– Điếc thần kinh giác quan xảy ra đột ngột ở 1 hoặc 2 tai, từ vài giờ đến vài ngày.
– Điếc kiểu tiếp nhận, thường xảy ra ở người trung niên.
NGUYÊN NHÂN ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Hiện chưa được biết rõ, có 2 giả thuyết được nêu ra:
1. Giả Thuyết Mạch Máu:
Tắc hoặc co thắt động mạch tai trong (là động mạch nuôi mê nhĩ), gây thuyên tắc mê nhĩ.
2. Giả Thuyết Virus:
Giả thuyết này dựa trên các căn nguyên:
– Bệnh cảnh dịch tễ, sự xuất hiện theo mùa (đông, xuân).
– Nhiễm trùng hô hấp trên xảy ra trước giai đoạn chóng mặt, điếc.
– Xét nghiệm huyết thanh học cho thấy kháng thể kháng virus trong dịch não tủy.
CHẨN ĐOÁN ĐIẾC ĐỘT NGỘT
1. Lâm Sàng:
– Nghe kém đột ngột 1 hoặc 2 tai.
– Có thể kèm theo ù tai, chóng mặt, buồn ói (hiếm gặp).
– Bệnh nhân không bị liệt mặt và không có dấu thần kinh khu trú.
2. Cận Lâm Sàng:
– Thính lực đồ: Điếc kiểu tiếp nhận, thính lực mất ít nhất 30db ở tối thiểu 3 tần số so với tai bình thường.
– Nên tiến hành các xét nghiệm: Nhĩ lượng đồ, PXCBĐ; các xét nghiệm về huyết học, sinh hóa, MRI, ABR để tìm nguyên nhân.
ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT
1. Dùng Thuốc:
– Nootropyl 12g + 200ml Glucose 5% TTM nhanh trong 15 phút
– Corticoid:
Ngày 1,2: Solumedrol 40mg: 1lọ x 3 (TM)
Ngày 3: Solumedrol 40mg: 1lọ x 2
Ngày 4,5: Solumedrol 40mg: 1lọ Ngày 6,7: Prednisone 5mg: 4 viên x 2 (u)
Ngày 8: Prednisone 5mg: 4 viên
Ngày 9,10: Prednisone 5mg: 2 viên
– Sibélium 5mg: 2viên/ ngày (u)
2. Oxy Cao Áp + Corticoid:
– Oxy cao áp (2,5 ATA, 100% 02): Thở mỗi ngày 1 giờ x 10 ngày
– Corticoid : Thống nhất như phác đồ I Chống chỉ định oxy cao áp:
+ Tràn khí màng phổi + Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng + Tiền sử phẫu thuật ngực + Viêm xoang mạn tính + Có thai.
Sau 10 ngày bệnh nhân nào không đáp ứng tốt với điều trị sẽ được điều trị bằng phương pháp khác
Kiểm tra thính lực đồ vị N5 và N10
Điều trị ngoại trú:
Sau khi xuất viện cấp toa điều trị ngoại trú 5-10 ngày, sau đó tái khám lại và đo lại thính lực đồ.
– Thuốc hướng thần kinh, bổ thần kinh như:
Piracetam 800mg 1v x 3lần 2/ngày
– Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa có thể dùng 1 trong những thuốc sau:
+ Flunarizine 5mg 2v uống + Cinnarizine 25mg 1v x 3 lần uống + Gingo bibola 40mg 1 v x 3 lần/ngày uống
– Thuốc điều trị chóng mặt:
+ Acetylleucine 500mg 1 v x 2-3 lần/ngày + Betahistine dihydrochloride 16mg 1v x 3 lần/ngày uống
– Thuốc điều trị các biểu hiện cơ năng của cơn lo lắng cấp tính như :
+ Magne B6 1 v x 2-3 lần/ngày uống + Uvimag B 1 v x 2-3 lần/ngày uống
– Thuốc kháng histamine có thể dùng:
+ Chlopherniramine 4mg 1v x 2 lần/ngày uống + Loratadine 10mg 1v uống
– Fexofenadine 60mg 1v x 2 lần/ngày
– Có thể thở oxy cao áp nếu không có chống chỉ định
TIÊN LƯỢNG ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Điếc đột ngột là một cấp cứu, nếu được điều trị sớm trong vòng 24 tiếng thì có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Tiên lượng xấu nếu bệnh nhân có tiểu đường, cao huyết áp, lớn tuổi. Các yếu tố tiên lượng tốt bao gồm:
– Điếc nhẹ
– Điếc ở tần số thấp
– Không có dấu hiệu tiền đình
– Điều trị sớm trong vòng 3 ngày sau khởi bệnh
– Không có các yếu tố nguy cơ mạch máu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị nội trú bệnh tai mũi họng năm 2013 trang 33, bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.
- Võ Tấn, sách “Tai Mũi Họng Thực Hành” trang 69, trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Ngọc Dinh, “Điều trị điếc ở người lớn” sách Tai Mũi họng quyển 1 trang 304, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Nguyễn Trãi:
- Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Viêm Đại Tràng Mạn Tính
- Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Xuất Huyết Dưới Nhện
- Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới Cấp
- Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên
- Phác Đồ Chẩn Đoán, Điều Trị Áp-Xe Quanh Amiđan