm thương ghét của nhà thơ, để lại nhiều điều sâu sắc đáng suy ngẫm cho người đọc.
Đoạn trích thuộc từ câu 473 đến câu 504 kể về cuộc nói chuyện giữa ông Quán-nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu với các nho sĩ trẻ tuổi. Đó là lời cảm khái than đời của ông trước bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiệm huênh hoang, khoác lác, bất tài mà bụng dạ xấu xa vu oan cho Lục Vân Tiên và Tử Trực. Qua đó ông Quán thể hiện quan điểm, thái độ của mình về lẽ ghét thương ở đời xoay quanh các câu hỏi: Ghét ai? Vì sao ghét? Thương ai? Vì sao thương? Từ đó cho ta những bài học nhận thức để suy ngẫm.
Theo quan điểm của ông Quán cũng như sự nhận thức của cá nhân bản thân em: Nguồn gốc của sự ghét trước tiên bắt nguồn từ lẽ thương “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Đó là cái ghét chân chính và nhân văn. Nếu như mọi sự ghét chỉ toàn là ganh tuông, đố kị thì tất cả chỉ là thái độ hằn học với đời, mất đi sự cao cả của nó. Mức độ ghét ở đây đạt đến cực đại “Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” thương càng nhiều thì ghét càng lắm.
Lí giải cho căn nguyên của tất cả những căm ghét trào sôi là xuất phát từ tấm lòng thương người thương đời của một nhà nho chân chính, cụ thể là vì ông thương nhân dân – những con người cùng cực, bị áp bức bất công, người hiền tài mà không được trọng dụng. Những con người ấy được ông liệt kê và nói lí do vì sao thương họ. Đó là Khổng Tử muốn truyền bá tư tưởng, thực hiện hoài bão cứu đời nhưng đi đến nước nào cũng không được tin dùng, Nhan Tử là Nhan Uyển-học trò xuất sắc của Khổng Tử học rộng tài cao nhưng số mệnh chết yểu, Gia Cát Lượng quân sư tài ba cho Lưu Bị không gặp đúng thời thế, Đổng Tử là Đổng Trọng Thư có tài có chí có tâm ra làm quan nhưng không được trọng dụng, Nguyên Lượng là Đào Tiềm-Đào Uyên Minh phải lui về ở ẩn vì không chịu được sự khom lưng uốn gối, Hàn Dũ bị oan khiên, thầy Liêm, Lạc về quê dạy học vì bất đồng quan điểm nơi triều chính. Tất cả những con người ấy đều có tài có đức mà lận đận con đường khoa cử công danh. Ông thương họ, thương dân nên mới cất lên tiếng thơ thể hiện sự căm ghét bọn vua chúa quan lại hoang dâm, tàn bạo không chăm lo cho đời sống, xây dựng đất nước mà chỉ biết hưởng thụ trên sự hi sinh của dân, bóc lột sức lao động, tiền của, trí tuệ của nhân dân. Ông ghét những người đứng đầu đại diện cho các triều đại bạo ngược bên Trung Hoa là vua Kiệt, vua Trụ, U Vương, Lệ Vương rồi đến đời nhà Chu kéo bè kết cánh, đánh nhau liên miên gây ra biết bao thảm họa, điêu đứng cho nhân dân. Ông đứng trên quan điểm lập trường và lợi ích của dân để ghét. Qua đó cho ta thấy Nguyễn Đình Chiểu chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng “Nhân nghĩa” chính thống của Khổng Tử, Mạnh Tử khi Nho giáo vẫn còn có giá trị rất lớn, đặc biệt là quan niệm “Dân vi quý”-dân là quý nhất, quan trọng nhất. Thương dân bao nhiêu thì ghét bọn nhũng nhiễu làm hại dân bấy nhiêu.
Tư tưởng ấy của Nguyễn đình Chiểu đến ngày nay vẫn còn có giá trị, vẫn luôn được người đời đề cao. Nhà nước ta luôn “lấy dân làm gốc”, tất cả đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, thấm nhuần triết lí “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” điều đó được thể hiện qua sự chưng cầu ý kiến nhân dân trong mỗi một sự việc quan trọng của đất nước. Những người cán bộ, các vị lãnh đạo ai biết yêu thương, chăm lo quan tâm đến đời sống của nhân dân luôn được dân yêu, dân tin, dân kính, dân nể và ngược lại những con người chỉ mong làm quan để đục khoét, moi móc của dân tham ô, tham nhũng thì luôn phải gánh chịu hậu quả và sự trừng phạt của pháp luật.
Ngoài ra, qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” Nguyễn Đình Chiểu đã cụ thể hóa quan niệm “Văn dĩ tải đạo” văn học phải mang chức năng truyền tải đạo lí tốt đẹp ở trên đời, ca ngợi, ủng hộ cái tốt và lên án, tố cáo, đả kích cái xấu, những con người tàn ác. Ông Quán thương cho người tài cũng là ca ngợi giá trị của họ, ông ghét bọn hung bạo cũng là đang phê phán lối sống tiêu cực và đạo đức xuống cấp của chúng. Tuy chỉ nói chuyện bên Trung Hoa nhưng cũng là để tố cáo xã hội hiện thực, thời đại mà chính tác giả đang sống. Hồi Thiệu Trị, Tự Đức trị vì triều đình chuyên chế tàn bạo, vua chúa ăn chơi xa xỉ, tiền đồ mồ hôi công sức của nhân dân phải đổ vào lăng tẩm đền đài, quan lại tham nhũng, loạn lạc liên miên, nhân dân cùng cực rơi vào cảnh đói khổ lầm than. Ông tố cáo xã hội ấy thể hiện tấm lòng thương dân vô bờ của mình, thương cho người đời cũng là thương cho chính mình. Nguyễn Đình Chiểu học rộng tài cao, con đường hoạn lộ công danh đang rộng mở nhưng lại đứt gánh giữa đường, lận đận khoa cử, lúc đang trên đường đi thi thì được tin mẹ mất về phục tang mẹ rồi bị bệnh mù cả đôi mắt. Đồ Chiểu chưa bao giờ chịu khuất phục số phận dù mù lòa nhưng tâm ông luôn sáng, văn chương của ông là lá cờ đầu cho giai đoạn kháng chiến chống Pháp vừa tố cáo tội ác của giặc vừa thôi thúc, động viên lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến cho dân tộc.
Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tình cảm thương ghét rõ ràng của mình, dù nói chuyện kinh sử nhưng giọng điệu và ngôn ngữ thơ không nén được nỗi buồn đau, tức giận bởi trong cuộc sống thường ngày những điều đáng ghét, đáng thương thường xuyên dội vào tâm tư Đồ Chiểu khiến cho ông trăn trở trong cuộc đời.
Đoạn trích tập trung các giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho đoặc trưng thơ ca trung đại như: sử dụng các điển tích điển cố, nghệ thuật tiểu đối trong câu làm cho câu thơ có vần có nhịp, cân đối mang nét đẹp cổ điển. Ngoài ra các điệp từ, điệp cấu trúc “thương ông” “thương thầy” từ “dân” được lặp lại nhiều lần thể hiện cho quan điểm thương ghét nhân đạo của tác giả.
“Lẽ ghét thương” qua lời ông Quán đã tập trung thể hiện quan điểm thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Vì thương dân quá nhiều mà ông ghét bọn hôn quân bạo chúa ngang tàn. Đằng sau những vần thơ ghét thương là một tấm lòng nhân đạo, nhân ái bao la của nà thơ mù nổi tiếng. Đoạn trích để lại cho ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về tình cảm thương ghét ở trên đời.