Nguyên lý cơ bản 2 (Triết học)

0
36632
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21: Phân tích tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị? Vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam?

Trả lời:

  • Điều tiết sản xuất:
  • Nếu mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao thì những ng sản xuất hàng hóa đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những ng sản xuất hàng hóa khác sẽ chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa này để thu lãi cao. Do đó TLSX và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
  • Ngược lại, nếu mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, ng sản xuất xẽ bị lỗ vốn. Tinh hình đó buộc ng ta phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác có lãi hơn, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi.
  • Trong TH mặt hàng nào đó có giá cả bằng giá trị thì ng sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
  • Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • Điều tiết lưu thông hàng hóa: Thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, nhờ đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
  • Vận dụng:
  • Thị trường gạo VN những năm gần đây là minh chứng cho tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị. Nhìn lại quá trình tham gai thị trường gạo TG, có thể thấy đến năm 2007, kinh tế VN mới chính thức hội nhập vào kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo VN đã tham gia thị trường lúa gạo TG trước đó 2 thập kỉ. VN đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan trọng trên thị trường TG.
  • Trong giai đoạn 1989-2008 VN đã xuất khẩu gạo sang 128 nước trên TG, trên 3 triệu tấn gạo. Trong năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên hơn 6 triệu tấn. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá với 6,75 triệu tấn và thu được 3 tỷ USD.
  • Nhìn vào những thành công trong xuất khẩu gạo của nước ta, có thể thấy rõ sự tác động của quy luật giá trị vào nền kinh tế. Xét riêng trong TH này là trong lưu thông hàng hóa. Do nguồn cung cấp gạo trên TG bị thiếu hụt, nhiều nước muốn nhập khẩu gạo, giá gạo được đẩy lên cao, những nhà đầu tư sẽ chung chuyển gạo từ nơi có giá thấp đến nới giá cao, làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp phần làm thị trường gạo trên TG có sự cân băng nhất định.

Câu 22: Phân tích tác dụng thúc đẩy LLSX của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? Vận dụng vào tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

  • Trong sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa theo giá trị xã hội vì thế ng nào sản xuất hàng hóa có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ thu lãi, những ng sản xuất hàng hóa có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội thì phải chịu lỗ. Do vậy, muốn tồn tại thì ng sản xuất hàng hóa phải không ngừng tìm mọi cách để cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghề mới vào sản xuất, cải tiến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất,…. nhằm hạ thấp giá trị cá biệt.
  • Xu hướng này diễn ra liên tục vì do tất cả mọi người đều cố gắng hạ giá trị cá biệt xuống thì kéo theo gái trị xã hội cũng giảm theo và ng sản xuất lại phải hạ giá trị cá biệt xuống tiếp nữa, cứ như thế kỹ thuật được cải tiến không ngừng, năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm hạ xuống,.. thông qua sự nỗ lực tối ưu hóa sản xuất như vậy mà LLSX xã hội không ngừng phát triển.
  • Liên hệ: Ví dụ điển hình về việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động là việc trồng cà phe ở nước ta. Với chiến lược cải tiến kỹ thuật, áp dụng giống mới, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động của ngành cà phê, nước ta đã có những bước tiến mới, có chỗ đứng trên thị trường TG. Sự tiến bộ này đã tạo ra thế cạnh tranh giữa các nước đang sản xuất cà phê phải tuân theo quy luật gía trị. Rõ ràng, tác động của quy luật giá trị đã khiến cho việc sản xuất mang tính cạnh tranh cao và tăng cường khả năng phát triển cũng như sự thích ứng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế chung. Áp dụng tốt qu luật giá trị, sáng tạo, đổi mới công nghệ sản xuất ngành cà phê không những tạo ra uy tín của mình trên thị trường mà còn thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

Câu 23: Phân tích thuộc tính giá trị của hàng hóa sức lao động? Liên hệ với thực tiễn việt Nam?

