Tổng Quan Logistics

0
10773
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Logistics gặp phải những thách thức nào từ hoạt động bán lẻ và khách hàng?

Thách thức từ hoạt động bán lẻ:

Nhìn chung, số lượng các cửa hàng có mặt hàng đa dạng hoá đang tăng lên và số lượng các cửa hàng chuyên về một sản phẩm đang giảm xuống. Số lượng các cửa hàng bán lẻ đang giảm nhưng quy mô bình quân của các cửa hàng này tăng lên đáng kể. Xu hướng chung là phát triển những cửa hàng lớn, siêu thị lớn.

Sự kết hợp các chính sách giảm hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn nhất. Những chính sách này gồm có:

  • Tối đa hoá các gian hàng bán lẻ – với chi phí do các kho bán lẻ chịu.
  • Giảm số lượng hàng lưu kho tại các depot theo các chính sách tiết kiệm chi phí.
  • Giảm số lượng các depot trữ hàng tồn kho.
  • Khái niệm và nguyên lý Just-in-time.
  • Các chính sách tồn kho do người bán quản lý.

Thách thức từ khách hàng.

Thách thức trực tiếp tới hoạt động bán lẻ là xu hướng mua hàng tại nhà hoặc mua hàng trực tuyến. Sự chuyển đổi sang cách thức mua hàng tại nhà hoặc mua hàng không qua các cửa hàng bán lẻ luôn là trọng tâm. Với sự lan rộng nhanh chóng của máy tính trong các gia đình và sử dụng internet miễn phí, có thể nói thời điểm để thay đổi đã tới.

Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng ngày càng tăng và có ảnh hưởng lớn tới logistics như chức năng logistics trở thành một thành phần chủ chốt trong chiến lược dịch vụ khách hàng.

Quảng Cáo

Câu 7: Dịch vụ Logistics là gì? Hãy phân loại dịch vụ logistics theo Nghị định 140/2007-NĐ/CP của Việt Nam và chỉ ra sự khác biệt giữa cách phân loại này với cách phân loại của WTO?

Dịch vụ logistics:

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Phân loại dịch vụ Logistics theo nghị định 140/2007-NĐ/CP

Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
  • Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
  • Dịch vụ địa lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá.
  • Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho, quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê hoặc thuê mua container.

Các dịch vụ logistics liên quan tới vận tải, bao gồm:

  • Dịch vụ vận tải hàng hoá.
  • Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa.
  • Dịch vụ vận tải hàng không.
  • Dịch vụ vận tải đường sắt.
  • Dịch vụ vận tải đường bộ.
  • Dịch vụ vận tải đường ống.

Các dịch vụ logistics liên quan khác

  • Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
  • Dịch vụ bưu chính.
  • Dịch vụ thương mại bán buôn.
  • Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng.
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Sự khác biệt giữa hai cách phân loại

(Các bạn xem lại phần này chút, mình không chắc)  

Cách phân loại theo nghị định thì không nhắc tới phần dịch vụ máy tính, dịch vụ tư vấn, quản lý. Tuy nhiên cách phân loại của WTO thì không chi tiết và cụ thể như cách phân loại của nghị định.

Câu 8: Trình bày phân loại logistics theo cấp độ dịch vụ?

Logistics bên thứ nhất  (1PL – First Party Logistics)

Logistics bên thứ nhất là hoạt động logistics do doanh nghiệp sở hữu sản phẩm/hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.

Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics)

Logistics bên thứ hai là hoạt động logistics do nhà cung cấp logistics thực hiện cho một/một vài hoạt động nhỏ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.

Logistics bên thứ ba  (3PL – Third Party Logistics)

Logistics bên thứ ba là hoạt động logistics do một doanh nghiệp độc lập thay mặt chủ cửa hàng tổ chức thực hiện và quản lý các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.

Logistics bên thứ bốn  (4PL – Four Party Logistics)

Trong dịch vụ logistics bên thứ tư, bên cung cấp dịch vụ tích hợp, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng.

