Bí Kíp Làm Bài Tập Kinh Tế Lượng Siêu Nhanh
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Lưu ý: Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau!
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Mục Lục
- I, PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỀ BÀI
- Bước 1: Xác định X, Y và đơn vị của chúng
- Bước 2: Đơn giản hóa câu hỏi trong đề bài
- Bước 3: Áp dụng công thức và tính toán
- II, Hai Dạng Bài Kinh Tế Lượng Khó
- Dạng 1: Kiểm định giả thiết với beta2
- Dạng 2: Tìm khoảng tin cậy
- III, HƯỚNG DẪN LÀM CÂU HỎI EVIEWS (hàm 2 biến)
- IV, MẸO LÀM BÀI
- V, Dạng Bài Vi Phạm Giả Thiết
- Cách làm chung:
- Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Bí Kíp Làm Bài Tập Kinh Tế Lượng Siêu Nhanh
Bài tập môn Kinh Tế Lượng
Tiến hành hồi quy Y theo X, với sự hỗ trợ của phần Để làm rõ hơn về những phần bên dưới mình xin lấy ví dụ:
VD: Một công ty bảo hiểm nhân thọ thu thập số liệu từ 8 người dân được điều tra về chi tiêu cho y tế- Y( triệu/ năm), độ tuổi- X(tuổi). Độ tin cậy 90% mềm Eviews ta thu được kết quả sau:…
a, Đây là số liệu gì? Ước lượng hàm hồi quy mẫu.
b, Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 1 năm thì lượng chi tiêu cho y tế tăng 0.5 triệu/ năm được không?
c, Khi độ tuổi tăng thêm 1 năm thì chi tiêu cho y tế tăng trong khoảng nào?
I, PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỀ BÀI
Bước 1: Xác định X, Y và đơn vị của chúng
– Đây là bước khá đơn giản nhưng rất quan trọng. Vì nếu các bạn xác định sai thì sẽ không làm được bài.
– Cách xác định: Nhìn ngay bên cạnh mỗi nhân tố ta sẽ thấy kí hiệu và đơn vị của chúng. Trong ví dụ trên ta thấy ngay:
X: Độ tuổi – đơn vị:tuổi
Y: Chi tiêu cho y tế – đơn vị: triệu/ năm
– Tuy nhiên trong nhiều đề bài người ta không kí hiệu là X hay Y mà thay vào đó là kí hiệu viết tắt chẳng hạn như chi tiêu cho y tế- CT( triệu/ năm), độ tuổi- AG(tuổi). Muốn xác định X Y chỉ cần nhìn phần “Tiến hành hồi quy CT theo AG, ta thu được…”. Như vậy Y là CT, X là AG.
Bước 2: Đơn giản hóa câu hỏi trong đề bài
– Thực chất của bước này là các bạn quy về mối quan hệ giữa X và Y với đơn vị của chúng càng dễ hiểu càng tốt. Đây là bước quan trọng nhất khi làm bài. Mình sẽ tiếp tục minh họa bằng ví dụ cho các bạn:
b, Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 1 năm thì lượng chi tiêu cho y tế tăng 0.5 triệu/năm được ko?
Kiểm định gt X ↑ 1đv => Y ↑ 0.5đv
Viết lại: KĐGT: X↑1đv=>Y↑0.5đv?
Tương tự với câu c:
c, Khi độ tuổi tăng thêm 1 năm thì chi tiêu cho y tế tăng trong khoảng nào?
X ↑ 1đv => Y ↑ KTC?
Viết lại: Tìm KTC của X khi↑ 1 đv
(Trên đây chỉ là 2 ví dụ minh họa cho bước 2. Ngoài ra trong đề còn xuất hiện rất nhiều câu hỏi khác , mình sẽ chỉ ra cho các bạn trong phần mẹo làm bài)
Bước 3: Áp dụng công thức và tính toán
-(Sau khi đã đơn giản hóa yêu cầu của đề bài thì các bạn đi vào tính toán. Mình sẽ không đề cập đến phần này vì chỉ cần áp dụng công thức là xong.)
