Quản Trị Tài Chính

0
9220
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Quản Trị Tài Chính

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Quản Trị Nhân Sự – Quản Trị Chiến Lược – Quản Trị Doanh Nghiệp

Lưu ý: Đề cương nhiều công thức, các bạn nên tải về nhé!


Câu 11: Chi phí sản xuất là gì? Giá thành sản xuất là gì? Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản xuất, công thức tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm, thực chất “chi phí” là sự dịch chuyển vốn-chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).

Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).

Quảng Cáo

Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản xuất

  • Giống: đều được biểu hiện bằng tiền
  • Khác:
  • Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến nó liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Còn giá thànhSX liên quan đến cả chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau (chi phí dở dang cuôi kỳ).
  • Chi phí sản xuất gắn liền với khối lượng chủng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành, trong khi đó giá thành lại liên quan mật thiết đến khối lượng và chủng loại sản phẩm đã hoàn thành.
  • Chi phí SX(chi SX trong kỳ)=CF vật tư trực tiếp+CF nhân công trực tiếp+CF sx chung
  • Giá thành SX = Chi phí SX + Chênh lệch sp dở dang

Công thức tính giá thành sản phẩm:

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

 

 

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm:

  • Giá thành là 1 chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.
  • Giá thành là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm, sản xuất với giá thành hạ thì DN có thể hạ thấp giá bán thu hút được khách hàng đảm bảo sự thắng lợi trong điều kiện cạnh tranh.
  • Giá thành là cơ sở để tính toán lợi nhuận của DN, sản xuất với giá thành ngày càng hạ thì DN mới có thể nâng cao lợi nhuận, tạo điều kiện cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho người lđ, đồng thời nâng cao đời sống vật chất văn hóa, tinh thần cho họ. Đó là những điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD.

Câu 12: Trình bày khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp? Ý nghĩa của mỗi cách phân loại trong lĩnh vực quản trị tài chính của DN.

Khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.

Phân loại:

  1. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn.
  • Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh doanh có lãi của doanh nghiệp đẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp cho mình. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các cách thức khác nhau. Thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lãi chưa phân phối.

  • Nợ phải trả:

Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế. Đó là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân như: vốn vay của ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.

Ý nghĩa: một DN phải phối hợp cả 2 nguồn vốn CSH và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Sự kết hợp 2 nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN đang hoạt động, cũng như quyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực tế của DN. Sự thành công hay thất bại của mỗi DN phụ thuộc rất lớn vào quyết định khi lựa chọn cơ cấu tài chính thích hợp.

  1. Căn cứ theo thời gian huy động vốn.
  • Nguồn vốn thường xuyên

Là nguồn vốn từ một năm trở lên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dành cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Nguồn vốn tạm thời

Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( ít hơn một năm ) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng các khoản nợ khác.

Ý nghĩa: Việc phân loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn một cách hợp lý với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định và tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao.

  1. Căn cứ theo việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.
  • Vốn cố định.

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận đầu tư ứng trước về tài sản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

  • Vốn lưu động.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

Ý nghĩa: Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

  1. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:
  • Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp:

Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

  • Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp:

Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác.

Ý nghĩa:

Câu 13: Doanh thu của doanh nghiệp là gì? Nêu các nhân tố ảnh h­ưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của DN?Phân tích phương hướng và biện pháp tăng doanh thu cho DN.

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.

Các nhân tố ảnh h­ưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của DN

  1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn. Trong thi công xây lắp, doanh thu còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và khối lượng xây lắp hoàn thành…, tất cả những việc đó đều có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao doanh thu bán hàng.

  1. Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.

Việc sản xuất kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng. Ngược lại, những sản phẩm chất lượng kém không đúng với yêu cầu trong hợp đồng thì đơn vị mua hàng có thể từ chối thanh toán và sẽ dẫn đến sản phẩm phải bán với giá thấp, làm giảm bớt mức doanh thu.

