Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại

0
6123
Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:PHÂN BIỆT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại và vai trò

của ngân hàng thương mại

Định nghĩa ngân hàng thương mại

Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác…

  • Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động

chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM)

 

1.     Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế

 

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử

dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay.

Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình.

Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…

2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán

Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví

dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…).

Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc

quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết

kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,

thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán

được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống

ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các

doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân

hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.

Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền

bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.

3.Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp

Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.

Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy

định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau:

Thanh toán

Tên các ngân hàng                                                    Tiền gửi mới Dự trữ bắt buộc cho vay mới

Ngân hàng A 1.000.000 900.000   100.000
         
Ngân hàng B 900.000 810.000   90.000
         
Ngân hàng C 810.000 729.000   81.000
         
   
         
Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000   1.000.000
         

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay,

người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.

——————————

Tài liệu tham khảo

  1. LÊ VINH DANH, Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Chính Trị Quốc Gia, (1996) [32- 66]
  1. NGUYỄN NINH KIỀU, Tiền tệ – ngân hàng, NXB Thống Kê, (1998) [75-85]
  1. TRẦN VĂN HÙNG, NGUYỄN TRÍ HÙNG, TRƯƠNG QUANG HÙNG,

NGUYỄN THANH TRIỀU, CHÂU VĂN THÀNH, Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, NXB GIÁO DỤC, (1999) [156-162] & [166-177]

  1. TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH, TS. SỬ ĐÌNH THÀNH, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê, (2001) [235-274]
  1. TS. LÊ VĂN TƯ, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB TK, 2001.
  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM, KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ, Kinh tế

chính trị Mác – Lê Nin, phần II, (2006)

  1. GS.TS LÊ VĂN TƯ, Ngân hàng thương mại , Nxb Tài Chính, [2004]
  1. www.sbv.gov.vn

( Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam )

  1. www.mof.gov.vn

( Trang web của Bộ Tài chính )


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây 


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here