Logistics bên thứ năm  (5PL – Fifth Party Logistics)

Logistics bên thứ năm là các dịch vụ logistics được cung cấp trên cơ sở thương mại điện tử. Các nhà cung cấp 5PL sử dụng các hệ thống quản lý (hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý kho hàng và hệ thống quản lý vận tải) tích hợp trong một hệ thống chung, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các bên trong chuỗi phân phối.

Câu 9: Trình bày khái niệm 3PL và quá trình phát triển của 3PL? Có thể phân loại các  nhà cung cấp dịch vụ 3PL theo khả năng đáp ứng khách hàng như thế nào?

Khái niệm 3PL:

Logistics bên thứ ba là các hoạt động do một nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và khai thác kho. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể quản lý các hoạt động khác như quản trị tồn kho, các hoạt động liên quan tới thông tin và các hoạt động tạo ra giá trị khác. Hợp đồng thực hiện phải có các nội dung chi tiết về quản lý, phân tích hoặc thiết kế, và thời gian hợp tác tối thiểu là một năm.

Quá trình phát triển của 3PL

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ những năm 1980 hoặc thậm chí còn lâu hơn với sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ logistics truyền thống. (Traditional LSPs)

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ những năm 1990 khi một số doanh nghiệp chuyển phát nhanh, vận chuyển bưu kiện như DHL, TNT và UPS bắt đầu thực hiện các hoạt động 3PL. Các hoạt động 3PL do các doanh nghiệp này thực hiện dựa trên mạng lưới chuyển phát nhanh toàn cầu bằng đường hàng không và kinh nghiệm của họ  về cước vận chuyển.

Giai đoạn thứ ba diễn ra từ cuối những năm 1990.  Hiện nay một số doanh nghiệp tham gia thị trường 3PL từ lĩnh vực IT, cố vấn quản lý và các dịch vụ tài chính. Những doanh nghiệp này cùng hợp tác với các doanh nghiệp ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai để thực hiện các hoạt động cho khách hàng.

Phân loại các  nhà cung cấp dịch vụ 3PL theo khả năng đáp ứng khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ 3PL tiêu chuẩn (Standard 3PL Provider): là hình thức cơ bản nhất của nhà cung cấp dịch vụ 3PL. Họ thực hiện các chức năng cơ bản như nhặt hàng và đóng hàng (pick and pack), hoạt động kho hàng và phân phối.

Nhà phát triển dịch vụ (Service developers): cung cấp tới khách hàng các dịch vụ cao cấp làm tăng giá trị như theo dõi lô hàng (track and trace), cross docking, bao gói đặc biệt, và cung cấp hệ thống an ninh chuyên biệt.

Nhà cung cấp dịch cụ thích nghi với khách hàng (Customer adapters) cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động logistics của doanh nghiệp. Nhà cung cấp 3PL cải tiến các dịch vụ logistics nhưng không phát triển các dịch vụ mới. Lượng khách hàng của loại hình cung cấp 3PL này khá ít.

Nhà phát triển khách hàng (Customer developers): là cấp độ cao nhất của nhà cung cấp 3PL, tích hợp chính doanh nghiệp của họ với khách hàng và đảm bảo toàn bộ chức năng logistics. Họ chỉ phục vụ một số ít khách hàng nhưng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể với phạm vi rộng cho khách hàng.

Câu 10: Thế nào là thuê ngoài? Mô tả quy trình tiến hành thuê ngoài?

Khái niệm: Thuê ngoài hoạt động Logistics là sử dụng nhà cung cấp bên thứ ba cho toàn bộ hoặc một phần quy trình logistics của doanh nghiệp.

Quy trình tiến hành thuê ngoài

Bước 1: Kiểm tra phạm vi cần thuê ngoài và nhu cầu thuê ngoài

Bước đầu tiên đề cập đến việc đánh giá nội bộ về nhu cầu thuê ngoài, xác định các quy trình nào trong doanh nghiệp có tiềm năng thuê ngoài và liệu thuê ngoài có phải là lựa chọn đúng đắn đối với quy trình này, quyết định cách thức hoạt động mà bạn hướng đến: các nguồn lực riêng biệt và chia sẻ.

