Bài tập lớn Tìm hiểu TPP, vai trò của Mỹ trong TPP và lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam

0
1835
Bài tập lớn Tìm hiểu TPP, vai trò của Mỹ trong TPP và lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài tập lớn Tìm hiểu TPP, vai trò của Mỹ trong TPP và lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Bài tập lớn môn Điều khiển số: Thiết kế theo tiêu chuẩn tích phân số (IAE, ITAE, ISE, ITSE) kết hợp với Dead – Beat khâu điều chỉnh tốc độ động cơ DC Servo Harmonic RHS 17 – 6006


Tải ngay bản PDF tại đây: Bài tập lớn Tìm hiểu TPP, vai trò của Mỹ trong TPP và lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam

Quảng Cáo

LỜI MỞ ĐẦU

Từ cuối thập kỉ 90 cho đến nay, ở hầu hết các châu lục, hàng loạt các liên minh kinh tế khu vực hoặc liên khu vực dưới dạng khu vực thương mại tự do, liên minh về thuế quan, … đã ra đời khiến việc thành lập các liên kết kinh tế trong khu vực và liên kết giữa nhiều khu vực trở thành một trong các đặc điểm của kinh tế thế giới hiện nay. Hơn nữa, khi mà xu thế quốc tế hóa kinh tế toàn cầu ngày một gia tăng thì chính phủ các nước sử dụng phương pháp ký kết các điều ước và hiệp định mậu dịch để thực hiện mục tiêu của mình trong thương mại quốc tế. Không ai có thể phủ nhận lợi ích to lớn mà các liên kết kinh tế, điều ước hay hiệp định mậu dịch mang lại cho nền kinh tế của quốc gia. Trong thời gian qua, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (hay còn được gọi là TPP) chính là một trong nhiều vấn đề “nóng hổi” của kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.

Chính vì vậy mà em đã chọn lựa đề tài này cho Bài Tập Lớn Môn Logistics Toàn Cầu của mình. Đề tài có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của các hiệp định thương mại tự do.

Chương 2: Giới thiệu về TPP, vai trò của Mỹ trong TPP và lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp.

Em xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam và Cô Trần Thị Minh Trang – giảng viên trực tiếp hướng dẫn học phần Logistics Toàn Cầu đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Tuy nhiên, do bản thân vẫn còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót về cả hình thức và nội dung. Em mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO.

 

 

Kể từ cuối thập kỉ 90, nhất là sau khi Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) được ra đời năm 1995, xu hướng các quốc gia trên thế giới ký kết các hiệp định mậu dịch đã có rất nhiều bước phát triển mới cũng như đã có những thay đổi không hề nhỏ về chất. Những dấu hiệu đáng chú ý của trào lưu này là số lượng các hiệp định mậu dịch được ký kết trên thế giới đã tăng vô cùng mạnh kể từ sau năm 1995.

Ngày nay, khi mà xu thế quốc tế hóa kinh tế trên toàn cầu gia tăng thì để thực hiện các mục tiêu của trong thương mại quốc tế, chính phủ các nước sử dụng hình thức ký kết các điều ước và hiệp định mậu dịch. Một minh chứng cụ thể là chỉ tính đến năm 2002, trên toàn thế giới có khoảng 168 hiệp định mậu dịch được ký kết với quá nửa số đó là ra đời sau năm 1995. Phần lớn các quốc gia có kinh tế tương đối phát triển đều chủ động tham gia vào hoạt động ký kết các hiệp định mậu dịch (hoặc bị lôi kéo tham gia), kể cả những nước mà từ trước tới nay không mấy mặn mà với các hiệp định về thương mại tự do như Trung Quốc và Hàn Quốc.

1.1.          Hiệp định mậu dịch (hiệp định thương mại tự do).

1.1.1. Hiệp ước mậu dịch.

1.1.1.1 Khái niệm.

Hiệp ước mậu dịch là văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều nước có chủ quyền, bao gồm quy định về các quan hệ kinh tế lẫn nhau của các pháp nhân, công dân của các bên tham gia. Nó thể hiện các nguyên tắc cơ bản, phạm vi pháp lý chung. Trên cơ sở đó, các hiệp định kinh tế và mậu dịch ở mức độ thấp hơn được ký kết. (Bài giảng Quan hệ Kinh tế thế giới, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, 2014, trang 40)

1.1.1.2 Đặc trưng.

Hiệp ước mậu dịch có các đặc trưng sau đây:

  • Được ký kết ở mức cao nhất:

Hiệp định mậu dịch phải do người đứng đầu nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn và Quốc hội phải thông qua mới được gọi là có hiệu lực.

  • Có tính chất chung:

Tức là, không chỉ đề cập đến các quan hệ buôn bán mà còn đến nhiều lĩnh vực quan hệ kinh tế như vận tải, địa vị pháp lý của các pháp nhân và công dân của các bên ký hiệp ước.

  • Có tính chất giới hạn:

Tức là chỉ xác định những nguyên tắc đối xử lẫn nhau của các bên tham gia.

  • Thời hạn và hiệu lực dài, hiệu lực có thể kéo dài một cách tự động.

