[Soạn văn] Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) – Phần 1

0
871
soan van lop 11
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Soạn văn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

PHẦN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Phần 2: Về Tác Phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 1:

a. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

– Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ. Ông sinh tại quê mẹ, làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ là Trương Thị Thiệt.

– Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.

– Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông về quê dạy học và chuyển sang học thuốc.

Quảng Cáo

– Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi Bến Tre. Đó là thời gian ông viết Chạy giặcVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ông luôn giữ thái độ kiên trung, không hợp tác với giặc.

b. Cuộc đời của nhà thơ là tấm gương sáng, cao đẹp cho nhân cách và nghị lực của con người tuy bị mù, ông vẫn là một thầy giáo tận tâm, là một thầy thuốc giàu y đức và là một nhà thơ xuất sắc. Những những đóng góp của ông không hề nhỏ và những tác phẩm của ông đậm chất hiện thực và phê phán sâu sắc.

Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

a. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, bởi thế mà tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tinh thần Nho giáo. Mặc dù vậy Nguyễn Đình Chiểu còn là một trí thức nhân dân, suốt đời sống nơi thôn xóm, nên tư tưởng đạo đức của ông có những nét mang phong cách rất dân dã của những người nông dân thuần phác.

Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân là hình tượng thành công nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Ông tập trung ủng hộ và ca ngợi các tấm gương người tốt. Đó là những con người có phẩm chất tiêu biểu cho quan niệm đạo đức truyền thống như trung nghĩa, thuỷ chung, dũng cảm, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn, … Ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, tình cha con, tình bạn bè, hàng xóm, nghĩa vợ chồng, …

b. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kì đầu chống Pháp xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Thơ văn yêu nước của ông là tiếng khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau, đồng thời hết lòng ngợi ca những sĩ phu như Trương Định đã một lòng vì nước, vì dân. Ông dựng bức tượng đài bất tử về những người dân ấp, dân lân: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Ngay cả lúc bờ cõi đã chia đất khác, Nguyễn Đình Chiểu vẫn nuôi giữ một niềm tin vào ngày mai: “Một trận mưa nhuần rửa núi sông” (Xúc cảnh), vẫn kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương” (Ngư tiều y thuật vấn đáp)

Với những nội dung trên, có thể nói thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời. Nó có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

c. Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn, tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tấm lòng nặng tình nghĩa. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó là những nét rất riêng trong vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.

Câu 3: Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa.

Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là quyền lợi cuẩ nhân dân nhưng đến Nguyền Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here