II, Hai Dạng Bài Kinh Tế Lượng Khó
Có 2 dạng khó trong đề bài mà mình thấy nhiều bạn không biết cách đọc đề đó là Kiểm định giả thiết với beta2 và Tìm khoảng tin cậy. Sau đây mình sẽ đi sâu vào phân tích 2 dạng này cho các bạn.
Dạng 1: Kiểm định giả thiết với beta2
– Các bạn làm theo như mình hướng dẫn bên dưới:
b, Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 1 năm thì lượng chi tiêu cho y tế tăng 0.5 triệu/năm được ko?
Kiểm định gt X ↑ 1đv => Y ↑ 0.5đv
Viết lại: KĐGT: X↑1đv=>Y↑0.5đv?
Theo định nghĩa: X↑1đv=>Y↑beta2 đv
Theo đề bài: X↑1đv=>Y↑0.5đv
Vậy: KĐGT Ho: beta2=+0.5
H1: beta2≠+0.5
– Tại sao ở đây mình lại để dấu “+”? Vì trong 1 số TH câu hỏi có thể là:
“, Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 1 năm thì lượng chi tiêu cho y tế giảm 0.5 triệu/ năm được không?”
Theo định nghĩa: X↑1đv=>Y↑beta2 đv
Theo đề bài: X↑1đv=>Y↓0.5đv
Vậy: KĐGT
Ho: beta2= -0.5
H1: beta2≠ -0.5
– Một số TH khác đề bài lại cho:
Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 1 năm thì lượng chi tiêu cho y tế tăng nhiều hơn/ít hơn 0.5 triệu/ năm được không?
Các bạn chỉ cần thay dấu “=” bằng dấu “≥/≤” là được.
*Tóm lại: Nếu 2 mũi tên cùng dấu(↑↑ hoặc↓↓) thì dương
trái dấu (↓↑) thì âm.
**** Một câu hỏi đặt ra là nếu đề KHÔNG cho X là 1 đơn vị thì phải làm thế nào? Câu trả lời là BẰNG MỌI GIÁ các bạn phải ĐƯA X VỀ 1 ĐƠN VỊ. Nhiều bạn chủ quan hoặc không để ý phần này dẫn đến làm sai ngay từ đầu. Ví dụ như sau:
b, Có thể nói khi độ tuổi của người dân tăng thêm 2 năm thì lượng chi tiêu cho y tế tăng 0.8 triệu/năm được ko?
Kiểm định gt X ↑ 2đv => Y ↑ 0.8đv
Viết lại: KĐGT: X↑2đv=>Y↑0.8đv?
=> KĐGT: X↑1đv=>Y↑0.4đv? (chia 2 vế cho 2)
Theo định nghĩa: X↑1đv=>Y↑beta2 đv
Theo đề bài: X↑1đv=>Y↑0.4đv
Vậy: KĐGT
Ho: beta2=0.4
H1: beta2≠0.4
Dạng 2: Tìm khoảng tin cậy
– Dạng này dễ hơn so với KĐGT. Các bạn thấy câu hỏi có cụm từ “ trong khoảng nào?” thì đó là tìm KTC 2 phía hoặc “tối đa/tối thiểu bao nhiêu” thì là KTC 1 phía. Cách đọc đề cũng giống như dạng 1. Tuy nhiên người ta có thể yêu cầu tìm KTC của beta1, beta2 hoặc beta3 (Hàm 3 biến), tùy vào đề bài.
VD: c, Khi độ tuổi tăng thêm 1 năm thì chi tiêu cho y tế tăng trong khoảng nào?
X ↑ 1đv => Y ↑ KTC?
– Tuy nhiên 1 số TH khác đề bài KHÔNG cho X là 1 đơn vị (giả sử 2 đơn vị chẳng hạn), các bạn KHÔNG CẦN đưa X về 1 đơn vị như phần KĐGT mà cứ tìm KTC như bình thường sau đó ở phần Kết luận nhân 2 vế với 2 là được. Ví dụ:
Khi độ tuổi tăng thêm 2 năm thì chi tiêu cho y tế tăng trong khoảng nào?