1.1.2. Hiệp định mậu dịch.

1.1.2.1 Khái niệm.

  • Hiệp định mậu dịch là một văn bản đã ký kết giữa hai nước hoặc nhiều nước nhằm cụ thể hóa những biện pháp thực hiện các hiệp ước mậu dịch mà chính phủ các bên đã ký kết. (Bài giảng Quan hệ Kinh tế thế giới, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, 2014, trang 41)
  • Hiệp định thương mại tự do (FTA) là hiệp định song phương hoặc đa phương (tức là được ký kết giữa 2 nước hoặc giữa nhiều nước) trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi về việc loại bỏ các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan, song mỗi quốc gia thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại riêng và độc lập của mình đối với các nước không phải là thành viên của hiệp định. (Website của Tạp chí Cộng Sản, 2009)

Dù là được ký kết giữa hai nước hay nhiều nước thì hiệp định mậu dịch vẫn  đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nước thành viên trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại và tận dụng được lợi thế so sánh của mình cũng như của đối tác. Hơn nữa, do có phạm vi sâu rộng, hiệp định mậu dịch còn giúp xúc tiến sự tự do hóa trong đầu tư, chuyển giao dây chuyền công nghệ, nâng cao hiệu suất làm các thủ tục hải quan cùng với nhiều dịch vụ khác.

1.1.2.2 Đặc điểm.

Đặc điểm của hiệp định mậu dịch:

  • Do các cơ quan nhà nước ký không cần quốc hội phê chuẩn.
  • Trong hiệp định thỏa thuận về các vấn đề rất cụ thể liên quan đến kinh tế và quan hệ mậu dịch giữa các bên. Ví dụ: số tiền viện trợ; hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm; điều kiện thanh toán; …
  • Nó xác định nguyên tắc buôn bán giữa các bên nếu hiệp định được ký mà chưa ký hiệp ước mậu dịch giữa chính phủ các bên tham gia.
  • Thời gian hiệu lực của hiệp định thường ngắn (từ 2 đến 3 năm).

Các nước trên thế giới thường ký hiệp ước và hiệp định mậu dịch cùng với các biện pháp khác để thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại thương đặt ra cho mỗi nước. Có nhiều vấn đề mà từ xưa tới nay chưa từng xuất hiện trong các hiệp định mậu dịch thì nay đã xuất hiện như: đầu tư; sức lao động; trợ cấp; mua sắm và tiêu dùng từ Chính phủ; môi trường; …

Để tránh bị các nước khác phân biệt đối xử hay để giữ vị thế và địa vị của mình, một nước rất có thể buộc phải ký kết và tham gia vào một (hay nhiều) hiệp định mậu dịch với một (hay nhiều) quốc gia khác, ngay cả khi nước đó chưa hoàn toàn sẵn sàng.

Mục đích của Việt Nam khi đàm phán ký kết các hiệp định mậu dịch cũng tương tự như các quốc gia khác đó là tăng cường hoạt động xuất khẩu, tạo ra sự hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài, nâng cao địa vị và xây dựng hình ảnh của đất nước đối với quốc tế. Hiệp định mậu dịch còn có các tác dụng khác như tăng sức ép nhằm đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh.

1.2.          Ví dụ về một hiệp định mậu dịch mà Việt Nam đã ký kết.

1.2.1.   Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Việt – Mỹ).

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 là một nấc thang quan trọng trong công cuộc bình thường hóa và phát triển quan hệ kinh tế – thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ, là tiền đề cho việc thúc đẩy tiến trình Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế đa phương và hội nhập kinh tế thế giới.

  • Nội dung của hiệp định.

Hiệp định thương mại Việt – Mỹ bao gồm 4 nội dung chính:

  • Chương 1: Thương mại hàng hóa.

Chương này bao gồm 9 điều nói về nguyên tắc đối xử quốc gia; nguyên tắc tối huệ quốc; những nghĩa vụ chung của thương mại; thúc đẩy và mở rộng thương mại; văn phòng thương mại chính phủ; hành động được coi là khẩn cấp đối với nhập khẩu; tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân trong thương mại; thương mại nhà nước và các định nghĩa chung về công ty, xí nghiệp.

Những nội dung chính của chương thương mại hàng hóa là:

  • Ngay lập tức và không điều kiện, các doanh nghiệp của Việt Nam được quyền tổ chức và phân phối hàng hóa vào thị trường Mỹ; hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam đưa sang Mỹ sẽ được hưởng ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc.
  • Chính phủ Việt Nam cam kết tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp tới từ các thành phần kinh tế được quyền tự do trong hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Theo lộ trình, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ bãi bỏ các rào cản phi thuế quan đã và đang gây ra trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu như hạn ngạch, giấy phép, …
  • Nhà nước ta sẽ áp dụng các phương pháp, cách thức nhằm giảm bớt sự độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại nhà. Trừ các doanh nghiệp của nhà nước hoạt động trong một số ngành phi lợi nhuận, các doanh nghiệp nhà nước khác phải tiến hành mọi hoạt động theo cơ chế thị trường.
  • Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ.