  1. Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào những chủ trương có tính chất hướng dẫn của nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên phấn đấu tăng doanh thu các doanh nghiệp cùng phải chú ý đến việc thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đó đã ký hợp đồng.

  1. Giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.

Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp) một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng.

Trong trường hợp cá biệt, một số sản phẩm ở những doanh nghiệp do những yêu cầu về chính trị và quản lý kinh tế vĩ mô khó đạt được lợi nhuận và có cơ chế tài trợ từ nhà nước thì giá cả hình thành cũng có thể thấp hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn luôn bám sát tình hình thị trường để quyết định, mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.

  1. Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng.

Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế; khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Phương hướng và biện pháp tăng doanh thu cho DN

  • Để tăng doanh thu doanh nghiệp tiến hành theo những hướng như sau
  • Phấn đấu tăng quy mô khối lượng dịch vụ cung cấp cho thị trường với chất lượng dịch vụ không bị giảm sút.
  • Duy trì quy mô khối lượng dịch vụ cung cấp cho thị trường không bị giảm sút, phấn đấu tăng chất lượng dịch vụ để có đơn giá dịch vụ bình quân cao hơn.
  • Phấn đấu tăng đồng hồ đồng thời quy mô khối lượng dịch vụ cung cấp cung cấp và chất lượng dịch vụ để nâng cao giá dịch vụ bình quân

Để thực hiện được các phương hướng trên doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện nhiều biện pháp cụ thể tác động tích cực đến tất cả các mặt tổ chức sản xuất như đầu tư trang bị kỹ thuật, cải tiến công nghệ, khai thác thị trường và chiến lược đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của nhân nghiệp.

Câu 14: Trình bày các phương pháp định mức vốn lưu động về nguyên vật liệu chính trong các doanh nghiệp sản xuất.

Phương pháp 1: Dựa theo mức chi phí bình quân

Vnvl chính =   . Tm ­(đồng)
  • :  là chi phí bình quân một ngày đêm của loại vật tư cần tính toán (đ/ngày). Có 2 cách xác định  
 =  ( đ/ ngày)

Một là dựa vào dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì kinh doanh

Trong đó:

 là tổng chi phí dự toán của loại vât tư cần tính định mức vốn (đồng).

 là thời gian khai thác doanh nghiệp trong kỳ (ngày). Nếu là thời gian khác thác kinh doanh dủa toàn bộ doanh nghiệp thì có thể coi là khoảng thời gian liên tục trong năm và thường lấy bằng 360 ngày.

Hai là dựa vào mức tiêu dùng thực tế bình quân hàng ngày trên cơ sở tính toán theo các định mức chi dùng cho từng bộ phận

  • Tm : là khoảng thời gian dự trữ định mức của vật tư đó (ngày). Đây là khoảng thời gian tính từ khi doanh nghiệp trả tiền cho người cung cấp vật tư cho đến khi vật tư được xuất kho đưa vào sản xuất. Thời gian dự trữ định mức của vật tư bao gồm 5 thành phần theo công thức sau:

Tm = Ttrđ + Tnk + T­cc + Tcc . Hcc . Tcb + Tbh

  1. Ttrđ : đây là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp trả tiền cho người cung cấp cho đến khi hàng về đến kho của doanh nghiệp. Ta có thể xác định khoảng thời gian này theo công thức sau:
­trđ = T­v/c­ – (T­tt ­+ T­chuyển tiền­­) 

 

Trong đó:

v/c­ là thời gian vẩn chuyển lô hàng từ nơi cung cấp về đến kho doanh nghiệp.

Tchuyển tiền là thời gian chuyển tiền thanh toán giữa các ngân hàng, thông thường thời gian này rất nhỏ nên ta có thể bỏ qua.

Ttt là thời gian làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng theo phương thức nhờ thu nhận trả, ta có thể tham khảo số liệu thống kê kinh nghiệm từ những vụ thanh toán trước đây.

