Điện Giật (Electric shock)

0
4590
Điện Giật (Electric shock)
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


ĐIỆN GIẬT (ELECTRIC SHOCK)

ThS.BS.Cao Tấn Phước Khoa Cấp cứu

1. ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN GIẬT

Tai nạn điện giật gây nhiều hậu quả toàn thân và cục bộ trên cơ thể, cả trước mắt và lâu dài. Riêng trong công nghiệp do sơ xuất, chế độ an toàn lao động không được tôn trọng, nên nhiều người bị điện giật.

Cấp cứu điện giật cần nắm vững các kỷ năng cấp cứu nội khoa, tổn thương do điện giật có nhiều dạng khác nhau, cần chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Những sang thương do điện giật

1. Sang thương do nhiệt năng (thermal injuries)

2. Sang thương do dòng điện đi qua (conductive injuries)

Quảng Cáo

3. Sang thương do nổ (blast injuries)

Trong việc xử trí điện giật, cần nắm vững hai phương châm:

Hồi sinh cơ bản: tại nơi xảy ra điện giật

Hồi sinh nâng cao: tại nơi xảy ra điện giật do nhân viên y tế thực hiện và tại bệnh viện.

2. CHẨN ĐOÁN ĐIỆN GIẬT

2.1. Khi Bị Điện Giật:

Toàn bộ các cơ của bệnh nhân bị co giật mạnh gây 02 tình huống

Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương

Nạn nhân như bị dính chặt vào nơi bị truyền điện cần đề phòng bệnh nhân ngã ra gây thêm các chấn thương khi cắt điện

2.2. Tai Biến Tức Khắc

Ngưng tim phổi: bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngưng tim sau, ngừng tim thường do rung thất.

Bỏng: có thể do dòng hiệu điện thế cao, đôi khi rất nặng nếu điện thế càng cao và thời gian tiếp xúc càng dài.

Vết bỏng không đau, không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ, nơi đi vào thường có ranh giới rõ hình tròn hoặc oval.

Bỏng đôi khi do sự di chuyển của dòng diện, gây bỏng sâu, khó đánh giá khi nhìn từ bên ngoài.

Gãy xương: chú ý cột sống và ngực.

2.3. Tai Biến Muộn

Chóang giảm thể tích: do tăng tính thấm thành mạch, tổn thương tế bào

Phù tăng áp lực nội sọ

Suy thận cấp: vài giờ sau khi bị điện giật, bệnh nhân đã tỉnh bỗng nhiên đái ra nước tiểu đỏ sẩm và sau đó vô niệu. Xét nghiệm nước tiểu có thể có myoglobin. Dòng điện cao thế có thể hủy họai tổ chức phóng thích ra myoglobin làm tắc ống thận gây viêm thận cấp

Tim: ngoại tâm thu nhĩ và thất, loạn nhịp hoàn toàn, đau thắt ngực

Tâm thần kinh: liệt nửa người, hội chứng ngoại tháp, bệnh thần kinh ngoại biên: (liệt, đau, tê da), rối loạn điện não tồn tại hàng năm

3. ĐIỀU TRỊ ĐIỆN GIẬT

3.1 Nguyên tắc:

hoàn toàn điều trị triệu chứng, phải can thiệp nhanh, tại chỗ, chỉ có 03 phút để hành động.

3.2 Cụ Thể:

Cúp cầu dao

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện (chú ý bệnh nhân hay ngã khi bị cắt

điện, đề phòng điện giật người hàng loạt): bằng các vật dụng không dẫn điện

Hồi sinh tim phổi: Ngay sau khi đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện, kiểm tra ngay tình trạng tim và hô hấp, nếu ngưng hô hấp – tuần hoàn phải tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản

@. Sơ cứu ban đầu: tại nơi xảy ra tai nạn, thực hiện hồi sinh cơ bản, phải tiến hành song song hồi sức hô hấp và tuần hòan: hô hấp miệng – miệng và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Tiếp tục làm cho đến khi cấp cứu lưu động đến:

@. Khi cấp cứu lưu động đến: thay hồi sinh cơ bản bằng hồi sinh nâng cao

Mặt nạ có oxy nối với bóng Ambu, sử dụng mask mặt (facemask) với oxy 15lít/phút đặt nội khí quản bóp bóng với Ambu có oxy, duy trì SpO2 > 90%.

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thực hiện sốc điện tại chỗ nếu có rung thất, sử dụng Adrenaline, dung dịch Natri bicarbonate… rồi chuyển bệnh nhân đến trạm cấp cứu hoặc trung tâm cấp cứu, tiếp tục hồi sức tim phổi liên tục trong quá trình di chuyển

@. Ở trạm cấp cứu hoặc trung tâm cấp cứu: tiếp tục hồi sức nâng cao và săn sóc sau hồi sức

Thông khí nhân tạo xâm lấn hay không xâm lấn

Nếu tim chưa đập lại tiếp tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực và điều trị các loại rối loạn nhịp

Bù đắp thể dịch:

Chống toan chuyển hóa bằng Natribicarbonate truyền tĩnh mạch

Chống sốc bằng dịch truyền, vận mạch

Chống rối loạn điều hòa thân nhiệt sau ngừng tim

Cải thiện tình trạng thiếu oxy

Chống suy thận cấp, vô niệu bằng Furosemide, lọc màng bụng hoặc thận

nhân tạo. Hạn chế nước nhưng khi chưa có nước tiểu, phải tăng cường bài tiết nước tiểu, tránh thiểu niệu

Ghi điện tim và theo dõi tim liên tục trong 24 giờ vì bệnh nhân có thể rung thất lại

Tìm và xử lý các tổn thương khác:

Bỏng: điều trị tổn thương bỏng do điện phải cẩn thận, hướng tổn thương và

tổ chức hư hại có thể chưa rõ ràng trong 7-10 ngày đầu

Gãy xương

Các cơ quan nội tạng

4. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG ĐIỆN GIẬT

Các trường hợp tổn thương thuần túy do nhiệt sẽ được điều trị như trường hợp bỏng do nhiệt

Các trường hợp bị tổn thương bởi dòng điện có hiệu điện thế thấp và không có triệu chứng toàn thân, không bỏng đáng kể, không có biến đổi trên ECG, không có myoglobin trong nước tiểu có thể cho xuất viện và theo dõi ngoại trú

Các trường hợp khác: tổn thương bởi dòng điện cao thế, bỏng đáng kể, biến đổi trên ECG, tiểu myoglobin đều cần nhập viện

Các phụ nữ có thai: phải được hội chẩn sản khoa do nguy cơ tử vong thai nhi Dự phòng: chế độ an toàn về điện và an toàn lao động phải được tôn trọng.

Điện Giật (Electric shock)

Xem thêm Phác đồ Bệnh viện Trưng Vương:

  1. Bài Giảng Xử Trí Chết Đuối
  2. Bài Giảng Xử Trí Cấp Cứu Trạng Thái Động Kinh
  3. Bài Giảng Điều Trị Chữa Bệnh Hôn Mê Nhiễm Ceton Acid
  4. Chẩn Đoán Và Xử Trí Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới
  5. Cấp Cứu Chấn Thương Sọ Não (Rất Chi Tiết) – Xử Trí Chăm Sóc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here