X ↑ 2đv => Y ↑ KTC?
Tìm KTC của beta 2 ta được: 0.55 <beta2 <0. 88 (giả sử)
KL: Khi độ tuổi tăng thêm 2 năm thì chi tiêu cho y tế tăng trong khoảng từ 0.55 *2 đến 0.88*2 (triệu/ năm) (Nhân 2 vế với 2 ở phần KẾT LUẬN)
*TÓM LẠI: KHÁC với KĐGT với beta2, đối với dạng tìm KTC mà đề bài lại KHÔNG cho X là 1 đơn vị thì ta KHÔNG CẦN đưa X về 1 đơn vị. Chỉ cần xác định cần tìm KTC cho beta nào đó rồi tiến hành làm như bình thường. Sau khi KẾT LUẬN mới nhân 2 vế.
III, HƯỚNG DẪN LÀM CÂU HỎI EVIEWS (hàm 2 biến)
Trình tự làm Eviews: Nếu đi thi gặp đề cho 1 bảng Eviews (thường ngay đầu câu 2) rồi yêu cầu tìm các số liệu còn thiếu các bạn làm theo trình tự sau:
Variable | Coefficient ) | Std. Error (se ) | t- Statistic | Prob. |
C (beta1) | Đã cho | Đã cho | ? 1 | Đã cho |
X (beta2) | Đã cho | ? 2 | Đã cho | Đã cho |
R- Squared ( ) | ? 3 | Mean dependent var ( ) | Đã cho | |
Adjusted R- Squared( ) | Đã cho | S.D. dependent var | Đã cho | |
S.E of regression( ) | Đã cho | F- Statistic (F) | ? 4 | |
Sum Square Resid( RSS) | ? 5 | Prob(F- Statistic) | Đã cho |
Lưu ý: S.E of regression là σ ̂ chứ không phải σ ̂^2 (rất nhiều bạn sai ở đây!)
*** Ngoài ra còn 1 dạng Eviews siêu khó nữa các bạn tham khảo cách giải đề 795 trong trường hợp đi thi gặp phải.
Xem Thêm: Sưu Tầm 1 số đề thi mẫu Kinh tế lượng + Hướng dẫn giải
IV, MẸO LÀM BÀI
1. Phân biệt beta “mũ” và beta: Mình thấy Nhiều bạn không biết khi nào viết beta mũ và khi nào viết beta nên hay nhầm lẫn dẫn đến sai cả bài. Các bạn cứ hiểu đơn giản thế này: beta là hệ số hồi quy còn beta mũ chỉ là ước lượng của nó. Ta không bao giờ tìm được cụ thể hệ số hồi quy bằng bao nhiêu vì phải nghiên cứu cả 1 tổng thể mới tìm đươc. Do vậy beta thường gắn với hàm PRF và chỉ tìm được KHOẢNG của nó, còn beta mũ gắn với hàm SRF và tìm được con số cụ thể.
2. Đọc đề bài thấy
“Có thể nói” => Kiểm định giả thiết
“Trong khoảng nào” => Tìm khoảng tin cậy 2 phía
“ Tối đa/ Tối thiểu bao nhiêu”=> Tìm khoảng tin cậy 1 phía
3. KĐGT mà đề cho X khác 1 đơn vị => phải đưa X về 1 đơn vị (đưa như thế nào thì xem bên trên)
Tìm KTC mà đề cho X khác 1 đơn vị => Không cần đưa X về 1 đơn vị- Phần kết luận mới nhân tương ứng.
4. HỌC THUỘC CÁC TRƯỜNG HỢP/ CỤM TỪ SAU:
(CỰC QUAN TRỌNG NẾU MUỐN QUA MÔN HOẶC ĐIỂM CAO!!!)