Đây là hiệp định mậu dịch song phương đầu tiên mà Việt Nam đưa quyền sở hữu trí tuệ trở thành một chương riêng với 18 điều khoản giải thích và qui định về các định nghĩa chung; nguyên tắc đối xử quốc gia; quyền tác giả, gồm cả cho tác phẩm viết, phần mềm máy tính, bộ sưu tập nguồn dữ liệu, băng ghi âm và ghi hình; các tín hiệu được truyền dẫn qua vệ tinh; nhãn hiệu của hàng hóa; quyền sáng chế; thiết kế bố trí trong mạch tích hợp; bí mật thương mại; kiểu dáng trong công nghiệp; thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, … Trong hiệp định này có tám đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là: quyền tác giả; những tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được con người mã hóa; nhãn hiệu của hàng hóa; quyền sáng chế; thiết kế các mạch tích hợp; thông tin bí mật thương mại; kiểu dáng trong công nghiệp; các loại giống thực vật.

  • Chương 3: Thương mại điện tử.

Đây là hiệp định mậu dịch song phương mà Việt Nam đưa riêng chương trình thương mại dịch vụ một cách độc lập; có thể nói đó là lần đầu tiên trong một hiệp định mậu dịch song phương mà nước ta đã ký kết với các nước có qui định về thương mại và dịch vụ thành một chương riêng. Chương thương mại và dịch vụ của hiệp định chứa đựng 11 điều là  phạm vi, định nghĩa của thương mại dịch vụ; đối xử tối huệ quốc; vấn đề hội nhập trong kinh tế; pháp luật của quốc gia; độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền; tiếp cận thị trường; nguyên tắc đối xử quốc gia; các thỏa thuận bổ sung; lộ trình cụ thể; vấn đề khước từ lợi ích; định nghĩa kèm 2 phụ lục F và G để giải thích cũng như cụ thể hóa thương mại nội địa dịch vụ giữa 2 nước.

Nội dung chính của chương này là ngay lập tức và không điều kiện, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện việc kinh doanh các loại hình dịch vụ ở thị trường Mỹ; theo lộ trình được nhắc tới trong phụ lục G, chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa thị trường về dịch vụ của mình cho các công dân và công ty đến từ Hoa Kỳ hoạt động trên nguyên tắc đãi ngộ dân tộc và nguyên tắc tối huệ quốc.

  • Chương 4: Phát triển mối quan hệ đầu tư.

Chương này bao gồm 15 điều quy định về các định nghĩa; nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc; giải quyết các tranh chấp phát sinh; tính minh bạch; chuyển giao quy trình công nghệ; nhập cảnh, tạm trú của lao động nước ngoài; tuyển dụng người lao động nước ngoài; bảo đảm các quyền; tước quyền sở hữu; bồi thường các thiệt hại gây ra bởi chiến tranh; các biện pháp trong đầu tư thương mại; việc áp dụng vấn đề này đối với các doanh nghiệp của nhà nước; đàm phán về các Hiệp định đầu tư song phương khác trong tương lai; việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này và từ chối lợi ích. Ngoài ra, mối quan hệ về đầu tư còn được nhắc tới trong phụ lục H; thư trao đổi giữa đại diện của hai bên tham gia ký kết hiệp định thương mại về cấp giấy phép đầu tư và ở điều 1, điều 4 của chương 7 trong hiệp định.

  • Lợi ích và khó khăn cuả Việt Nam khi ký kết hiệp định.
  • Thuận lợi:
  • Phát triển mối quan hệ thương mại với Mỹ theo hướng tăng cường xuất khẩu.
  • Việt Nam có thể tăng trưởng kinh tế thông qua tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ do được hưởng nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc ngang bằng quốc gia.
  • Khuyến khích sự cạnh tranh và hoạt động cải cách trong nước; hiện đại hóa; xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh và hiệu quả; chuẩn hóa công tác kế toán.
  • Được tiếp cận nguồn đầu tư lớn và khoa học công nghệ hiện đại.
  • Các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển sẽ tạo ra khối lượng việc làm lớn hơn.
  • Người lao động sẽ được tiếp xúc với công nghệ mới và hiện đại; phương thức quản lý được cải thiện; có nhiều cơ hội hơn để phát triển công việc của mình và học tập nhiều kinh nghiệm từ chuyên gia nước ngoài.
  • Thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Nâng cao chất lượng của cuộc sống cho nhân dân.
  • Là tiền đề cho việc thúc đẩy tiến trình gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế của Việt Nam.
  • Giúp Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới.
  • Khó khăn:
  • Các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ đầu tư ồ ạt vào nước ta nhưng lại không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở một vài khu công nghiệp hoặc nhà máy.
  • Các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn hạn chế về rất nhiều mặt cũng như vốn ít nên gặp phải không ít khó khăn khi bị bắt buộc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ.
    • Lợi ích của Mỹ.
  • Việt Nam ta có vị trí về địa lý vô cùng thuận lợi tạo ra nhiều khả năng để phát triển các hoạt động như tạm nhập tái xuất hay chuyển khẩu hàng hóa sang các khu vực lân cận nên sẽ giúp Mỹ dễ dàng và thuận tiên hơn trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác. Hơn nữa, hợp tác với nước ta cũng là một bước quan trọng để Mỹ xây dựng vị thế cuả mình trong khu vực.
  • Việt Nam có nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá nhân công lại rẻ mà bản chất cần cù, chịu khó mặc dù còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH TPP; VAI TRÒ CUẢ MỸ TRONG TPP VÀ LỢI ÍCH CỦA TPP ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM.

 

2.1 Giới thiệu chung về TPP.

2.1.1 Định nghĩa TPP.

 

Hình 2.1: TPP.

                                                                                 Nguồn: Internet.

Theo website của Đời sống Pháp luật, TPP, viết tắt của từ Trans Pacific Partnership hay đầy đủ hơn là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Ngọc Anh, 2015).

Theo Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương (Phạm Tú, 7/12/2010).

2.1.2 Các thành viên của TPP.

 

Thành viên của TPP bao gồm 12 quốc gia là: Hoa Kỳ, Austraylia, Nhật Bản, Bru-nây, Mê-xi-cô, Canada, Malaysia, Singapore, Chi-lê, Việt Nam, Peru, New Zealand.

Ngoài ra, một số nước và vùng lãnh thổ khác như: Hàn Quốc, Colombia, Đài Loan, Phi-líp-pin, Thái Lan, … cũng đã bày tỏ mối quan tâm và ý muốn tham gia TPP.

Hình 2.2: Các quốc gia thành viên của TPP.

                                                                                                                      Nguồn: Internet.

 

2.1.3 Lịch sử hình thành của TPP.

 

Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết từ ngày 3/6/2005; có hiệu lực kể từ 28/5/2006 với 4 nước ban đầu là Bru-nây, Chile, Singapore, New Zealand. Vì vậy, ban đầu Hiệp định này được gọi là TPP4.

Đến tháng 9/2008, Mỹ bày tỏ ý muốn đàm phán để gia nhập TPP. Hai tháng sau đó, ba quốc gia là Việt Nam, Austraylia, Peru cũng bày tỏ ý muốn tương tự. Tháng 10 năm 2010, Malaysia bày tỏ ý muốn tham gia TPP.

Từ tháng 3 năm 2010, các nước thành viên đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán cấp cao, đàm phán giữa kỳ và cả các cuộc đàm phán có quy mô nhỏ hơn. Đến tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia vào hiệp định này với tư cách cuả một thành viên đầy đủ.

Ngày 5/10/2015, 12 nước thành viên đã chính thức hoàn tất đàm phán TPP tại Atlanta.

2.1.4 Mục đích của TPP.

Ngay từ Chương 0: Chương Mở đầu trong Toàn văn nội dung Hiệp định TPP, các bên tham gia ký kết hiệp định đã đề cập đến mục đích của nó, bao gồm:

  • Thành lập hiệp định mậu dịch khu vực mang tính toàn diện, phục vụ cho việc thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế và lợi ích cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, quan tâm hơn đến những lợi ích của người tiêu dùng, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
  • Thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Nhà nước, Chính phủ và nhân dân của các quốc gia tham gia vào hiệp định.
  • Xây dựng dựa vào quyền, nghĩa vụ tương ứng theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế.
  • Thừa nhận những sự khác biệt về mức độ đa dạng của các nền kinh tế.
  • Củng cố khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước mình trên thị trường thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế bằng biện pháp tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng trong khu vực.
  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp trong việc tham gia và được hưởng lợi từ các cơ hội mà TPP đem lại.
  • Thành lập khuôn khổ pháp lý và thương mại để có thể dự đoán cho thương mại và đầu tư trên nguyên tắc tất cả các bên đều có lợi.
  • Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của khu vực bằng cách khuyến khích các nền kinh tế áp dụng các quy trình, thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch nhằm tiết kiệm hơn về chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho nhà xuất nhập khẩu của các quốc gia.
  • Thừa nhận quyền điều chỉnh, giải quyết sẵn có của các nước để bảo đảm sự linh hoạt của các bên tham gia hiệp định nhằm hình thành các ưu tiên về quy phạm pháp luật, giữ gìn lợi ích của cộng đồng và bảo vệ các mục tiêu của phúc lợi công cộng hợp pháp, ví dụ như y tế công cộng, môi trường, tài nguyên thiên nhiên có khả năng bị cạn kiệt, sự toàn vẹn cũng như ổn định trong hệ thống tài chính kinh tế cùng với đạo đức trong xã hội.
  • Công nhận quyền duy trì, tiếp tục áp dụng hoặc sửa chữa và thay đổi hệ thống chăm sóc cho sức khỏe của các thành viên.
  • Khẳng định doanh nghiệp nhà nước cũng có thể đóng vai trò hợp pháp trong đa dạng kinh tế của các thành viên, công nhận rằng việc cung cấp các lợi thế không công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm suy yếu hoạt động thương mại và đầu tư, thiết lập nguyên tắc cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm xây dựng nên một sân chơi hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân.
  • Thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường thông qua thực hiện có hiệu quả pháp luật môi trường, đẩy mạnh mục tiêu của vấn đề phát triển bền vững thông qua hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại và các chính sách, hoạt động của môi trường.
  • Bảo vệ và thực hiện quyền lợi cuả người lao động, nâng cao chất lượng của điều kiện lao động và mức sống, tăng cường hợp tác về những vấn đề trong lao động.
  • Thúc đẩy minh bạch, quản trị và pháp quyền của pháp luật, loại bỏ hiện tượng tham nhũng, hối lộ trong đầu tư và thương mại.
  • Thừa nhận công việc quan trọng mà cơ quan của các nước thành viên đang thực hiện nhằm tăng cường và cải thiện hợp tác vĩ mô.
  • Thừa nhận sự quan trọng của khác biệt văn hóa giữa các thành viên, công nhận đầu tư và thương mại có thể tạo ra các cơ hội để làm đa dạng hơn văn hóa trong nước mà vẫn giữ gìn được bản sắc của văn hóa nước mình.
  • Đóng góp cho những phát triển của thương mại thế giới, kích thích hợp tác khu vực và thế giới rộng hơn.
  • Thiết lập cơ sở giải quyết những vấn đề về đầu tư và thương mại trong tương lai.
  • Mở rộng các quan hệ đối tác bằng cách khuyến khích việc tham gia của các nước và vùng lãnh thổ khác nhằm nâng cao hơn nữa sự hội nhập kinh tế khu vực, thiết lập nền tảng của một Khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương.