Theo công thức trên có thể xảy ra các trường hợp: Ttrđ >0, Ttrđ=0Ttrđ<0. Ta chỉ tính đến Ttrđ >0. Điều đó có nghĩa là tiền của doanh nghiệp đã trả cho người cung cấp chưa hàng chưa về đến kho.

  1. Tnk : đây là thời gian làm các thủ tục gia nhận và dỡ hàng từ phương tiện vận tải vào kho. Thời gian nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố: chủng loại vật tư; phương tiện và năng suất bốc xếp; thủ tục giao nhận; trình độ của các cán bộ kho hàng.
  2. T­cc là thời giãn cách bình quân giữa 2 kỳ cung cấp vật tư liền kề. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất trong toàn bộ thời gian dự trữ định mức.

+ TH1: Đối với những loại vật tư mà doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp dài hạn, ổn định với một nhà cung cấp nào đó, trong đó hợp đồng quy định cụ thể kỳ cung cấp. Ta xác định theo hợp đồng nào đó.

+ TH2: Những vật tư cung cấp linh hoạt theo tinh hình cụ thể của thị trường, ký hợp đồng mua từng chuyến với những cơ sở cung cấp khác nhau, không ràng buộc bởi hợp đồng dài hạn thì việc tính toán Tcc phải dự vào số liệu thống kê về tình hình cung cáp vật tư của kỳ trước. Sau khi thu nhập được số liệu thống kê về tình hình cung cấp vật tư của kỳ trước ta phải tiến hành phân tích, loại trừ những bất hợp lý đã xảy ra trong quá trình cung cấp, sau đó tính thời gian giãn cách bình quân giữa các kỳ.

  1. T­bc là khoảng thời gian để làm công tác thủ tục xuất vật tư và vận chuyển vật tư từ kho trung tâm đến các địa điểm sử dụng.
  2. T­bh là khoảng thời gian dự trữ tăng thêm nhằm đề phòng các TH bất trắc có thể xảy ra trong quá trình cung cấp.

+ Phương pháp thứ 2( tính toán theo khối lượng vật tư dự trữ tối ưu)

Theo cách này, trước hết ta phải ổn định nguồn cung cấp vật tư để có thể cung cấp vật tư theo định kỳ. Phương pháp này nhằm giải quyết bài toán xác định lượng vật tư mỗi lần cung cấp là bn để tổng chi phí liên quan đến dự trữ vật tư trong kỳ là nhỏ nhất.

Cdt = Clk + Cđh (đồng)

 

Trong đó:

  • Cdt là Tổng dự trữ vật tư (đồng)
  • Clk là Tổng chi phí lưu kho vật tư trong kỳ (đồng)
  • Cđh là Tổng chi phí mua hàng (không tính giá hàng) (đồng)

Tổng chi phí lưu kho trong kỳ: Clk =  x   (đồng)

  • là Chi phí bình quân cho việc lưu kho 1 tấn hàng trong cả kỳ (đ/tấn)
  • Q là Khối lượng hàng cấp 1 lần. Do quá trình cung cấp theo kế hoạch là liên tục, tức là tấn hàng cuối cùng được xuất kho sử dụng thì lô hàng của chu kỳ cung cấp kế tiếp liền được đưa vào kho, và lượng hàng xuất kho tiêu thụ hàng ngày là như nhau cho nên khối lượng hàng tồn kho thường xuyên bình quân sẽ là .

Chi phí đặt hàng Cđh =  x   (đồng)

  • D là khối lượng vật tư dùng cả kỳ (tấn), thì số lần mua hàng trong kỳ là (lần)
  • là chi phí bình quân 1 lần đặt hàng (đ/lần). Chi phí này đã bao gồm các khoản chi cho việc làm thủ tục mua bán, giao dịch, thanh toán,…Chi phí mỗi lần mua hàng thường không phụ thuộc vào khối lượng mua nhiều hay ít mà chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố giá cả các dịch vụ có liên quan đến giao dịch mua hàng. Ở trong điều kiện nhất định thì chi phí cho mỗi lần đặt hàng không khác nhau nhiều, ta có thể lấy giá trị này thông qua thống kê kinh nghiệm của những lần mua hàng trước.

