Tiểu Luận Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu 2019

0
3384
Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu 2019
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tiểu Luận Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu 2019

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Bài Tập Lớn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử 2019


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Tiểu Luận Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu 2019

Quảng Cáo

Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu.

1.     Tổng quan về xuất xứ hàng hóa.

1.1.           Khái niệm.

Theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP thì xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản đối với hàng hóa do nhiều nước và vùng lãnh thổ tham gia sản xuất.

1.2.           Ý nghĩa.

Thứ nhất, xuất xứ hàng hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hóa, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hóa giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hóa, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá qua được chất lượng của hàng hóa đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như nhắc đến Pháp, người ta sẽ nghĩ ngay các loại phô mai đa dạng về chất lượng cũng như chất lượng hàng đầu của nó. Hay như nhắc đến New Zealand, người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại sữa chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy, có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hóa.

Thứ hai, xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế suất, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu. Điều này liên quan đến chính sách thương mại của các quốc gia thỏa thuận thương mại trong các hiệp định kinh tế. Việc xác định được xuất xứ hàng hóa giúp cơ quan hải quan có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các theo các thảo thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ như theo hiệp định ATIGA thì khi hàng hóa từ các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan, Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với các sản phẩm có xuất xứ từ các nước này.

Thứ ba, xuất xứ hàng hóa liên quan đến việc kiểm soát hoạt động ngoại thương, đồng thời phục vụ cho công tác thống kê ngoại thương. Xác định xuất xứ giúp cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn.

Thứ tư, xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ví dụ đối với  một số loại thực phẩm có xuất xứ từ các nước Châu Âu như Mỹ, Đức, Pháp,…thường được người dân tin dùng vì trước khi xuất sang Việt Nam, hàng hóa có xuất xứ từ các nước này đã qua kiểm định nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn đối với một số hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc sẽ khiến người tiêu dùng e ngại hơn vì phần lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đều xuất xứ từ thị trường này.

Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thể hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia. Trong điêu kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế – thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại thì việc xác định xuất xứ hàng hóa càng có ý nghĩa quan trọng.

1.3.           Giấy chứng nhận xuất xứ.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một loại văn bản chứng minh xuất xứ hàng hóa. Về cơ bản, C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu cụ thể. C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận. Một số mẫu C/O ưu đãi thông dụng ở Việt Nam gồm: C/O mẫu A ( cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP), C/O mẫu D ( cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN ), C/O mẫu B (cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp thông thường hay không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để hưởng chế độ ưu đãi GSP đó).

2.     Ý nghĩa của xuất xứ hàng hoá đối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động Xuất nhập khẩu và Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu.

2.1.           Ý nghĩa của xuất xứ hàng hóa đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu.

Khi Việt Nam là nước xuất khẩu, thủ tục thông quan hàng hóa quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa trong đó có bao gồm xuất xứ hàng hóa thì C/O là một căn cứ để cơ quan Hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. Xuất xứ hàng hóa giúp cơ quan hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định tỉ lệ hàng quá cảnh. Còn khi Việt Nam là nước nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, quản lý được hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của Chính phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa. Nó còn giúp cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng  cho lô hàng nhập khẩu phù hợp vớ chế độ thuế quan hiện hành. Ví dụ như với Mỹ, cơ quan quản lỹ nhà nước của Mỹ đã ra quyết định hạn chế nhập khẩu mặt hàng thép có xuất xứ từ Trung Quốc nguyên nhân một phần do các vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc. Vậy nên, đói với mặt hàng thép có xuất xứ từ Trung Quốc, việc thông quan qua cửa khẩu Mỹ là rất khó khăn. Còn với Việt Nam, theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO tại Điều 147 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ không áp đặt, cũng như hạn chế nhập khẩu đối với bất cứ nước nào, mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn nhà phân phối để nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt Nam. Về mức thuế quan, nếu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Lào (C/O form S), để thực hiện Bản thỏa thuận giữ Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và bộ công thương nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thì những hàng hóa đó sẽ được hưởng ưu đãi về mặt thuế quan. Trên cơ sở thông tin về xuất xứ hàng hóa cho phép cơ quan quản lý nhà nước tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan ngày 17/1/2016, dựa vào xuất xứ hàng hóa, chúng ta có thể xác định được thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở Châu Á. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm tỉ trọng 28,7%.