2.1.5. Nội dung của TPP.

Toàn văn nội dung của Hiệp định TPP gồm 31 chương trong đó Chương 0 là Chương mở đầu đề cập tới mục đích của TPP, Chương 30 là Chương các điều khoản thi hành của TPP còn 29 chương còn lại là nội dung thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề, lĩnh vực hợp tác.

  • Chương 1: Quy định và định nghĩa chung. Chương này gồm ba điều và một phụ lục đề cập tới mục tiêu lớn nhất là thiết lập một khu vực thương mại tự do theo đúng với các quy định của Hiệp định theo Điều XXIV của GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO) 1994 và Điều V của GATS (Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO); mối quan hệ của TPP với các hiệp định khác mà các nước thành viên đã ký kết và định nghĩa chung của các thuật ngữ, khái niệm xuất hiện trong hiệp định.
  • Chương 2: Việc tiếp cận thị trường và nguyên tắc đối xử quốc gia. Gồm 34 điều trong đó Điều khoản 2.1 và 2.2 là định nghĩa của các thuật ngữ như: giao dịch lãnh sự, ấn phẩm quảng cáo, … cùng với phạm vi áp dụng. Điều 2.3 quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia. Các điều từ 2.4 đến 2.20 đề cập đến việc mở cửa thị trường hàng hóa với những quy định về xóa bỏ thuế quan, tạm nhập hàng hóa, hàng tái sản xuất, …. Điều khoản từ 2.21 đến 2.29 là những quy định cho ngành nông nghiệp như trợ cấp xuất khẩu nông sản, an ninh lương thực, …. Điều khoản từ 2.30 đến 2.34 là quản lý hạn ngạch thuế quan.
  • Chương 3: Quy tắc và thủ tục về xuất xứ. Bao gồm 32 điều và ba phụ lục trong đó 18 điều khoản đầu tiên (từ 3.1 đến 3.18) là các quy tắc xuất xứ hàng hóa như hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ thuần túy, …. 13 điều khoản tiếp theo (từ 3.19 đến 3.31) là quy định về thủ tục xuất xứ hàng hóa. Điều 3.32 là Uỷ ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ. Ba phụ lục đề cập tới các thỏa thuận khác, yêu cầu dữ liệu tối thiểu và các trường hợp ngoại lệ của Điều 3.11: Hàm lượng không đáng kể.
  • Chương 4: Dệt may. Bao gồm 9 điều, quy định về các vấn đề đối với hàng dệt may như: hợp tác, giám sát, xác minh, bảo mật, Uỷ ban về Hàng dệt may, ….
  • Chương 5: Tạo thuận lợi trong thương mại và quản lý hải quan. Bao gồm 12 điều, thỏa thuận về quản lý hải quan, tạo thuận lợi trong thưowng mại như: phối hợp về hải quan, phán quyết trước, tự động hóa, ….
  • Chương 6: Phòng vệ thương mại. Bao gồm 9 điều, trong đó từ 6.1 đến 6.7 là các biện pháp tự vệ như biện pháp tự vệ toàn cầu, biện pháp tự vệ chuyển tiếp, … và từ 6.8 đến 6.9 là thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
  • Chương 7: Biện pháp kiểm dịch và vệ sinh. Bao gồm 18 điều, quy định về biện pháp kiểm dịch và vệ sinh như các cơ quan có thẩm quyền, phân tích rủi ro và khoa học, kiểm tra, ….
  • Chương 8: Rào cản kỹ thuật của thương mại. Gồm 12 điều, quy định về các vấn đề thuộc rào cản kỹ thuật của thương mại như mục tiêu, đánh giá hợp quy, quy chuẩn kỹ thuật, ….
  • Chương 9: Đầu tư. Bao gồm 29 điều, đề cập đến các nội dung của đầu tư như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, hoạt động chuyển nhượng, các biện pháp không tương thích, ….
  • Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới. Bao gồm 13 điều, quy định về thương mại dịch vụ xuyên biên giới như xâm nhập thị trường, quy định trong nước, ….
  • Chương 11: Dịch vụ tài chính. Bao gồm 22 điều, đề cập tới các vấn đề như dịch vụ tài chính mới, xâm nhập thị trường của các tổ chức tài chính, ….
  • Chương 12: Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân. Bao gồm 10 điều khoản quy định về thủ tục xin phép nhập cảnh, đi lại công tác, cung cấp thông tin, ….
  • Chương 13: Viễn thông. Gồm 26 điều quy định các vấn đề như chuyển vùng quốc tế, bảo vệ tính cạnh tranh, bán lại, kết nối với nhà cung cấp chính, ….
  • Chương 14: Thương mại điện tử. Bao gồm 18 điều giải quyết các vấn đề như mã nguồn, hợp tác, tin nhắn thương mại điện tử, ….
  • Chương 15: Mua sắm công. Bao gồm 11 điều đề cập tới các vấn đề như năng lực nhà cung cấp, đấu thầu hạn chế, thông tin mua sắm, ….
  • Chương 16: Chính sách cạnh tranh. Bao gồm 9 điều quy định về các vấn đề: hợp tác, hợp tác kỹ thuật, bảo vệ khách hàng, ….
  • Chương 17: Các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị độc quyền. Bao gồm 15 điều quy định về các vấn đề: thẩm quyền được giao phó; tòa án cùng các cơ quan hành chính; trợ giúp phi thương mại; ….
  • Chương 18: Sở hữu trí tuệ. Bao gồm 83 điều quy định về các vấn đề: hợp tác, nhãn hiệu, tên nước, chỉ dẫn địa lý, ….
  • Chương 19: Lao động. Gồm 15 điều giải quyết các vấn đề: hội đồng lao động, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, hợp tác, ….
  • Chương 20: Môi trường. Bao gồm 23 điều khoản quy định về các vấn đề như: hàng hóa và dịch vụ về môi trường; bảo tồn và thương mại; khai thác thủy sản biển; các loài ngoại lai xâm hại; ….
  • Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực. Gồm 6 điều thỏa thuận về các vấn đề: nguồn lực; lĩnh vực hợp tác và nâng cao năng lực; ….
  • Chương 22: Tạo thuận lợi cho kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Bao gồm 5 điều đề cập về Uỷ ban về năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi cho kinh doanh; chuỗi cung ứng; sự gắn kết với những người quan tâm; ….
  • Chương 23: Phát triển. Gồm 9 điều quy định về một số vấn đề như: khuyến khích phát triển; tăng trưởng kinh tế trên diện rộng; phụ nữ và tăng trưởng kinh tế; ….
  • Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bao gồm 3 điều là: chia sẻ thông tin; Uỷ ban về doanh nghiệp vừa và nhỏ; miễn áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp.
  • Chương 25: Sự đồng nhất trong quản lý. Gồm 11 điều quy định về các vấn đề như: qúa trình, cơ chế điều phối và đánh giá; quy chế thực hành quản lý tốt; Uỷ ban về sự đồng nhất trong quản lý; ….
  • Chương 26: Chống tham nhũng và sự minh bạch. Bao gồm 12 điều thoả thuận về các vấn đề: Luật phòng chống tham nhũng, tăng cường tính liêm chính trong công chức; các biện pháp chống tham nhũng; ….
  • Chương 27: Quy định hành chính và thể chế. Gồm 7 điều quy định về các vấn đề: Uỷ ban Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Uỷ ban TPP); quy tắc về thủ tục của Uỷ ban; đầu mối liên lạc; ….
  • Chương 28: Giải quyết các tranh chấp. Bao gồm 22 điều khoản về giải quyết tranh chấp như lựa chọn tòa án tư pháp; trung gian hòa giải; … và thủ tục tố tụng trong nước; giải quyết tranh chấp thương mại tư nhân.
  • Chương 29: Trường hợp ngoại lệ và quy định chung. Gồm 7 điều quy định về ngoại lệ về an ninh; biện pháp kiểm soát thuốc lá; biện pháp về thuế; ….