Câu 15. Trình bày các cách  phân loại giá thành sản phẩm. Mục đích của mỗi cách phân loại đến việc quản trị giá thành trong DN. Phân tích phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm cho DN.

Phân loại:

  1. Theo phạm vi tính toán :

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :

  • Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) : Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất.
  • Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của đoanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN

Mục đích: Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng.

  1. Theo giác độ kế hoạch hóa:

Giá thành sản phẩm của DN được chia thành Giá thành kế hoạch, Giá thành thực tế.

  • Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được doanh nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
  • Giá thành thực tế là giá sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Mục đích: Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) kế hoạch chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

  1. Theo số lượng sản phẩm:

Giá thành sản phẩm của DN được chia thành 2 loại:

  • Giá thành đơn vị là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định, theo một đơn vị nhất định.
  • Giá thành sản lượng hàng hóa là toàn bộ những chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Mục đích: Căn cứ vào cách phân loại này, nhà quản trị xác định toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ và tỷ trọng của từng loại chi phí, để so sánh đối chiếu giữa giá thành của doanh nghiệp với giá thành sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm.

Phương hướng:

  • Duy trì quy mô khối lượng sp sx và tiêu thụ không bị giảm sút, giảm CF sx và tiêu thụ.
  • Với mức chi phí không tăng, phấn đấu tăng khối lượng sp sx và tiêu thụ.
  • Tăng cường đầu tư thêm cho SXKD, tăng thêm chi phí nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng quy mô khối lượng sp sx và tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

Trong 3 phương hướng trên, phương hướng 1 và 2 có thể thực hiện được nhờ vào việc tổ chức sắp xếp lại sx, hợp lý hóa các dây chuyền công nghệ để phát huy tối đa năng lực của các loại tài sản và nhân lực hiện có, tổ chức quản lý chặt chẽ hơn các loại vật tư, tài sản,…Tuy vậy việc thực hiện phương hướng 1 và 2 chỉ mang lại kết quả có giới hạn nhất định. Phương hướng thứ 3 là phương hướng cho ta kết quả không giới hạn, đây là phương hướng cần tập trung thực hiện nhiều hơn.

Biện pháp:

  • Nâng cao năng suất lao động

Nâng cao năng suất lao động có thể làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm được giảm bớt hoặc làm cho đơn vị sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian được tăng thêm, chi phí về tiền lương trong một đơn vị sản phẩm được hạ thấp. Khi xây dựng và quản lý quỹ lương phải quán triệt nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động phải vượt quá tốc độ tăng tiền lương bình quân. Kết quả sản xuất do việc tăng năng suất lao động đưa lại, một phần để tăng lương, một phần khác để tăng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể vừa đảm bảo sản xuất vừa nâng cao mức sống công nhân viên

  • Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao

– Tăng cường cải tiến máy móc, trang thiết bị theo hướng ngày càng hiện đại, tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.

– Nâng cao trình độ chuyên môn của mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, thực hiện tốt đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng.

  • Tận dụng công suất máy móc thiết bị

– Chấp hàng đúng định mức sử dụng thiết bị.

– Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị .

– Tổ chức sản xuất, tổ chức lao động phải cân đối với năng lực sản xuất trong dây chuyền sản xuất..

  • Giảm bớt chi phí thiệt hại trong sản xuất

– Giảm bớt số lượng sản phẩm hỏng, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi sảy ra sản phẩm hỏng.

– Giảm tình trạng ngừng sản xuất bằng cách cung cấp nguyên vật liệu đều đặn, chấp hành chế độ kiểm tra, sửa chữa máy móc đúng kế hoạch, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất.

  • Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính

Biện pháp tích cực để tiết kiệm các khoản chi này là tăng thêm sản lượng sản xuất và tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here