Đối với  việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của nhà nước. Đối với nước xuất khẩu, thông thường nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển đều thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của các nước phát triển, xuất xứ hàng hóa là bằng chứng để được hưởng ưu đãi thuế quan. Ví dụ như khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Ngoài ra xuất xứ hàng hóa còn giúp các nước xuất khẩu tăng cường khả năng thâm nhập hàng hóa vào các thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi. Giúp mở rộng thị trường và hàng hóa của nước xuất khẩu trở nên có sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại của các nước không được hưởng ưu đãi, tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Từ ngày 1/1/2014, EU chính thức thông qua quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập, đưa Việt Nam vào các nước được hưởng GSP đối với tất cả các mặt hàng. Cũng trong năm này, Việt Nam đã xuất khẩu được 7% mặt hàng sang EU, giai đoạn 2014-2016 đã tăng lên thành 30%. Còn đối với nước nhập khẩu, về mặt phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của nhà nước, xuất xứ hàng hóa là cơ sở đrr cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác thống kê ngoại thương, nắm tình hình nhập khẩu hàng hóa, thực hiện hạn ngạch nhập khẩu sản phẩn có xuất xứ từ các nước được phân bố (nếu có), tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước, thị trường khác nhau, xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trường của hàng hóa nhập khẩu từ đó có biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu, biểu thuế thích hợp, chính sách xử lý môi trường để bảo vệ sức khỏe, an ninh… xác địnhtiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác nhau. Xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan là căn cứ để Chính phủ nước cho hưởng nắm được tình hình thực hiện ưu đãi, xây dựng và sửa đối bổ sung kịp thời, có thể giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt thẳng. Theo những kết quả thống kê được về hàng hóa có chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi, EU cí thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và kinh tế từng ngành hàng của các nước được hưởng ưu đãi, từ đó xác định danh mục các nước được hưởng GSP, cá nước không được hưởng. Ví dụ Brunei, Hongkong, Hàn Quốc, Singapore,.. từ 1/1/1997 koong cì nằm trong danh sách hưởng GSP của EU nữa.

2.2.           Ý nghĩa của xuất xứ hàng hóa đối với cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Xuất xứ hàng hóa giúp cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hậu kiểm, giảm thiểu rủi ro đối với doanh nghiệp gian lận sử dụng nguyên liệu mua trong nước không đạt xuất xứ những vẫn cộng gộp 100% trị giá nguyên liệu đó vào trị giá thành phẩm cuối cùng, hoặc cũng có doanh nghiệp nhập hàng về, khai báo là nguyên vật liệu rồi gia công vài công đoạn sơ sài để xin cấp chứng nhận xuất xứ nhằm tránh được thuế bán phá giá hoặc được hưởng lợi từ thuế. Từ đó ngăn chặn được nguy cơ gian lận xuất xứ đối với đối với thành phẩm xuất khẩu.

Xuất xứ hàng hóa cũng giúp cho cơ quan quản lý nhà nước xác định chính xác xuất xứ hàng hóa mà doanh nghệp nhập vào Việt Nam. Hiện nay có một số doanh nghiệp làm giả C/O form D để nhập lậu vào Việt Nam. Trước đó, cơ quan chức năng đã phát hiện một số hàng nhập lậu sử dụng C/O form D giả, vifcasc C/O thu giữ được đều ghi 100% hàm lượng ASEAN, đối với nhà sản xuất cũng như cơ quan quản lý, điều này là không cần thiết vì chỉ cần hơn 40% hàm lượng asean là có thể được cấp c/o. Qua kiểm tra xuất xứ, cơ quan quản lý đã ngăn chặn được phần nào hành vi làm giả để hưởng thuế ưu đãi này.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here