Một điều đặc biệt trong nội dung của TPP là nếu một quốc gia thành viên đưa ra các điều luật hay chính sách không phù hợp hoặc đi ngược lại với tiêu chí và nội dung của TPP thì các doanh nghiệp nước ngoài có thể kiện Chính phủ của các quốc gia đó ra tòa án của TPP.

2.2. Vai trò của Mỹ trong TPP.

Đối với Hoa Kỳ, TPP là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện chính sách “ xoay trục” sang khu vực Châu Á sau nhiều năm tự giữ chân mình ở Trung Đông và đối trọng lại những ảnh hưởng ngày càng to lớn của Trung Quốc trên thế giới. Chính vì vậy, Nhà Trắng đã có những đóng góp không hề nhỏ trong sự thành công của TPP.

Ngay từ những ngày đầu đàm phán, Hiệp định TPP đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ ngay trong nội bộ của nền kinh tế lớn nhất thế giới với những trở lực to lớn như: sự lo ngại, e sợ của các thành phần kinh tế trong nước; sự phản đối của một bộ phận người dân; sự phân hóa trong Quốc hội Hoa Kỳ; …. Để đạt được thành công của cuộc đàm phán tháng 10 vừa qua, Tổng thống Barrack Obama đã phải trải qua một chặng đường dài và đầy gian nan, nhất là thời điểm ông yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ gia hạn Quyền xúc tiến thương mại (TPA) hay còn được gọi với cái tên khác là Quyền đàm phán nhanh để có thể toàn quyền đàm phán các thỏa thuận thương mại toàn cầu mà Quốc hội chỉ có thể thông qua hoặc bác bỏ toàn bộ chứ không có quyền sửa đổi.

Theo lời chia sẻ của Ông Ron Kirk, một đại diện của Hoa Kỳ: “ Đàm phán TPP rất cam go vì các bên tham gia sẽ phải thảo luận và đưa ra nhiều quyết định khó khăn vì tất cả các vấn đề được thảo luận đều liên quan đến tương lai của đất nước mình.” Để đạt được Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, phía Hoa Kỳ đã có nhứng nhượng bộ ở hai vấn đề lớn là dược phẩm có nguồn gốc từ sinh học và công nghệ xe hơi. Ví dụ về nhượng bộ của Hoa Kỳ trong vấn đề dược phẩm có nguồn gốc sinh học đó là trong danh mục các loại thuốc mà TPP bàn cãi có hơn ba ngàn loại thuốc được nghiên cứu và chế biến bởi các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu Hoa Kỳ rút ngắn thời hạn khai thác trước khi nó trở thành dược phẩm được các doanh nghiệp khác chế biến trên cơ sở thành phần gốc của doanh nghiệp nghiên cứu ra từ 12 năm xuống còn từ 5-7 năm nhằm nhanh chóng có thuốc rẻ cho người nghèo. Kết quả, Mỹ đã nhượng bộ bằng một số quy định nhập nhằng về kỳ hạn 5 năm và 8 năm.

Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Hoa Kỳ tham gia vào Hiệp định TPP đã góp phần nâng cao vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của TPP đối với kinh tế toàn cầu. Việc Hoa Kỳ tham gia ký kết hiệp định này cũng như nhận thức được những mục đích của Hoa Kỳ khi tham gia TPP, chính Trung Quốc – một quốc gia từ trước đến nay không mấy mặn mà với các hiệp định thương mại tự do cũng phải quan tâm nhiều hơn đến TPP.

Trong TPP, vì là nền kinh tế số một toàn cầu nên Mỹ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đối với 11 thành viên còn lại của hiệp định, Hoa Kỳ như người anh cả, như cánh chim đầu đàn dẫn dắt các nước khác đặc biệt là các quốc gia đang phát triển tìm thấy con đường và cách thức để phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Không chỉ trong vấn đề kinh tế, khi TPP đã được ký kết tức là chính sách “xoay trục” của Tổng thống Obama bước đầu được thực hiện thì với tiềm lực quân sự lớn mạnh  của mình, Hoa Kỳ cũng sẽ trợ giúp các nước thành viên mỗi khi trong khu vực xảy ra những tranh chấp về vấn đề lãnh thổ. Cùng với đó, các quốc gia thành viên sẽ nhận được những giúp đỡ của Mỹ về phát triển và nâng cao trình đọ khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; ….

2.3. Lợi ích của TPP đối với ngành Logistics ở Việt Nam.

Theo các thống kê từ Hiệp hội Logistics, chi phí dành cho logistics ở nước ta chiếm khoảng 25% GDP hàng năm, cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, …. Một khi TPP chính thức được phê duyệt và có hiệu lực với rất nhiều dòng thuế chỉ còn 0% hứa hẹn mang đến sự sôi động, náo nhiệt cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng khi TPP được ký kết thì ngành logistics là ngành được hưởng lợi đầu tiên do sự bùng nổ về giao thương. Đây thực sự là một cơ hội để ngành logistics Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện mình.

Vậy những lợi ích hay cơ hội của ngành logistics Việt Nam khi tham gia TPP là:

  • Các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ được hưởng lợi một cách gián tiếp khi mà dòng chảy của thương mại mạnh lên sẽ kéo theo các nhu cầu về vận tải và dịch vụ logistics tăng cao.
  • Với những quy định về cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tự do hóa thương mại và đầu tư, … chính là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cuả nước ta và qua đó tạo điều kiện để mở rộng nhu cầu vận chuyển, khả năng cung ứng và đầu tư thêm cho hệ thống kho bãi.
  • Do sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao nên các hoạt động thuộc dịch vụ logistics sẽ được đẩy mạnh, logistics Việt Nam sẽ chú trọng hơn lĩnh vực đầu tư cho cơ sở vật chất từ đó nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất ngành logistics.
  • Được tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực, được tiếp cận thị trường logistics rộng lớn với nhiều ưu đãi về thương mại để năng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ là cơ hội để ngành logistics Việt Nam phát triển hơn nữa.
  • Khi tham gia TPP, ngành logistics Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics đến từ các nước thành viên khác. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logistics của nước ta có thể thấy được khả năng thực sự của mình và tự mình tìm ra những bước đi đúng đắn hơn để hoàn thiện chính mình.
  • Cạnh tranh với các ngành logistics phát triển hơn, ngành logistics Việt Nam sẽ có điều kiện để học hỏi các kinh nghiệm về tổ chức, quản lý doanh nghiệp; thu hút khách hàng; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; … và nỗ lực hơn nữa để mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
  • Theo những thỏa thuận trong TPP, các nước thành viên có thể thực hiện và tăng cường các hoạt động hợp tác và hỗ trợ nhau nâng cao năng lực trong một số ngành cụ thể trong đó có logistics. Các bên cũng công nhận rằng công nghệ và đổi mới sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động hợp tác và năng cao năng lực. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ được hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy và tạo điều kiện xây dựng, đào tạo năng lực; chia sẻ kinh nghiệm về thiết lập, thực hiện chính sách và thủ tục; trao đổi về chuyên gia, thông tin và công nghệ.
  • Cũng theo thỏa thuận của TPP, các quốc gia thành viên sẽ thông qua hoặc duy trì các thủ tục hải quan rút gọn và đơn giản hóa để phục vụ cho việc vận chuyển tốc hành, giải phóng hàng hóa hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai bên nên ngành logistics sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện đối với nhiều hoạt động của mình.
  • Các chuỗi cung ứng sẽ được thúc đẩy phát triển và được tăng cường để tích hợp sản xuất, tạo thuận lợi cho thương mại và giảm chi phí kinh doanh trong khu vực thương mại tự do.
  • Các doanh nghiệp logistics sẽ được hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực thương mại tự do.