Bước 2: Xác định nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng

Bước tiếp theo trong quy trình là viết ra một danh sách dài các nhà nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng. Mục đích của bước này là xác định danh sách các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng thực hiện. Một danh sách dài thường có 20-30 doanh nghiệp liên hệ.

Bước 3: Yêu cầu về thông tin và lập danh sách ngắn.

Chúng ta vừa xác định danh sách dài, bây giờ là lúc liên hệ với từng nhà cung cấp tiềm năng và hỏi thông tin chi tiết bằng cách gửi phiếu yêu cầu thông tin (Request For Information – RFI) tới các nhà cung cấp tiềm năng trong danh sách dài đó.

Bước 4: Chuẩn bị và yêu cầu báo giá

Phiếu yêu cầu báo giá (Request For Quotation – RFQ) là một chứng từ quan trọng nhằm thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp trong danh sách ngắn theo một định dạng chuẩn. Thư mời dự thầu (Invitation To Tender – ITT) và phiếu xác nhận (Request For Proposal – RFP) cũng là một dạng khác của RFQ. Thông thường trong RFQ bao gồm những nội dụng sau: Mô tả chung về doanh nghiệp; Dữ liệu được cung cấp kèm theo RFI; Mạng lưới phân phối vật chất; Hệ thống thông tin; Các mức dịch vụ phân phối và giám sát hoạt động; Đánh giá rủi ro; Mối quan hệ kinh doanh và quan hệ ngành; Cấu trúc tính cước phí; Điều khoản và điều kiện; Thủ tục lựa chọn và hình thức phản hồi kèm theo thời gian (deadline)

Bước 5: Đánh giá và so sánh các nhà dự thầu

Trong bước này, tiến hành đánh giá, phản ánh và thảo luận bởi các nhóm chức năng chéo. Việc so sánh là định lượng – chủ yếu là so sánh các chi phí liên quan giữa các giải pháp khác nhau, và là định tính – cân nhắc các khía cạnh phi định lượng liên quan.

Bước 6: Lựa chọn đối tác và đánh giá rủi ro

Các nhà thầu ưu tiên có thể được tìm hiểu kĩ hơn qua việc tham quan thực tế hoặc các bước đàm phán ban đầu. Với những hợp đồng phức tạp hơn, có thể có đến hai hoặc ba nhà cung cấp dịch vụ ưu tiên được lựa chọn. Trong bước này cũng nên đánh giá rủi ro để xác định những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khi thực hiện hợp đồng hoặc khi vận hành quy trình thuê ngoài.

Bước 7: Soạn thảo hợp đồng

Hợp đồng được thoả thuận và lập ở bước này. Hợp đồng giữa các công ty khác nhau có sự khác biệt nhưng cần thể hiện các nội dung chính như sau: Điều khoản về đối tượng; Điều khoản về chi phí: vốn đầu tư, chi phí vận hàng, chi phí quản lý và vòng quay vốn; Điều khoản về dịch vụ; Điều khoản về quản lý và các điều khoản khác,….

Thời hạn hợp đồng có thể kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm. Các hợp đồng phức tạp thường thực hiện trong khoảng từ ba đến năm năm do lượng vốn đầu tư cần thiết vào các trang thiết bị vận chuyển lớn.

Bước 8: Thực hiện hợp đồng

Với bất kì dự án kinh doanh lớn nào cũng cần phải xây dựng và thống nhất kế hoạch thực hiện để đảm bảo trách nhiệm giữa các bên là rõ ràng và thời gian thực hiện là khả thi. Kế hoạch thực hiện cần xác định cụ thể nhiệm vụ cho cả doanh nghiệp thuê ngoài và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ.

Bước 9: Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ

Việc liên tục giám sát và kiểm soát đối tác ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu hoạt động và mục tiêu kinh doanh chung là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp giám sát và kiểm soát đối tác khác nhau để đồng thời nâng cao hoặc đạt được các mục tiêu về chi phí và mức dịch vụ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here