Trả lời:

  • Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quy định. Nó được xác định bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì đời sống bình thường của công nhân và gia đình họ cộng với những phí tổn đào tạo để người công nhân có một trình độ nhất định.
  • Giá trị hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực làm việc của công nhân trong nền kinh tế và phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử, tức là ngoài yêu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về văn hóa, tinh thần,…những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, điều kiện địa lý, khí hậu ở nước đó và mức độ thỏa mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là thỏa mãn nhu cầu của người mua, tức là mua để tiêu dùng vào quá trình lao động. nhưng khác với hàng hóa thông thường, quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động co thể tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính là đặc điểm khác biệt của hàng hóa sức lao động, là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
  • Liên hệ: Năm 1861 để phát triển công nghiệp, nước Mỹ đã chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng sức lao động của con người bằng sự kiện cuộc nội chiến Nam-Bắc. Cuộc chiến kết thúc vào năm 1865, kể từ đó người lao động được bán sức lao động cho ai trả giá cao, lương cao. Hàng hóa sức lao động dc coi như 1 bước tiến của nền kinh tế VN, chỉ mới được công nhận từ năm 1986. Hang hóa sức lao động la điều kiện tiên quyết để phát triển tinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường. Về vật chất của người lao động tại doanh nghiệp, đang tồn tại vấn đề tiền lương và thu nhập. Những năm gần đây, giá cả nhiều mặt hang thiết yếu tăng liên tục nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút. Tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh quá chậm. Như vậy giá trị hàng hóa sức lao động của công nhân ngày càng giảm sút, không có giá trị đáng kể.

Câu 24: Phân tích thực chất của tích lũy tư bản? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?

Trả lời: Thực chất của tích lũy tư bản:

  • Tái sản xuất có 2 hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới CNTB, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà TB phải sử dụng 1 phần giá trị thặng dư để tăng thêm TB ứng trước, quá trình đó gọi là tích lũy TB. Thực chất của tích lũy TB là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
  • Quá trình chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành TB phụ thêm gọi là tích lũy TB.
  • Kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng:
  • Nguồn gốc duy nhất của tích lũy TB là giá trị thặng dư và nguồn tích lũy TB chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ TB. Lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
  • Quá trình tích lũy làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN.
  • Liên hệ: Thực trạng tích lũy vốn của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp. Vì vậy, các giải pháp huy động vốn hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng như: giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy tiêu dùng, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tăng cường tích lũy vốn trong nước và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ, chúng ta thực hiện các giải pháp như trên bởi vì trong điều kiện của nước ta, từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH, chúng ta không còn cách nào khác là 1 mặt phải huy động toàn bộ sức lực của mọi người, mọi ngành, mọi cấp để tăng gia sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác phải triệt để tiết kiệm nhằm tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế nước ta cho sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế sản xuất lớn XHCN.

Câu 25: Phân tích tư bản thương nghiệp? Liên hệ thực tiễn ở VN?

Trả lời:

  1. Về mặt lịch sử, TB thương nghiệp có trước TB công nghiệp. Trong các hình thức kinh tế- xã hội trước CNTB, TB thương nghiệp tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Chức năng của nó là phục vụ việc trao đổi hàng hóa giữa sản xuất và tiêu dùng.
  • Trong CNTB, TB thương nghiệp là 1 bộ phận TB công nghiệp tách ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của TB công nghiệp.

SX Û Thương nghiệp: lưu thông hàng hóa/lưu thông tiền tệ Û tiêu dùng

Quảng Cáo
  • TB thương nghiệp cũng vận động theo công thức T-H-T’.
  • TB thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với TB công nghiệp.
  • Sự phụ thuộc: TB thương nghiệp là 1 bộ phận của TB công nghiệp tách ra.
  • Tính độc lập tương đối của TB thương nghiệp thể hiện: TB thương nghiệp thực hiện chức năng cuối cùng và chuyển hóa H’-T’. một chức năng biệt tách khỏi TB công nghiệp (chỉ hoạt động chức năng lưu thông)
  • Vai trò của TB thương nghiệp:
  • Làm giảm lượng TB ứng trước vào lưu thông, giảm chi phí lưu thông.
  • Các nhà TBSX tập trung vào sản xuất làm tăng hiệu quả của sản xuất.
  • Rút ngắn thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển, từ đó làm tăng m’ và M.
  1. Liên hệ: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan và chỉu đạo củ thời đại chúng ta, đã, đang và sẽ tiếp tục định hướng, chi phối sự phát triển kinh tế của toàn TG, VN cũng đang trên con đg hội nhập đó, điển hình là việc gia nhập WTO. Về mặt nhà nước, chúng ta đã ban hành nhiều nghị quyết cũng như luật khuyến khích sự phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là thương mại: Gia nhập WTO mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội mới như thị trường được mở rộng, công nghệ hàng hóa,… Được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here