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.

 

Vào năm 2014, Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) đã quyết định đưa những vấn đề có liên quan đến TPP vào cuộc khảo sát về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tìm hiểu những quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với Hiệp định TPP. Theo kết quả nhận được từ cuộc khảo sát này, 70% trong số hơn 40000 doanh nghiệp của nước ta và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã biết đến TPP nhưng mức độ hiểu biết còn rất hạn chế. Không nhiều doanh nghiệp đã và đang theo dõi quá trình đàm phán của TPP cũng như những tác động của hiệp định đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của chính mình trong tương lai. Thậm chí, vẫn còn một lượng nhỏ doanh nghiệp không hề biết đến sự tồn tại cuả TPP khi được nhóm nghiên cứu hỏi về vấn đề này.

Vì vậy, để thực sự tận dụng được những lợi ích to lớn mà TPP mang lại, Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề.

3.1 Về phía Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta cần phải:

  • Nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp, người dân về TPP bằng các biện pháp như tuyên truyền, giới thiệu, ….
  • Tổ chức và thực hiện việc thành lập công đoàn riêng độc lập với công đoàn của nhà nước cho công nhân theo đúng thỏa thuận trong TPP.
  • Tìm mọi biện pháp, phương thức có thể để nâng cao hàm lượng nội địa trong tất cả các sản phẩm của mình.
  • Nhanh chóng soạn thảo và đề xuất khung pháp luật phù hợp hơn với TPP; sửa đổi những bất cập vẫn đang tồn đọng trong luật pháp hiện giờ; nhất là đối với thủ tục hải quan.
  • Chú trọng hơn đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng của nguồn lao động, cải cách, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của thể chế kinh tế thị trường.
  • Thúc đẩy việc thiết lập một môi trường đầu tư và thương mại mang tính minh bạch và cạnh tranh một cách công bằng để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và phân bổ có hiệu quả các nguồn đầu tư.
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, nhất là đối với hệ thống giao thông.
  • Thúc đẩy tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường tổ chức các buổi trao đổi hay đối thoại với các doanh nghiệp, hiệp hội để đưa ra các bước đi đúng đắn nhất.
  • Rút ra kinh nghiệm và sửa chữa những sai lầm từ thời ký gia nhập WTO như chưa có những đường lối, ứng xử đúng đắn trong chính sách vĩ mô hay chưa có những cải cách cần thiết, kịp thời ngay từ bên trong quốc gia.

3.2 Về phía doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải:

  • Nâng cao hiểu biết của mình về TPP, những tác động tích cực của nó đến nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp mình; cả những khó khăn, thách thức khi tham gia TPP để đề ra hướng đi phù hợp và tận dụng hiệu quả nhất hiệp định này.
  • Chú trọng đầu tư cho đào tạo và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực; cải thiện, đổi mới và tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại; đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động.
  • Quan tâm hơn nữa đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
  • Tăng cường hợp tác, thiết lập mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
  • Đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý găn liền với việc hoàn thành các nghiã vụ của doanh nghiệp đối với xã hội và chú trọng đến văn hóa trong kinh doanh.
  • Nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
  • Học hỏi cách thức, phương pháp, kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp khác, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho mình trên cơ sở những thỏa thuận của TPP và lợi thế so sánh của chính mình.
  • Tận dụng mọi nguồn lực, tiềm năng, khả năng có thể có của doanh nghiệp.
  • Quan tâm hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới mẻ và có sức cạnh tranh cao hơn.

KẾT LUẬN.

Sự thành công bước đầu trong quá trình đàm phán ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Ngoài ra, khi tham gia ký kết TPP, kinh tế Việt Nam nhận được rất nhiều cơ hội để phát triển đặc biệt với những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp không hề nhỏ vào GDP hàng năm như: dệt may, nông nghiệp, ….

Bên cạnh những cơ hội, lợi thế đó thì nước ta cũng vấp phải những thách thức và khó khăn để có thể thực hiện tốt những vấn đề đã được thỏa thuận trong TPP. Vì vậy, cả Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều nếu không muốn bị loại bỏ.

Dưới vai trò là một sinh viên chuyên ngành Logistics, em vô cùng mong muốn những tìm hiểu của mình về TPP sẽ có đóng góp sự phát triển của kinh tế Việt Nam và ngành logistics.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here