A, Có thể nói Y không phụ thuộc vào X/ X không ảnh hưởng đến Y được không?
=> Kiểm định sự phù hợp của MH( hàm 2 biến)
B, Có thể nói cả X2 và X3 đều không ảnh hưởng đến Y được không?
=> Kiểm định sự phù hợp của MH( hàm 3 biến) (VD: câu 3a đề 413, câu 3a đề 307) => Xem câu
C, Có thể nói lượng tăng của Y lớn hơn lượng tăng của X được không?
=> KĐGT Ho:beta2≥ 1( hàm 2 biến)
D, “Phần Y không phụ thuộc vào X”:
=> ý nói beta 1( hàm 2, 3 biến) (VD: câu 3b đề 413) => Xem câu
E, Phần thay đổi của Y khi X thay đổi 1 đơn vị:
=> ý nói beta2( hàm 2 biến)
F, Có thể nói X tác động thuận chiều/tích cực đến Y được không?
(VD: câu 2b đề 795, câu 2b đề 198) => Xem câu
=> KĐGT Ho: beta2≥ 0( hàm 2 biến)
G, Có thể nói khi không có X thì Y bằng a (đơn vị) được không?
=> KĐGT Ho: beta1 = a
H, Có thể nói phần thay đổi của Y khi X2 thay đổi 1 đơn vị lớn hơn phần thay đổi của Y khi X3 thay đổi 1 đơn vị được không? Biết hiệp phương sai…
(VD: cau3a đề 198)=> Xem Câu
=> KĐGT Ho: beta2≥ beta3 (hàm 3 biến)
I, Có thể nói phần thay đổi của Y khi X thay đổi 1 đơn vị lớn hơn phần Y không phụ thuộc vào X được không?
=> KĐGT Ho: beta2≥ beta1 (hàm 2 biến)
J, Có thể nói tác động biên chỉ bằng 1 nửa tung độ gốc được không?
=> KĐGT Ho: beta2= (1:2)beta1 (hàm 2 biến)
K, Có thể nói X2 tác động đến Y bằng ảnh hưởng của X3 đến Y nhưng theo chiều ngược lại được không?
(VD: câu 3b đề 684) => Xem câu
=> KĐGT Ho: beta2 = -beta3
5. Kiểm tra xem Mô hình nào phù hợp hơn:
(HƠI DÀI NHƯNG NEUS CÁC BẠN ĐỌC KĨ THÌ SẼ THẤY KHÔNG KHÓ!!!)
=> Có 1 số điểm khác nhau giữa việc kiểm tra giữa MH 2 vs 3 biến và 2 vs 4 biến. (VD: cau3b đề 198 và câu 3c đề 413 => Xem câu)
***Lưu ý: Ở đây mình không xét tới MH lin- log, log- lin vì 2 MH này phức tạp hơn so với MH thông thường nên 1 số công thức trên có thể không đúng với chúng.
V, Dạng Bài Vi Phạm Giả Thiết
(CỰC DỄ- PHÍ CẢ ĐỜI NẾU BỎ QUA!)
1. Kiểm tra MH có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (PSSSTĐ)
– Mẹo phát hiện: thấy MH có “ln” hoặc “ei” và cho hệ số xác định.
2. Kiểm tra MH có hiện tượng Đa cộng tuyến(ĐCT)
– Mẹo phát hiện: không có MH cụ thể, chỉ thấy “hồi quy X2 theo X3 thu đc hệ số xác định là…”
Cách làm chung:
• B1: Tương tự kiểm định sự phù hợp của MH (KĐ F với R2 của MH mới (không phải MH ban đầu nhé) và k=2)
• B2: KL: -nếu bác bỏ H0 => MH PH => CÓ hiện tượng…
-nếu không đủ cơ sở bác bỏ => MH không PH => KHÔNG CÓ hiện tượng…
Chữ viết tắt
KTC: Khoảng tin cậy
KĐGT: Kiểm định giả thiết
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau