Thương mại điện tử

0
3221
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


36. Trình bày cách thức thanh toán bằng ví điện tử?

Quốc tế : Paypal (www.paypal.com/vn)

– Nội địa:

+Paypoo (www.paypoo.com.vn)

+Mobivi (www.mobivi.vn)

+Bảo kim

+Ngân lượng (www.nganluong.vn)

Quảng Cáo

+VnMart

Một người mua hàng trên mạng có thể tiến hành mua nhiều hàng hóa tại nhiều website khách nhau. Để đơn giản hóa cho việc nhập thông tin thẻ tín dụng và thông tin cá nhân để ghi hóa đơn hoặc gửi hàng người ta sử dụng  phần mềm “ví điện tử”. Ví điện tử là phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Cách vận hành ví điện tử như sau:

– Người mua đặt hàng qua mạng

– Phần xác minh/ đăng ký của ví điện tử tạo ra một cặp khóa gồm 1 khóa bí mật và 1 thông điệp (vé)

– Người mua giải mã thứ nhất bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình

– Người bán giải mã vé sử dụng mã bí mật của mình

– Nếu mã và vé trùng với nhau thì người bán sẽ biết người mua là chân thực.

Quá trình giao dịch này chỉ thực hiện trong vài giây và hoàn toàn tự động.

37. Trình bày hiểu biết cơ bản về các dạng tội phạm trên Internet?

Gian lận trên mạng là hành vi gian lận, làm giả để thu nhập bất chính.

– Tấn công cyber là một cuộc tấn công điện tử để xâm nhập trái phép trên internet vào mạng mục tiêu để làm hỏng dữ liệu, chương trình và phần cứng của các website hoặc máy trạm.

– Hackers (tin tặc): xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính.

– Crackers: là người tìm cách bẻ khóa để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình.

– Sniffer: kẻ trộm trên mạng

38. Phân tích các rủi ro trong TMĐT và nguyên nhân?

Rủi ro trong TMĐT là sự cố, tai họa xảy ra một cách bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người hoặc những mỗi đe dọa nguy hiểm, khi xảy ra thì gây tổn thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT.

– Bốn nhóm rủi ro cơ bản

+ Rủi ro về dữ liệu

+ Rủi ro về công nghệ

+ Rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức

+ Rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghiệp

– Rủi ro đối với người bán:

+ Người bán hàng trong TMĐT có thể gặp nhiều rủi ro nếu gặp phải tội phạm hay người mua giả mạo.

+ Người bán có thể bị thay đổi địa chỉ chuyển khoản ngân hàng và do vậy, khoản tiền này sẽ được chuyển tới một tài khoản khác của người xâm nhập bất chính.

+ Người bán cũng có thể nhận được đơn đặt hàng giả mạo.

+ Trong thanh toán, người bán có thể gặp phải rủi ro khi gặp phải chủ thể giả mạo hoặc thẻ giả.

+ Các website TMĐT còn có thể bị tấn công khiến cho toàn bộ website tê liệt, không thể hoạt động được, toàn bộ hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Trường hợp xấu có thể bị phá hủy một phần hay toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp.

– Rủi ro với người mua:

+ Thông tin giao dịch thông tin bí mật về tài khoản, về thẻ tín dụng có thể bị đánh cắp khi tham gia giao dịch trực tuyến

+ Thông tin cá nhân của họ có thể bị chặn hoặc bị lấy cắp khi gửi đi một đơn đặt hàng hay chấp nhận chào hàng

+ Địa chỉ IP, địa chỉ email của người mua hàng cũng có thể bị ăn cắp và giả mạo và thực hiện các cuộc tấn công tin học vào các website khác

+ Máy tính của người mua cũng dễ dàng bị tấn công, phá hủy hoặc trộm cắp dữ liệu, hoặc bị sử dụng làm nơi phát tán các hình thức tội phạm trên mạng

* Nguyên nhân:

– Do bản thân chủ thể gây ra do việc thiếu hiểu biết, kiến thức, do việc thiếu cẩn trọng, thực hiện sai quy trình

– Xuất phát chính từ cơ sở giao dịch của phương thức này

– Các cuộc tấn công trên mạng có thể làm mất trộm hay phá hủy dữ liệu của các hệ thống máy tính tham gia giao dịch hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống giao dịch hay làm sai lệch các cuộc giao dịch

– Tội phạm trên mạng internet với những phương thức phạm tội vô cùng tinh vi và gây thiệt hại không nhỏ cho cộng đồng mạng và cho xã hội

39. Những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong hoạt động TMĐT?

Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT

– Vấn đề đảm bảo tính riêng tư

– Bảo vệ sở hữu trí tuệ

– Bảo vệ người tiêu dùng và người bán

– Các vấn đề về hợp đồng trong TMĐT

– Các vấn đề khác

40. Trình bày những hiểu biết cơ bản về Luật giao dịch điện tử của Việt Nam?

Đầu năm 2004, ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khởi động dự án xây dựng Luật giao dịch điện tử. Tới tháng 5-2015, ban soạn thảo đã hoàn thành dự thảo 8 với cấu trúc 8 chương, 55 điều, quy định về :

  • Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
  • Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và thị trường chứng thực điện tử
  • Hợp đồng điện tử
  • Giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước
  • Vấn đề bảo mật, an toàn, an ninh
  • Vấn đề sở hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử, thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh vực khác do pháp luật quy định

Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, với 8 chương và 54 điều. Đây được coi là thời điểm lịch sử của các giao dịch điện tử tại Việt Nam, bao gồm giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Luật Giao dịch ĐT sẽ thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu và các chữ ký điện tử được sử dụng trong các quan hệ dân sự, thương mại và hành chính; đồng thời cụ thể hóa các quy định áp dụng cho hợp đồng điện tử và các giao dịch điện tử của khối cơ quan Nhà nước. Tổ chức, cá nhân sẽ yên tâm tiến hành các giao dịch điện tử, vừa giảm các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian xử lý mà vẫn có thể  yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình một khi tranh chấp xảy ra.

* Nguyên tắc trongtiến hành giao dịch điện tử được quy định trong điều 5 Luật giao dịch điện tử:

+ Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch

+ Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử

+ Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.

+ Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử

+ Bảo đảm quyền và lợi ịch hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng.

+ Giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nc phải tuân thủ các nguyên tắc quy định  tại điều 40 của Luật này

* Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử tại điều 6:

+ Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến giao dịch điện tử

+ Khuyến khích cơ quan tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch điện tử theo quy định của luật này

+ Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ

+ Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử, giao dịch bằng phương tiện điện tử và tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước

* Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại điều 7:

+ Ban hành tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh.

+ Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử.

+ Ban hành công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử

+ Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử

+ Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử

+ Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch điện tử

+ Thanh tra kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử

* Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại điều 8

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại điều 8

+ Bộ bưu chính viễn thông chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp các cán bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here